Giải pháp 2: Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh.
Đây là công tác vô cùng cần thiết của người giáo viên chủ nhiệm. Việc giáo dục nhân cách được thành công mang lại kết quả cao thì không thể thiếu vai trò của gia đình. Vì vậy , buổi họp phụ huynh chính là cơ hội để giáo viên trao đổi thống nhất một số vấn đề cần thiết.
Để buổi họp phụ huynh đầu năm được thành công tốt đẹp, giáo viên chủ nhiệm cần phải chuẩn bị kỹ nội họp và tiến hành nhắn tin Smas cho phụ huynh. (Thay cho giấy mời, có ghi rõ thời gian, địa điểm, ) Yêu cầu phụ huynh đi đầy đủ, đúng giờ (nếu văng phải có lí do chính đáng, sau đó phải liên hệ trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm tại trường hoặc thông qua liên lạc bằng điện thoại).
- Tổ chức phiên họp:
Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được một số nội dung sau:
+ Điểm danh.
+ Tuyên bố lý do.
+ Nêu kết quả đạt được của nhà trường trong thời gian qua.
+ Nêu phương hướng của nhà trường trong thời gian tới.
+ Phổ biến bằng văn bản quy định về: Nội qui trường, những thuận lợi và khó khăn của trường.
+ Nhận xét kết quả đạt được từng học sinh , về:
- Các môn học và hoạt động giáo dục:
- Năng lực:
- Phẩm chất:
+ Phổ biến, hướng dẫn phụ huynh cách kèm cặp con ở nhà (Hướng dẫn phụ huynh cách hướng dẫn con tự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập chứ không làm hộ, làm thay). Tôi đưa ra một số quy định cùng phụ huynh bàn bạc và đi đến thống nhất để thực hiện. (Nếu học sinh chưa hoàn thành : lần 1, nhắc nhở, lần 2 phê bình trước lớp, lần 3 gọi điện về cho gia đình). Đây là khâu quan trọng, tôi dành phần nhiều thời gian của buổi họp cho hoạt động này. Không nên biến buổi họp thành buổi thu tiền hay buổi phổ biến văn bản chung chung.
i nhận lớp, tôi tiến hành điều tra thông tin qua nhiều kênh khác nhau: + Qua phiếu điều tra (có mẫu): PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN HỌC SINH Họ và tên học sinh: Ngày, tháng, năm sinh:.... Sở thích của em:.. Em ghét gì nhất ?:.. Địa chỉ của gia đình em:.. Nội dung thông tin Bố Mẹ Họ và tên Năm sinh Số điện thoại Nghề nghiệp + Qua trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm cũ. + Qua hồ sơ học sinh (sổ chủ nhiệm, sổ theo dõi chất lượng,) + Qua trò chuyện với học sinh trong lớp. + Ngoài ra, tôi trực tiếp đi thăm một số gia đình học sinh. Tôi đặc biệt chú ý và lưu tâm tới các em thuộc diện là con gia đình chính sách: + Con liệt sĩ. + Con thương binh. + Dân tộc thiểu số. + Là con gia đình kinh tế khó khăn. + Là con gia đình thiếu sự chăm sóc. * Độ tuổi. * Số điện thoại của bố, mẹ. * Nơi cư trú. Cụ thể : Ở lớp 4B tôi đã điều tra như sau: - Tổng số học sinh: 31 em. Trong đó có 13 em nữ và 18 em nam. - Độ tuổi: 9 tuổi = 31 em. - Gia đình kinh tế khá: 7 em. - Gia đình kinh tế trung bình: 20 em - Gia đình kinh tế khó khăn: 4 em. - Thành phần gia đình: chủ yếu là con em công nhân và nông dân. - Diện học sinh có hoàn cảnh khó khăn: em Nguyễn Xuân Hà – mồ côi cha. - Diện gia đình học sinh không hạnh phúc: Cha, mẹ li dị, sống không hợp pháp, ly thân: em Lã Anh Kiên, em Nguyễn Dương Hưng. - Diện hộ Nghèo: em Nguyễn Dương Hưng. - Khuyết tật: em Nguyễn Dương Hưng – bị bệnh Tan máu bẩm sinh. - Căn cứ vào sổ điểm lớp; căn cứ vào kết quả học tập của học sinh ở năm học trước, kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm cũ để hiểu rõ thêm về từng học sinh của lớp: + Về các môn học và hoạt động giáo dục: - Hoàn thành tốt. - Hoàn thành . - Chưa hoàn thành. + Về năng lực, phẩm chất: -Tốt. - Đạt . - Cần cố gắng. + Về năng khiếu; sở trường, thành tích đạt được; những điều chưa tốt. - Sau khi tìm hiểu sơ lược, tôi tiến hành sắp xếp chổ ngồi cho học sinh (tôi đặc biệt chú ý đếnđối tượng học sinh có bệnh về mắt, tai. Xếp xen kẽ học sinh hoàn thành tốt và học sinh chưa hoàn thành. Thành lập đôi bạn cùng tiến,..). Sau đó chia thành 3 tổ và có sự thay đổi chỗ ngồi cho học sinh 1 lần / tháng theo dãy hoặc theo bàn.. 2. Giải pháp 2: Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Đây là công tác vô cùng cần thiết của người giáo viên chủ nhiệm. Việc giáo dục nhân cách được thành công mang lại kết quả cao thì không thể thiếu vai trò của gia đình. Vì vậy , buổi họp phụ huynh chính là cơ hội để giáo viên trao đổi thống nhất một số vấn đề cần thiết. Để buổi họp phụ huynh đầu năm được thành công tốt đẹp, giáo viên chủ nhiệm cần phải chuẩn bị kỹ nội họp và tiến hành nhắn tin Smas cho phụ huynh. (Thay cho giấy mời, có ghi rõ thời gian, địa điểm, ) Yêu cầu phụ huynh đi đầy đủ, đúng giờ (nếu văng phải có lí do chính đáng, sau đó phải liên hệ trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm tại trường hoặc thông qua liên lạc bằng điện thoại). - Tổ chức phiên họp: Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được một số nội dung sau: + Điểm danh. + Tuyên bố lý do. + Nêu kết quả đạt được của nhà trường trong thời gian qua. + Nêu phương hướng của nhà trường trong thời gian tới. + Phổ biến bằng văn bản quy định về: Nội qui trường, những thuận lợi và khó khăn của trường. + Nhận xét kết quả đạt được từng học sinh , về: - Các môn học và hoạt động giáo dục: - Năng lực: - Phẩm chất: + Phổ biến, hướng dẫn phụ huynh cách kèm cặp con ở nhà (Hướng dẫn phụ huynh cách hướng dẫn con tự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập chứ không làm hộ, làm thay). Tôi đưa ra một số quy định cùng phụ huynh bàn bạc và đi đến thống nhất để thực hiện. (Nếu học sinh chưa hoàn thành : lần 1, nhắc nhở, lần 2 phê bình trước lớp, lần 3 gọi điện về cho gia đình). Đây là khâu quan trọng, tôi dành phần nhiều thời gian của buổi họp cho hoạt động này. Không nên biến buổi họp thành buổi thu tiền hay buổi phổ biến văn bản chung chung. Ai cũng biết “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo” còn khi đến trường “Cô giáo như mẹ hiền”. Chúng ta cũng đã từng là học sinh và đáng nói hơn nữa chúng ta cũng là những bậc làm cha, mẹ. Vậy khi đặt mình vào vị trí của người phụ huynh, thì bản thân tôi luôn trăn trở và nghĩ họ mong muốn điều gì ở người giáo viên chủ nhiệm ? Chính vì thế luôn quan tâm phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, thường xuyên trao đổi, hướng dẫn phụ huynh với thái độ thân tình, cởi mở để cùng nhau tìm ra hình thức, phương pháp hiệu quả nhất, phù hợp nhất nhằm hạn chế những tiêu cực làm sa sút về nhân cách đạo đức con người. + Thông qua các bậc phụ huynh, tôi tìm hiểu và thu thập thêm một số thông tin về từng học sinh về tính cách, sở thích, các hoạt động ở nhà của các em nhằm đánh giá các em chính xác hơn. 2.3. Giải pháp 3: Tổ chức tốt tiết Hoạt động tập thể ( Sinh hoạt lớp). Như chúng ta đã biết, tiết hoạt động tập thể (trước đây gọi là tiết sinh hoạt lớp) giáo viên thường làm rất sơ sài nên không thể thấy rõ tác dụng của nó. Giáo viên thường nhận xét luôn, bỏ qua việc Ban cán sự lớp nhận xét, học sinh nhận xét lẫn nhau. Vởi bản thân tôi, tôi luôn xác định rõ mục tiêu của tiết sinh hoạt và chuẩn bị nội dung cụ thể, chu đáo dựa theo các mặt sau: - Về phương tiện: + Dựa trên nội dung mà nhà trường, Đoàn, Đội đề ra trong tiết chào cờ,trong kế hoạch hoạt động tuần. + Dựa trên các báo cáo của từng tổ, lớp trưởng, lớp phó. - Về tổ chức: Giáo viên chủ nhiệm thống nhất yêu cầu về nội dung, hình thức hoạt động với đội ngũ cán bộ lớp và gợi ý thêm một số vấn đề để các em hoạt động. - Tổng kết những ưu, khuyết điểm tuần qua. - Hướng khắc phục những mặt yếu; phát huy những mặt mạnh đã đạt được. - Đề ra kế hoạch cho tuần sau. *Tiết Hoạt động tập thể được tiến hành như sau: Bước 1: Sơ kết tuần + Lớp trưởng tổng hợp các mặt nêu trước lớp: Về học tập, về chuyên cần ,về nề nếp, việc thực hiện nội quy, lao động vệ sinh. + Lớp trưởng thông qua bảng xếp loại thi đua giữa các tổ - cá nhân, thông báo trước lớp. (Lớp trưởng thực hiện việc sơ kết tuần) (Lớp phó văn nghệ thực hiện việc sơ kết tuần) (Lôùp phoù học tập thöïc hieän vieäc sô keát tuaàn) * Chú ý: Hạng của tổ xếp theo hạng nhất - nhì - ba. Qua đó nêu lên được điểm mạnh cũng như điểm yếu của từng tổ . Hướng khắc phục những điểm yếu đó. Bước 2: Nhận xét đánh giá của giáo viên chủ nhiệm + Giáo viên chủ nhiệm cần nêu lên được sự tiến bộ của các em cụ thể ở những mặt nào; tuyên dương những học sinh có ý thức và tiến bộ trong các hoạt động ; nhắc nhở, động viên đưa ra biện pháp hỗ trợ giúp đỡ những học sinh chưa hoàn thành các nhiệm vụ . Giáo viên đánh giá theo sự tiến bộ của bản thân học sinh chứ không so bì học sinh này với học sinh khác tránh để học sinh mặc cảm ,tự ti, Bước 3: Lập kế hoạch hoạt động tuần tới + Giáo viên cùng học sinh lập kế hoạch hoạt động của lớp theo kế hoạch của nhà trường, Đội đề ra. + Phân công các bạn thực hiện sao cho phù hợp với khả năng và sở trường của từng người. (Lớp đang lắng nghe sơ kết của cán bộ lớp trong tiết hoạt động tập thể cuối tuần) Bước 4: Thảo luận - Giáo viên chủ nhiệm trả lời những thắc mắc của học sinh khi các em có nhuwngc vấn đề cần trao đổi. - Lớp phó văn nghệ cho cả lớp vui văn nghệ theo chủ đề, chủ điểm. 4. Giải pháp 4: Tổ chức tốt tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp. Để thay đổi hình thức về các hoạt động, tạo ra sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em nhằm giúp các em nhận thức được “Học mà vui” sẽ tạo hứng thú và luôn nghĩ rằng “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Trên tinh thần đó các em có ý thức thi đua lành mạnh, thoải mái, xác định đúng động cơ học tập cùng rèn luyện và cùng giúp đỡ nhau tiến bộ. Do vậy việc tổ chức tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hành theo phương pháp tích cực. Để tổ chức tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt chất lượng và hiệu quả tôi đã thực hiện một số công việc sau đây: - Nghiên cứu kỹ mục đích yêu cầu của từng hoạt động trong chủ điểm tháng. - Đề ra nội dung và hình thức cho từng hoạt động. - Chuẩn bị thật chu đáo trước khi tiến hành (chú ý về phía giáo viên chủ nhiệm phải làm gì? Còn phía học sinh phải thực hiện được những yêu cầu nào ) - Bầu thư ký ghi biên bản - Chọn một em dẫn chương trình giỏi của lớp. - Tiến hành các hoạt động. a. Hoạt động 1: Khởi động + Học sinh dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu tham dự, giới thiệu các thành phần trong ban tổ chức, ban giám khảo, mời đại diện các tổ tham gia hoạt động. b. Hoạt động 2: Tiến hành hoạt động + Giáo viên chủ nhiệm tiến hành các hoạt động theo hình thức đã vạch ra, ví dụ như: thi “kể chuyện”, thi “văn nghệ”, thi “đố vui để học” hoặc thi “hái hoa dân chủ” + Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung hoạt động theo chủ điểm chuẩn bị sẵn. (Các em đang tổ chức tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp) c. Hoạt động 3: Công bố kết quả + Giáo viên cùng cả lớp bình chọn đội thắng cuộc. +Công bố kết quả chung cuộc và đội thắng, cá nhân xuất sắc ( Lớp trưởng lên phát thưởng.) d. Hoạt động 4: Kết thúc hoạt động + Dẫn chương trình mời đại biểu phát biểu ý kiến và giáo viên nhận xét buổi sinh hoạt về ưu , khuyết điểm để có hướng khắc phục cho những lần sau. Tại sao phải tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp? Bởi học sinh không chỉ bộc lộ năng lực phẩm chất trong học tập mà chúng còn được bọc lộ trong tất cả các hoạt động , ngay cả lúc ra chơi, lúc hoạt động nhóm, hoạt động tập thể,Vậy ta không chỉ quan sát học sinh trong lúc học mà phải quan sát cả khi các em vui chơi để phát hiện và đưa ra những biện pháp phù hợp và kịp thời nhằm hình thành nhân cách tốt cho học sinh. * Về khả năng áp dụng của sáng kiến: - Phong trào thi đua học tập và rèn luyện đạo đức tốt góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả giáo dục, cụ thể kết quả chất lượng giáo dục của lớp 4 như sau: + Các môn học & hoạt động giáo dục: Môn TSHS Mức đạt được Ghi chú Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL % SL % SL % Tiếng Việt 31 13 42 18 58 0 0 Toán 31 5 16,2 26 83,8 0 0 Khoa học 31 12 38,7 19 61,3 0 0 Sử - Địa 31 1 3,7 30 96,7 0 0 Tiếng Anh 31 8 23,3 23 76,7 0 0 Tin học 31 6 19,4 25 80,6 0 0 Đạo đức 31 15 48,4 16 51,6 0 0 Âm nhạc 31 7 2,6 24 77,4
Tài liệu đính kèm: