Đề tài Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn Tiếng Việt lớp 6 (Mô hình trường học mới Việt Nam) ởtrường THCSTô Hiệu

Đề tài Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn Tiếng Việt lớp 6 (Mô hình trường học mới Việt Nam) ởtrường THCSTô Hiệu

Chương trình Ngữ văn theo Mô hình trường học mới vẫn giữ nguyên ba phân môn là Văn bản –tiếng Việt và Tập làm văn nhưng sẽ không trình bày mục tiêu riêng của từng phân môn mà cố gắng tìm ra sự đồng quy của ba phân môn để qua đó thực hiện quan điểm tích hợp. Chương trình mới coi trọng cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.Khi dạy phân môn tiếng Việt giáo viên phải thực sự chú ý rèn cho học sinh cả 4 kĩ năng trên.Đặc biệt là việc rèn từ, đặt câu và viết đoạn văn là việc làm rất cần thiết của giáo viên khi dạy phân môn tiếng Việt nhằm giúp học sinh sẽ cảm thụ tốt khi học Văn bản và tạo lập văn bản tốt khi học Tập làm văn.

Trong thực tế giảng dạy chương trình VNEN, tôi nhận thấy với phân môn tiếng Việt trong sách hướng dẫn học Ngữ văn 6,Bộ giáo dục đã thiết kế lồng ghép các đơn vị kiến thức tiếng Việt vào trong một bài dạy chung cụ thể của chương trình. Tuy biên soạn đã có sự đổi mới, thay đổi, chính lí, bổ sung nhưng cũng không kém phần khó hiểu vì đã có sự cắt xén, giảm bớt nội dung kiến thức so với chương trình hiện hành. Nếu giáo viên lên lớp mà không nghiên cứu kĩ tài liệu thì khi giảng dạy nếu cứ rập khuôn theo câu hỏi của sách tài liệu hướng dẫn học đôi khi sẽ gặp một số trở ngại trong dạy học. Bên cạnh đó trong những năm gần đây, tình hình học sinh trong nhà trường có sự biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, với tình trạng học sinh chây lười trong việc học các môn, trong đó có bộ môn Ngữ văn sẽ ảnh hướng rất lớn đến chất lượng giờ dạy.

 

doc 25 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 3417Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm về vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn Tiếng Việt lớp 6 (Mô hình trường học mới Việt Nam) ởtrường THCSTô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng dạy. Đặc biệt đối với môn Ngữ văn giáo viên phải giảng dạy tích hợp ba phân môn là Văn – Tiếng Việt – Tập Làm Văn nên việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực phải thật sự khéo léo thì mới tổ chức cho học sinh hoạt động để lĩnh hội tri thức được. Trong đó đối với phân môn tiếng Việt trong phân phối chương trình không nhiều tiết nhưng không phải vì thế mà chúng ta không quan tâm đến phân môn này. Giảng dạy tiếng Việt làm sao đạt được hiệu quả để học sinh không nhàm chán, ngược lại học sinh ham học phân môn này đó chính là điều trăn trở của mỗi giáo viên khi lên lớp.
II.2.Thực trạng:
Thuận lợi- khó khăn: 
* Thuận lợi:
- Được Sở giáo dục& Đào tạo Đăk Lăk,Phòng giáo dục& Đào tạo Krông Ana cử đi tập huấn, lĩnh hội phương pháp tổ chức, dạy học theo mô hình trường học mới ngay từ đầu năm học 2015 – 2016.
- Được nhà trường trang bị cơ sở vật chất đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
- Phía phụ huynh học sinh cũng đã tạo điều kiện về thời gian cho con học bài ở nhà.
 - Bản thân tôi đã trực tiếp dạy chương trình Ngữ văn lớp 6 (VNEN) nên rút ra được kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy.
* Khó khăn:
 Đối với giáo viên: Việc áp dụng phương pháp dạy học mới theoMô hình trường học mới còn nhiều bỡ ngỡ.
 Đối với học sinh: Học sinh của trường THCS Tô Hiệu đa phần là con em đồng bào dân tộc thiếu số nên có học lực không đồng đều, số học sinh có học lực yếu khá cao. Do khả năng tiếp thu kiến thức của các em chậm và đa số là lười học, về nhà không học bài cũ, không soạn bài mới trước khi đến lớp; Do nhiều em còn rụt rè, thiếu tự tin khi giao tiếp và học tập. Những học sinh học ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu và trường tiểu học Ea Bông các em chưa được học chương trình VNEN nên giáo viên phải mất rất nhiều thời gian để giúp đỡ các em làm quen với phương pháp mới.
b.Thành công- hạn chế: 
 Với việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào phân môn tiếng Việt ở chương trình Ngữ văn 6 (VNEN) đối với bản thân tôi đã có một số thành công nhất định đó là:
Giáo viên khi đứng lớp tự tin hơn vì đã thiết kế được kế được kế hoạc dạy học phù hợp với chuẩn kiến thức, phù hợp đối tượng học sinh. Hình thức tổ chức dạy học phong phú, thuận tiện trong giảng dạy, kiến thức được củng cố, mở rộng.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó thì khi sử dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong giờ dạy phân môn tiếng Việt có những hạn chế nhất định như:
Để thiết kế được những hình thức đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi giáo viên phải mất nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, đọc sách, báo, Internet thì mới lựa chọn được nội dung ứng dụng phương pháp dạy học tích cực phù hợp với kiến thức bài dạy và cả phù hợp với đối tượng học sinh. 
Phía học sinh phải siêng năng học bài cũ và soạn bài mới, phải nắm vững kiến thức cơ bản của môn học thì mới trả lời được câu hỏi nhanh. Còn nếu học sinh nắm mơ hồ về kiến thức cũ sẽ làm mất thời gian để giáo viên gợi mở như vậy sẽ ảnh hưởng đến thời gian của tiết học. Trong lớp nếu có nhiều đối tượng học sinh yếu thì áp dụng phương pháp dạy học tích cực rất khó thành công.
 c. Mặt mạnh- mặt yếu:
 Khi áp dụng phương pháp dạy họctheo hướng đổi mới có mặt mạnh là giúp giáo viên dạy học theo tinh thần đổi mới phương pháp phù hợp với yêu cầu của thời đại và dễ thực hiện trong mỗi tiết dạy. Giúp học sinh hứng thú với giờ học, chủ động lĩnh hội tri thức, khắc sâu kiến thức cơ bản, có điều kiện củng cố, liên hệ và mở rộng kiến thức liên quan.
Mặt yếu là khi áp dụng việc đổi mới trong dạy phân môn tiếng Việt đòi hỏi đối tượng học sinh phải tích cực, chủ động.Nếu trong lớp có nhiều đối tượng học sinh yếu, kém thì khi thảo luận, giáo viên phải trực tiếp hỗ trợ cho học sinh cho nên rất vất vả.
d.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
 Chương trình Ngữ văn theo Mô hình trường học mới vẫn giữ nguyên ba phân môn là Văn bản –tiếng Việt và Tập làm văn nhưng sẽ không trình bày mục tiêu riêng của từng phân môn mà cố gắng tìm ra sự đồng quy của ba phân môn để qua đó thực hiện quan điểm tích hợp. Chương trình mới coi trọng cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.Khi dạy phân môn tiếng Việt giáo viên phải thực sự chú ý rèn cho học sinh cả 4 kĩ năng trên.Đặc biệt là việc rèn từ, đặt câu và viết đoạn văn là việc làm rất cần thiết của giáo viên khi dạy phân môn tiếng Việt nhằm giúp học sinh sẽ cảm thụ tốt khi học Văn bản và tạo lập văn bản tốt khi học Tập làm văn.
Trong thực tế giảng dạy chương trình VNEN, tôi nhận thấy với phân môn tiếng Việt trong sách hướng dẫn học Ngữ văn 6,Bộ giáo dục đã thiết kế lồng ghép các đơn vị kiến thức tiếng Việt vào trong một bài dạy chung cụ thể của chương trình. Tuy biên soạn đã có sự đổi mới, thay đổi, chính lí, bổ sung nhưng cũng không kém phần khó hiểu vì đã có sự cắt xén, giảm bớt nội dung kiến thức so với chương trình hiện hành. Nếu giáo viên lên lớp mà không nghiên cứu kĩ tài liệu thì khi giảng dạy nếu cứ rập khuôn theo câu hỏi của sách tài liệu hướng dẫn học đôi khi sẽ gặp một số trở ngại trong dạy học. Bên cạnh đó trong những năm gần đây, tình hình học sinh trong nhà trường có sự biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, với tình trạng học sinh chây lười trong việc học các môn, trong đó có bộ môn Ngữ văn sẽ ảnh hướng rất lớn đến chất lượng giờ dạy.
Bước vào đầu năm học tôi đã điều tra thu thập số liệu cụ thể về kết quả xếp loại học lực môn tiếng Việt năm học 2014 – 2015 của học sinh lớp này năm lớp 5 như sau:
Tổng số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
36
2
7
19
8
0
Sau khi vào đầu năm học 2015 – 2016 trong tháng đầu tiên của năm học, tôi đã tiến hành khảo sát thực nghiệm kết quả học tập của học sinh về kiến thức phân môn tiếng Việt thì tôi thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh
Kết quả
36
Giỏi
 Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2
5,6%
5
13,8%
18
50%
11
30,6%
 Như vậy với kết quả trên cùng với sựtheo dõi học sinh trong từng tiết dạy,
tôi nhận thấy khả năng tiếp thu bài của học sinh rất chậm, lớp học trầm, không khí lớp học nặng nề, học sinh thụ động, ít phát biểu tham gia xây dựng bài, nhiều em có vẻ chán nản không thích học, kĩ năng hoạt động nhóm không có
Theo tôi thực trạng học sinh học tập thiếu tập trung như vậy đó là do những nguyên nhân sau: 
+ Học sinh chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, không chuẩn bị bài mới, không hứng thú khi đến tiết học.
+ Giáo viên chưa có hệ thống những câu hỏi gợi mở, tích cực;chưa có những phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng tiết học cụ thể nhằm thu hút, lôi cuốn học sinh. Ví thế, cần áp dụng phương pháp tích cực vào tiết học để hoàn thiện vai trò “Thầy thiết kế, trò thi công” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Qua quá trình dạy học, quá trình dự giờ của đồng nghiệp trong trường và ở trường bạn, quá trình đúc rút kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy:
 Trong thực tế vẫn còn một số giáo viên chưa chú trọng đến khâu chuẩn bị bài dạy hay nói cách khác đó là khâu thiết kế giáo án. Bởi tôi hiểu là theo sự chỉ đạo của Bộ giáo dục trong dạy học chương trình VNEN, Bộ không yêu cầu giáo viên phải soạn giáo án. Bởi vậy mà một số giáo viên chủ quan, họ có thể là không nghiên cứu kĩ bài dạy nên khi lên lớp tổ chức tiết học cho học sinh có phần té nhạt, lớp học rất trầm, không phát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh.
 Một số giáo viên rất lúng túng trong việc phối kết hợp các phương pháp dạy học, đặc biệt làvẫn còn thói quen sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống: giáo viên làm việc nhiều. Còn học sinh là người ghi nhớ, học thuộc lòng (học vẹt) kiến thức đó rồi trả lời. Giờ học trở nên khô khan, trầm, thậm chí căng thẳng, học sinh tham gia học bài một cách chiếu lệ. Rõ ràng điều đó dẫn đến chất lượng, hiệu quả học tập của học sinh không cao. Và đó chưa phải là hình thức dạy học tích cực của Mô hình trường học mới.
 Còn một số giáo viên có vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học nhưng còn mang tính hình thức cho nên hiệu quả chưa cao. 
 Ngoài ra, giáo viên chuẩn bị nội dung, hình thức bài dạy chưa thật kĩ. Đặc biệt là giáo viên chưa xây dựng được hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy để khắc sâu kiến thức, chưa linh hoạt trong đổi mới hình thức dạy học tích cực, chưa chú ý tới việc chuẩn bị bài học của học sinh, chưa phân loại đối tượng học sinh trong từng lớp. Từ đó mà giờ học tiếng Việt rất rời rạc, rất khô khan.Theo tôi để cải thiện được nguyên nhân trên trong mỗi giờ dạy phân môn tiếng Việt trong môn Ngữ văn giáo viên cần chú ý các vấn đề sau:
 Một là, phải thay đổi hình thức dạy học tích cực thường xuyên để tránh sự nhàm chán. 
 Hai là, không tạo áp lực trong giờ học cho học sinh mà phải tạo ra không khí thoái mái để các em tự tin học tập.
 Ba là, giáo viên đừng quá nghiêm khắc vì nếu giáo viên quá nghiêm khắc sẽ không tạo được sự hưng phấn cho người học. 
Bốn là, phải biết khơi dậy ở học sinh lòng say mê môn học bằng việc không ngừng trau dồi chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá.
 Để làm được các vấn đề trên thì khi thiết kế giáo án giáo viên phải thực sự chú ý khai thác nội dung bài dạy bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi và hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, làm thâu tóm được kiến thức bài học. Thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ giúp người học hứng thú hơn, chiếm lĩnh tri thức dễ dàng hơn từ đó sẽ có kết quả học tập cao hơn. 
II.3. Giải pháp, biện pháp: 
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
-Tổ chức lớp học sinh động, tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng.
- Có những phương pháp phù hợp trong việc dạy học phân môn Tiếng Việt theo hướng tích cực, phát triển các kĩ năng học môn Ngữ văn. 
- Giáo viên củng cố kiến thức kịp thời cho học sinh, giúp các em năng động hơn, có sự hứng thú hơn trong tiết học, chủ động lĩnh hội kiến thức từ đó kết quả học tập sẽ được nâng cao.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
 Để tiết dạy sinh động và giúp học sinh hứng thú với tiết học, giáo viên có thể thực hiện áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào mỗi bài học. Tùy thuộc vào những kĩ năng, kiến thức truyền đạt cho các em mà giáo viên sẽ chọn phương pháp phù hợp, nhằm khảo sát được hiệu quả dạy của bản thân và chất lượng học của các em học sinh.
 Để việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực phát huy được tính cần thiết và đạt hiệu quả cao, giáo viên cần đảm bảo những nội dung quan trọng sau.
b.1. Những việc cần chuẩn bị cho bài giảng:
- Sau mỗi tiết dạy, giáo viên phải nắm bắt được mức độ chiếm lĩnh tri thức của từng học sinh (tức là những em đã hoàn thành bài học và những em chưa hoàn thành bài) để từ đó giáo viên có những định hướng cụ thể khi xây dựng kế hoạch bài dạy tiếp theo cho phù hợp với đối tượng học sinh.
 - Với từng bài và từng nội dung truyền đạt mới, giáo viên chuẩn bị kĩ những việc cần làm, xác định nội dung cần áp dụng phương pháp dạy học tích cực, xây dựng được mức độ kiến thức cần phải nhớ cũng như kĩ năng mà học sinh có thể vận dụng kiến thức.
- Giáo viên nên linh hoạt mở rộng nội dung kiến thức, không chỉ đề cập đến những gì trong hướng dẫn học Ngữ văn mà còn liên hệ có hệ thống, khoa học những nội dung khác, để các em có điều kiện tư duy, suy luận, giúp các em nắm vững nội dung bài học. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, các phương tiện nghe nhìn ngày càng hiện đại, có thể ứng dụng để phục vụ công tác giảng dạy như tranh ảnh có màu sắc đẹp, hoặc những phương tiện điện tử tối tân như băng tiếng, băng hình, phim, đèn chiếu.. .Với sự chuẩn bị như vậy giáo viên mới có thể thực hiện bài trên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận của học sinh.
b. 2. Một số kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy phân môn tiếng Việt lớp 6 (VNEN) mà tôi đã thực hiện:
*Phương pháp 1:Kết hợp kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới thông qua hoạt động khởi động:
 Trong dạy Ngữ văn nói chung và dạy phân môn tiếng Việt nói riêng nếu giáo viên sử dụng phương pháp kết hợp kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới thông qua hoạt động khởi động của bài học vừa tiết kiệm được thời gian, lại vừa tạo sự kết nối trong bài giảng, vừa tạo sự hứng thú học tập cho học sinh.Vào bài đối với phân môn tiếng Việt trong môn Ngữ văn chương trình VNENlà để học sinh cảm thấy hứng thú với chủ đề sắp được học trong bài, đồng thời ôn lại kiến thức đã được học liên quan đến bài mới hoặc để giáo viên tạo những nhu cầu giao tiếp cần thiết cho các hoạt động của bài mới. Còn phần khởi động trong mỗi bài học của chương trình VNen vô cùng quan trọng, nó có mục đích là chuẩn bị về tâm lí, khơi dậy những kiến thức có sẵn cho học sinh có liên quan cần thiết cho bài học mới, gây hứng thú cho bài học mới, tạo không khí dễ chịu giữa thầy và trò. Vì vậy để làm được điều này, giáo viên cần linh hoạt sử dụng các thủ thuật khác nhau như: Sử dụng tranh ảnh, vật thật thay cho tranh ảnh trong sách để gây hấp dẫn, hát một bài hát, xem một đoạn video có liên quan đến bài mới hay chơi một trò chơi nhỏ để khai thác các kiến thức có sẵn của học sinh và dẫn dắt vào bài mới.
Ví dụ: Khi dạy bài “Hiện tượng chuyển nghĩa của từ” Sách hướng dẫn học Ngữ văn 6, tập 1 (VNEN) GV có thể thực hiện như sau: Thực hiện hoạt động này chung cho cả lớp.
Mời trưởng ban văn nghệ lên tổ chức cho lớp hát bài “Quả” (Nhạc và lời: Xanh Xanh). Lớp hát xong, giáo viên đặt câu hỏi.
 Em hãy tìm những câu hỏi và câu trả lời về các loài “quả” được nhắc đến trong bài hát.
 (Học sinh sẽ tìm được: - Quả gì mà chua chua thế? Xin thưa rằng quả khế.
 - Quả gì mà da cưng cứng? Xin thưa rằng quả trứng.
- Quả gì mặc bao nhiêu áo? Xin thưa rằng quả pháo.
- Quả gì mà gai chin chít? Xin thưa rằng quả mít.
 - Quả gì mà to to nhất? Xin thưa rằng quả đất)
Giáo viên hỏi tiếp: 
- Trong các từ “quả” trên, từ “quả” nào là bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành, bên trong có chứa hạt ? (HS: quả khế, quả mít)
Từ dùng để chỉ những vật có hình giống như quả cây ?(HS: quả trứng; quả pháo, quả đất). Học sinh trả lời xong, giáo viên dẫn dắt: 
- Vậy từ “quả” trong “quả khế”, “quả trứng”, “quả pháo”, “quả mít”, “quả đất” từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển cô mời các em tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Bằng cách này, tôi đã gây được sự chú ý tập trung của học sinh, ôn lại được kiến thức về nghĩa của từ đã học ở bài trước. Đồng thời còn tích hợp được với môn âm nhạc, rèn kĩ năng hát tập thể, tạo không khí học tập vui vẻ và kết hợp dẫn dắt để giới thiệu vào bài mới một cách hấp dẫn.
Phương pháp 2:Vận dụng câu hỏi tìm tòi(vấn đáp, phát hiện), câu hỏi nêu vấn đề để tổ chức hoạt động hình thành kiến thức:
Trước hết giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình tài liệu hướng dẫn học để xem bài dạy đó cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như thế nào để học sinh dễ tiếp thu kiến thức nhất. Giáo viên bám chắc vào mục tiêu bài học và nội dung trọng tâm của bài để có thể xây dựng câu hỏi một cách lôgíc, hệ thống. Chính hệ thống câu hỏi này sẽ có tác dụng phát huy được tính chủ động, sáng tạo ở học sinh.Mọi đối tượng học sinh đều trả lời được.
Với Câu hỏi tìm tòi (vấn đáp phát hiện): Đây là loại câu hỏi trọng tâm nhất trong một giờ học tiếng Việt. Để học sinh nắm bắt chính xác nội dung kiến thức bài dạy, giáo viên phải đặt những câu hỏi khơi dậy tư duy ở các em. Cần tổ chức việc trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận - giữa cô với cả lớp, giữa trò với trò, thông qua đó các em nắm được tri thức mới do chính mình tìm tòi phát hiện. Hệ thống câu hỏi được sắp đặt hợp lý nhằm phát hiện, đặt ra và giải quyết một vấn đề xác định, buộc học sinh phải liên tục cố gắng, tìm tòi lời giải đáp. Trong vấn đáp tìm tòi, hệ thống câu hỏi của người thầy giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp học.Trật tự lôgic của các câu hỏi hướng dẫn học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham muốn hiểu biết ở các em. Ở đây giáo viên là người tổ chức sự tìm tòi còn học sinh là người tự lực phát hiện kiến thức mới, vì vậy kết thúc cuộc đàm thoại học sinh có được niềm vui của sự khám phá, vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được cách thức đi tới kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Cuối đoạn đàm thoại, giáo viên cần biết vận dụng các ý kiến của học sinh để kết luận vấn đề đặt ra, dĩ nhiên là có bổ sung, chỉnh lí khi cần thiết. Làm được như vậy, học sinh càng hứng thú, tự tin vì thấy trong kết luận của cô có phần đóng góp ý kiến của mình. Để học sinh tìm tòi được kiến thức, rút ra được khái niệm, có thể đưa ra câu hỏi và tổ chức như sau: 
Ví dụ: Khi dạy phần kiến thức về“Phép so sánh” Ngữ văn 6 (VNEN) học kì II.Để phát huy hết vai trò của hội đồng tự quản, giáo viên mời trưởng ban học tập lên điều khiển hoạt động này trong vòng 5 phút. Trưởng ban học tập lên nhận phiếu học tập,cho lớp hoạt động nhóm. Nội dung phiếu học tập là câu hỏi tìm tòi, phát hiện như sau:
 Đọc câu sau và trả lời câu hỏi: “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
 Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”
?Tìm những sự vật được so sánh trong câu trên. So sánh như vậy để làm gì?
Sau khi các nhóm thảo luận xong, trưởng ban học tập mời các nhóm trình bày kết quả, đại diện các nhóm có thể tranh luận với nhau về cách trả lời của các nhóm. Trưởng ban học tập lắng nghe, chốt ý và cuối cùng là giáo viên chốt lại kiến thức cho các em.
(Sự vật được so sánh là mẹ và cô giáo. Mẹ so sánh với cô giáo vì giữa mẹ và cô giáo có những nét tương đồng nhau (phẩm chất, tuổi tác ). So sánh như vậy để tăng gợi cảm cho sự diễn đạt)
Từ các câu hỏi trên GV đã giúp học sinh rút ra được thế nào là phép so sánh và hình thành được khái niệm so sánh: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diến đạt.
* Câu hỏi nêu vấn đề: Câu hỏi nêu vấn đề có liên quan chặt chẽ đến vấn đề và tình huống có vấn đề. Loại câu hỏi này phải làm rõ được vấn đề tiềm ẩn trong bài dạy, phải gây hứng thú nhận thức cho học sinh và phải động viên, khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề đã nêu. 
Ví dụ: Khi tổ chức cho học sinh tìm hiểu kiến thức về “Phép ẩndụ”(Hướng dẫn học Ngữ văn 6 – tập II - VNEN), để học sinh rút ra được tác dụng của phép ẩn dụ, giáo viên có thể hỏi: Trong câu thơ sau vì sao nhà thơ Minh Huệ không gọi “Bác Hồ mái tóc bạc
 Đốt lử cho anh nằm”
mà lại gọi
 “Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm”
Rõ ràng đây là một câu hỏi có vấn đề, để trả lời được câu hỏi này buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi, lập luận để giải quyết được vấn đề mà câu hỏi đặt ra. Việc giải quyết được vấn đề tức là hình thành được kiến thức về tác dụng của phép tu từ ẩn dụ.Tổ chức cho lớp hoạt động cặp đôi. Nhằm tạo không khí vui tươi, thi đua học tập tốt thì giáo viên khích lệ học sinh bằng cách: Cặp đôi nào đưa ra được câu trả lời nhanh và đúng nhất thì được tuyên dương, khen thưởng. (Với câu hỏi này học sinh có thể trả lời: Không gọi
 “Bác Hồ mái tóc bạc
 Đốt lử cho anh nằm” 
mà lại gọi “Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm”
Gọi Bác Hồ là cha vì người cha và Bác Hồ có những phẩm chất giống nhau: tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo, ân cầnđối với các con. Như vậyBác Hồ như là người cha đầy lòng yêu thương đối với mọi người dân trên đất nước Việt Nam. Đó là sự liên tưởng thú vị, cách diễn đạt mới lạ, hay nhất nhờ vào phép tu từ ẩn dụ)
Hình ảnh giáo viên đang hướng dẫn các cặp đôi trả lời câu hỏi
Với cách khai thác triệt để dạng câu hỏi có vấn đề trong dạy tiếng Việt sẽ kích thích được sự tư duy, sáng tạo của học sinh.
* Phương pháp 3: Tích hợp giáo dục qua bài học tiếng Việt bằng việc xem videoclip để tạo hứng thú học tập cho học sinh:
 Để việc lồng ghép tích hợp giáo dục qua tiết dạy tiếng Việt nhằm tạo không khí nhẹ nhàng, sinh động, lôi cuốn học sinh thì giáo viên tự tạo video clíp hoặc sưu tầm trên Internet những video clip có nội dung phù hợp với kiến thức bài dạy rồi trình chiếu cho học sinh xem. Sau đó đặt câu hỏi.
Ví dụ: Khi dạy kiến thức về “Phép so sánh”trong chương trình Ngữ văn lớp 6(VNEN) ở phần củng cố bài, giáo viên trình chiếu cho học 

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_34_4026_2010930.doc