Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học

Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học

Biện pháp thứ 6: Giáo dục ý thức đạo đức

Các chuẩn mực hành vi đạo đức được xây dựng từ các phẩm chất đạo đức như: lòng yêu nước, lòng nhân ái, thái độ đối với lao động, tinh thần tập thể, tính kỷ luật. Chúng phản ánh các mối quan hệ hàng ngày của các em, đó là:

- Quan hệ của cá nhân đối với xã hội: Tôn kính Quốc kỳ, Quốc ca, kính yêu Bác Hồ; tự hào về đất nước, con người Việt Nam; biết ơn những thương binh liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội, công an; yêu quê hương, làng xóm, phố phường; yêu mến và tự hào về trường, lớp; giữ gìn môi trường sống xung quanh, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa do cha ông để lại.

- Quan hệ của cá nhân với công việc, lao động: Trước hết là biết chăm chỉ, kiên trì vượt khó trong học tập, có phương pháp học tập tốt, tích cực tham gia các công việc lao động khác nhau (lao động tự phục vụ, lao động sản xuất, lao động công ích cho xã hội.).

- Quan hệ của cá nhân đối với những người xung quanh: Đầu tiên là lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình; kính trọng và biết ơn thầy cô giáo; tôn trọng, giúp đỡ, đoàn kết với bạn bè; tôn trọng và giúp đỡ hàng xóm láng giềng, phụ nữ, cụ già, em nhỏ, người tàn tật. theo khả năng của mình.

- Quan hệ của cá nhân đối với tài sản xã hội, tài sản của người khác: Tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà trường (trường lớp, bàn ghế, dụng cụ lao động, sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thí nghiệm.), của Nhà nước (nhà cửa, máy móc, hàng hóa, các di tích lịch sử-văn hóa, những nơi công cộng.), của người khác (đồ đạc, thư từ.)

- Quan hệ của cá nhân đối với thiên nhiên: Bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh nơi ở, nơi học, nơi chơi, nơi qua lại, bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, động vật nuôi, động vật có ích, diệt trừ động vật có hại (chuột, muỗi, dán.), làm vệ sinh môi trường.

- Quan hệ của cá nhân đối với bản thân: Khiêm tốn, thật thà, bạo dạn, giữ vệ sinh, có trách nhiệm với lời nói và việc làm của mình,.

Khi thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh, đối với từng chuẩn mực hành vi đạo đức, cần giúp học sinh hiểu.

- Yêu cầu của chuẩn mực: Chuẩn mực yêu cầu học sinh thực hiện điều gì? Làm gì?

- Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực hành vi: việc thực hiện mang lại lợi ích, tác dụng gì? Nếu không thực hiện mà làm trái lại thì có tác hại gì?

- Cách thực hiện chuẩn mực đó: Để thực hiện chuẩn mực cần làm những công việc gì? Làm như thế nào?

 

doc 15 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 45Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đội, phụ trách Sao nhi đồng.
	Nội dung và quy trình tổ chức tiết sinh hoạt tập thể.
 Bước chuẩn bị: Do giáo viên và học sinh các lớp, Chi đội, Sao nhi đồng chuẩn bị bao gồm: nội dung của tiết sinh hoạt tập thể, biện pháp thực hiện, người phụ trách, người thực hiện, phương tiện vật chất, thời gian, địa điểm. Trong khâu này, giáo viên chủ nhiệm cần bảo đảm vai trò lãnh đạo sư phạm của mình. Thời gian đầu cần bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh các kĩ năng chuẩn bị. Về sau, khi học sinh đã quen việc, đã có kinh nghiệm, chỉ cần vạch phương hướng để học sinh chuẩn bị rồi báo cáo lại để giáo viên kiểm tra.
 	Bước tiến hành sinh hoạt: Lần lượt tiến hành các nội dung trong kế hoạch đã dự kiến.
- Sơ kết, tổng kết thi đua của lớp, Chi đội, phát động hưởng ứng phong trào thi đua của nhà trường,...
- Phổ biến, bàn kế hoạch tuần tới, tháng tới.
- Tổng kết rút kinh nghiệm tổ chức các hoạt động theo chủ điểm.
- Các sinh hoạt văn hóa tinh thần: văn nghệ, vui chơi, diễn đàn học sinh, đội viên, câu lạc bộ, một số hình thức thi kể chuyện đạo đức, đọc thơ, hái hoa dân chủ,...
- Các nội dung giáo dục cần cập nhật khác.
Biện pháp thứ tư: Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động chính trị - xã hội
	- Chỉ đạo tổng phụ trách đội có kế hoạch xây dựng các hoạt động như: Đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo, lễ hội văn hóa, thi đấu văn nghệ, thể thao, hưởng ứng ngày dân số thế giới, tuần lễ gia đình, môi trường, tháng an toàn giao thông,...Qua các hoạt động này có tác dụng giáo dục rất lớn đối với học sinh, giúp học sinh hòa nhập cộng đồng, mở rộng phạm vi giao tiếp, tích lũy kinh nghiệm ứng xử; đặc biệt là được vận dụng, củng cố kiến thức đạo đức vào thực tế cuộc sống, gắn với giáo dục của nhà trường với xã hội.
	- Mời nói chuyện nhân những ngày kỉ niệm, ngày lễ lớn, nói chuyện về phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, về các tấm gương đạo đức trong cuộc sống, tổ chức ngoại khóa, tham quan,... Trong điều kiện có thể của nhà trường, địa phương. Với phương thức nhà trường và nhân dân cùng làm, nếu tổ chức được theo các hình thức này sẽ có tác dụng giáo dục truyền thống, hình thành niềm tin đạo đức trong học sinh.
	Các hoạt động giáo dục ngoài giờ phong phú, đa dạng. Do đó, cần tổ chức linh hoạt theo điều kiện của trường, địa phương mình. Trong thực tế, tổng phụ trách đội vừa là người trực tiếp tổ chức các hoạt động giáo dục, vừa dạy lồng ghép đạo đức cho học sinh. Để tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục, Tổng phụ trách đội cần có các kĩ năng:
- Kĩ năng xác định mục tiêu.
- Kĩ năng thiết kế chương trình, kế hoạch tổ chức hoạt động.
- Kĩ năng triển khai hoạt động.
- Kĩ năng tiếp cận và huy động quần chúng, nhất là phối kết hợp với Đội thiếu niên, Hội cha mẹ học sinh.
- Kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục, điều chỉnh kế hoạch, mục tiêu hoạt động.
Biện pháp thứ năm: Nâng cao nhận thức cho giáo viên trong việc giáo dục đạo đức tại nhà trường cho học sinh.
	Ban giám hiệu không ngừng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ giáo viên trong các buổi họp Hội đồng, sinh hoạt chuyên môn các buổi chuyên đề thấy được trách nhiệm của mình trong việc Giáo dục đạo đức cho học sinh. Người giáo viên không chỉ thực hiện nội dung bài giảng mà còn phải rèn cho học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. 
Mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương cho học sinh học tập và noi theo. Là tấm gương trong lời nói, cách cư xử, thái độ trong giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, giáo viên với các tầng lớp nhân dân. 
Mỗi giáo viên chủ nhiệm cần phối kết hợp với gia đình, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội có biện pháp phù hợp, thái độ kiên quyết đối với những học sinh có biểu hiện, thái độ, hành vi đạo đức chưa đúng.
Thực hiện việc đánh giá xếp loại năng lực, phẩm chất cho học sinh theo thông tư 22/2016.
Xây dựng các chuyên đề về dạy đạo đức qua đó nâng cao trình độ kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để từng bước nâng cao chất lượng giáo viên. 
Nâng cao công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để giáo viên không ngừng tự hoàn thiện bản thân, nâng cao phẩm chất đạo đức, trách nhiệm về mọi mặt trong giáo dục cũng như trong cuộc sống để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.	
Biện pháp thứ 6: Giáo dục ý thức đạo đức
Các chuẩn mực hành vi đạo đức được xây dựng từ các phẩm chất đạo đức như: lòng yêu nước, lòng nhân ái, thái độ đối với lao động, tinh thần tập thể, tính kỷ luật. Chúng phản ánh các mối quan hệ hàng ngày của các em, đó là:
- Quan hệ của cá nhân đối với xã hội: Tôn kính Quốc kỳ, Quốc ca, kính yêu Bác Hồ; tự hào về đất nước, con người Việt Nam; biết ơn những thương binh liệt sĩ, các chiến sĩ quân đội, công an; yêu quê hương, làng xóm, phố phường; yêu mến và tự hào về trường, lớp; giữ gìn môi trường sống xung quanh, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa do cha ông để lại...
- Quan hệ của cá nhân với công việc, lao động: Trước hết là biết chăm chỉ, kiên trì vượt khó trong học tập, có phương pháp học tập tốt, tích cực tham gia các công việc lao động khác nhau (lao động tự phục vụ, lao động sản xuất, lao động công ích cho xã hội...).
- Quan hệ của cá nhân đối với những người xung quanh: Đầu tiên là lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, quan tâm giúp đỡ anh chị em trong gia đình; kính trọng và biết ơn thầy cô giáo; tôn trọng, giúp đỡ, đoàn kết với bạn bè; tôn trọng và giúp đỡ hàng xóm láng giềng, phụ nữ, cụ già, em nhỏ, người tàn tật... theo khả năng của mình.
- Quan hệ của cá nhân đối với tài sản xã hội, tài sản của người khác: Tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà trường (trường lớp, bàn ghế, dụng cụ lao động, sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thí nghiệm...), của Nhà nước (nhà cửa, máy móc, hàng hóa, các di tích lịch sử-văn hóa, những nơi công cộng...), của người khác (đồ đạc, thư từ...)
- Quan hệ của cá nhân đối với thiên nhiên: Bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh nơi ở, nơi học, nơi chơi, nơi qua lại, bảo vệ cây trồng, cây xanh có ích, động vật nuôi, động vật có ích, diệt trừ động vật có hại (chuột, muỗi, dán...), làm vệ sinh môi trường...
- Quan hệ của cá nhân đối với bản thân: Khiêm tốn, thật thà, bạo dạn, giữ vệ sinh, có trách nhiệm với lời nói và việc làm của mình,...
Khi thực hiện giáo dục đạo đức cho học sinh, đối với từng chuẩn mực hành vi đạo đức, cần giúp học sinh hiểu.
- Yêu cầu của chuẩn mực: Chuẩn mực yêu cầu học sinh thực hiện điều gì? Làm gì?
- Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện chuẩn mực hành vi: việc thực hiện mang lại lợi ích, tác dụng gì? Nếu không thực hiện mà làm trái lại thì có tác hại gì?
- Cách thực hiện chuẩn mực đó: Để thực hiện chuẩn mực cần làm những công việc gì? Làm như thế nào?
Những tri thức đạo đức này giúp học sinh biết được cái đúng-cái sai, cái tốt-cái xấu, cái thiện-cái ác...Từ đó các em sẽ làm theo cái đúng, ủng hộ cái tốt, tán thành cái thiện và đấu tranh, phê phán, tránh cái sai, cái xấu, cái ác...Ý thức đạo đức đúng đắn sẽ có tác dụng định hướng cho thái độ, tình cảm, hành vi đạo đức.
Biện pháp thứ 7: Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức.
Đối với học sinh tiểu học cần giáo dục những thái độ, tình cảm như:
- Kính yêu Bác Hồ, tôn trọng Quốc kì, Quốc ca; biết ơn các thương binh liệt sĩ, bộ đội; yêu mến trường lớp, quê hương làng xóm...
- Kính yêu, biết ơn ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính trọng, lễ phép, biết ơn thầy cô giáo; tôn trọng và yêu mến bạn bè; tôn trọng những người xung quanh; hàng xóm, phụ nữ, cụ già, em nhỏ...
- Yêu lao động, chăm học, chăm làm việc trường, việc lớp.
- Có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, trung thực...
- Có thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành những tấm gương, việc làm tốt, phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và ngược lại, có thái độ lên án, phê phán những người có hành động xấu, làm hại người khác, xã hội, cộng đồng...
- Yêu thiên nhiên, có thái độ giữ gìn môi trường sống xung quanh.
Tình cảm đạo đức được hình thành dựa vào ý thức đạo đức đúng đắn và được củng cố, khẳng định qua hành vi; ngược lại, nó có tác dụng thúc đẩy, tạo động cơ cho việc nhận thức chuẩn mực, thực hiện hành vi đạo đức.
Biện pháp thứ 8: Giáo dục hành vi thói quen đạo đức.
Ở tiểu học cần hình thành cho học sinh các hành vi, thói quen đạo đức như:
- Giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình bằng những việc vừa sức.
- Lễ phép với người lớn, đặc biệt là với ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy cô giáo.
- Làm được những việc vừa sức để giúp đỡ thầy cô giáo, hàng xóm láng giềng, phụ nữ, cụ già, em nhỏ, người tàn tật.
- Có những việc làm nhân đạo vừa sức đối với các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ những người gặp thiên tai, khó khăn, các bạn khuyết tật, thiệt thòi.
- Có những hành động, việc làm phù hợp bảo vệ trường lớp, tài sản công cộng, môi trường thiên nhiên, đồ đạc của người khác...
Cần giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ em ngay từ nhỏ, tức là hình thành cho trẻ em hành vi không những đúng về đạo đức mà còn đẹp về thẩm mĩ.
Các nội dung giáo dục đạo đức trên nhằm hình thành cho học sinh các phẩm chất đạo đức sau:
- Trong quan hệ cá nhân-xã hội: Yêu nước, tự hào dân tộc, yêu hòa bình, biết ơn các bậc tiên liệt có công với nước, tôn trọng các dân tộc khác
- Quan hệ cá nhân-lao động: Yêu lao động, cần cù, tiết kiệm, quý trọng người lao động, bảo vệ thành quả lao động và di sản văn hóa.
- Quan hệ cá nhân với người khác: Yêu thương con người, hợp tác tương trợ lẫn nhau, lịch sự, tôn trọng người khác (Danh dự, tài sản); quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ người khác (ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo, hàng xóm láng giềng...), lễ phép với người lớn, nhường nhịn em nhỏ.
- Quan hệ cá nhân-môi trường tự nhiên: Bảo vệ môi trường (nguồn nước, vật nuôi, cây trồng)
- Quan hệ cá nhân-bản thân:Thật thà, giản dị, vượt khó, khiêm tốn, dũng cảm, có trách nhiệm với lời nói và việc làm của bản thân.
Thực hiện tốt nội dung chương trình, nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức là góp phần tích cực vào giáo dục đạo đức cho học sinh.
2. Khả Năng áp dụng sáng kiến.
Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả học sinh Tiểu học nói chung và HS trường Tiểu học Tam Hợp nói riêng và các hoạt động ngoại khóa. 
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_duc_dao_duc.doc