Trường mầm non Hoa Sen được đánh giá là trường chất lượng cao của thành phố Vĩnh Yên, nhà trường có tổng số 38 cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu làm việc tại 3 tổ: Tổ Nhà trẻ Mẫu giáo 3 tuổi, tổ Mẫu giáo 4-5 tuổi, tổ văn phòng. Nhà trường có số lớp học: 18 lớp với 718 học sinh từ nhà trẻ đến mẫu giáo 5 tuổi. Trải qua 17 năm phát triển và trường thành, đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường cũng không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Từ khi mới thành lập chỉ có 8 giáo viên, 100% giáo viên chưa có trình độ đại học. Đến nay nhà trường đã có 33 giáo viên; trình độ đại học: 29; cao đẳng:01; trung cấp:01. Nhiều nhà giáo của trường có kinh nghiệm trong công tác quản lý, giảng dạy, chuyên môn vững vàng, yêu nghề, tận tâm với nghề, mến trẻ, đối xử công bằng với trẻ, tham gia tốt các phong trào thi đua của nhà trường, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, thi làm đồ dùng, đồ chơi, thi soạn giáo án điện tử E-leraning đạt nhiều thành tích cao.
Tổ Mẫu giáo 4-5 tuổi trường Mầm non Hoa Sen có 18 thành viên tham gia chăm sóc giáo dục trẻ tại 10 lớp. Tổ được nhà trường đánh giá cao về chất lượng giảng dạy cũng như các hoạt động, các phong trào trong nhà trường. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua vẫn còn bộc lộ những khó khăn, vướng mắc trong hình thức sinh hoạt, công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động tổ. Vẫn còn có giáo viên còn lúng túng trong việc xác định kiến thức và kỹ năng, có giáo viên còn chưa ý thức trong việc tự học tự bồi dưỡng chuyên môn, sự phối hợp giữa các thành viên trong tổ và phối kết hợp giữa các tổ với nhau còn chưa chặt chẽ.
Trước tình hình thực tế nêu trên và trước những đòi hỏi đổi mới bức bách phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nhằm đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới, và thực hiện tốt cuộc vận động hai không của Bộ giáo dục và đào tạo: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Là tổ trưởng tổ chuyên môn mẫu giáo 4-5 tuổi của trường mầm non Hoa Sen, tôi đã cùng tập thể cán bộ, giáo viên của trường không ngừng tìm tòi, cải tiến để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của người tổ trưởng chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường.
năm học. Trong cuộc họp, giáo viên trong tổ tự đưa ra những ý kiến mang tính xây dựng để làm sao mục tiêu chủ đề của khối sát với điều kiện thực tế của từng lớp, nội dung giáo dục phải đảm bảo: + Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó; dmr bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ và mẫu giáo; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống. + Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học. Mặt khác hướng dẫn giáo viên đưa các lĩnh phát triển mà kết quả giáo viên mong đợi ở trẻ cần đạt được trong năm học dựa theo cuốn sách “ Chương trình giáo dục mầm non” của Bộ giáo dục và đào tạo. Ngoài ra phải chỉ đạo các khối lớp xây dựng kế hoạch tháng, kế hoạch tuần và kế hoạch soạn bài phải được hiệu phó chuyên môn duyệt trước một tuần mới được thực hiện. Hàng tháng giáo viên báo cáo kế hoạch, lịch dạy của lớp cho nhà trường. Qua đó Ban giám hiệu có cơ sở để theo dõi, kiểm tra và có biện pháp chỉ đạo kịp thời tốt hơn. Riêng khối 5 tuổi giáo viên phải họp bàn đưa các chỉ số của bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi vào 9 chủ đề trong năm học, sao cho phù hợp. Họp tổ để thống nhất những chỉ số nào gửi phụ huynh, chỉ số nào dạy ở lớp để gia đình kết hợp với nhà trường cùng chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện. 7.1.2 Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ qua các buổi sinh hoạt, hội thảo, kiến tập chuyên đề. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, giáo viên mới tuyển dụng (đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra, đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng; sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá...). Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm nghề nghiệp cho giáo viên, tôi đã trao đổi với đồng chí hiệu trưởng tổ chức cho các đồng chí giáo viên tham gia các lớp tập huấn, các buổi hội thảo, các buổi bồi dưỡng chuyên môn do phòng giáo dục tổ chức và tổ chức hội thảo tại trường. Thông qua hình thức này đã giúp cho cán bộ quản lý thấy được nhu cầu của giáo viên cần gì về chuyên môn, họ còn thiếu cái gì để từ đó kịp thời bồi dưỡng. Mặt khác thông qua các buổi hội thảo giáo viên ở trường tôi có dịp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp về hình thức tổ chức giờ học, kinh nghiệm về trình bày sổ sách khoa học, cách soạn bài, cách xác định kiến thức và kỹ năng, nghệ thuật thu hút trẻ khi tham gia hoạt động, cách xử lý tình huống sư phạm, tạo môi trường nhóm lớp cho trẻ hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Khi tổ chức sinh hoạt tổ tôi cũng xoáy sâu vào những điểm giáo viên trong tổ còn yếu kém, yếu kém về mặt nào ta bồi dưỡng ngay về mặt đó. Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn tôi cùng giáo viên trong tổ phải chú trọng tìm và đưa ra những giải pháp, biện pháp hữu hiệu, nếu giáo viên trong tổ mình còn yếu về việc xác định kiến thức, kỹ năng cho bài dạy, vậy phải bồi dưỡng cho các đồng chí giáo viên bằng cách: Sẽ lấy ví dụ kế hoạch hoạt động một tuần của một lớp sau đó tổ sẽ cùng nhau trao đổi và mổ xẻ từng hoạt động một về cách xác định kiến thức và kỹ năng của hoạt động này như thế nào? Bên cạch đó việc đi kiến tập chuyên đề của các đơn vị do phòng giáo dục tổ chức và các buổi kiến tập tại trường là rất cần thiết, bởi vì các đồng chí giáo viên được “ mắt thấy, tai nghe” những gì mà mình được học ở lý thuyết, được nghe giáo viên về bồi dưỡng chuyên đề tại huyện. Nhận thức được điều này sau khi đi tiếp thu chuyên đề, về đơn vị tôi chỉ đạo giáo vững vàng về chuyên môn xây dựng chuyên đề đó tại trường để các đồng chí giáo viên khác học hỏi về cách thức và phương pháp tổ chức, tuyệt đối yêu cầu giáo viên không dập khuôn giống của trường bạn mà phải sáng tạo, linh hoạt, truyền thụ đúng phương pháp. Ví dụ: Sau khi đi tiếp thu chuyên đề của Phòng về trường tôi đã tổ chức tốt chuyên đề; “ Tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Giáo viên khi được phân công thực hiện chuyên đề thì nhiệm vụ của đồng chí tổ trưởng chuyên môn và các thành viên trong tổ sẽ thực hiện như sau: + Họp tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn phân công cho giáo viên lên chuyên đề. Tập thể các thành viên cùng tổ trưởng chuyên môn tham gia giúp đỡ giáo viên được phân công xây dựng tiết mẫu, chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu của hoạt động + Cả tổ cùng dự giờ, góp ý nhằm xây dựng hoạt động đạt yêu cầu từ khá giỏi Tổ trưởng chuyên môn phải chỉ đạo sát giáo viên đã được phân công, không khoán trắng nhằm giúp giáo viên có thời gian đầu tư công sức trong chuyên đề đã được chọn. Khi dự giờ đồng nghiệp tránh tư tưởng vụn vặt, cầu toàn trong đóng góp, nên tập trung đi sâu vào các phương pháp, kiến thức chuyên môn trên tinh thần tôn trọng, giúp nhau đổi mới, mang lại hiệu quả, tránh định kiến cá nhân, phê bình, góp ý những vấn đề thiếu sót vụn vặt, mà không thấy những cố gắng tốt hiệu quả thiết thực trong hoạt động mà giáo viên đó đã sử dụng truyền đạt, tìm ra những kinh nghiệm tốt để điển hình học tập nhân rộng. Sau khi tổ chức xong mỗi chuyên đề các đồng chí giáo viên dự giờ đều phải đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp để cùng nhau tiến bộ. Đối với các đồng chí giáo viên đầu năm học đăng ký dự thi giáo viên giỏi, ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn tăng cường dự giờ góp ý cho các đồng chí về tác phong sư phạm khi lên lớp, phương pháp truyền thụ kiến thức, cách xử lý tình huống sư phạm. Trên tinh thần đoàn kết thống nhất sự góp ý thẳng thắn chân tình của các đồng nghiệp, năm trước tổ tôi có 3 đồng chí dự thi giáo viên giỏi cấp thành phố thì một đồng chí là Trần Loan đạt giải nhất, còn 2 đồng chí Nguyễn Thị Kim Nhung và đồng chí Trần Thị Thu trang đạt giải Nhì cấp Thành phố. Từ những góp ý những mặt ưu và tồn tại của bạn bè đồng nghiệp và của các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường tổ chuyên môn 4-5 tuổi chúng tôi đã xây dựng được 3 chuyên đề: “ Chuyên đề Làm quen với toán”, “chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm”, “ chuyên đề khám phá khoa học” cho các đồng chí giáo viên trong trường dự và học tập. Tôi tập trung đi sâu vào kèm cập những giáo viên có năng lực và những giáo viên còn yếu về chuyên môn nhằm giúp giáo viên cùng tiến bộ, vững vàng hơn về chuyên môn nghiệp vụ để giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra. 7.1.3. Chuẩn bị tốt những nội dung trọng tâm trước khi họp tổ. Để buổi họp tổ có chất lượng thì tổ trưởng tổ chuyên môn phải chuẩn bị kỹ nội dung làm việc trước các buổi họp trong tháng. Cần tham khảo thêm ý kiến chỉ đạo của hiệu trưởng và hiệu phó phụ trách giáo dục trước những vấn đề khó, chưa nắm rõ cụ thể, cần giải quyết trong ngày làm việc Nội dung họp trong tháng cần thực hiện, tập trung đi sâu vào các vấn đề đã thực hiện được và các vấn đề chưa thực hiện tốt. Tránh hình thức, vụn vặt, không mang hình thức thiết thực, cụ thể, nội dung phải linh hoạt thay đổi, phong phú, tạo hứng thú cho giáo viên sinh hoạt nhưng tránh làm qua loa, thiếu trách nhiệm, hết giờ nhưng chưa hết việc, hoặc bao biện làm thay. Trong phát biểu góp ý tránh hiện tượng ngồi lì đồng ý không đưa ra ý kiến phát biểu cho hoạt động. Qua dự họp của các tổ tôi thấy rất nhiều đồng chí giáo viên trẻ không chịu học hỏi, không chịu đưa ra ý kiến trao đổi của mình chỉ dựa vào ý kiến của của các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm rồi tán thành, đồng ý. Đề xuất, tham mưu với lãnh đạo khen thưởng những tổ viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như tham gia tốt các hoạt động mà nhà trường phân công. Cũng như đề nghị phê bình những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn hoặc chưa hiệt tình tham gia vào các hoạt động mà nhà trường và tổ chuyên môn phân công. Khi họp tôi cũng đề nghị các tổ viên cũng phải nghiên cứu, chuẩn bị trước để sôi nổi đóng góp cho nội dung họp tổ, giúp buổi sinh hoạt đạt kết quả cao hơn. 7.1.4. Phát huy vai trò của tổ trưởng và các thành viên trong tổ: Trong tổ chuyên môn, Tổ trưởng chuyên môn là người giữ vai trò quan trọng nhất, là người giúp Hiệu trưởng điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh trong khối lớp phụ trách. Vậy người Tổ trưởng chuyên môn phải có những tố chất, những yêu cầu gì để đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục hội nhập hiện nay? Tổ trưởng chuyên môn là cầu nối giữa lãnh đạo nhà trường và giáo viên nên cần có sự hiểu biết nhất định về quan hệ quản lý trong nhà trường, là người có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, làm việc có kế hoạch.. Người tổ trưởng cần có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt các quy định của ngành, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Tôi cũng luôn tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động. Luôn chân thành, giúp đỡ đồng nghiệp, biết động viên tinh thần, khích lệ sự cố gắng phấn đấu của mọi thành viên trong tổ. Có uy tín, được tập thể tín nhiệm, biết điều hành các hoạt động của tổ một cách khoa học, hiệu quả. Mặt khác, tổ trưởng chuyên môn phải là người vừa có tâm, vừa có tầm Người được giao trọng trách làm tổ trưởng chuyên môn vừa phải là người có “tâm”, vừa phải là người có “tầm”. Có “tầm” ở chỗ, tổ trưởng chuyên môn phải nhìn ra năng lực của tổ viên, phải có khả năng dùng người, phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò mỗi giáo viên trong tổ. Có thể nói, tổ trưởng chuyên môn sẽ là chuyên gia tư vấn tin cậy nhất cho hiệu trưởng trong công tác dùng người. Tuy nhiên, tổ trưởng chuyên môn rất cần là người có tâm, chỉ khi nào “tâm sáng, lòng trong”, xét công việc dựa
Tài liệu đính kèm: