Được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thư viện bước đầu đáp ứng nhu cầu đọc của cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường. Hiện tại có 2 phòng đọc ( 01 của giáo viên có 25 chỗ ngồi ; 01 của học sinh có 45 chỗ ngồi ) với diện tích mỗi phòng 48 m2. Vốn tài liệu thường xuyên được bổ sung sách, báo trong thư viện, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 tổng số sách các loại có trong thư viện là 6.218 bản, đáp ứng 100% nhu cầu cho giáo viên và học sinh.
Học sinh chưa có thói quen tự đến thư viện, các em không thích đọc sách. Ở lứa tuổi này rất hiếu động, tinh nghịch, ham chơi, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách.
Thực tế như chúng ta đã biết vì là trường tiểu học nên các em đều phải học hai buổi/ngày nên đến giờ ra chơi mỗi buổi học có khoảng gần 200 em học sinh có nhu cầu đọc, trong khi đó phòng thư viện chỉ đáp ứng có 45 chỗ ngồi cho 1 lượt đọc thì không thể đáp ứng nhu cầu của các em trong cùng một buổi ra chơi. Do đó các hình thức tổ chức đọc sách báo phải được mở rộng trong khuôn khổ nhà trường, phù hợp tình hình thực tế của địa phương.
nh viên của nhà trường. Thư viện còn giúp các em học sinh xây dựng phương pháp học tập và phong cách làm việc khoa học, biết sử dụng sách, báo Thư viện ”. Quyết định số 01/2003/QĐ-BD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông”. Công văn số 11185/GDTH, ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2015 -2016 cũng như thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện của Phòng GD&ĐT Krông Ana, dựa trên cơ sở đó ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện và kế hoạch với mục đích nâng cao công tác phục vụ bạn đọc duy trì tồn tại và phát triển phong trào đọc lâu dài đúng với nghĩa của nó. Với tầm quan trọng như vậy, thư viện ngày càng phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất, về nghiệp vụ chuyên môn và đặc biệt là đầu tư các phong trào thư viện trường học. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài nói trên. Với mong muốn xây dựng một thư viện hoàn chỉnh, thống nhất để có khả năng chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện trong thời đại thông tin hiện đại, phục vụ bạn đọc ngày càng đa dạng hóa và tốt hơn. 2 Thực trạng thư viện trường tiểu học Phan Bội Châu 2.1 Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi Được sự chỉ đạo sát sao sự quan tâm đặc biệt của ban giám hiệu, các cấp lãnh đạo, tập thể hội đồng sư phạm, ban đại diện hội cha mẹ học sinh cùng học sinh toàn trường hưởng ứng và ủng hộ. Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện, tiến hành phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo viên và học sinh. Được Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên đầu tư kinh phí để nâng cấp phòng đọc, bổ sung vốn tài liệu và sự phối hợp tích cực của các đoàn thể, tổ cộng tác viên thư viện để tôi thực hiện tốt mọi kế hoạch của thư viện đã đề ra. Hàng năm thư viện đều đạt được danh hiệu thư viện tiến tiến theo công văn số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành. Thư viện được bố trí 2 phòng ở vị trí khá thuận lợi cho việc qua lại của học sinh và giáo viên, cán bộ công nhân viên chức khi đến thư viện mượn sách, báo, tài liệu tham khảo. Nhà trường đã trang bị cho thư viện một bộ máy vi tính kết nối mạng nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn, và tra cứu tài liệu cập nhật thông tin mới. Trong năm học cũng đã bổ sung một số đầu sách tương đối đảm bảo về số lượng và chất lượng. Cán bộ thư viện chuyên trách, trình độ đào tạo Đại học thư viện, có ý thức trách nhiệm cao, thân thiện gần gũi với cán bộ giáo viên và học sinh. * Khó khăn Cơ sở vật chất còn thiếu, bàn ghế phòng đọc chưa đúng quy cách. Bạn đọc là học sinh học 2 buổi/ ngày nên thời gian rảnh rỗi để đọc sách còn ít, người dân sống trên địa bàn điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn hộ nghèo nhiều nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình. Bạn đọc là học sinh bậc tiểu học nên rất tinh nghịch, hiếu động rất khó khăn trong việc quản lý các em trong giờ đọc sách nếu đọc tập trung các khối . 2.2 Thành công, hạn chế * Thành công Số lượng bạn đọc đến mượn sách, đọc sách ngày càng nhiều hơn, lượng sách luân chuyển trong ngày nhiều hơn. * Hạn chế Có nhiều sách, báo, tài liệu bị rách nát trong quá trình sử dụng. Một số học sinh chưa mạnh dạn khi đến thư viện và không biết mượn sách gì Giờ ra chơi các em có nhu cầu đọc sách nhiều song phòng đọc chỉ phục vụ được 1 lớp/ buổi. 2.3 Mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh Vốn tài liệu, sách báo các loại đảm bảo phong phú đa dạng, theo quy định công văn số 11185/GDTH ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Cán bộ thư viện chuyên trách đã qua đào tạo, năng động nhiệt tình, yêu nghề và có trách nhiệm với công việc, ham học hỏi. Việc tổ chức môi trường đọc thân thiện được xây dựng phù hợp với giáo viên, và học sinh, thu hút được các em đến thư viện ngày càng nhiều, ý thức của các em cũng tăng lên rõ rệt, đặc biệt nâng cao kiến thức hỗ trợ đắc lực trong việc giảng dạy và học tập, chất lượng giáo dục được nâng lên năm sau cao hơn năm trước . * Mặt yếu Kinh phí của nhà trường còn hạn hẹp vì tổng số học sinh của trường quá ít so với các trường trên địa bàn. Một số phụ huynh và học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của thư viện. Nên cán bộ thư viện rất khó khăn trong việc vận động và tuyên truyền . Số lượng sách đưa ra phục vụ hàng ngày nhiều nên thường bị rách bìa, giây bẩn. Vì một số em chưa thực sự có ý thức trong việc đọc sách . Một số em trong tổ công tác Thư viện chưa có kinh nghiệm trong khi quản lý kệ sách của lớp mình . 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Học sinh chưa có thói quen và tự giác đến thư viện đọc sách. Các hình thức tổ chức, thu hút bạn đọc đến với thư viện chưa phong phú. Thời gian học trong lớp nhiều, thời gian ra chơi ngắn. Mặc dù đã được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, có phòng đọc riêng. Song vì là trường tiểu học các em phải học hai buổi trên ngày nên không có thời gian rảnh rỗi để đến thư viện đọc sách mà chỉ được đọc vào giờ ra chơi. Mà mỗi buổi ra chơi thì thư viện chỉ phục vụ được một lớp. Vì thế bản thân tôi suy nghĩ phải bố trí làm sao để vòng quay của sách đến tay các em học sinh, trước đây lịch đọc được bố trí theo ngày. Một số em ở từng lớp vì không đủ chỗ ngồi, giáo viên giờ nghỉ đến thư viện đọc sách cũng chật chội. Do đó phần nào làm giảm hứng thú đọc truyện, tài liệu của các em, hạn chế tham khảo thêm về chuyên môn của giáo viên. Từ thực tế của đơn vị, bản thân suy nghĩ cần phải tiến hành cải tiến “ Tổ chức môi trường đọc thân thiện ” để các em có thể mượn và ngồi đọc sách, tài liệu bất cứ nơi đâu trong trường trong giờ ra chơi nhằm phát động phong trào đọc sách trong toàn trường. Thể hiện sự thân thiện với mọi người xung quanh: Thầy Cô, bạn bè, cha mẹ anh chị em Môi trường đọc thân thiện góp phần rèn luyện kỹ năng sống hàng ngày cho học sinh. 2.5 Phân tích đánh giá các vấn đề xây dựng môi trường đọc thân thiện. Được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thư viện bước đầu đáp ứng nhu cầu đọc của cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường. Hiện tại có 2 phòng đọc ( 01 của giáo viên có 25 chỗ ngồi ; 01 của học sinh có 45 chỗ ngồi ) với diện tích mỗi phòng 48 m2. Vốn tài liệu thường xuyên được bổ sung sách, báo trong thư viện, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 tổng số sách các loại có trong thư viện là 6.218 bản, đáp ứng 100% nhu cầu cho giáo viên và học sinh. Học sinh chưa có thói quen tự đến thư viện, các em không thích đọc sách. Ở lứa tuổi này rất hiếu động, tinh nghịch, ham chơi, các em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc đọc sách. Thực tế như chúng ta đã biết vì là trường tiểu học nên các em đều phải học hai buổi/ngày nên đến giờ ra chơi mỗi buổi học có khoảng gần 200 em học sinh có nhu cầu đọc, trong khi đó phòng thư viện chỉ đáp ứng có 45 chỗ ngồi cho 1 lượt đọc thì không thể đáp ứng nhu cầu của các em trong cùng một buổi ra chơi. Do đó các hình thức tổ chức đọc sách báo phải được mở rộng trong khuôn khổ nhà trường, phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Môi trường đọc đã có song môi trường đọc thân thiện ít được cải thiện; Cần xây dựng môi trường đọc thân thiện để học sinh được học tập sự thân thiện trong văn hóa đọc và có thói quen. Sở dĩ có sự bất cập nêu trên vì điều kiện kinh phí nhà trường còn hạn chế, nhà trường chưa thể xây một phòng đọc rộng hơn để đáp ứng nhu cầu đọc sách rất lớn của các em . Bên cạnh vốn tài liệu chưa có sự chọn lọc phù hợp theo tiêu chuẩn của Bộ vì nguồn sách bổ sung chính, phần nhiều là nguồn sách nhà nước tài trợ ( nguồn sách này có chọn lọc về nội dung nhưng hạn chế về số lượng ). Thực tế trước đây thư viện chưa được quan tâm. Giáo viên và học sinh chưa có thói quen đọc và làm theo sách, số lượng sách còn hạn chế, học sinh tiểu học các em còn nhỏ nên thích chơi, thích chỗ thoáng mát hơn là ngồi gò bó trong phòng thư viện . 3. Giải pháp, biện pháp 3.1 Mục tiêu của biện pháp Vào đầu tháng 9 tôi đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường đề xuất kế hoạch hoạt động “ Xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường TH Phan Bội Châu ” dựa trên cơ sở tình hình thực tế của nhà trường, lấy ý kiến chỉ đạo từ Ban giám hiệu, sự phối kết hợp với các đoàn thể giáo viên và học sinh trong nhà trường. Mục tiêu của biện pháp xây dựng môi trường đọc thân thiện tại trường mang lại cho bạn đọc sự tự tin, thoải mái, gần gũi, thân thiện mỗi khi đến với thư viện. Đồng thời khắc phục được không gian đọc sách của bạn đọc không bị hạn chế, bạn đọc có thể ngồi đọc sách ở bất cứ chỗ nào trong phạm vi nhà trường mà bạn cho là phù hợp với mình. (thư viện, ghế đá, trong lớp học ). Để xây dựng môi trường đọc thân thiện cần xác định tốt các mục tiêu cụ thể sau: Có kế hoạch xây dựng môi trường đọc thân thiện ngay từ đầu năm học Thủ tục sử dụng thư viện đơn giản, thời gian mở của hợp lý. Xây dựng vốn tài liệu thân thiện, phù hợp với nhu cầu bạn đọc Tăng cường nâng cao công tác phục vụ bạn đọc Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện. Xây dựng hình ảnh cán bộ thư viện thân thiện 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch đưa ra ý tưởng xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường được sự thống nhất cao của các bộ phận, tôi phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường cùng nhau chung tay góp sức vận động tuyên truyền đến mọi thành viên trong trường và cùng nhau thực hiện. Bước 1. Xây dựng môi trường đọc thân thiện. Để có được môi trường đọc sách lý tưởng và thân thiện đòi hỏi cơ sở vật chất phải đảm bảo, không gian bên trong của thư viện phải thoáng mát và gần gũi trang thiết bị phù hợp, nội quy đơn giản, thái độ phục vụ gần gũi và thân thiện. Trường TH Phan Bội Châu đã đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ I nên cơ sở vật chất khá khang trang và đầy đủ. Thư viện được bố trí 2 phòng gần nhau rất thuận tiện và thoáng mát, được nhà trường đặc biệt quan tâm nên thư viện thường xuyên được bổ sung sách, tài liệu mới đa dạng phong phú cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu tìm kiếm và tra cứu của bạn đọc. Tôi thường xuyên quan sát và theo dõi nhu cầu đọc, mượn của từng nhóm người, từng lớp, từng độ tuổi xem họ cần gì và những tài liệu nào thư viện mình chưa có thì kịp thời tham mưu với lãnh đạo để được bổ sung đúng đủ, thường xuyên để phục vụ bạn đọc. Tạo cho các em sự tự do vui tươi, lạ mắt. Tâm lý của các em không gò bó, thích hài hước và mới lạ. Các hoạt động của thư viện phải gần gũi, lôi cuốn và hấp dẫn để các em phát huy được năng lực sáng tạo của bản thân. Cần phải xây dựng thư viện theo hướng mở, đầy tiện nghi, trang bị đầy đủ các thiết bị tối thiểu để giữ gìn và bảo quản tốt sách, báo, tủ để sách, bàn ghế cho các em ngồi đọcĐặc biệt là bàn ghế phải thiết kế cho phù hợp với lứa tuổi của các em, tạo cho các em môi trường đọc sách gần gũi, thoải mái và thân thiện. Có môi trường đọc sách: Xanh – Sạch – Đẹp dưới các bóng mát, hàng ghế đá trong sân trường, bày trí thẩm mĩ dễ dàng thu hút bạn đọc khi đến thư viện. Môi trường đọc thân thiện các em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong hoạt động ngoại khóa. Như thế mỗi ngày các em đến thư viện là một niềm vui, để các em phát triển những kỹ năng tìm hiểu, khám phá, sáng tạo trong môi trường đọc thân thiện này. Chúng ta hy vọng đọc sách sẽ làm nên một điều gì đó lớn lao, nhưng chắc chắn là: Thông qua việc đọc sách và duy trì thường xuyên văn hóa đọc trong thư viện nhà trường, sẽ góp phần quan trọng trong bồi dưỡng nhân cánh và tri thứcgiúp các em trở thành người có ích cho xã hội và đất nước. Bước 2. Thủ tục sử dụng thư viện đơn giản, thời gian mở của hợp lý. Hình thức phục vụ bạn đọc là một trong những hình thức phổ biến thông tin hay chuyển giao thông tin cho bạn đọc những thông tin mà họ cần hoặc giúp cho bạn đọc tiếp cận thông tin đó. Vì vậy cần phải: Đơn giản hóa thủ tục khi bạn đọc đến mượn tài liệu sách báo. Mượn về nhà Bạn đọc cần mượn tài liệu nào chỉ cần ghi vào phiếu yêu cầu hoặc xuống đăng ký với thư viện, thư viện ghi lại tên tài liệu bạn cần rồi tự tìm lấy tài liệu cho bạn đọc mượn ghi vào sổ mượn và giao cho bạn đọc nhận tài liệu ký nhận vào sổ mượn của thư viện, nếu trong quá trình mượn bạn đọc làm mất mát hư hỏng phải bồi thường theo nội quy thư viện đã đề ra. Mượn về lớp Vì đã có lịch đọc trong tuần cho từng lớp lên các lớp vào thư viện đọc theo quy định của lớp mình, còn các lớp còn lại các em vẫn được đọc nhưng không phải trong thư viện mà đọc tại lớp hoặc ngồi ở bất cứ nơi nào trong sân trường có bóng mát mà các em cho là phù hợp với mình. Vì tại các lớp đã được trang bị kệ để sách (góc thư viện tại lớp), hàng tuần bạn lớp trưởng lên gặp thư viện ký mượn đổi và mượn sách mới mang về kệ để phục vụ cho lớp. Khi đọc xong các em xếp lên kệ và tự bảo quản kệ sách của lớp mình. Tăng cường thời gian mở cửa phục vụ bạn đọc sao cho phù hợp với thời gian giải lao. Thư viện phục vụ bạn đọc tất cả các ngày trong tuần, nhất là vào thời điểm các mùa thi của Giáo viên và học sinh (kể cả thứ bảy, chủ nhật khi bạn đọc cần mượn tài liệu). Bước 3. Xây dựng vốn tài liệu thân thiện, phù hợp với nhu cầu bạn đọc Phát triển vốn tài liệu và nguồn lực thông tin là nền tảng chính cho mọi hoạt động của cơ quan thông tin thư viện. Đó chính là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, để thực hiện hợp tác, trao đổi, chia sẽ nguồn lực giữa các thư viện và cơ quan thông tin. Việc phát triển nguồn lực thông tin và tổ chức khai thác một cách hiệu quả nguồn lực đó có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động dạy và học trong nhà trường. Do đó ban giám hiệu trường tiểu học Phan Bội Châu rất chú trọng đến đầu tư kinh phí, bổ sung nguồn vốn tài liệu cho thư viện để đáp ứng nhu cầu đọc, tham khảo của bạn đọc. Cụ thể cán bộ thư viện thường xuyên gần gũi, quan sát nhu cầu đọc của từng nhóm đối tượng bạn đọc xem họ cần gì và không cần gì để có kế hoạch tham mưu với lãnh đạo nhà trường bổ sung kịp thời những tài liệu, sách báo họ cần để gây sự hứng thú cho bạn đọc. Ví dụ như học sinh khối lớp 1, 2 các em thích đọc truyện tranh chữ to nhiều hình ảnh minh hoạ, khối lớp 3,4, 5 các em thích đọc truyện ngắn, cố tích, đô rê mon Một số các em học sinh giỏi các môn các em thích đọc các sách khoa học, tham khảo, nâng cao Thư viện phải nắm bắt kịp thời để có phương án bổ sung đúng thời điểm bạn đọc cần. Bước 4. Tăng cường nâng cao công tác phục vụ bạn đọc Phục vụ đọc tại thư viện : Phòng đọc học simh chỉ có 45 chỗ ngồi nên mỗi buổi ra chơi thư viện chỉ phục vụ được một lớp. Vì vậy mỗi lớp chỉ được lên thư viện đọc 1 lần / tuần đọc xong trả lại cho thư viện hết giờ ra chơi. LỊCH PHỤC VỤ CÁC LỚP ĐỌC SÁCH TẠI THƯ VIỆN Buổi sáng: từ 7h đến 10h 15 phút Buổi chiều: Từ 14h đến 16h 20 phút THỨ BUỔI SÁNG BUỔI CHIỀU HAI Lớp 5A Lớp 5B BA Lớp 4A Lớp 4B TƯ Lớp 3A Lớp 3B NĂM Lớp 2A Lớp 2B SÁU Lớp 1A +1B (đọc to nghe chung ) Sắp xếp lại kho sách THƯ VIỆN LUÔN SẴN SÀNG PHỤC VỤ BẠN ĐỌC Phục vụ mượn: Tôi đã tham mưu với lãnh đạo trường mua mới trang bị cho mỗi lớp một kệ sách mi ni làm góc thư viện tại lớp giao cho lớp quản lý vào những buổi lớp không có lịch được lên thư viện đọc sách thì bạn lớp trưởng đại diện cho lớp lên thư viện mượn những tài liệu mà các bạn cần làm thủ tục ký mượn tập thể cho cả lớp khi nào đọc xong bạn lớp trưởng lại lên làm thủ tục trả và mượn lại cho lớp. Còn bạn nào muốn mượn về nhà tham khảo thì phải lên thư viện làm thủ tục ký mượn với cán bộ thư viện và chỉ được mượn tối đa không quá 2 cuốn / lần. và mỗi lần mượn không quá 7 ngày, nếu đến hạn chưa tham khảo xong phải đến thư viện làm thủ tục gia hạn mới được mượn tiếp. Thư viện luôn sẵn sàng phục vụ bạn đọc, thủ tục mượn đơn giản và thuận tiện, thân thiện với bạn đọc. ( Học sinh mượn về nhà phải trực tiếp lên gặp CBTV để làm thủ tục ký mượn vào sổ mượn của thư viện; giáo viên cũng vậy chỉ cần làm thủ tục ký mượn ở sổ mượn của thư viện rồi nhận tài liệu mình cần ). Bước 5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện. Công nghệ thông tin có thể ứng dụng trong hầu hết các chức năng của thư viện: Kiểm soát tài liệu mới nhập về thư viện từ các nguồn khác nhau, thống kê, báo cáo số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu, các phần mềm tiện ích cho thư viện.Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện là rất cần thiết. Nên thư viện đã ứng dụng và đưa phần mềm thư viện vào quản lý để học sinh và giáo viên tra cứu các tài liệu, thông tin liên quan đến các kỳ thi do cấp trên tổ chức đạt kết quả cao hơn. Bước 6. Xây dựng hình ảnh cán bộ thư viện thân thiện Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện, luôn gần gũi, vui vẻ, thân thiện và hoà đồng với mọi người, là người lựa chọn, bảo quản tài liệu, sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định, là nhịp cầu giúp bạn đọc đến gần với thư viện, tiếp xúc vốn tài liệu một cách chính xác và nhanh chóng. Vai trò, tư cách, hoạt động của cán bộ thư viện trong trường phổ thông nói chung và thư viện trường tiểu học có những nét đặc thù riêng. Đối với học sinh tiểu học, do sự phát triển tâm lý diễn ra không đồng đều, ý thức chưa cao nên vận động và phát triển theo quy luật riêng, do vậy cán bộ thư viện cần phải hiểu được giai đoạn phát triển tâm lý từng lứa tuổi cụ thể là từng khối lớp, từng nhóm học sinh để có những định hướng phù hợp. Cán bộ thư viện là người tham mưu đắc lực cho Ban giám hiệu, đề xuất những ý kiến để xây dựng và kiện toàn thư viện, vận động giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các phong trào của thư viện. Phối hợp tốt với bộ phận chuyên môn; Tổng phụ trách đội và học sinh trong nhà trường để thành lập tổ cộng tác viên thư viện nhằm hỗ trợ cho việc tuyên truyền, giới thiệu sách, phục vụ bạn đọc Bên cạnh đó cán bộ thư viện cần phải: Không ngừng học tập tự nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ. Phải là nhà tâm lý, là nhà tư vấn, hướng dẫn cho giáo viên và học sinh tiếp cận thông tin, tài liệu của thư viện. Cùng học sinh đọc cùng tranh luận về nội dung truyện để tạo mối quan hệ gần gũi, cỏi mở thân thiện tại phòng đọc cũng như các góc đọc ngoài trời. Làm chủ các trang thiết bị hiện đại trong phục vụ, bảo quản tài liệu chu đáo cẩn thận. Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ để cán bộ thư viện hoàn thành tốt hướng đi, nhiệm vụ của mình. 3.3 Điều kiện để thực hiện biện pháp, giải pháp Cơ sở vật chất đầy đủ Vốn tài liệu đa dạng, phong phú về số lượng và chất lượng ( phù hợp với thực tế dạy và học trong nhà trường. Có cán bộ thư viện chuyên trách am hiểu về lĩnh vực chuyên môn. Luôn làm tốt công tác vận động, tuyên truyền để mọi thành viên trong nhà trường tham gia và hưởng ứng các phong trào thư viện. Tổ chức cho giáo viên và học sinh có thói quen tham gia các hoạt động thư viện thường xuyên. 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Tạo cho học sinh môi trường thân thiện tự nguyện mỗi khi đến thư viện. Bản thân phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh tạo sự hoà đồng thân thiện giữa các lớp với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, hướng dẫn dặn dò các em khi đọc sách song phải đặt đúng nơi quy định không được mang sách về nhà. Thường xuyên luân chuyển thay đổi sách, tài liệu trong kệ các lớp để các em được thay đổi sách không gây nhàm chán. Từ đó các em luôn tự nguyện đến trường để tham gia các hoạt động thư viện thân thiện hơn. Bản thân phải theo dõi thường xuyên hoạt động đọc của các em để nắm bắt tình hình đọc và có hướng thay đổi luôn phiên các loại sách, báo các em cần trên kệ sách của lớp để các em được cập nhật sách mới có trong thư viện. thay đổi kịp thời đáp ứng yêu cầu của các em nhằm tạo cho các em gần gũi thân thiện với sách hơn . Công tác phục vụ bạn đọc luôn được coi là khâu quan trọng nhất trong các khâu hoạt động của thư viện. Tại vì làm tốt công tác này thì sách, tài liệu quý hiếm của đất nước mới được mọi người biết đến và tuyên truyền lẫn nhau mở mang kiến thức phục công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước . Bởi vậy các mối quan hệ đó chúng luôn có quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ cho nhau không thể thiếu một t
Tài liệu đính kèm: