Đề tài Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa học 9

Đề tài Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa học 9

Khi dạy bài “một số axit quan trọng” ta lồng ghép nội dung về: mưa axit. Em hiểu như thế nào là mưa axit, nguyên nhân dẫ đến mưa axit? Ta cần làm gì để tránh mưa axit xảy ra?

 Trong khói thải của các loại nhiên liệu, chất đốt có nguồn gốc hóa thạch (than đá, dầu mỏ), khí thải nhà máy, phương tiện giao thông có chứa SO2; NOx, khói chì.Các chất này khi gặp và kết hợp với hơi nước trong bầu khí quyển trở thành các axit: Axit sunfuric, axit nitric và muối rồi rơi xuống đất theo mưa. Chúng ta có thể gặp trong thực tế các trận mưa to, mưa xám (nước mưa màu đen, xám) hoặc vị chua củ nước mưa. Nếu độ pH của nước mưa nhỏ hơn 5,5 thì đó là mưa axit.

 Mưa axit gắn chặt với nơi có nền sản xuất công nghiệp cao, chất thải khí lớn và nơi có nhu cầu về năng lượng ô tô, dùng than rẻ tiền. Tuy nhiên các chất ô nhiễm có thể “di chuyển “ trong khí quyển qua biên giới các quốc gia, do vậy việc kiểm soát mưa axit là vấn đề quốc tế.

 Mưa axit có tác động lớn đến nhà cửa, các công trình xây dựng, cây ối, đất đai, hồ nước và tôm cá cùng thủy sinh vật.

+ Thiệt hại mưa axit ở Vương quốc Anh do mỗi kg SO2 gây nên hằng năm: (Nguồn Kerry Turner, David Pearce lan Bateman- Kinh tế môi trường,1993)

 

doc 23 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 5246Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kiến thức tích hợp của môn học giúp cho việc học tập trở nên hứng thú và không cón khô khan. Ngoài ra còn tăng them niềm say mê của các em đối với môn học và các em cũng có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh hơn.
*Khó khăn:
- Vẫn còn một số em cảm thấy không có hứng thú trong việc tìm tòi, khám phá các kiến thức lien quan đến môn học. Vì vậy, các em không hiểu rõ bản chất của môn học, thiếu kiến thức thực tế. Các em chỉ tập trung vào giải các bài toán mà quên đi ứng dụng của các chất hay những nội dung về Hóa học với môi trường.
2.2 Thành công – Hạn chế
* Thành công: Sau khi áp dụng việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa học, học sinh cảm thấy yêu thích môn học hơn, thích tìm tòi, khám phá những vấn đề xung quanh về môi trường có liên quan đến môn Hóa học và trao đổi lại với chính giáo viên. Các em cũng có ý thức hơn trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường bằng những việc làm , những hành động cụ thể như: trồng và chăm sóc cây xanh, không xả rác, tuyên truyền với những người xung quanh.
*Hạn chế: Mặc dù đã cố gắng tìm tòi tuy nhiên vẫn còn thiếu sót một số phần tích hợp ở những bài học cụ thể.
2.3 Mặt mạnh – Mặt yếu
 Đề tài có thể dùng để tham khảo cho giáo viên đang giảng dạy môn Hóa học lớp 9 cũng như những giáo viên ở bộ môn khác như Lịch sử, công nghệ, địa líHọc sinh biết được tầm quan trọng của việc học môn Hóa và các em sẽ có ý thức học tập tốt hơn cũng như có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.
 Vì sự hiểu biết có hạn nên có thể vẫn còn thiếu sót phần tích hợp ở mỗi bài cụ thể và phương tiện dạy học đôi lúc chưa đáp ứng được đầy đủ để việc triển khai đề tài được thánh công nhất.
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Từ thực tế của việc giảng dạy tôi nhận thấy nguyên nhân các em học sinh chưa hiểu, chưa nắm rõ những yếu tố tác động của con người với môi trường hay ngược lại là do các em chưa chịu khó tìm tòi khám phá hay do gia đình các em không có những phương tiện để nhằm phục vụ cho sự tìm hiểu đó. Mặt khác, vì kỹ năng làm bài tập của các em chưa được tốt nên khi giảng dạy giáo viên thường chú ý đến việc giải các bài tập mà quên đi việc tích hợp những nội dung về môi trường trong các bài học cụ thể.
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Từ thực trạng đã nêu, cũng như kèm với việc khảo sát ban đầu về sự hểu biết của các em về hiệu ứng nhà kính, mưa axit, nhiên liệu sạch hay vai trò cúa Hóa học trong cuộc sống thì nhận thấy kết quả là: Đa số các em chưa hiểu biết về hiệu ứng nhà kính, mưa axit, nhiên liệu sạch (60% -70%); các em cũng chưa nhận thấy rõ vai trò của môn Hóa học với đời sống, với môi trường (70%). Và chủ yếu là do 2 nguyên nhân:
 Nguyên nhân thứ nhất: do các em chưa chịu khó tìm tòi khám phá hay do gia đình các em không có những phương tiện để nhằm phục vụ cho sự tìm hiểu đó. Với nguyên nhân này giải pháp khắc phục là khơi gợi sự tò mò ở các em về môi trường xung quanh ta bằng một số câu hỏi như:Vì sao có một số trường hợp khi đào giếng sâu lại chết? Làm thế nào để tránh được trường hợp như vậy? hay: Xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân lân, gạch ngóicây cối thường ít xanh tươi, nguồn nước ô nhiễm.Điều đó được giải thích như thế nào?; hay: Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón vôi bột và còn rất nhiều những câu hỏi khác ta có thể đặt ra nhàm kích thích sự tò mò, ham tìm hiểu của các em từ đó các em biết được khi học tập môn Hóa học thì nó rất gần gũi với môi trương ta đang sinh sống.
 Nguyên nhân thứ hai là do: vì kỹ năng làm bài tập của các em chưa được tốt nên khi giảng dạy giáo viên thường chú ý đến việc giải các bài tập mà quên đi việc tích hợp những nội dung về môi trường trong các bài học cụ thể. Ở nguyên nhân này ta cần khắc phục bằng cách không nên quá “ôm đồm” và chú trọng quá sâu vào việc giải bài tập của các em. Ta nên định hướng để các em có khả năng tự học và thay vào đó là khi soạn giáo án ở nhũng bài học có thể tích hợp nộii dung về môi trường thì ta nên tìm hiểu và tích hợp những nôi dung ấy vào vừa giúp các em có những kiến thức nhất định về cuộc sống xung quanh vừa tăng them long yêu thích, say mê với môn học.
3.GIẢI PHÁP- BIỆN PHÁP
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
 Viết lại những kinh nghiệm về tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở những bài học cụ thể trong quá trình giảng dạy nhằm giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường và tăng thêm lòng yêu thích môn học cũng như bộc lộ them khả năng tự tìm tòi, khám phá về cuộc sống xung quanh ta.
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp trên
Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng đề nâng cao ý thức bảo vệ môi trường với các em học sinh thì ta cần:
* Thứ nhất : Lồng ghép, đặt câu hỏi và hướng dẫn học sinh đưa ra các biện pháp về chống ô nhiễm môi trường nhằm kích thích sự tò mò của các em cụ thể như:
1.Khi dạy bài “Oxit” ta lồng ghép nội dung về: Hiệu ứng nhà kính. Em hiểu gì về Hiệu ứng nhà kính?
Và giải thích:
 Một cách chính xác có thể hiểu như sau: “hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái đất bị nóng dần lên do khí Cacbonic (CO2) trong khí quyển.
 Nồng độ khí này tăng cao do sự xả thải của các nhà máy, xí nghiệp, xe cộ
Các lò ghạch ở địa bàn xã EaBông- huyện Krông Ana
 Người ta ước tính, nếu khí quyển Trái đất không có cacbonic thì nhiệt độ trung bình giảm khoảng 21oC so với nhiệt độ hiện tại. Còn ngược lại, nếu hàm lượng Cacbonic trong khí quyển tăng gấp đôi thì nhiệt độ trái đất tăng khoảng 4oC. Nhiệt độ trái đất tăng cao dẫn đến tình trạng băng ở hai địa cực tan ra, nước biển dâng cao. Trong 30 năm tới nếu không ngăn chặn “hiệu ứng nhà kính” kéo theo một số làng mạc gần bờ biển sẽ chìm trong nước biển. Để hạn chế hiệu ứng này, cần thiết là phải giảm hàm lượng cacbonic trong khí quyển. Một số biện pháp có thể làm là: hạn chế sử dụng nhiên liệu truyền thống, trồng nhiều cây xanh, bảo vệ rừng và thảm thực vật tự nhiên.
Một số hình ảnh về hậu quả của “Hiệu ứng nhà kính”
* Biện pháp khắc phục: Cần hạn chế khí thải công nghiệp và các khí thải sinh hại vào không khí.  Các nhà máy, xí nghiệp cần có biện pháp để xử lí các khí độc hại trước khi thải vào môi trường.
(Giáo dục môi trường – Nguyễn Kim Hồng)
2. Khi dạy bài “một số axit quan trọng” ta lồng ghép nội dung về: mưa axit. Em hiểu như thế nào là mưa axit, nguyên nhân dẫ đến mưa axit? Ta cần làm gì để tránh mưa axit xảy ra?
 Trong khói thải của các loại nhiên liệu, chất đốt có nguồn gốc hóa thạch (than đá, dầu mỏ), khí thải nhà máy, phương tiện giao thông có chứa SO2; NOx, khói chì...Các chất này khi gặp và kết hợp với hơi nước trong bầu khí quyển trở thành các axit: Axit sunfuric, axit nitric và muối rồi rơi xuống đất theo mưa. Chúng ta có thể gặp trong thực tế các trận mưa to, mưa xám (nước mưa màu đen, xám) hoặc vị chua củ nước mưa. Nếu độ pH của nước mưa nhỏ hơn 5,5 thì đó là mưa axit.
 Mưa axit gắn chặt với nơi có nền sản xuất công nghiệp cao, chất thải khí lớn và nơi có nhu cầu về năng lượng ô tô, dùng than rẻ tiền. Tuy nhiên các chất ô nhiễm có thể “di chuyển “ trong khí quyển qua biên giới các quốc gia, do vậy việc kiểm soát mưa axit là vấn đề quốc tế.
 Mưa axit có tác động lớn đến nhà cửa, các công trình xây dựng, cây ối, đất đai, hồ nước và tôm cá cùng thủy sinh vật.
+ Thiệt hại mưa axit ở Vương quốc Anh do mỗi kg SO2 gây nên hằng năm: (Nguồn Kerry Turner, David Pearce lan Bateman- Kinh tế môi trường,1993)
+Nhà cửa : 0,400 Bảng Anh
+Sức khỏe : 0,007 Bảng Anh
+Rừng < 0,600 Bảng Anh
+Mùa màng : 0,110 Bảng Anh
Tổng: < 1,117 Bảng Anh
*Mức độ ô nhiễm ở một số cơ sở sản xuất ở nước ta
Tên xí nghiệp
Bụi (mg/m3)
SO2 (mg/m3)
NO2 (mg/m3)
Gạch Tân Xuyên Hà Bắc
11,0 – 391
5 - 28
Phân Lân Văn Điển
8 – 457
Nhà máy chế tạo công cụ đo điện
3 – 105
2 - 108
50
(Tài liệu: Hóa học và sự ô nhiễm môi trường – Nguyễn Đăng Độ)
 Một số hình ảnh về hậu quả của mưa axit gây ra
*Biện pháp khắc phục: Trồng thêm nhiều cây xanh. Tăng cường rừng phòng hộ. Phủ xanh đất trống đội núi  trọc.  Rừng chính là  lá  phổi của  trái đất. Vì vậy cần có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ.
3.Khi dạy bài “phân bón hóa học” ta lồng ghép nội dung về: ô nhiễm đất hiện nay do phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật . Em hãy nêu thực trạng về việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương ta hiện nay? Việc làm đó sẽ gây hậ quả gì? Biện pháp khắc phục ra sao?
 Sử dụng phân bón quá liều lượng, làm cho đất bị chua, cứng đất gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. 
 Đất có thể bị chua tự nhiên do mưa nhiều sinh, một số hợp chất hữu cơ bị chuyển hóa thành lưu huỳnh, tạo thành axit sunfuric, cuối cùng tạo thành gốc sunfat gây chua đất. Đất cũng có thể bị chua do sử dụng phân đạm sunfat không hợp lí. Việc ô nhiễm đất có thể kéo theo việc ô nhiễm trực tiếp nguồn nước và có thể cả không khí.
 Phân bón Hóa học Bón phân cho cây cà phê
- Việc sử dụng quá liều thuốc bảo vệ thực vật còn có thể làm cho con người và các loài động vật bị nhiễm độc nếu tiêu thụ các thực phẩm đó.
Việc sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
*Biện pháp khắc phục: Hạn chế sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Nếu sử dụng thì cần phải có sự cân đối, hợp lí.
4.Khi dạy bài “kim loại” ta lồng ghép nội dung về: tác hại của một số kim loại với cơ thể người. Giáo viên sẽ giới thiệu cho HS: Khi sử dụng một số kim loại sau thì ta cần phải chú ý như:
a) Chì
- Chì là nguyên tố  có độc  tính cao  đối với  sức khỏe con người và động vật. Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương lẫn  hệ thần kinh ngoại biên. 
- Người  bị nhiễm  độc  chì  thường rối loạn một số chức năng  cơ thể, thường  là rối  loạn  bộ phận  tạo huyết (tủy xương). Tùy theo mức độ nhiễm độc  có thể  gây nên  những  triệu  chứng  như  đau  bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết  áp vĩnh viễn, tai biến mạch máu não, nếu nhiễm độc nặng có thể bị tử vong. Đặc tính nổi bật của chì là sau khi xâm nhập vào cơ thể nó không bị đào thải mà ngược lại nó tích tụ theo thời gian.
- Chì đi vào  cơ thể  người qua  nước  uống,  không khí, thức ăn bị nhiễm chì. Khi vào cơ thể nó bị tích tụ đến một lúc  nào đó mới bắt đầu gây độc hại.     
b. Thủy ngân
 - Độc tính của  thủy ngân  phụ thuộc  dạng  hóa học  của nó. Thủy ngân nguyên tố tương đối trơ không độc. Nếu  nuốt  phải thủy ngân kim loại thì sau đó có thể được thải ra mà  không gây  hậu quả  nghiêm trọng. Nhưng thủy ngân dễ bay hơi ở nhiệt độ thường, nếu hít phải  hơi thủy  ngân sẽ  rất độc. Trong  nước metyl thủy ngân là dạng độc nhất. Chất này  hòa tan mỡ  và phần  chất béo của màng não tủy, phá hủy hệ thần  kinh trung   ương,   phân  liệt  nhiễm  sắc  thể  và quá trình phân chia tế bào. Trẻ em bị  nhiễm độc  thủy ngân  sẽ bị phân liệt, gây co giật không chủ động. 
Nguồn Hg nhân tạo đưa vào môi trường chủ yếu là từ các chất thải, bụi  khói   của   các   nhà   máy  luyện  kim,  hóa chất sản xuất đèn huỳnh quang, nhiệt kế,  nhà máy  sản xuất  thuốc bảo  vệ thực 
c. Mangan
  - Xét về mặt dinh dưỡng Mn là nguyên tố vi lượng, nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày từ 30 - 50 micro g/kg trọng lượng  cơ thể. Nhưng nếu hàm lượng lớn lại gây độc hại cho cơ thể con người. Mn gây độc mạnh với nguyên sinh chất của tế bào, đặc biệt là tác động lên hệ thần kinh trung  ương, gây tổn thương thận và bộ máy tuần hoàn, phổi, ngộ độc nặng gây tử vong. Mn  đi vào môi trường do quá trình rửa trôi, xói mòn và do các chất thải công nghiệp luyện kim, acqui, phân bón hóa học 
5. Khi dạy bài “nhiên liệu” ta lồng ghép nội dung về: vấn đề sử dụng nhiên liệu hiện nay
- Nhiên liệu chủ yếu dùng trong các động cơ hiện nay là các sản phẩm từ dầu mỏ: khí, xăng nhẹ, dầu lửa, gasoil nhẹ
+ Xăng  nhẹ  được  dùng làm  nguyên liệu cho các động cơ đốt trong. Chất lượng xăng được đánh giá qua chỉ số octan . Để  tăng  khả  năng  chống  kích nổ của xăng, trước kia người ta thêm vào các hợp chất như tetra chì Pb(C2H5)4 và do đó trong khí thải của các động cơ ngoài các khí CO, NO, CO2  còn có  cả  các hợp chất của Pb. Tác hại của chì trong khí thải với sức khỏe con người. 
+ Khí CO2  sinh ra  do sự  cháy  của  động  cơ  đốt  trong  là  nguyên  nhân chính làm tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển, tăng “hiệu ứng nhà kính”.
* Biện pháp khắc phục: Tìm các nguồn nguyên liệu mới để thay thế là Biogas: 
(Hóa học và sự ô nhiễm môi trường – Vũ Đăng Độ)
 * Thứ hai: Giáo viên đưa ra mục tiêu cụ thể tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học lớp 9 qua các chương / bài ở trường THCS Nguyễn Trãi và kèm theo đó là nhũng tài liệu, tư liệu để phục vụ tốt cho mục tiêu của bài học
Bài
Nội dung tích hợp môi trường
Kiến thức
Thái độ- tình cảm
Kĩ năng- hành vi
Bài 2: Một số oxit quan trọng
-SO2 gây độc hại cho con người. Là một trong những chất gây mưa axit.
-Cách xử lí chất thải có chứa SO2; SO3 là dùng nước vôi.
Có ý thức xử lí chất độc hại sau khi thí nghiệm để chống ô nhiễm môi trường.
-Xác định tác nhân gây độc hại, gây ô nhiễm.
- Khử chất thải độc hại sau khi thí nghiệm
Bài 4: Một số axit quan trọng
Hiểu được:
- H2SO4 nhất axit đặc gây bỏng nặng, làm hỏng các giác quan nếu tiếp xúc với nó.
- Chất thải gây ô nhiễm môi trường do sản xuất H2SO4 và phân superphotphat.
- Nhận biết axit H2SO4 trong dung dịch hoặc trong chất thải
Có ý thức giữ gìn an toàn khi làm việc với H2SO4 đặc
- Xác định được nguồn gây ô nhiểm và chất thải gây ô nhiễm.
- Biết giải pháp chống ô nhiễm ở phòng thí nghiệm, nơi sản xuất.
- Nhận biết chất thải trong thực tiễn.
Bài 11: Phân bón hóa học
-Phân bón hóa học và vấn đề ô nhiễm môi trường nước, bạc màu đất và vệ sinh an toàn thực phẩm.
-Có ý thức sử dụng các loại phân bón an toàn, hợp lí nhằm giảm ô nhiễm môi trường.
Bài 18: Nhôm
-Phương pháp sản xuất nhôm từ quặng bôxit và vấn đề ô nhiễm môi trường.
-Khả năng phản ứng với kim loại gây thiệt hại cho các đồ vật làm bằng kim loại và các công trình.
- Ý thức được vai trò của môi trường với con người và tác động của con người với môi trường.
-Nhận biết được nhôm và hợp chất nhôm trong chất thải công nghiệp.
Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép
- Vai trò của môi trường với con người và tác động của con người với môi trường tự nhiên thông qua sản xuất gang, thép.
-Đề xuất sử dụng phế liệu và chất thải góp phần làm sạch môi trường.
Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
Hiểu được:
- Thành phần, tính chất hóa học của một loại vật liệu quan trọng là kim loại.
- Các phương pháp điều chế kim loại.
Bảo quản và sử dụng đồ dùng bằng kim loại.
Có ý thức sử dụng và bảo quản hợp lí, hiệu quả đồ dùng bằng kim loại một cách khoa học
- sử dung phê liệu kim loại và chống ô nhiễm môi trường
- Tìm hiểu tính chất vật lí, hóa học, phương pháp điều chế kim loại.
- đề xuất biejn pháp xử lí phế liệu kim loại, góp phần bảo vệ môi trường.
- nhận biết được tác động tới môi trường 
do điện phân, mạ điện, điều chế kim loại.
Bài 26: Clo
- Khí clo với con người, động thực vật
- Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và biện pháp bảo vệ môi trường trong lớp học.
- Sản xuất clo trong công nghiệp và vấn đề ô nhiễm môi trường khống khí.
- Có ý thức bảo vệ môi trường trong cuộc sống và học tập hóa học.
- Vận động mọi người thực hiện
- Nhận biết được chất gây ô nhiễm.
- Khử chất thải độc hại là khí clo, hợp chất của clo bằng nước vôi
Bài 27: Cacbon
-Các phản ứng của cacbon với oxi, với oxit kim loại đều sinh ra khí CO2 và tỏa nhiệt.
- NGuyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng cacbon làm nhiên liệu, chất đốt.
-Có ý thức bảo vệ môi trường không khí trong khi đun nấu, nung vôi
- Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
-Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường căn cứ vào tính chất của chất thải.
Bài 28: Các hợp chất của cacbon
-Quá trình hình thành, tính chất các hợp chất CO, CO2 gây ô nhiễm môi trường. CO rất độc có thể nguy hại tới tính mạng con người ở một liều lượng nhất định.
- CO2 là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.
- Nguyên nhân của sự bào mòn đá vôi trong tự nhiên.
-Có ý thức xử lí chất thải sau thí nghiệm.
- Xác định nguồn, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Bài 29: Axit cacbonic. Muối cacbonat
Trong tự nhiên C chuyển từ dạng này sang dạng khác, tạo thành chu trình khép kín do đó nếu không có cây xanh, chu trình này sẽ bị đứt đoạn, tạo nhiều CO2 gây hại môi trường
Có ý thức bảo vệ môi trường.
-Nhận biết vấn đề ô nhiễm môi trường do công nghiệp sản xuất xi măng, thủy tinh, gốm, sứ.
- Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường.
Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat
-Muối silicat là nguyên liệu chính của công nghiệp silicat.
- Vấn đề ô nhiễm ôi trường do công nghiệp sản xuất xi măng, thủy tinh, gốm, sứ.
Có ý thức bảo vệ môi trường.
- Nhận biết vấn đề ô nhiễm môi trường do công nghiệp sản xuất xi măng, thủy tinh, gốm, sứ.
- Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường.
Bài 36: Metan
-Tính chất của metan.
-Khí metan là thành phần chính của khí thiên nhiên, khí mỏ dầu và dầu mỏ.
Khí metan được sử dụng trong cuộc sống khi đốt cháy tạo thành khí CO2 gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Bài 39: Benzen
-Benzen có độc tính, có thể gây ung thư và vô sinh.
-Cẩn thận khi thí nghiệm hoặc tiếp xúc với benzene.
-Chú ý xử lĩ chất thải sau thí nghiệm.
Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên
-Khai thác, chế biến dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu và chống ô nhiễm môi trường.
- Hiện tượng dầu loang
-Vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác, vận chuyển, chế biến dầu mỏ.
Bài 47: Chất béo
-Là chất không tan trong nước, khi để lâu dưới tác dụng của hơi nước, oxi và vi khuẩn gây mùi ôi, làm ô nhiễm môi trường, gây hại sức khỏe.
Bài 52: Tinh bột và xenlulozơ
-Vấn đề chống ô nhiễm môi trường trong sản xuất đường, giấy, rượu bia.
-Quá trình quang hợp của cây xanh tạo thành tinh bột góp phần đảm bảo cân bằng môi trường
Có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh.
-Bảo quản đồ dùng bằng tre, gỗ.
-Biết trồng và chăm sóc cây xanh.
Bài 54: Polime
-Đề xuất biện pháp xử lý rác thải làm bằng vật liệu polime 
Có ý thức thu gom phế liệu, rác thải từ các đồ vật làm từ polime 
-Đề xuất xử lí rác thải.
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp:
Đề giải pháp trên có thể áp dụng thành công trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thì trước hết bản than giáo viên phải giảng dạy với tinh thần trách nhiệm cao, giáo viên cần chịu khó tìm hiểu qua các tài liệu, tu liệu hay trên internetđể có thêm kiến thức vừa rộng, vừa sâu.
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp:
Các biện pháp đã được nêu ra trong đề tài phù hợp với những giải pháp đã được đưa ra.
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM VÀO GIẢNG DẠY
Năm học : 2014 – 2015
STT
Câu hỏi
Câu trả lời
Số HS chọn
Tỷ lệ (%)
1
Em đã làm gì nhằm bảo vệ môi trường sống của chúng ta?
A.Không xả rác.
B.Trồng cây xanh.
C.Đi xe đạp.
D.Tất cả các phương án trên.
10 
15
5
80
10%
15%
5%
80%
2
Hiệu ứng nhà kính là hệ quả của?
A. Sự phá hủy ozon trên tầng khí quyển.
B. Sự lưu giữ bức xạ hồng ngoại bởi lượng dư khí CO2 trong khí quyển.
C. Sự chuyển động “Xanh” duy trì trong sự bảo tồn rừng.
D. Sự hiện diện của lưu huỳnh oxit trong khí quyển.
5
70
15
10
5%
70%
15%
10%
3
Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường?
A.Than đá
B. Xăng, dầu
C. Khí Butan (gaz)
D. Than gỗ
0
10
80
10
0%
10%
80%
10%
4
Nguyên nhân gây mưa axit là gì?
A.Do bầu trời.
B. Do khói, bụi
C. Do thủng tầng ozon
D. Do không khí bị ô nhiễm chứa các khí: SO2; NOx
0
15
0
85
0%
15%
0%
85%
5
Nguyên nhân của biến đổi khí hậu hiện nay là gì?
A.Do sự thay đổi cường độ ánh sáng của Mặt Trời.
B.Do nước biển dâng.
C.Do hàm lượng khí CO2; CH4; N2O trong không khí quá nhiều.
D.Cả A và C
30
10
20
40 
30%
10%
20%
40%
6
Việc học tốt môn Hóa học nhằm mục đích gì?
A.Học để thi
B.Nhằm tìm ra giải pháp để bảo vệ môi trường cũng như không có những tác động xấu đến môi truờng.
20
80
20%
80%
Học kỳI năm 2015 -2016
STT
Câu hỏi
Câu trả lời
Số HS chọn
Tỷ lệ (%)
1
Em đã làm gì nhằm bảo vệ môi

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_25_233_2010921.doc