Trước hết, tôi hướng dẫn học sinh phân loại các dạng bài tập làm văn miêu tả theo nội dung chương trình môn học. Văn miêu tả trong chương trình lớp 4 được chia thành các dạng bài rất cụ thể như sau:
Dạng 1:Văn tả đồ vật.
Dạng 2: Văn tả cây cối.
Dạng 3:Văn tả con vật.
- Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy các em đều đọc đề bài qua loa, không định hướng cách làm cụ thể mà thường viết luôn bài và không theo một cấu trúc hay thứ tự nào, làm xong không kiểm tra lại bài đến khi chữa bài các em mới biết các câu văn mình viết chưa hợp lí và còn lộn xộn câu từ. Từ những nguyên nhân đó tôi tìm hiểu xem làm thế nào để hướng dẫn các em viết bài một cách tốt nhất. Chẳng hạn:
-Trong bài: “Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật”(Trang 143 SGK tiếng việt 4 tập 1). Đây là bài làm quen đầu tiên với văn miêu tả tôi sẽ cho học sinh phân tích và rút ra được cấu tạo của bài văn miêu tả gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Việc này sẽ giúp các em hiểu để viết một bài văn hoàn chỉnh cần có cấu trúc như thế nào. Từ đó các em cũng biết sắp xếp các đoạn một cách hợp lí.
- Sau khi các em đã nắm được cấu tạo bài văn miêu tả để các em có kiến thức làm bài tôi thường xuyên hướng dẫn học sinh cách quan sát đồ dùng trực quan để các em dễ hình dung và biết cách chọn lọc các chi tiết nổi bật nhất của đối tượng được miêu tả. Ngoài quan sát đồ dùng trực quan tôi còn cho học sinh quan sát qua trải nghiệm thực tế, quan sát qua vi deo,
Ví dụ: tả đồ chơi tôi có thể yêu cầu học sinh mang theo những đồ chơi mà các em thích đến lớp để quan sát, tả cây bóng mát tôi có thể cho các em ra sân trường quan sát cây xà cừ trong sân trường mà hàng ngày các em đều đã thấy, tả con vật tôi có thể cho học sinh quan sát con vật qua vi deo để các em thấy được đặc điểm và hoạt động hàng ngày của chúng Được học tập, làm việc, thao tác trực tiếp với các đồ dùng thiết bị dạy học các em sẽ cảm thấy thích thú và hào hứng hơn khi học văn.
ực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng học sinh thường không thích học tập làm văn, thậm chí cảm thấy chán nản mỗi khi tới giờ học tập làm văn. Dẫn đến hiệu quả học tập chưa được cao. Các em thường tiếp thu thụ động đôi khi tìm kiếm các bài có sẵn để học thuộc và không tự giác suy nghĩ để làm bài nên không phát huy được tư duy sáng tạo và vận dụng vốn ngôn ngữ của mình để miêu tả. Chính vì thế tôi đã sử dụng các cách để tạo hứng thú hơn cho học sinh khi học môn học này. + Trước giờ học, tùy thuộc vào nội dung từng bài, tôi có thể cho học sinh hát và nhún nhảy theo nhịp điệu bài hát liên quan đến bài học. Ví dụ đề bài: Tả một con vật mà em yêu thích. Tôi có thể cho học sinh hát và nhún nhảy theo lời bài hát: “ Chú thỏ con của Xuân Hồng” Rồi đưa ra một số câu hỏi liên quan đến nội dung : Nghe bài hát em thấy thích chú thỏ này không? Chú thỏ con trong bài hát có điểm gì đáng yêu? Chú thỏ có bộ lông trắng như bông - mắt màu hồng nhạt như viên kẹo - đôi tai dài thẳng đứng,.) Sau khi học sinh trả lời tôi sẽ cho học sinh kể ra những con vật mà mình thích. Và giới thiệu đề bài học sinh cần làm trong bài học đó là: “Tả một con vật mà em yêu thích”. Như vậy học sinh sẽ có tâm thế thoải mái trước khi vào tiết học. -Sử dụng câu đố để kích thích sự tò mò của học sinh rồi kết nối với những nội dung cần miêu tả về đồ vật, con vật, cây cối từ đó giúp các em thích thú hơn với môn học. Ví dụ đề bài : Tả một cây ăn quả mà em thích. Tôi có thể đưa ra câu đố: Cây gì nghiêng bóng bên hè Li ti hoa tím, trái xòe đóa sao ? (Cây khế) -Cho học sinh chơi một số trò chơi khởi động như: tiếp sức, ghép hình, đuổi hình bắt chữ,. Ví dụ đề bài: Tả đồ chơi mà em yêu thích. Tôi có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ ghép hình”. Học sinh sẽ ghép những mảnh ghép lại thành hình một đồ chơi. Sau đó đoán tên đồ chơi vừa ghép. Sau khi học sinh chơi xong, tôi sẽ cho học sinh kể thêm một số đồ chơi mà các em biết rồi dẫn dắt các em đến yêu cầu đề văn cần làm. Với những cách làm trên sẽ tạo hứng thú, sự thoải mái cho học sinh trước khi vào bài học. Để các em thấy mỗi tiết học tập làm văn là một trải nghiệm thú vị. Giải pháp 3: Hình thành kĩ năng tự làm giàu vốn từ ngữ và kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong khi viết văn miêu tả. Giáo viên cần hình thành cho học sinh kĩ năng tự làm giàu vốn từ ngữ thông qua các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu cùng chủ điểm. Môn Tập đọc giúp các em hiểu được nội dung của các đoạn văn, khổ thơ có ý nghĩa miêu tả. Mỗi tiết dạy Tập đọc nên thêm một vài câu hỏi về thể loại, bố cục và trình tự miêu tả của tác giả để học sinh nắm chắc về cấu tạo, bố cục, trình bày trong một bài văn miêu tả. Môn Luyện từ và câu là môn có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ. Qua mỗi bài học về từ loại và cấu tạo từ giáo viên cần làm cho học sinh nắm chắc cấu tạo các loại từ, phân biệt được các loại từ dựa vào cấu tạo, dựa vào từ loại. Để từ đó học sinh sẽ có hiểu biết cụ thể về từ Tiếng việt. Bên cạnh đó qua các bài mở rộng vốn từ giáo viên có thể hình thành cho học sinh hệ thống vốn từ phong phú góp phần hữu ích vào viết văn nói chung và văn miêu tả nói riêng. Đặc biệt ở chính phân môn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh làm giàu vốn từ theo các bài tập nhỏ: Ví dụ : Cho các từ “long lanh, đen mun, vàng óng, thoăn thoát, dài, dễ thương, chiếc lá.” Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: Chú chó nhà em có bộ lông mượt như tơ. Đôi mắt chú đen láy sáng như những vì sao đêm. Cái mũi màu .. lúc nào cũng ươn ướt. Hai cái tai như hai . lúc nào cũng vểnh lên để nghe ngóng. Bốn cái chân chạy nhanh.Cái đuôi chú . lúc nào cũng ngoe nguẩy trông thật đáng yêu. Càng ngắm chú em càng thấy chú thật biết bao! Ngoài ra để học sinh có thể viết được những câu văn miêu tả có hình ảnh sinh động và giàu cảm xúc giáo viên có thể hướng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ...) trong khi viết văn miêu tả thông qua các bài tập. Ví dụ 1: Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để được các câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất ( hoa mướp, những chùm sao, thuỷ tinh, xanh mướt, Cánh bướm non). - Hoa xoan nở từng chùm trông giống như............... ( những chùm sao ) - Lá cây màu .. ( xanh mướt ) - Những cánh hoa mỏng như ............ ( cánh bướm non ) Ở ví dụ 1, cho số từ nhiều hơn số chỗ trống cần điền để học sinh phải suy nghĩ kĩ hơn khi chọn từ sao cho phù hợp nhất với từng đối tượng. Ví dụ 2: Hãy đặt câu có hình ảnh nhân hóa để tả các sự vật sau: a) Vầng trăng (Mặt trăng e ấp từ từ nhô lên sau lũy tre làng.) b) Bông hoa (Bông hoa ngước nhìn lên tận hưởng ánh nắng dịu dàng của buổi ban mai.) c) Mặt trời( Mặt trời vừa thức dậy sau trận mưa rào.) Với cách làm như vậy học sinh sẽ có cho mình vốn từ ngữ phong phú hơn và biết viết những câu văn giàu hình ảnh phục vụ cho việc viết văn. Biết sử dụng từ ngữ phù hợp với đối tượng miêu tả. Giải pháp 4: Hình thành kĩ năng viết văn cho học sinh thông qua các trò chơi học tập và các hình thức tổ chức dạy học khác nhau ( nhóm, cá nhân,...) kết hợp sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học. Trước hết, tôi hướng dẫn học sinh phân loại các dạng bài tập làm văn miêu tả theo nội dung chương trình môn học. Văn miêu tả trong chương trình lớp 4 được chia thành các dạng bài rất cụ thể như sau: Dạng 1:Văn tả đồ vật. Dạng 2: Văn tả cây cối. Dạng 3:Văn tả con vật. - Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy các em đều đọc đề bài qua loa, không định hướng cách làm cụ thể mà thường viết luôn bài và không theo một cấu trúc hay thứ tự nào, làm xong không kiểm tra lại bài đến khi chữa bài các em mới biết các câu văn mình viết chưa hợp lí và còn lộn xộn câu từ. Từ những nguyên nhân đó tôi tìm hiểu xem làm thế nào để hướng dẫn các em viết bài một cách tốt nhất. Chẳng hạn: -Trong bài: “Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật”(Trang 143 SGK tiếng việt 4 tập 1). Đây là bài làm quen đầu tiên với văn miêu tả tôi sẽ cho học sinh phân tích và rút ra được cấu tạo của bài văn miêu tả gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Việc này sẽ giúp các em hiểu để viết một bài văn hoàn chỉnh cần có cấu trúc như thế nào. Từ đó các em cũng biết sắp xếp các đoạn một cách hợp lí. - Sau khi các em đã nắm được cấu tạo bài văn miêu tả để các em có kiến thức làm bài tôi thường xuyên hướng dẫn học sinh cách quan sát đồ dùng trực quan để các em dễ hình dung và biết cách chọn lọc các chi tiết nổi bật nhất của đối tượng được miêu tả. Ngoài quan sát đồ dùng trực quan tôi còn cho học sinh quan sát qua trải nghiệm thực tế, quan sát qua vi deo, Ví dụ: tả đồ chơi tôi có thể yêu cầu học sinh mang theo những đồ chơi mà các em thích đến lớp để quan sát, tả cây bóng mát tôi có thể cho các em ra sân trường quan sát cây xà cừ trong sân trường mà hàng ngày các em đều đã thấy, tả con vật tôi có thể cho học sinh quan sát con vật qua vi deo để các em thấy được đặc điểm và hoạt động hàng ngày của chúng Được học tập, làm việc, thao tác trực tiếp với các đồ dùng thiết bị dạy học các em sẽ cảm thấy thích thú và hào hứng hơn khi học văn. Bên cạnh đó trong các giờ học tập làm văn tôi còn sử dụng các hình thức tổ chức dạy học linh hoạt như cá nhân, nhóm, trò chơi Giúp học sinh có hứng thú hơn khi học tập làm văn nói chung và làm văn miêu tả nói riêng. Cụ thể như sau: * Khi tìm hiểu yêu cầu của đề và phân tích đề bài . + Muốn học sinh xác định đúng yêu cầu đề bài giáo viên cần cho học sinh hiểu yêu cầu đề bài. Để các em có thể xác định được yêu cầu đúng của đề bài tôi có thể cho các em gạch chân các từ quan trọng, đóng khung các từ mà em cho là quan trọng, gắn lên trên các từ khóa những bông hoa xinh xắn, Các em có thể thể hiện cách xác định yêu cầu theo những hình thức khác nhau không gây cảm giác gò bó. Giúp các em tiếp cận bài học một cách tự hiên và nhẹ nhàng. Ví dụ: Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay. + Qua việc gạch chân dưới các từ khoá học sinh sẽ biết viết bài văn tả cảnh chiếc áo em mặc hôm nay, từ đó xác định được đối tượng cần miêu tả là chiếc áo em mặc. *Khi xác định trình tự miêu tả trong bài. -Để bài viết có tính hệ thống và các đoạn liên kết chặt chẽ với nhau giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu về các trình tự miêu tả khác nhau. Để các em nhận biết được các trình tự miêu tả thường sử dụng, tôi cho học sinh đọc các đoạn văn miêu tả mẫu theo chủ đề nhất định được viết theo các trình tự khác nhau. Cho học sinh trao đổi, thảo luận để nhận biết về trình tự miêu tả mà tác giả đoạn văn đã sử dụng. *Miêu tả theo trình tự thời gian: (sáng-trưa-chiều-tối; Xuân-hạ-thu-đông;...) * Miêu tả theo trình tự không gian: Từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, từ khái quát đến cụ thể, -Từ việc đọc mẫu và phân tích các em sẽ phát hiện ra điểm khác biệt giữa các trình tự miêu tả. Từ đó có thể lựa chọn được trình tự miêu tả phù hợp cho bài làm của mình. *Khi lập dàn ý và viết bài văn miêu tả. - Để học sinh viết bài văn miêu tả theo đúng cấu trúc, không thừa ý, thiếu ý là thì việc lập dàn ý là rất quan trọng. Để tránh học sinh cảm thấy nhàm chán khi thụ động ngồi ghi chép dàn ý tôi đã tổ chức cho học sinh chơi một số trò chơi như: Phóng viên, hướng dẫn viên nhỏ tuổi, truy tìm kho báu Ví dụ: Hãy tả một con vật nuôi mà em yêu thích. Với đề bài này tôi có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Phóng viên”. Một bạn đóng vai là phóng viên sẽ đứng lên để nêu câu hỏi phỏng vấn. * Mình là phóng viên báo “Thiếu niên Tiền phong” hôm nay nghe tin lớp 4E có giờ học tập làm văn về miêu tả vật nuôi mà mình yêu thích. Mình đến đây để phỏng vấn về sự hiểu biết của các bạn về con vật nuôi mà các bạn yêu thích. Phóng viên sẽ đặt câu hỏi: + Bạn thích con vật nuôi nào nhất? + Con vật đó có những bộ phận nào? Những bộ phận ấy có đặc điểm gì? + Hàng ngày bạn thường cùng vật nuôi của mình làm những gì? +Bạn có yêu quý vật nuôi của mình không? Bạn sẽ làm gì để bảo vệ vật nuôi yêu quý của mình? *Sau khi nghe câu trả lời của các bạn phóng viên sẽ kết thúc trò chơi bằng câu chốt: “ Hôm nay mình đã có trải nghiệm rất thú vị với các bạn lớp 4E. Cảm ơn cá
Tài liệu đính kèm: