Đề tài Một vài biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt của trường TH Hoàng Văn Thụ

Đề tài Một vài biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt của trường TH Hoàng Văn Thụ

 Phát hiện và dạy phân hoá đối tượng bắt đầu từ lớp 1, cử giáo viên có kinh nghiệm dạy.

 Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành cần được tiến hành thường xuyên cả trên lớp và các buổi riêng không nên để cuối năm mới tích cực phụ đạo làm cho học sinh quá tải đồng thời ảnh hưởng đến các môn học khác.

 * Giải pháp 3: Đối với Ban giám hiệu nhà trường

 Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về sự cần thiết trong công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt ở nhà trường và ở tổ khối. Coi đây là quyền lợi, là nghĩa vụ của mỗi người giáo viên cần làm tốt để đáp ứng với công tác giáo dục ngày càng cao. Họ phải hiểu rằng, muốn hoàn thành mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, thì phải đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác kiểm tra và đánh giá khách quan chất lượng học sinh không để tình trạng học sinh không biết đọc, không biết viết lên lớp.

 * Giải pháp 4: Đối với giáo viên

 Muốn nâng cao chất lượng dạy và học phải có thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn có ý thức tự luyện , tự rèn, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu,

 Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

 

doc 12 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2689Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một vài biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt của trường TH Hoàng Văn Thụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giáo dục nâng cao chất lượng, nâng cao chất lượng quản lý chỉ đạo phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn học đặc biệt là môn tiếng Việt, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nhằm hoàn thành mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
 Nâng cao chất lượng dạy học là việc làm cần thiết, hết sức quan trọng đối với Ban giám hiệu nhà trường nhằm hoàn thành chất lượng kế hoạch, nhiệm vụ năm học. Trong đó không thể thiếu được công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thàn của nhà trường. Muốn đạt được mục tiêu kế hoạch năm học đề ra phải thông qua hoạt động chủ yếu của nhà trường đó là hoạt động dạy và học. Hoạt động dạy học là hoạt động chính, nó chiếm nhiều thời gian nhất trong hoạt động chung của nhà trường. Đây là một quá trình thống nhất không thể tách rời và có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Điều này khẳng định vai trò của người quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục, học tập của học sinh . 
Trong nhà trường, chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi hoạt động dạy và học, nhiệm vụ công tác để đảm bảo hiệu quả của kế hoạch năm học. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là nâng cao chất lượng đại trà trong nhà trường là trách nhiệm của người làm công tác quản lý. Chính điều này đã khiến tôi phải suy nghĩ, tìm ra phương án chỉ đạo hoạt động cho tốt. 
 Nhưng trong thực tế, hiện nay vẫn còn một số ít giáo viên chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc phụ đạo học sinh chưa hoàn thành trong nhà trường nên trong quá trình giảng dạy chưa chú trọng đến việc kèm cặp học sinh hoặc chưa tích cực tham gia đóng góp ý kiến trao đổi và rút kinh nghiệm trong quá trình phụ đạo học sinh chưa hoàn thành của đồng nghiệp. 
Từ những nội dung phân tích trên, là một người quản lý phụ trách chuyên môn, bản thân luôn suy nghĩ trăn trở cần phải chỉ đạo cho giáo viên phụ đạo học sinh chưa hoàn thành để nâng cao chất lượng dạy và học nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một vài Biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt của trường TH Hoàng Văn Thụ” làm đề tài nghiên cứu và thực hiện trong năm học này. 
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 
Mục đích của đề tài là tìm ra “Một vài biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thànhmôn tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của trường TH Hoàng Văn Thụ.” và làm nền tảng vững chắc cho những năm học tiếp theo. 
 3. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt.
 4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
 Giáo viên trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, năm học 2014-2015.
 5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp điều tra thông tin, so sánh.
- Phương pháp nghiên cứu kết quả hoạt động
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận 
Quản lý dạy học ở trường Tiểu học cũng chính là quản lý chuyên môn của nhà trường. Quản lý chuyên môn là quá trình giáo dục đặt ra cho trường Tiểu học sao cho bốn nhân tố then chốt: Mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và kết quả giáo dục. 
Mục tiêu giáo dục tiểu học là hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp lên các bậc học trên hoặc đi vào cuộc sống lao động thực tế. Và kết thúc quá trình học tập của bậc học, học sinh tiểu học phải đạt được những chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản. Vì vậy, quản lý mục tiêu giáo dục là sự phối hợp điều khiển các tác động có chủ định vào đối tượng giáo dục (học sinh) để các khía cạnh của mục tiêu giáo dục được thực hiện một cách đồng bộ.
Tóm lại : 
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng, ngoài việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở tiểu học thì việc phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt để nâng cao chất lượng dạy và học làm nền móng cho chiến lược đào tạo con người của đất nước. 
Chúng ta thấy công tác chỉ đạo phụ đạo học sinh chưa hoàn thành chiếm vị trí rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, đặc biệt là môn tiếng Việt, nếu không biết đọc, không biết viết thì không thể học tốt các môn học khác, là yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng giáo dục đại trà trong nhà trường, đòi hỏi quản lý phải quan tâm và chỉ đạo thật tốt hoạt động này. Đây là thực hiện việc đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình ở cấp tiểu học. 
2. Thực trạng
 Thuận lợi - khó khăn
* Thuận lợi: Nhà trường luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ của lãnh đạo và chuyên môn phòng GD&ĐT. Luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; Sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc cha mẹ học sinh đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường.
 * Khó khăn: Trường có 3 phân hiệu nằm rải rác ở 3 thôn buôn, đường sá đi lại khó khăn, tỷ lệ học sinh dân tộc chiếm trên 38% học sinh toàn trường.
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều em nhà ở quá xa trường. Một số em học sinh còn lười học, còn nghỉ học nhiều vào mùa vụ nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. Gần 100% học sinh là con em có bố mẹ đều làm nông. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Một số giáo viên trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, dẫn đến chất lượng không đồng đều ở các môn, ở các lớp.
- Việc chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và đề ra biện pháp, giải pháp cho công tác phu đạo học sinh chưa hoàn thành trong nhà trường đã có nhưng vẫn chưa kịp đáp ứng với yêu cầu của ngành trong chiến lược phát triển giáo dục và đổi mới phương pháp giáo dục.
 Thành công - hạn chế
 * Thành công: Bước đầu đã thấy kết quả phụ đạo học sinh yếu có nhiều tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Được các bậc cha mẹ học sinh hết lòng ủng hộ. 
 * Hạn chế: - Đa số giáo viên dạy phụ đạo phải làm công tác chủ nhiệm lớp, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu năm học và kiêm nhiệm, do đó cường độ làm việc quá tải và đầu tư thời gian cho việc phụ đạo cho học sinh chưa hoàn thành có phần bị hạn chế.
Để phụ đạo cho học sinh còn hạn chế. Một số học sinh tham gia phụ đạo chưa cố gắng nên nhiều em chưa hoàn thành môn học. Giáo viên dạy phụ đạo đều phải tự soạn chương trình dạy theo kinh nghiệm của bản thân, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
2.3 Mặt mạnh - mặt yếu
* Mặt mạnh: Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo quy định của BGD&ĐT. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ giáo viên của trường tuổi đời còn khá trẻ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, ham học hỏi nghiên cứu để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
- Đa số học sinh ngoan. Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy.
* Hạn chế: Kinh nghiệm phụ đạo học sinh chưa hoàn thành của giáo viên còn nhiều hạn chế, thời gian phụ đạo còn ít. Một số học sinh học yếu lại lớn tuổi nên chưa thực sự hứng thú tham gia học phụ đạo.
 2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Gồm có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, có nhiều yếu tố tác động như thời gian , điều kiện kinh tế
 2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Từ năm 2008 trở về trước điều kiện cơ sở vật chất còn chung cho cả 6 phân hiệu, học sinh phải học 2 ca nên không có phòng học để phụ đạo học sinh yếu .Nên chất lượng dạy và học không cao vẫn còn nhiều học sinh lưu ban. Từ khi tách trường tiểu học Hoàng Văn Thụ Thành 2 trường: Tiểu học Hoàng Văn Thụ và tiểu học Y Ngông. Từ đó cơ sở vật chất được đầy đủ hơn, công tác phụ đạo học sinh yếu đã được chú trọng. Bằng giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực nhiệt tình tâm huyết giúp Ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu, lựa chọn giáo viên chủ nhiệm; Lựa chọn cách dạy phù hợp với học sinh yéu từ đó xây dựng được lòng tin vào đội ngũ giáo viên và học sinh.
Xây dựng kế hoạch khảo sát học sinh hai môn toán hoặc tiếng Việt ở khối lớp 1,2,3,4,5 để phân hoá đối tượng học sinh. Qua việc làm này đã tạo được tính khả thi ngay từ đầu năm học.
Xây dựng kế hoạch phụ đạo cụ thể cho từng khối lớp học, môn học. Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành theo lịch cụ thể của từng tháng, từng tuần; Xây dựng quy chế đánh giá, khen thưởng, tuyên dương dựa trên kết quả khảo sát từng tháng của đội ngũ giáo viên, thi đua lập thành tích cao trong các lần khảo sát. Bên cạnh đó nhà trường luôn động viên khuyến khích, học sinh có tiến bộ kịp thời, phần nào đó đã khích lệ được tinh thần tự học vươn lên của học sinh. Coi trọng công tác quản lý, dạy phụ đạo học sinh chưa hoàn thành, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn trường.
3. Giải pháp và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo dạy phụ đạo học sinh chưa hoàn thành.
 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
* Giải pháp 1: Về xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu. 
- Thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 của Phòng GD&ĐT 
- Thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường.
- Căn cứ vào số lượng giáo viên và trình độ đào tạo của giáo viên trong nhà trường
- Căn cứ vào kết quả học tập và kết quả giao khảo sát của nhà trường. Từ đó xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành cho cả năm học, từng học kỳ.
 * Giải pháp 2: Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chon giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm có tinh thần trách nhiệm cao, cố gắng phân công một đội ngũ ổn định, lâu dài để phát huy kinh nghiệm của giáo viên. Muốn có trò giỏi trước hết phải có thầy giỏi, nói thế không có nghĩa là cứ thầy giỏi thì trò sẽ giỏi, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác., tuy nhiên qua đó cho thấy vai trò của người thầy trong công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành là hết sức quan trọng.
 Phát hiện và dạy phân hoá đối tượng bắt đầu từ lớp 1, cử giáo viên có kinh nghiệm dạy.
 Phụ đạo học sinh chưa hoàn thành cần được tiến hành thường xuyên cả trên lớp và các buổi riêng không nên để cuối năm mới tích cực phụ đạo làm cho học sinh quá tải đồng thời ảnh hưởng đến các môn học khác.
 * Giải pháp 3: Đối với Ban giám hiệu nhà trường
 Giúp giáo viên nhận thức sâu sắc về sự cần thiết trong công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt ở nhà trường và ở tổ khối. Coi đây là quyền lợi, là nghĩa vụ của mỗi người giáo viên cần làm tốt để đáp ứng với công tác giáo dục ngày càng cao. Họ phải hiểu rằng, muốn hoàn thành mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, thì phải đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác kiểm tra và đánh giá khách quan chất lượng học sinh không để tình trạng học sinh không biết đọc, không biết viết lên lớp.
 * Giải pháp 4: Đối với giáo viên
 Muốn nâng cao chất lượng dạy và học phải có thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn có ý thức tự luyện , tự rèn, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu,
 Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
 Có chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng kịp thời đối với giáo viên và học sinh tham gia phụ học sinh yếu.
 * Giải pháp 5. Về chương trình phụ đạo
 Giáo viên cần soạn chương trình nội dung phụ đạo rõ ràng cụ thể, chi tiết cho từng khối lớp, về từng mảng kiến thức, rèn kỹ năng ngôn ngữ theo số tiết quy định và nhất thiết phải phụ đạo từ thấp đến cao, lấp những chỗ hổng kiến thức để học sinh tiếp thu dần.
 *Giải pháp 6. Tổng kết và rút kinh nghiệm sau mỗi đợt khảo sát chất lượng hoặc kiểm tra cuối kỳ.
 * Biện pháp
 Ngay từ cấp tiểu học nhà trường đã phải có sự quan tâm giúp đỡ, chú ý từ các buổi học hằng ngày của các khối lớp có học sinh còn hạn chế về môn học tiếng Việt, từ đó quan tâm nhiều hơn đến các em và phải có phương pháp giáo dục đặc biệt dành riêng cho các em này.
 Mặt khác nội dung phương pháp giáo dục và bồi dưỡng học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt, cũng như hình thức tổ chức phải phong phú và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh mới đem lại hiêu quả trong giáo dục.
 Việc phụ đạo học sinh chưa hoàn thành phải phối kết hợp với ba môi trường giáo dục: Gia đình – nhà trường – xã hội.
 Tham mưu với Hiệu trưởng xin kinh phí để hỗ trợ, khen thưởng cho giáo viên làm tốt công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành và hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh.
 3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
- Muốn chỉ đạo tốt công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành, Ban giám hiệu phải:
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sự nghiệp giáo dục trong toàn xã hội và xây dựng ý thức quyết tâm thực hiện đổi mới trong sự nghiệp giáo dục. Tăng cường chủ động phối kết hợp với các ban ngành và các Đoàn thể trong nhà trường để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
- Trên cơ sở thực hiện phương hướng nhiệm vụ năm học của phòng GD&ĐT, thực hiện phương hướng nhiệm vụ của nhà trường năm hoc 2014-2015, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã xác định nâng cao chất lượng dạy và học là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, trong đó công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành cũng là nhiệm vụ không thể thiếu. Từ đó Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch dạy phụ đạo học sinh.
 - Trước hết cần cân nhắc và chọn giáo viên có năng lực chủ nhiệm các lớp có số đông học sinh dân tộc thiểu số và phải là : 
 + Người tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động chuyên môn, nhất là hoạt động phải có kế hoạch. 
 + Người nhiệt tình, kiên quyết, giám quyết định, chịu trách nhiệm với công việc, am hiểu công việc đồng thời có nhiều đóng góp tích cực trong việc xây dựng tập thể vững mạnh. 
 + Người bạn đồng hành, đồng chí chân thành, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về chuyên môn. Điều cốt lõi là biết động viên tinh thần, khích lệ sự cố gắng phấn đấu của mọi thành viên trong nhà trường.
 + Vì giáo viên phụ đạo phải chịu sự quản lý của ban giám hiệu nhà trường. Giáo viên có nhiệm vụ truyền lại những kiến thức cơ bản cho học sinh. Vì vậy, người giáo viên đó phải có uy tín và được tập thể tín nhiệm . 
 - Cán bộ, giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn ngành và địa phương tổ chức, có những buổi trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp trong trường, trong cụm chuyên môn.
 - Học hỏi kinh nghiệm các trường có tỷ lệ học sinh học yếu thấp. 
 - Tạo động lực cho giáo viên phát huy năng lực của bản thân. Khen thưởng kịp thời những điển hình trong công tác phụ đạo học sinh.
 - P.Hiệu trưởng chuyên môn thường xuyên quan tâm giúp đỡ về chuyên môn và năng lực cho đội ngũ này. Hướng dẫn kịp thời và giải quyết nhanh chóng các vướng mắc trong nhiệm vụ và thẩm quyền của họ.
 - Tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên được cập nhật với các thông tin chuyên môn hữu ích, các tài liệu có liên quan đến công tác phụ đạo học sinh.
 3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
 * Đối với ban giám hiệu:
 Cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo kịp thời tới giáo viên, có những hướng dẫn cụ thể về mạch kiến thức cần phụ đạo.
 * Đối với giáo viên dạy phụ đạo:
- Tích cực tìm tòi trau dồi kinh nghiệm phụ đạo, xây dựng kế hoạch phụ đạo theo tuần, tháng, tích cực sưu tầm tài liệu, bộ đề liên quan. Thực hiện đúng theo lịch đề ra, cần đầu tư thích đáng và hiệu quả trong các giờ dạy, có kế hoạch và đề ra được mục tiêu yêu cầu cần đạt tới.
 + Định ra các giai đoạn phụ đạo.
 Đầu năm học tiến hành khảo sát chất lượng ở tất cả các khối lớp, nắm được số liệu học sinh cần phụ đạo. Phân loại học sinh theo môn.
 Tiến hành chỉ đạo giáo viên phụ đạo học sinh ngay trong giờ học, buổi học. Phụ đạo thành buổi riêng...
 * Đối với học sinh
 Nhận thức được đúng đắn về tầm quan trọng của môn học, trau dồi tri thức để học tiếp các lớp, cấp học sau
 Yêu môn học, chăm học, say mê trong học tập, ham học hỏi
 Có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập.
* Đối với cha mẹ học sinh
 Quan tâm và tạo mọi điều kiện, động viên con em học tập tốt hơn. Trang bị cho con em đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập.
 Thường xuyên liên lạc với nhà trường để nắm được tình hình học tập của con em mình.
 3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các giải pháp, biện pháp thực hiện trong đề tài có mối quan hệ gắn bó mật thiết, khăng khít với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Biện pháp này vừa là tiền đề vừa là điều kiện để thực hiện biện pháp kia và ngược lại. Nếu đề ra giải pháp mà không có biện pháp để thực hiện các giải pháp đó thì sẽ không hiệu quả. Nên không thể tách rời từng biện pháp, giải pháp trong quá trình thực hiện. Chẳng hạn trong khi xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh chưa hoàn thành không thể không đề cập đến việc dự kiến xây dựng lịch phụ đạo, nội dung cần phụ đạo chương trình phụ đạo; các thành phần tham gia; dự trù kinh phí, điều kiện về CSVC; dự kiến mối liên hệ với các ngành, các cấp cần tham mưu và thời gian thực hiện Khi xây dựng nội dung, chương trình thời gian phụ đạo... không thể không bám vào định hướng mục tiêu và các nội dung trong kế hoạch. Các giải pháp, biện pháp phải được thực hiện đồng bộ thì việc chỉ đạo phụ đạo học sinh yêú mới đạt hiệu quả cao.
 3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
* Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài
Tổng số học sinh
Trên 5 điểm
Dưới 5 điểm
Ghi chú
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
279
250/279
89,6
29/279
10,4
* Kết quả thu được sau khi thực hiện đề tài:
Tổng số học sinh
Trên 5 điểm
Dưới 5 điểm
Ghi chú
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
279
269/279
96,4
10/279
3,6
 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 
 - Đã phát triển được phương pháp, suy nghĩ ở trình độ phù hợp với kỹ năng trí tuệ của trẻ.
- Nâng cao ý thức và khát vọng của trẻ về sự tự chịu trách nhiệm.
- Bồi dưỡng sự lao động làm việc sáng tạo của giáo viên.
- Phát triển các kỹ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời.
- Khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng góp xã hội 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 Qua một vài biện pháp về chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu lớp1,2, 3, 4,5 ở trường TH Hoàng Văn Thụ tôi nhận thấy: Để quản lý thúc đẩy phong trào phụ đạo học sinh yếu của nhà trường đạt kết quả; nguyên nhân đầu tiên phải nói đến sự chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, thường xuyên quan tâm đến công tác này, khơi dậy tinh thần hăng say của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ có kiến thức. Đội ngũ giáo viên trong trường có lòng nhiệt tình vào cuộc, có sự thi đua lẫn nhau trong trường để nâng cao chất lượng dạy và học. Học sinh trong trường có tinh thần hiếu học. Nhân dân, cha mẹ học sinh tin tưởng vào nhà trường về kết quả đạt được của con em mình, cần tạo điều kiện cho con em mình tham gia học tập. 
 2. Kiến nghị:
 Đề nghị Phòng Giáo dục mở các chuyên đề, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ, giáo viên.
 Trên đây là kinh nghiệm của tôi về Một vài biện pháp chỉ đạo về công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt lớp 1, 2, 3, 4, 5 ở trường tiểu học Hoàng Văn Thụ. Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn và trình độ năng lực hạn chế, đề tài của tôi chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Do vậy tôi rất mong được sự góp ý của đồng chí đồng nghiệp
 Dur Kmăl, ngày 15 tháng 2 năm 2016
 Người thực hiện 
 Võ Thị Lan
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP TRƯỜNG 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
 Ký tên và đóng dấu
 Đinh Văn Cường
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN CẤP HUYỆN
...............................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docth_78_9368_2021951.doc