Đề tài Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1

Đề tài Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1

Sau khi cho học sinh học thật thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản một cách vững vàng thì tiếp theo là phần học chữ cái.

Lúc này tôi dạy cho các em nhận diện, phân tích từng nét trong từng con chữ cái và nếu chữ cái đó có cùng tên, mà lại có nhiều kiểu viết – kiểu in khác nhau hay gặp trong sách báo như chữ /a/, chữ /g/ thi tôi phân tích cho học sinh hiểu và nhận biết đó cũng là chữ /a/ hay chữ /g/ để khi gặp kiểu chữ đó được in trong sách báo trẻ dễ hiểu, dễ đọc không bị lúng túng.

Từ việc học kỹ cấu tạo âm bởi những nét chữ cơ bản thật kỹ và tỉ mỉ như trên sẽ giúp trẻ phân biệt được sự khác nhau cả về cất tạo và tên gọi của âm.

Sang phần âm ghép ( chữ có hai âm ghép lại với nhau). Tôi cho học sinh sắp xếp các âm có âm h đứng sau thành một nhóm để thấy được sự giống nhau và khác nhau của các âm đó.

Ví dụ:

+ Các âm ghép: ch - c; nh - n; th - t; kh - k; gh - g.

+ Còn lại các âm : gi,tr, qu,ng tôi cho học kỹ về cấu tạo.

Trong từng tiết học, từng bài ôn tôi luôn tìm đủ cách để kiểm tra phát hiện sự tiến bộ của trẻ thông qua các bài đọc, các giờ chơi, giờ nghỉ . từ đó củng cố thêm kiến thức cho học sinh.

 

