Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ trong trường Mầm non

Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ trong trường Mầm non

Mỗi ngày đến lớp trẻ có rất nhiều hoạt động được diễn ra: Từ học tập, vui chơi đến ăn, ngủ, vệ sinh Trong bất cứ hoạt động nào trẻ cũng rất dễ bị tai nạn nhưng không phải vì thế mà chúng ta bắt trẻ ngồi im một chỗ, không vận động, không làm gì cả, mọi việc đều do người lớn sắp đặt. Nếu vậy thì trẻ sẽ thụ động, không phát triển được. Chúng ta phải để cho trẻ hoạt động, khuyến khích trẻ tìm tòi, khám phá. Song điều quan trọng là chúng ta sẽ tổ chức dạy trẻ như thế nào để không xảy ra sơ xuất.

 Với mục đích trang bị cho trẻ hiểu biết về một số tai nạn thường

sảy ra trong trường mầm non. Đồng thời dạy trẻ một số kĩ năng phòng tránh đơn giản để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tôi tích cực suy nghĩ tìm tòi các hình thức, biện pháp lồng ghép một cách hợp lí nội dung giáo dục kỹ năng an toàn trong cuộc sống thông qua các hoạt động trong ngày. Đây là một trong những biện pháp mang tính tích cực, xuyên suốt trong quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non.

- Giờ đón và trả trẻ: Đón và trả trẻ là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục mỗi ngày. Đây là một trong những hoạt động không chỉ tạo niềm tin vững chắc cho phụ huynh gửi con để yên tâm làm việc mà đòi hỏi tôi phải gây hứng thú học tập, vui chơi cho các con, rèn tính cẩn thận, đảm bảo an toàn cho trẻ. Trong giờ đón trẻ tôi quan sát xem trẻ có mang đồ chơi hay vật dụng gì đến lớp không để có thể loại bỏ những đồ chơi vật dụng nguy hiểm cho trẻ. Vì một số cháu do ba mẹ nuông chiều nên đi học thường mang theo đồ chơi, và những đồ chơi đó nếu không được phát hiện kịp thời có thể là nguy cơ gây nên nhưng tai nạn thương tích cho trẻ: nếu tôi không chú ý trẻ có thể đem ra chơi, ngậm không may nuốt phải gây hóc dị vật hay nhét vào mũi gây ngạt thở nguy hiểm cho trẻ. Nhét vào tai gây đau tai, ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Hay trẻ có thể tranh giành đồ chơi cào cấu nhau. Trong giờ trả trẻ tôi trả trẻ trực tiếp cho cha mẹ trẻ, không trả trẻ cho người lạ hay người không có sự ủy quyền của cha mẹ trẻ. Tôi bao quát trẻ, đồng thời kiểm tra sĩ số trẻ trong giờ phòng tránh trẻ bị thất lạc.

 - Giờ thể dục sáng: Đây là giờ mà không ít trẻ đã bị chấn thương, trầy xước hoặc có những trẻ bị sưng đầu, bong gân.Vì trong giờ tập thể dục nếu như tôi không cho trẻ đi theo hàng lối ra sân thì trẻ sẽ đua nhau chạy thật nhanh ra sân có trẻ chạy bị ngã rồi bị bạn dẫm phải hay chạy lên cầu trượt đuổi nhau trên cầu trượt đu quay, nhặt sỏi gạch nhỏ ném nhau rất nguy hiểm, Vì vậy nên tôi luôn cho các con xếp hàng

 và nắm áo bạn từ từ đi ra sân rèn cho trẻ thói quen nề nếp khi đi ra sân hoạt động.

 

doc 26 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 72Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên khi sắp xếp các đồ dùng học tập của trẻ, ngoài sách vở tôi luôn chú ý đến những đồ dùng như: kéo, bút chì, hay vật sắc nhọn, dễ vỡ thì tôi để trên cao, xa với tầm với của trẻ. Đồng thời hướng dẫn trẻ và giáo dục trẻ phải xin phép cô trước khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng tôi luôn bao quát trẻ, vì trẻ có thể đùa nghịch không cẩn thận sẽ xảy ra những tai nạn như: kéo cắt phải tay, bút chì chọc vào mặt, mắt bạn, gây nên những chấn thương không mong muốn. 
	Tôi còn thường xuyên loại bỏ những đồ dùng, đồ chơi đã cũ hoặc bị hư hỏng tạo thành những vật nguy hiểm, ví dụ như: đồ chơi gạch, lắp ghép cũ, bị gãy hoặc sứt mẻ, tạo thành những vật nhọn trong quá trình trẻ chơi có thể đâm vào tay, chân trẻ...,Giáo dục trẻ những đồ chơi có kích thước nhỏ như: hạt vòng, hay nhẫn, cúc áocủa trẻ có thẻ bị rơi ra và trẻ lấy đó làm đồ chơi để chơi mà các con không lường trước được nguy hiểm, có thể nuốt hay nhét vào mũi, tai..., rất nguy hiểm cho tính mạng vì vậy tôi thường xuyên loại bỏ đồ chơi nguy hiểm mất an toàn với trẻ.
 	Nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, khô ráo tránh trơn trượt. Tôi không để trẻ một mình vào nơi chứa nước kể cả xô chậu nước, khi dùng xong tôi đổ hết nước, úp xô, chậu, đảm bảo các xô, thùng không chứa nước trong nhà vệ sinh. Tôi giám sát khi trẻ đi vệ sinh, tuyệt đối không cho trẻ chơi gần khu vực có chứa nguồn nước.
	Một vấn đề quan trọng không kém khi xây dựng môi trường an toàn phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong lớp học đó là việc giáo dục trẻ không được sờ vào ổ điện, công tắc điện. Với các phích cắm, ổ cắm điện còn thấp, trẻ có thể với tới, mà với trẻ giai đoạn này trẻ rất tò mò khám phá, muốn được thử làm những công việc của người lớn, do vậy khi thấy các ổ cắm và phích cắm điện trẻ có thể bắt chước ba mẹ sửa điện, tự mình cắm điện hay lấy những vật khác chọc vào ổ điện dẫn đến những tai nạn về điện giật rất đáng tiếc. Thậm chí có những trường hợp tai nạn thương tích do điện dẫn đến việc trẻ tử vong vì trẻ vô ý hay cố ý sờ vào ổ điện mà người lớn chúng ta quan sát chưa tốt. Chính vì thế cần phải bố trí các ổ cắm, phích cắm cao, hay có nắp đạy, cảnh báo trẻ tránh những chỗ nguy hiểm để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ. 
	Ngoài ra với môi trường trong lớp trẻ cũng có thể gặp phải những tai nạn như: trầy xước, chảy máu, hay nặng hơn là dập tay, mà nguyên nhân là do trẻ cho tay vào khe cửa, hay cửa sổ và cửa ra vào của lớp cài chốt chưa cẩn thận làm gió đập cửa vào vì vậy tôi luôn giáo dục trẻ không tự ý đóng, mở cửa, không cho tay vào khe cửa..., để trẻ có thể tự bảo vệ mình và giảm thiểu tai nạn
 thương tích xảy ra đối với trẻ. 
	 Môi trường trong lớp học có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ, chính vì vậy tôi luôn quan sát trông coi trẻ mọi lúc mọi nơi, xử lý kịp thời những mối nguy hiểm đối với trẻ, và đặc biệt tôi luôn luôn giáo dục chỉ ra cho trẻ đồ vật nào, khu vực nào an toàn, đồ vật nào khu vực nào không an toàn để trẻ tự phòng và tránh tai nạn thương tích cho mình. 
	7.1.4. Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng an toàn trong cuộc sống thông qua các hoạt động.
	Mỗi ngày đến lớp trẻ có rất nhiều hoạt động được diễn ra: Từ học tập, vui chơi đến ăn, ngủ, vệ sinh Trong bất cứ hoạt động nào trẻ cũng rất dễ bị tai nạn nhưng không phải vì thế mà chúng ta bắt trẻ ngồi im một chỗ, không vận động, không làm gì cả, mọi việc đều do người lớn sắp đặt. Nếu vậy thì trẻ sẽ thụ động, không phát triển được. Chúng ta phải để cho trẻ hoạt động, khuyến khích trẻ tìm tòi, khám phá. Song điều quan trọng là chúng ta sẽ tổ chức dạy trẻ như thế nào để không xảy ra sơ xuất.
	Với mục đích trang bị cho trẻ hiểu biết về một số tai nạn thường
sảy ra trong trường mầm non. Đồng thời dạy trẻ một số kĩ năng phòng tránh đơn giản để đảm bảo an toàn cho trẻ. Tôi tích cực suy nghĩ tìm tòi các hình thức, biện pháp lồng ghép một cách hợp lí nội dung giáo dục kỹ năng an toàn trong cuộc sống thông qua các hoạt động trong ngày. Đây là một trong những biện pháp mang tính tích cực, xuyên suốt trong quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non.
- Giờ đón và trả trẻ: Đón và trả trẻ là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục mỗi ngày. Đây là một trong những hoạt động không chỉ tạo niềm tin vững chắc cho phụ huynh gửi con để yên tâm làm việc mà đòi hỏi tôi phải gây hứng thú học tập, vui chơi cho các con, rèn tính cẩn thận, đảm bảo an toàn cho trẻ. Trong giờ đón trẻ tôi quan sát xem trẻ có mang đồ chơi hay vật dụng gì đến lớp không để có thể loại bỏ những đồ chơi vật dụng nguy hiểm cho trẻ. Vì một số cháu do ba mẹ nuông chiều nên đi học thường mang theo đồ chơi, và những đồ chơi đó nếu không được phát hiện kịp thời có thể là nguy cơ gây nên nhưng tai nạn thương tích cho trẻ: nếu tôi không chú ý trẻ có thể đem ra chơi, ngậm không may nuốt phải gây hóc dị vật hay nhét vào mũi gây ngạt thở nguy hiểm cho trẻ. Nhét vào tai gây đau tai, ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Hay trẻ có thể tranh giành đồ chơi cào cấu nhau. Trong giờ trả trẻ tôi trả trẻ trực tiếp cho cha mẹ trẻ, không trả trẻ cho người lạ hay người không có sự ủy quyền của cha mẹ trẻ. Tôi bao quát trẻ, đồng thời kiểm tra sĩ số trẻ trong giờ phòng tránh trẻ bị thất lạc. 
	- Giờ thể dục sáng: Đây là giờ mà không ít trẻ đã bị chấn thương, trầy xước hoặc có những trẻ bị sưng đầu, bong gân...Vì trong giờ tập thể dục nếu như tôi không cho trẻ đi theo hàng lối ra sân thì trẻ sẽ đua nhau chạy thật nhanh ra sân có trẻ chạy bị ngã rồi bị bạn dẫm phảihay chạy lên cầu trượt đuổi nhau trên cầu trượt đu quay, nhặt sỏi gạch nhỏ ném nhau rất nguy hiểm, Vì vậy nên tôi luôn cho các con xếp hàng
 và nắm áo bạn từ từ đi ra sân rèn cho trẻ thói quen nề nếp khi đi ra sân hoạt động.
	- Hoạt động học: là hoạt động mà thường thì rất ít gây ra những tai nạn ảnh hưởng đến cơ thể trẻ. Tuy vậy nó vẫn có thể xảy ra những tai nạn thương tích nhỏ như: cào cấu nhau, trong giờ học trẻ có thể nói chuyện, tranh cãi nhau, cắn nhau... và một số trường hợp xảy ra khi trẻ học với bút chì, học cắt với kéo, trẻ có thể dùng những vật dụng đó để gây thương tích cho bạn hoặc cho chính bản thân mình. 
	+Trong giờ học tạo hình với đất nặn, hay tô màu nếu tôi không chú ý bao quát,trẻ có thể lấy bút màu, lấy đất nặn vò thành viên nhỏ nhét vào mũi, tai...,
 gây nên tai nạn thương tích. Một điều lưu ý nữa đó là trong quá trình dạy học 
chúng ta không nên sử dụng những đồ dùng dạy học tự làm từ chai, lọ thủy tinh hoặc giấy có phẩm màu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Đồng thời giờ học cũng là giờ mà tôi có thể lồng ghép giáo dục trẻ cách nhận ra và phòng tránh những tai nạn thương tích thường gặp, từ đó nâng cao được nhận thức của trẻ, hạn chế tốt nhất những tai nạn thương tích không mong muốn xảy ra đối với các con. 
	Tùy theo từng chủ đề học mà tôi có thể lồng ghép các nội dung giáo dục sao cho phù hợp:
	+Với chủ đề “Bản thân”: tôi hướng dẫn các con phải biết tự bảo vệ và chăm sóc các bộ phận trên cơ thể mình bằng cách thường xuyên vệ sinh thân thể, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
	VD. Trong câu truyện “Gấu con bị sâu răng” tôi giáo dục trẻ các con phải đánh răng sạch sẽ buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm khi mới ngủ dậy. Các bộ phận trên cơ thể của mình đều có những chức năng riêng và bộ phận nào cũng rất quan trọng vì vậy chúng ta cần phải biết quý trọng và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ các bộ phận trên cơ thể của mình để cơ thể luôn khỏe mạnh. 
	VD. Hay qua bài thơ “Đôi mắt của em” tôi giáo dục các con giữ gìn bảo vệ
 đôi mắt của mình không đưa tay lên dụi mắt, không chơi que, gậy như vậy rất nguy hiểm có thể sẽ bị chọc vào mắt của mình của bạn
	+Với chủ đề “Gia đình”: Tôi lồng ghép giáo dục trẻ biết nhận ra những đồ dùng trong gia đình gây nguy hiểm đối với cơ thể các con như: dao, kéo, bếp ga, phích nước, bể chứa nước, ổ điện, quạt điện...để trẻ biết tránh xa những vật dụng đó. Tôi đặt câu hỏi cho trẻ trả lời về những đồ dùng gây nguy hiểm.
	VD: Tôi sưu tầm câu đố để hỏi trẻ khuyến khích trẻ tìm hiểu về các đồ dùng. 
Mình tròn hình trụ
Bụng chứa nước sôi
Mọi nhà dùng tôi
Giữ cho nước nóng
Đố các con biết đó là cái gì?
Đây là Cái phích, Phích nước có hình gì? Bụng phích chứa gì nhỉ? Mọi nhà
 dùng phích để làm gì? Các con ạ Phích dùng để đựng nước sôi và giữ cho nước nóng lâu hơn. Vì vậy các con nhớ không được đến gần phích nước, không nghịch phích nước như vậy rất nguy hiểm chúng mình có thể sẽ bị bỏng nước sôi các con nhớ chưa nào?
	+Đối với chủ đề “thực vật”: nhắc nhở trẻ không ngắt hoa bẻ cành, và đặc biệt không leo trèo cây sẽ bị té ngã gây chấn thương cho cơ thể. Khi dạy trẻ tiết một số loại rau củ quả. Tôi giáo dục; trước khi ăn các con phải rửa thật sạch để tránh bị ngộ độc thức ăn, khi ăn phải gọt vỏ bỏ hột vì nếu ăn cả hột sẽ bị hóc sặc gây ngạt thở. 
	VD. Khi dạy trẻ đọc thơ chùm quả ngọt tôi giáo dục trẻ trước khi ăn quả các con phải rửa tay sạch sẽ, gọt vỏ trước khi ăn và các con nhớ phải bỏ hạt nhé. Vì hạt không ăn được nếu các con nuốt phải hạt sẽ rất nguy hiểm gây ra hóc sặc đấy. Khi Ăn xong các con sẽ bỏ vỏ vào đâu? 
	+Đối với chủ đề “ động vật”: Tôi giúp trẻ hiểu và nhận ra được những con vật nào hiền, con vật nào dữ, tôi cho trẻ kể tên những con thú dữ? hãy kể tên những con thú hiền? vì sao chúng ta lại không nên lại gần những con thú dữ?...để trẻ biết cách tự phòng tránh nguy hiểm cho cơ thể.
	VD. Khi cho trẻ chơi trò chơi bắt chiếc tiếng kêu của các con vật. Con chó, con mèo, con gà tôi giáo dục trẻ đây là những con vật nuôi trong gia đình. Các con vật này rất là đáng yêu, các con không được trêu đùa các con vật nếu không các con vật sẽ quay lại cắn hay cào chúng mình như vậy rất là nguy hiểm đấy.
	+Với chủ đề giao thông khi dạy trẻ tìm hiểu về một số luật lệ giao thông và thực hành luật lệ giao thông. Tôi dạy trẻ phải tuân thủ luật lệ giao thông; đi bộ phải đi trên vỉa hè đi sát lề đường bên tay phải, không được đi hay chơi dưới lòng đường, không đi bên tay trái. Muốn sang đường thì phải có người lớn dắt tay và đi đúng phần đường qui định. Có tuân thủ luật giao thông thì mới đảm bảo an toàn cho các con và những người xung quanh. Mỗi ngà

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_phong_c.doc