Đề tài Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Đề tài Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Sau khi học sinh nắm vững vần uôt, nhìn và đọc được vần uôt một cách chắc chắn. Tôi giới thiệu tranh chú chuột nhắt và giúp học sinh nhận biết: Âm gì đứng trước vần uôt (âm ch) thanh gì ở dưới vần uôt(thanh nặng), vậy ta có thể ghép và đánh vần : chờ - uôt - chuốt - nặng - chuột, đọc trơn : chuột, ghép từ chuột nhắt. Trong trường hợp này các em hay nhầm lẫn về cách đọc giữa tiếng chuột với tiếng chuốt( tiếng có dấu thanh nặng với dấu thanh sắc). Lúc này, tôi hướng dẫn cụ thể và kĩ càng hơn về cách phát âm giữa môi và lưỡi (tiếng chuột có dấu thanh nặng nên khi phát âm luồng hơi đi ra thường nhẹ hơn với tiếng chuốt).

 Để phần học vần có kết quả thì giáo viên cần sử dụng nhịp nhàng giữa lời giảng với tranh minh họa được nhìn vào tranh ảnh sinh động hoặc mẫu vật thật sẽ tạo sự hứng thú, gợi trí tò mò, ham học hỏi cho học sinh giúp các em chủ động trong giờ học.

* Phần tập đọc

 Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh. Nhất là đối tượng học sinh còn khó khăn trong học tập. Học sinh năng khiếu đã vững phần chữ cái, nắm vững phần vần chỉ nhìn vào bài là các em đọc được ngay tiếng, từ hoặc câu khá nhanh vì khả năng nhận biết tốt. Đối với học sinh còn khó khăn trong học tập khả năng nhận biết còn chậm, chưa xác định vần chính xác nên ghép tiếng rất chậm, ghép tiếng chậm dẫn đến đọc từ chậm và đọc câu rất khó khăn. Vì thế đối với các em này, giáo viên cần hết sức kiên nhẫn, giành nhiều cơ hội cho các em tập đọc giúp các em đọc bài từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. Không nên nóng vội đọc trước cho các em đọc lại dẫn đến tình trạng đọc vẹt và tính ỷ lại thụ động của học sinh. Giáo viên nên cho học sinh nhẩm đánh vần lại từng tiếng trong câu, đánh vần xong đọc trơn lại tiếng đó nhiều lần để nhớ sau đó nhẩm đánh vần tiếng kế tiếp lại đọc trơn tiếng vừa đánh vần rồi đọc lại từng cụm từ.

 

doc 27 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 4063Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp tôi dạy với 85% là học sinh dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình nhiều em gặp không ít khó khăn do đó các em đi học còn thiếu thốn nhiều thứ cụ thể có em chưa có sách vở, có em chưa có bộ quần áo đồng phục, có em đến lớp quên bút, quên chì, quên bảng con. Thậm chí có em còn không có cặp đựng sách mà chỉ đựng sách vở bằng chiếc túi ni lông nên việc mất đồ dùng học tập xảy ra thường xuyên, Do ảnh hưởng của tiếng mẹ nên đa số các em tiếp thu bài chưa tốt, khả năng ghi nhớ chậm. Do đó việc dạy học tiếng Việt cho các em lại càng khó hơn. 
Nội dung và hình thức của giải pháp 
a. Mục tiêu của giải pháp
	Việc rèn kĩ năng đọc đúng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là việc làm cấp bách nhằm giúp các em học tốt môn Tiếng Việt. Thông qua đó phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho các em. Giúp học sinh hiểu nội dung kiến thức được học, mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức, nắm chắc âm vần vừa học, biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số, biết sử dụng tiếng phổ thông vào trong cuộc sống hằng ngày, giúp các em hòa nhập với cộng đồng. Đó cũng là giúp các em có kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống tốt trong cuộc sống hằng ngày.
	b. Nôi dung và cách thức thực hiện giải pháp
	Để giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc đúng tôi đã áp dụng những biện pháp sau:
Giải pháp thứ nhất. Nắm bắt thực trạng của lớp
Mặc dù đã được nhận bàn giao học sinh mẫu giáo 5 tuổi ở cuối năm học trước, xong khi được phân công chủ nhiệm lớp, tôi tiến hành tìm hiểu để biết rõ số học sinh trong lớp đi học Mẫu Giáo chuyên cần và số học sinh đi học chưa chuyên cần. Tìm hiểu nguyên nhân, lý do vì sao học sinh đó đi học không chuyên cần và kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái các em đã học ở Mẫu Giáo bởi vì đối với học sinh dân tộc thiểu số qua thời gian nghỉ hè các em lại quên hết những gì đã được học trong năm học trước, kết quả điều tra như sau:
Tổng số học sinh lớp 1A : 30 học sinh 
 	Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái
Học sinh không biết chữ cái nào : 7 em
Biết 2 – 5 chữ cái : 3 em
Biết 6 – 10 chữ cái : 9 em
Nhận biết hết bảng chữ cái : 8 em
Nhận biết âm hai chữ cái : 3 em
 	Như vậy tỉ lệ học sinh nhận diện một cách chắc chắn chính xác bảng chữ cái còn thấp dẫn đến kết quả học tập còn gặp nhiều khó khăn.
 	Một trong những lý do dễ thấy là vì các em còn quá nhỏ, chưa có ý thức tự giác trong học tập. Vì vậy giáo viên chúng ta phải biết được đặc điểm của từng đối tượng, khả năng tiếp thu của từng em để phát huy tính tích cực ham học cho học sinh. Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng, vui tươi và các em sẽ thích học. 
	Giải pháp thứ hai. Nắm bắt đặc điểm cá nhân và lập kế hoạch giúp đỡ 
 Sự tiếp thu của các em khác nhau tuỳ thuộc vào thể trạng và khả năng tiếp thu của từng em vì vậy chúng ta cần phải nắm rõ đặc điểm tâm lí,của các em để có những phương pháp hình thức dạy học phù hợp. Ví dụ em Nguyễn Đình Hoàng tiếp thu bài thì chậm mà bắt chước thì nhanh thích gì thì em thường hay bắt chước và thường làm đi làm lại hành động đó nhiều lần. Còn em Y En Kơ Bkrông thì tính tình rất thất thường có lúc vui thì tham gia học, có khi cả buổi chỉ ngồi trong lớp mà không tham gia hoạt động học cùng các bạn. Còn Y Li Kô Bkrông có tiếp thu được bài nhưng lại mau quên. Việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý qua thực tế giao tiếp với các em, tôi luôn nắm bắt đặc điểm tâm lý của từng em để xây dựng kế hoạch cá nhân, phát triển các mặt tích cực, tạo nhiều tình huống giúp các em tự bộc lộ khả năng nhận thức của mình một cách thích thú khi vào các tiết học .
 Ở lớp có 30 học sinh nhưng trình độ tiếp thu của các em rất khác nhau. 	
 Ví dụ : Y Câu Êban, Nguyễn Đình Hoàng thích thì học không thích thì thôi, nhận thức rất chậm suốt buổi em chỉ loay hoay với quyển sách và hộp chữ nhưng lại không nhận biết được mặt chữ cái và chỉ biết lặp lại theo lời của cô. Vì vậy cần có kế hoạch dạy cho em vừa thao tác trên đồ dùng bộ đồ dùng tiếng Việt, vừa nhận biết được chữ cái ( âm), biết phát âm theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng. Tôi luôn phải chú ý trong quá trình dạy em, theo dõi mức độ hợp tác của em xem em gặp khó khăn trong vấn đề nào hay về tâm lý thất thường của em, ghi chép mức độ tiến bộ của em.
 Và những học sinh khác trong lớp, tôi cũng có những kế hoạch giáo dục cá nhân cụ thể cho từng em và được theo dõi liên tục từng tháng để nắm được sự phát triển của từng em qua sổ theo dõi cá nhân,  Khi đó, tôi sẽ có những phương pháp, biện pháp phù hợp hơn. 
Giải pháp thứ ba. Biện pháp tác động giáo dục
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành họp cha mẹ học sinh đầu năm học, thông qua buổi họp tôi đề nghị và yêu cầu các bậc cha mẹ học sinh trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học và thường xuyên nhắc nhở việc học bài đọc bài ở nhà của con em mình, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cơ bản về cách đọc, cách phát âm chữ cái, cách đánh vần vần, đánh vần tiếng để phụ huynh nắm rõ cách dạy học hỗ trợ giáo viên kèm cặp con em mình ở nhà.
Tham mưu với nhà trường mua sắm đầy đủ tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học, tự làm thêm tranh ảnh mô hình, sưu tầm thêm những mô hình vật thật để tiết dạy vui, sinh động. Mượn đồ dùng học tập, sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời tăng cường vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, qua những hình ảnh động cũng góp phần gây hứng thú giúp các em hưng phấn trong luyện đọc .
Xây dựng đôi bạn cùng tiến, em có năng khiếu giúp em còn khó khăn trong học tập.
Phát động các phong trào thi đua có tổng kết khen thưởng bằng những vật thật. 
Sắp xếp chỗ ngồi đảm bảo thuận tiện cho việc học tập của các em như em có năng khiếu ngồi bên em còn khó khăn trong học tập để bạn có năng khiếu sẽ giúp bạn còn khó khăn trong học tập khi chỉ chữ đọc bài, giúp bạn đánh vần, đọc tiếng và giúp bạn trong thao tác cài chữ để ghép vần, ghép tiếng.
Giải pháp thứ tư. Giúp học sinh nắm vững các âm, vần
Ngay từ đầu năm, sau khi phân loại học sinh, tiến hành bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh theo các mức năng khiếu, khó khăn. Đối với các học sinh còn khó khăn trong học tập, các em chưa nhận diện được mặt chữ cái hoặc chưa nhớ đủ 29 chữ cái đơn giản, tôi dành nhiều thời gian để bồi dưỡng cho đối tượng này, ôn và dạy lại 29 chữ cái cơ bản cho các em bắt đầu học lại những nét cơ bản.
 * Đối với phần học các nét chữ cơ bản
 Ngay sau những buổi học đầu tiên ổn định tổ chức nề nếp cho học sinh, tôi cho các em làm quen với các nét chữ cơ bản. Tôi dạy thật kỹ, thật tỉ mỉ tên gọi và cách viết các nét chữ đó. Để giúp các em dễ hiểu và dễ nhớ những nét cơ bản đó tôi đã chia các nét chữ cơ bản đó theo tên gọi và cấu tạo gần giống nhau của các nét chữ đó thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và so sánh. Dựa vào các nét chữ cơ bản đã học mà các em phân biệt được các chữ cái, kể cả các chữ cái có hình dạng, cấu tạo giống nhau hoặc gần giống nhau.
 - Các nét chữ cơ bản quen thuộc
 Dạy về các nét cơ bản, tôi đã sắp xếp, phân chia các nét cơ bản thành các nhóm để khi đọc học sinh ít nhầm lẫn và dễ dàng nhận biết.
 + Nhóm nét thẳng: nét thẳng đứng 
 nét thẳng ngang 
 + Nhóm nét xiên: nét xiên trái 
 nét xiên phải 
 + Nhóm nét cong: nét cong kín 
 nét cong trên 
 nét cong dưới
 + Nhóm nét móc: nét móc xuôi phải
 nét móc xuôi trái
 nét móc ngược phải
 nét móc ngược trái
 nét móc hai đầu
 nét móc hai đầu có thắt ở giữa
 + Nhóm nét khuyết: nét khuyết trên
 nét khuyết dưới
 + Nhóm nét thắt: nét thắt
 nét móc hai đầu có thắt ở giữa
 Khi các em đã học thuộc tên các nét cơ bản, tôi cùng các em phân chia các chữ cái theo nhóm các chữ cái đồng dạng để dễ dàng luyện đọc.
	- Các chữ viết thường
	 + Nhóm 1: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x. gồm 7 chữ cái)
 + Nhóm 2: Những chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc nét thẳng): a, â, ă, d, đ, q. (gồm 6 chữ cái)
 + Nhóm 3: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, u, p, n, m (gồm 7 chữ cái)
 + Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong) phối hợp với nét móc: l, h, k, b, y, g (gồm 6 chữ cái)
 + Nhóm 5: Nhóm các chữ cái có nét móc phối hợp với nét cong: r, v, s (gồm 3 chữ cái).
- Các chữ viết hoa
 + Nhóm 1: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc: A , Â , A , M, N , U, O , I, K , L (gồm 10 chữ cái)
 + Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: O, Â, O , Q, C, E, Ê, P, R (gồm 8 chữ cái)
 + Nhóm 3: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét móc phối hợp với nét cong: B, P, R (gồm 3 chữ cái)
 + Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét lượn dọc (lượn ngang) phối hợp với nét cong: D, D , L, S (gồm 4 chữ cái)
 + Nhóm 5: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết: H, G, Y (gồm 3 chữ cái).
* Phần học âm
Âm đơn
 Sau khi học sinh học thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản thì tôi giảng dạy tiếp phần học âm (chữ cái). Giai đoạn học chữ cái là giai đoạn vô cùng quan trọng. Các em có nắm vững chắc các chữ cái thì mới ghép được thành vần, rồi thành tiếng và cuối cùng là thành một câu, một đoạn văn hoàn chỉnh.
 Giai đoạn này tôi hướng dẫn các em phân tích từng nét chữ cơ bản trong từng chữ cái và nếu chữ cái đó có cùng một tên gọi song có nhiều chữ viết khác nhau như chữ a, chữ g thì tiến hành phân tích cho học sinh hiểu và hướng dẫn học sinh cách nhận dạng để các em không bị lúng túng khi gặp các chữ này. 
 Ví dụ:
 Âm: a – a ; g – g 
 + Âm a (âm a in thường) gồm hai nét: nét cong kín và nét sổ thẳng;
 + Âm a (âm a viết thường) cũng gồm hai nét đó là nét cong kín và nét móc dưới.
 + Âm g (âm g in thường) gồm: nét cong kín và nét móc dưới; 
 + Âm g (âm g viết thường) cũng gồm nét cong kín và nét khuyết dưới.
 Vì vậy, khi các em đã nắm các nét chữ cơ bản thật kỹ và tỉ mỉ sẽ giúp các em phân tích được cấu tạo của các âm, từ đó các em dễ phân biệt được sự khác nhau về cấu tạo lẫn tên gọi của bốn âm quen thuộc sau: d; b; p; q.
Ví dụ:
+ Âm d gồm hai nét: nét cong kín (nằm bên trái) và nét sổ thẳng (nằm bên phải). Đọc là: “dờ”.
+ Âm b gồm hai nét: nét sổ thẳng (nằm bên trái) và nét cong kín (nằm bên phải). Đọc là: “bờ”.
+ Âm p gồm hai nét: nét sổ thẳng (nằm bên trái) và nét cong kín (nằm bên phải). Đọc là: “pờ”.
+ Âm q gồm hai nét: nét cong kín (nằm bên trái) và nét sổ thẳng (nằm bên phải). Đọc là: “quy”.
	 Âm ghép 
 Sang phần âm ghép (nghĩa là ghép hai hoặc ba âm đơn lại với nhau thành một âm ghép). Tôi cho học sinh sắp xếp các âm ghép có âm h đứng sau thành một nhóm và cho các em nói lên điểm giống nhau và khác nhau giữa các âm đó.
 Ví dụ:
 + Các âm ghép
 ch – c 	
 nh – n 
 th – t 
 kh – k 
 gh – g 
 ph – p 
 ngh – ng 
 + Còn lại các âm: gi, tr, qu, ng, tôi cho học sinh nhận biết thật kỹ cấu tạo và cách ghép các chữ thành âm ghép.
 + Bên cạnh đó, tôi cho học sinh nhận biết từng cặp những âm có tên gọi giống nhau hoặc gần giống nhau:
 Ví dụ: ch – tr 
 ng – ngh 
 c – k 
 g – gh 
 * Phần học vần 
 Sang giai đoạn học vần, học sinh đã nắm vững các âm, các em còn được làm quen với các kiểu chữ hoa: chữ viết hoa, chữ in hoa nên tôi tập cho học sinh nhận biết các kiểu chữ hoa một cách chính xác để các em đọc đúng.
 Để giúp trẻ học tốt phần vần, tôi tập cho học sinh thói quen nhận diện, phân tích cấu tạo của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần.
 Ví dụ : Bài 72: et – êt. 
 Việc đầu tiên tôi yêu cầu học sinh tìm trong bộ đồ dùng tiếng Việt rồi ghép vần et. Sau đó cho học sinh nhận diện về cấu tạo vần et: vần et gồm 2 âm, âm e đứng trước và âm t đứng sau. Nếu em nào ghép chưa đúng thì ghép lại và nêu vị trí âm trong vần: âm e đứng trước, âm t đứng sau.
 Việc thứ hai là đánh vần vần et, tôi gọi 1 em đánh vần rồi nêu cách đánh vần âm e đứng trước ta đọc e trước, âm t đứng sau ta đọc t sau : e – t – et .
	 Việc thứ ba là đọc trơn vần et
 Với cách dạy trên tôi đã tạo cho các em kỹ năng phân tích, nhận diện và ghép vần từ đó các em có kĩ năng đánh vần, đọc trơn vần một cách dễ dàng và thành thạo. Khi đã nắm được cấu tạo của vần thì các em sẽ vận dụng để đọc các từ ngữ và câu ứng dụng. Lúc này tôi tiến hành đưa ra câu hỏi gợi mở giúp các em nhận biết và đọc tiếng mới cụ thể như muốn có tiếng tét, ta thêm âm và dấu thanh gì? ( ta thêm âm t và dấu thanh sắc). Dựa vào đó học sinh ghép tiếng tét rồi phân tích cấu tạo và đọc đúng hơn.
 Để khắc sâu kiến thức giúp các em nắm một cách chắc chắn các vần thì ta phải cho các em so sánh vần vừa học và vần đã học. Cụ thể tôi yêu cầu các em so sánh vần et với vần ơt. Qua việc so sánh học sinh nhận ra âm giống nhau là âm t ở cuối, khác nhau là âm e và âm o đứng ở đầu. Rồi so sánh cả hai vần trong bài đang học et – êt. Nhận biết được sự giống và khác nhau các em sẽ phát âm đúng hơn và có kĩ năng so sánh đối chiếu, khắc sâu các vần trong phân môn Học vần.
VD: dạy vần uôt, ươt trong bài 74 trang 150, sách giáo khoa tiếng Việt 1, tập 1 có từ chuột nhắt.
Sau khi học sinh nắm vững vần uôt, nhìn và đọc được vần uôt một cách chắc chắn. Tôi giới thiệu tranh chú chuột nhắt và giúp học sinh nhận biết: Âm gì đứng trước vần uôt (âm ch) thanh gì ở dưới vần uôt(thanh nặng), vậy ta có thể ghép và đánh vần : chờ - uôt - chuốt - nặng - chuột, đọc trơn : chuột, ghép từ chuột nhắt. Trong trường hợp này các em hay nhầm lẫn về cách đọc giữa tiếng chuột với tiếng chuốt( tiếng có dấu thanh nặng với dấu thanh sắc). Lúc này, tôi hướng dẫn cụ thể và kĩ càng hơn về cách phát âm giữa môi và lưỡi (tiếng chuột có dấu thanh nặng nên khi phát âm luồng hơi đi ra thường nhẹ hơn với tiếng chuốt). 
 Để phần học vần có kết quả thì giáo viên cần sử dụng nhịp nhàng giữa lời giảng với tranh minh họa được nhìn vào tranh ảnh sinh động hoặc mẫu vật thật sẽ tạo sự hứng thú, gợi trí tò mò, ham học hỏi cho học sinh giúp các em chủ động trong giờ học.
* Phần tập đọc
 Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh. Nhất là đối tượng học sinh còn khó khăn trong học tập. Học sinh năng khiếu đã vững phần chữ cái, nắm vững phần vần chỉ nhìn vào bài là các em đọc được ngay tiếng, từ hoặc câu khá nhanh vì khả năng nhận biết tốt. Đối với học sinh còn khó khăn trong học tập khả năng nhận biết còn chậm, chưa xác định vần chính xác nên ghép tiếng rất chậm, ghép tiếng chậm dẫn đến đọc từ chậm và đọc câu rất khó khăn. Vì thế đối với các em này, giáo viên cần hết sức kiên nhẫn, giành nhiều cơ hội cho các em tập đọc giúp các em đọc bài từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. Không nên nóng vội đọc trước cho các em đọc lại dẫn đến tình trạng đọc vẹt và tính ỷ lại thụ động của học sinh. Giáo viên nên cho học sinh nhẩm đánh vần lại từng tiếng trong câu, đánh vần xong đọc trơn lại tiếng đó nhiều lần để nhớ sau đó nhẩm đánh vần tiếng kế tiếp lại đọc trơn tiếng vừa đánh vần rồi đọc lại từng cụm từ.
Ví dụ: Dạy bài tập đọc Trường em (sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 2 )
Đây là bài tập đọc đầu tiên trong phần tập đọc. Sau khi đọc mẫu xong, tôi gạch chân dưới những tiếng khó đọc rồi hướng dẫn cách đọc từ khó. Thường thường tiếng có dấu thanh các em đọc không có dấu thanh, tiếng không có dấu thanh thì lại đọc có dấu thanh. Cụ thể từ trường em đọc là trương em. Làm thế nào để giúp các em đọc đúng dấu thanh, tôi tiến hành cho các em đánh vần tiếng trường bằng cách phân tích như sau:
Tiếng trường gồm có âm gì và ghép với vần gì? Có dấu thanh gì? (Tiếng trường gồm có âm tr ghép với vần ương và dấu thanh huyền)
Vậy tiếng trường đánh vần thế nào? (trờ - ương – trương – huyền – trường). Như vậy khi đánh vần tiếng trường ta đọc phụ âm đầu rồi đến vần, đến dấu thanh, cuối cùng là tiếng hoàn chỉnh.
Đọc trơn tiếng này thế nào? (trường)
Rồi cho học sinh đọc nối tiếp: trường em.
Đối với các em còn khó khăn trong học tập chưa đọc được tiếng trường, tôi cho học sinh ôn lại cấu tạo vần ương trong tiếng trường.
Vần ương gồm có mấy âm? (Vần ương gồm có 2 âm. Âm đôi ươ và âm ng)
Nêu vị trí các âm trong vần ? (Âm đôi ươ đứng trước, âm ng đứng sau)
Đánh vần và đọc trơn vần ương. (ươ - ngờ - ương/ ương)
Thêm âm tr vào trước vần ương và dấu thanh huyền trên vần ương. Ta đánh vần, đọc trơn tiếng thế nào? (Trờ - ương - trương - huyền - trường / trường)
	Sau mỗi lần đánh vần, cho học sinh đọc trơn lại tiếng vừa đánh vần nhiều lần để khắc sâu vào trí nhớ của các em.
	Giải pháp thứ năm. Dạy cách phát âm đúng
 	Phát âm trong dạy Tiếng Việt cho học sinh rất quan trọng, học sinh phát âm đúng thì sẽ nhận diện chữ (đọc) đúng và viết đúng. Ngược lại, nếu không được GV quan tâm kĩ phần này, không được sửa chữa kịp thời các em sẽ dễ bị đọc sai do thói quen của tiếng mẹ đẻ và dẫn đến viết sai, hiểu sai ý nghĩa do đọc sai. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, số học sinh phát âm sai rất nhiều do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ dẫn đến viết sai; viết sai thì tất yếu hiểu sai thông tin được ghi nhận. Khi đọc mẫu giáo viên nên phát âm chuẩn xác để học sinh bắt chước và vững vàng trong cách đọc tránh đọc sai để ảnh hưởng đến học sinh. Như vậy ta cần rèn cho các em phát âm đúng âm đầu, đúng vần, đúng phụ âm cuối, đúng dấu thanh.
	Chẳng hạn: Dạy bài 54: ung, ưng sách giáo khoa Tiếng Việt 1, tập 1 trang 110.