doc 3 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 6778Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tư do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: :.
1. Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1.
	2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp tác nghiệp giảng dạy
	3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
	3.1. Tình trạng giải pháp:
3.1.1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
Ở lớp Một các em học sinh bắt đầu làm quen với: Nghe, nói,đọc,viết. Và kỹ năng đọc rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời. Nhưng để các em đọc tốt được giữa học sinh và giáo viên cũng có không ít ưu và nhược điểm sau:
 Ưu điểm: 
 - Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi, giảng dạy. 
 Nhược điểm: 
 - Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Do đặc trưng vùng miền nên các em chủ yếu phát âm sai l / n ; r/d ; ch/tr . .. Đa số phụ huynh trong lớp là dân làm vườn không , chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để kèm cặp con em mình học bài, đọc bài ở nhà.
 - Từ thực trạng trên tôi nhận thấy: Để học sinh đọc bài tốt mà không nặng nề đối với học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng dạy học, việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh là hết sức cần thiết. Nên tôi đã chọn giải pháp: “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1”.
3.2. Nội dung giải pháp :
 3.2.1. Mục đích của giải pháp:
 - Kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một rất quan trọng, đó cũng là sự phản hồi của kết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó thể hiện kết quả nhận biết các con chữ, các vần, và khả năng ghép chữ cái với nhau thành vần, ghép chữ cái với vần thành tiếng, và khả năng đọc từ, đọc câu sau cùng là đọc được một bài văn ngắn, một bài thơ ngắn. Khi đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câu còn yêu cầu các em phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc chính xác. 
3.2.2. Nội dung giải pháp: 
 - Điểm mới của giải pháp: Chuyển từ cách học trước đây học sinh được nhìn chép, được đánh vần từng tiếng. Sang cách học mới của Công Nghệ Giáo dục, là đánh vần theo cơ chế tách đôi, đọc và nghe viết chính tả,nắm luật chính tả chắc chắn. Các em sẽ đọc tốt hơn nhờ những kĩ năng mà giáo viên rèn luyện qua từng mẫu mà các em được học.
+ Để rèn kĩ năng đọc cho các em có hiệu quả, tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:
3.2.2.1/Rèn đọc qua các nét cơ bản.
 Để cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ những nét chữ này tôi phân theo cấu tạo các nét có tên gọi và cấu tạo gần giống nhau thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh.Dựa vào các nét cơ bản này mà học sinh phân biệt được chữ cái, kể cả những chữ cái có hình dáng cấu tạo giống nhau.
 VD: Các nét chữ cơ bản và tên gọi: 
 Nhóm 1: nét xiên.
 Nhóm 2: nét móc. 
 Nhóm 3: nét cong. 
 Nhóm 4: nét khuyết. 
 3.2.2.2/ Rèn đọc qua phần âm.
 Sau khi cho học sinh học thật thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản một cách vững vàng thì tiếp theo là phần học chữ cái.
Lúc này tôi dạy cho các em nhận diện, phân tích từng nét trong từng con chữ cái và nếu chữ cái đó có cùng tên, mà lại có nhiều kiểu viết – kiểu in khác nhau hay gặp trong sách báo như chữ /a/, chữ /g/ thi tôi phân tích cho học sinh hiểu và nhận biết đó cũng là chữ /a/ hay chữ /g/ để khi gặp kiểu chữ đó được in trong sách báo trẻ dễ hiểu, dễ đọc không bị lúng túng.
Từ việc học kỹ cấu tạo âm bởi những nét chữ cơ bản thật kỹ và tỉ mỉ như trên sẽ giúp trẻ phân biệt được sự khác nhau cả về cất tạo và tên gọi của âm.
Sang phần âm ghép ( chữ có hai âm ghép lại với nhau). Tôi cho học sinh sắp xếp các âm có âm h đứng sau thành một nhóm để thấy được sự giống nhau và khác nhau của các âm đó. 
Ví dụ:
+ Các âm ghép: ch - c; nh - n; 	th - t; kh - k; gh - g.
+ Còn lại các âm : gi,tr, qu,ng tôi cho học kỹ về cấu tạo.
Trong từng tiết học, từng bài ôn tôi luôn tìm đủ cách để kiểm tra phát hiện sự tiến bộ của trẻ thông qua các bài đọc, các giờ chơi, giờ nghỉ.. từ đó củng cố thêm kiến thức cho học sinh.
3.2.2.3/ Rèn đọc qua phần vần. 
Khi dạy vần giáo viên phải cho học sinh nắm chắc các kiểu vần: vần chỉ có âm chính ví dụ mẫu ba, vần có âm đệm âm chính, vần có âm chính âm cuối, vần có âm đệm âm chính và âm cuối. Từ đó các em sẽ đọc chuẩn, đọc đúng và phân tích chính xác các mẫu vần. Phần này có những nguyên âm đôi các em nắm chắc khi đọc sẽ không sai và viết sẽ đúng luật chính tả:
Ví dụ: nguyên âm đôi /iê/: đọc là / ia/ khi không có âm cuối đi kèm trong tiếng “ mía”. Đọc là iê khi có âm cuối đi kèm trong tiếng “ miên”.
Ví dụ: nguyên âm đôi /uô/ : đọc là ua khi không có âm cuối đi kèm trong tiếng “cua”. Đọc là uô khi có âm cuối đi kèm trong tiếng “ cuốn”.
 Để giúp trẻ học tốt phần vần, tôi tập cho học sinh thói quen:nhận diện, phân tích cấu tạo của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần để các em học vững.
	3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Qua một thời gian áp dụng các giải pháp trên, tôi thấy học sinh chăm chỉ, chủ động tiếp thu kiến thức, có hứng thú ,học sinh phát âm chuẩn, đọc rõ ràng,lưu loát, nhiều em đọc diễn cảm. Tôi tin rằng với những giái pháp trên khi đưa vào vận dụng tại các lớp 1 sẽ mang lại kết quả khả quan. 
	3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Trong quá trình áp dụng các biện pháp trên để rèn kỹ năng đọc tôi đưa ra chất lượng cuối kì I lớp tôi đạt kết quả như sau: TSHS: 40 em
Thời gian
HS đọc tốt
Hs đọc chưa tốt
Số lượng
Đạt%
Số lượng
Đạt%
Giữa HK I
25
62,5
15
37,5
Cuối HK I
36
90
4
10
 Dương Tơ, ngày tháng năm 2018
	 Người mô tả

Tài liệu đính kèm:

  • docmo_ta_sang_kien_7589_2013559.doc