	Khi đọc vần ung, ưng, các em thường đọc un, ưn. Như vậy các em đọc chưa đúng ở phụ âm cuối. Để giúp các em đọc đúng, tôi hướng dẫn các em tìm ghép vần ung, phân tích cấu tạo vần gồm âm u đứng trước, âm ng đứng sau rồi nêu cách đánh vần và đánh vần. Yêu cầu các em so sánh vần ung với vần un và hướng dẫn cách phát âm cho đúng. Tôi tiếp tục nêu câu hỏi Muốn có tiếng súng ta thêm âm và dấu thanh gì? Thêm âm “s” , dấu thanh sắc. Dựa vào câu hỏi gợi mở, các em ghép tiếng súng, phân tích cấu tạo rồi đánh vần. Khi thấy các em phát âm chưa đúng, tôi yêu cầu em đó phát âm lại âm “s” hoặc nhắc lại cách mở môi, uốn lưỡi phát âm cho đúng. Sau đó đọc lại tiếng “súng”. 
 	 Để dạy cho các em phát âm đúng quả là rất khó, không phải chỉ một vài hôm là xong. Như chúng ta đã biết việc phát âm liên quan tới các cơ quan phát âm. Nếu chúng ta giúp học sinh vừa được nghe, vừa được quan sát sự phối hợp các cơ quan phát âm như hình dạng của môi, vị trí của răng, lưỡi thì các em sẽ dễ dàng phát âm đúng những âm cần học hơn là chỉ được nghe. Vì vậy, khi dạy học sinh phát âm, chúng ta cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp, vừa nhìn (quan sát) kết hợp với nghe rồi làm theo mẫu và luyện tập thực hành ngay trên lớp. Trong quá trình dạy học cần sử dụng đồ dùng trực quan để hướng dẫn các em quan sát, so sánh,Đồ dùng không phải lúc nào cũng đòi hỏi những thiết bị hiện đại mà có khi đơn thuần chỉ là môi, miệng, lưỡi, răng của giáo viên khi dạy các em phát âm. 
	* Ví dụ: Khi dạy các em phát âm vần oa, tôi cho các em quan sát tranh vẽ hoặc vật thật “cái loa” để nhận diện vần oa, so sánh với cách đọc âm a trong tiếng “la” (la hét). Từ quan sát tranh, HS nghe tôi phát âm kết hợp với nhìn động tác từ miệng của tôi để nhận ra cách đọc và làm theo mẫu. Nhất là khi phát âm những âm có liên quan nhiều tới môi, đầu lưỡi, răng. Chẳng hạn như các âm b, đ, g, l, m, n, p, r, s, t, v, x, tr, ch, kh,Đây chính là các phụ âm.
 	Đối với những âm khó nhớ, qua việc phát âm mẫu, tôi chú trọng tới việc so sánh các âm đó với âm khác về cách đọc giống nhau.
 *Ví dụ: s – x ; tr – ch ; p – ph; l - n 
	Ngoài ra, với những âm không thể dùng phương pháp khẩu hình – so sánh, tôi mô tả bằng hình vẽ hoặc bằng động tác cho dễ phân biệt. Chẳng hạn như khi dạy đọc âm “sờ”, tôi làm động tác lấy tay sờ vào một đồ vật nào đó để giúp các em nhận diện đúng, phát âm đúng và phân biệt với “x” khi ghép tiếng. 
	Đa số các em đọc còn nhầm lẫn các dấu thanh, tiếng có thanh thì đọc không thanh, tiếng không có dấu thanh thì đọc có dấu thanh. Ví dụ: chậm/ châm; chồi non / chôi non, chuột/ chuốt, dẫn/ dấn,Thì tôi cho các em nắm vững cấu tạo, cách phát âm từng dấu thanh, dùng thẻ tạo từ, nắm nghĩa của từ qua đồ dùng trực quan hoặc bằng hành động trực tiếp để từ đó phát âm đúng và tự sửa sai các dấu thanh. 
	Trong khi học sinh đọc, nói (phát âm) tiếng Việt tôi theo dõi quan sát từng em, phát hiện chỗ các em đọc sai để kịp thời sửa ngay và hướng dẫn các em đọc theo tốc độ quy định, không quá chậm hoặc quá nhanh, đọc, nói đủ to cho tất cả các bạn trong lớp nghe được, rèn tư thế đứng tự tin, thỏa mái khi đ

Tài liệu đính kèm:

  • docth_161_2156_2010882.doc