Đề tài Một số phương pháp hiệu quả khi dạy – học phân môn vẽ theo mẫu bậc tiểu học

Đề tài Một số phương pháp hiệu quả khi dạy – học phân môn vẽ theo mẫu bậc tiểu học

Hướng dẫn vẽ chi tiết ( mô phỏng giống mẫu):

 Vẽ chi tiết tức là học sinh sẽ vẽ những gì các em quan sát, so sánh, nhận xét và nhìn thấy trên mẫu. Đích cuối cùng của bài vẽ theo mẫu đối với học sinh tiểu học là mô phỏng được mẫu. Sau các bước trên giáo viên hướng dẫn học sinh cần bám sát vào các nét thẳng để hoàn thiện, phần này giáo viên không nên giảng giải áp đặt, trên cơ sở mẫu giáo viên đặt câu hỏi tập trung vào các bộ phận chi tiết của mẫu.

+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ đậm nhạt:

 Đậm nhạt là một khái niệm tương đối trừu tượng đối với học sinh học mĩ thuật ( phần này áp dụng cho học sinh khối 4, 5). Cụ thể ở phần này giáo viên giảng giải cho học sinh biết đậm nhạt trên mẫu do đâu mà có( do ánh sáng chiếu vào mẫu), có chổ ánh sáng chiếu được vào, có chỗ không chiếu vào được và tạo ra ranh giới sáng ( có ánh sáng chiếu trực tiếp), tối ( không có ánh sáng chiếu trực tiếp), trung gian ( có ánh sáng ít, chiếu gián tiếp), vẽ đậm nhạt cần cho vẽ theo mẫu sẽ diễn tả được không gian của mẫu, biểu đạt được khối của vật mẫu như vậy khi vẽ đậm nhạt bài vẽ sẽ nổi khối tức là trông giống như mẫu thật, nhìn bài vẽ hấp dẫn hơn, đẹp hơn. Qua đó học sinh sẽ thích thú và hào hứng hơn với những bài vẽ mẫu lần sau.

* Hướng dẫn học sinh thực hành:

 Như đã biết, phần thực hành chúng ta phải dành 2/3 tiết học để các em thể hiện bài, hơn nữa đây lại là bài vẽ theo mẫu thì việc đó rất quan trọng. Việc hướng dẫn học sinh thực hành cần chú ý những nội dung: Để học sinh quan sát và vẽ độc lập, giáo viên tham gia góp ý cho cá nhân học sinh.

 Đối với phân môn vẽ theo mẫu, việc vẽ theo mẫu là rất quan trọng cho nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngay khi thấy các em làm bài thực hành có chiều hướng chưa đúng.

 

doc 18 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số phương pháp hiệu quả khi dạy – học phân môn vẽ theo mẫu bậc tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mĩ thuật.
* Mặt yếu.
	Học sinh đi học quên mang đồ dùng liên quan đến môn học 
	Trong lớp ít phát biểu ý kiến xây dựng bài.
	Một số em chưa hoàn thành bài vẽ ở lớp.
4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Vẽ theo mẫu rèn luyện cho học sinh khả năng quan sát, nhận xét và kĩ năng vẽ nét, vẽ bố cục và vẽ hình. Vẽ theo mẫu còn giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của mẫu, tạo điều kiện để học sinh học các bài trang trí, vẽ theo đề tài, vẽ tự do, thường thức mĩ thuật thuận lợi và hiệu quả hơn.
 	Phân môn vẽ theo mẫu xuyên suốt chương trình mĩ thuật tiểu học được thiết kế theo quy trình đồng tâm, các đơn vị kiến thức được lặp lại nhưng có nâng cao hơn qua mỗi bài, mỗi lớp. 	Từ lớp 1 đến lớp 5 có 45 bài vẽ theo mẫu với những mẫu vẽ đơn giản như hình khối, đường nét quen thuộc như nét cong, nét thẳng, các hình cơ bản như hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật; khối đơn giản như khối cầu, khối hộpvật dụng phổ biến, gần gũi như cái xoong, cái ấm, cái chén, cặp sách, lá cây, quả câyKhi vẽ theo mẫu học sinh sẽ nắm được cách vẽ cân đối, vẽ từ bao quát đến chi tiết, từ những hình cơ bản tới những đồ vật cụ thể, bước đầu so sánh kích thước, hình dáng, màu sắc của vật mẫu. Từ đó học sinh sẽ cảm nhận được mẫu, vẽ mẫu theo sự “cảm” và so sánh để hình vẽ gần giống với mẫu hơn.
 	Vẽ theo mẫu là một phân môn quan trọng và cần thiết cho các phân môn khác của môn mĩ thuật. Bởi vì, nắm vững cách vẽ của vẽ theo mẫu thì các phân môn khác sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều và đặt biệt sẽ hình thành cách nhìn tổng thể ( định hình được trước khi vẽ). Học sinh vẽ theo mẫu theo một quy trình: Quan sát – So sánh – Cảm nhận – Nhận biết mẫu – Hình thành thới quen, kĩ năng khi các em vẽ bài.
5. Thực trạng mà đề tài đặt ra.
Trước thực trạng khó khăn, điều kiện dạy học chưa đủ và đồng bộ, phương pháp giáo dục chưa phát huy mạnh được vai trò của học sinh, để phân môn vẽ theo mẫu thực sự được học sinh quan tâm và vẽ đúng như hướng dẫn và hoàn thành xuất sắc các bài vẽ theo mẫu trong chương trình, tôi đưa ra một số vấn đề cần giải quyết cụ thể sau.
+ Công tác chuẩn bị cần thiết cho bài giảng.
+ Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
+ Hướng dẫn học sinh thực hành.
+ Nhận xét, đánh giá bài của học sinh.
* Các vấn đề trên được giải quyết tốt thì hiệu quả sẽ đem lại một bài giảng thành công cho phân môn vẽ theo mẫu của bộ môn mĩ thuật.
* Công tác chuẩn bị cần thiết cho bài giảng:
 + Sự chuẩn bị của giáo viên:
 * Đối với việc chuẩn bị đồ dùng dạy học:
 	Đối với môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng, việc sử dụng đồ dùng dạy học (ĐDDH) là đặt biệt cần thiết, bởi dạy mĩ thuật là dạy trên những gì cụ thể, hiện diện một cách rõ ràng trước học sinh. Học sinh phải được quan sát một cách cụ thể về hình dáng, đậm nhạt, màu sắc, đường nét, bố cục và tương quan vật mẫu (đối với bài vẽ hai vật mẫu). Đó chính là kiến thức cơ bản của môn mĩ thuật.
 	Khi nói tới việc chuẩn bị đồ dùng trực quan ta nghĩ đến nhiệm vụ của môn mĩ thuật ngoài việc cung cấp những tri thức bộ môn và rèn kĩ năng nó còn nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Do đó đồ dùng giảng dạy đưa ra cho học sinh học tập ngoài yêu cầu học sinh quan sát phải phù hợp với nội dung bài giảng còn có yêu cầu là phải đẹp để thu hút sự chú ý của học sinh tạo nên không khí nghệ thuật của giờ học. Làm cho học sinh yêu thích vật mẫu bởi vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc của mẫu làm phấn chấn tinh thần học tập của các em. Hơn thế vẽ theo mẫu thì phải có mẫu để học sinh quan sát và vẽ theo mẫu chứ không để học sinh vẽ lại hình minh họa trong sách mĩ thuật hoặc hình vẽ minh họa của giáo viên trên bảng như vậy học sinh sẽ không hiểu bài và chất lượng không đạt yêu cầu như mong muốn.
 	Trong chương trình mĩ thuật ở tiểu học có 45 bài vẽ theo mẫu giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ mẫu theo đơn vị bài và trực quan cho các bài đó. Từ những mẫu vẽ đơn giản như: (Khối hộp, khối trụ, khối cầu) tới những mẫu vẽ cụ thể hơn như ( quả cây, ấm tích, chén, bát, lọ hoa, bình đựng nước)
 	Sử chuẩn bị của giáo viên còn căn cứ theo từng bài. Một mặt do tiết học thường được tổ chức tại lớp học “ thông thường” một mặt sỹ số học sinh/lớp đông khiến các em khó quan sát mẫu nếu bày một mẫu trên bảng. Do đó giáo viên cần chuẩn bị nhiều mẫu vẽ giống nhau trên một yêu cầu của bài vẽ mẫu đó để cho học sinh hoạt động theo nhóm, theo tổ. 
Ví dụ: Để dạy bài “Vẽ quả” (quả dạng tròn) bài 10 mĩ thuật lớp 1 trang 15 vở tập vẽ. Nếu học sinh khoảng 30 em ngồi trong một phòng học bàn ghế kê sát nhau theo hướng nhìn lên bảng thì việc giáo viên bày một mẫu (quả cây) để học sinh quan sát và vẽ là điều không thể, bởi những học sinh ngồi bàn dưới và cuối lớp sẽ không thể nhìn thấy mẫu. Như vậy sẽ vô hiệu khi giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. Ở bài này quả quan sát khó (vì nhỏ) cho nên tôi chuẩn bị (3,4) mẫu và bày theo nhóm, tổ giúp học sinh quan sát và vẽ hiệu quả hơn. 
 Đối với bài vẽ này tôi chuẩn bị cho bài giảng những tranh vẽ các bước dựng hình, đến hoàn thành bài vẽ. Cách vẽ cụ thể, rõ ràng, đẹp vẽ trên khổ giấy lớn để học sinh dễ quan sát, việc chuẩn bị trực quan tốt còn giúp cho học sinh hình thành khái niệm mẫu vẽ nhanh nhất, hiệu quả và đơn giản nhất. 
Ví dụ: Bài vẽ quả cà chua 
VẼ RA GIẤY A4
+ Sự chuẩn bị đối với học sinh:
Học vẽ theo mẫu đối với học sinh tiểu học vốn vẫn là kiến thức trừu tượng nhất trong bộ môn mĩ thuật. Trừu tượng bởi lẽ học sinh dần hình thành khái niệm về khối, về hình thể. Tuy nhiên vẽ theo mẫu ở tiểu học không đòi hỏi học sinh diễn tả được khối rõ ràng mà chỉ yêu cầu học sinh có khái niệm về ‘khối” mà thôi. Vì lý do này, học sinh cần chuẩn bị tốt điều kiện để tham gia vào tiết học một cách tích cực và hiệu quả.
Việc xem bài trước là công việc của học sinh. Từ đó, học sinh sẽ tìm hiểu mẫu ở nhà( nếu có) hoặc mẫu tương tự, sẽ tạo được thói quen chủ động của học sinh. Có những bài học sinh chuẩn bị mẫu vẽ cá nhân để giờ thực hành làm việc một cách độc lập như: Bài vẽ lá cây ( MT lớp 2 bài 13 trang 40 ). Việc chuẩn bị này giúp học sinh tư duy nhanh hơn, so sánh dễ dàng và đặc biệt tiếp thu bài cũng nhanh hơn.
Việc chuẩn bị đồ dùng học tập là một yếu tố cần thiết đối với học sinh, nếu học sinh chuẩn bị đầy đủ mọi đồ dùng như: Vở tập vẽ, bút chì, bút dạ, sáp màu, tẩy, thước kẻNhư vậy sự chuẩn bị tốt của giáo viên và học sinh sẽ đạt được kết quả cao cho tiết học vẽ theo mẫu.
* Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét mẫu:
Dạy mĩ thuật nói chung và vẽ theo mẫu nói riêng, phải thực hiện theo hướng để học sinh làm bài thực hành là chính ( thời gian khoảng 20/ 35 phút của tiết học). Thời gian hướng dẫn học sinh quan sát khoảng 5 – 7 phút, phần này tuy ít thời gian nhưng lại là một việc hết sức quan trọng trong quá trình hình thành kiến thức mĩ thuật, kiến thức vẽ theo mẫu đối với học sinh.
+ Thực tế: 
 	Lâu nay dạy vẽ theo mẫu thường qua loa nhất trong năm phân môn của môn mĩ thuật. Bởi một lẽ đồ dùng dạy học thiếu rất nhiều, mẫu vẽ thường không có trong suốt chương trình tiểu học, việc giáo viên chuẩn bị mẫu cho học sinh cũng gặp nhiều khó khăn.
 	Mặt khác lớp học quá đông từ 25 – 30 em/ lớp, bàn kê thẳng xếp cố định theo hướng nhìn lên bảng. Với điều kiện như thế thì việc học sinh quan sát mẫu là một điều tương đối phức tạp và hiệu quả của tiết học là một vấn đề cần bàn tới. Từ những thực tế ấy tôi mạnh dạng đưa ra những phương pháp cụ thể, nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả dạy – học phân môn vẽ theo mẫu ở tiểu học.
+ Phương pháp:
 	Trong 45 bài vẽ theo mẫu ở tiểu học được chia điều cho 5 khối lớp là những bài vẽ từ đơn giản và nâng cao dần theo cấu trúc chương trình đồng tâm. Vì vậy ở các lớp (1, 2, 3) là những mẫu vẽ đơn giản như: hình tam giác, hình tròn, hình vuông, cái túi xách, cái cốcCòn ở lớp (4, 5) nhìn chung mẫu vẽ là đồ dùng trong gia đình như: cái bát, ấm tích, lọ hoa Cho nên, việc hướng dẫn cho học sinh là rất cụ thể, rất gần gũi, giáo viên sử dụng phương pháp phù hợp sẽ đạt hiệu quả cao.
 	Giáo viên bày mẫu: Lớp học đông nên giáo viên bày mẫu vẽ vào giữa lớp và kê bàn ghế theo hình chữ U để học sinh nào cũng có cự ly gần với mẫu, và đảm bảo các em được quan sát mẫu 100%. Đối với những mẫu nhỏ như cái cốc, lá cây, quả giáo viên cần chuẩn bị nhiều mẫu giống nhau để cho học sinh quan sát theo nhóm, như vậy sẽ khắc phục được tình trạng học sinh không quan sát mẫu, làm việc riêng hay đùa nghịch.
 	Khi đặt câu hỏi quan sát giáo viên nên nêu những cao hỏi đơn giản dễ hiểu như: Em hãy so sánh chiều cao của mẫu với chiều ngang của mẫu như thế nào? Khi giáo viên đặt câu hỏi như vậy học sinh sẽ tập trung vào so sánh, nhận xét mẫu và đưa ra kết quả. Căn cứ vào thực tế cùng phương pháp dạy đổi mới tôi đưa ra một số ví dụ áp dụng nội dung cho vấn đề hướng dẫn quan sát nhận xét.
+ Một số ví dụ:
+ Bài 24: Vẽ cái ấm tích và cái bát: MT 5 trang 50. 
Đối với bài này mục tiêu đặt ra là học sinh tập quan sát, so sánh, ước lượng tỷ lệ mẫu ghép (hai vật mẫu) để tìm ra vị trí, khích thước các bộ phận của mẫu. Riêng về kĩ năng yêu cầu học sinh vẽ được gần giống mẫu ( Diễn tả được đặt điểm, tỷ lệ chính của mẫu, vẽ đậm nhạt theo từng góc độ quan sát)
 	Ở bài này tôi cho học sinh ngồi vẽ theo hình chữ U, mẫu vẽ bày giữa phòng học, học sinh vẽ theo ba hướng bên trái, bên phải và ở giữa lớp, mẫu vẽ đặt vừa tầm nhìn của học sinh, mẫu vẽ phải đảm bảo có mĩ quan.
 	Phần quan sát chung: Giáo viên chuẩn bị hai miếng bìa, một miếng được đục lỗ hình chữ nhật bao quanh cả hai mẫu và một miếng bìa đục thủng hình chữ nhật bao quanh vừa cái bát. Mục đích của sự chuẩn bị này là khi đặt câu hỏi đối với học sinh về khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu trông giống hình gì? Hình riêng của cái bát nhỏ bằng một phần mấy của hình chung? Việc đục lỗ miếng bìa làm đơn giản ở chỗ học sinh nhìn thấy một lổ thủng mà trong nó (phía sau) chứa trọn vẹn mẫu vẽ, như vậy học sinh sẽ hiểu được khung hình chung và hình riêng là như thế nào.
 	Để học sinh nhận biết được đậm nhạt, tôi chọn một hướng ánh sáng chiếu vào mẫu, lúc đó học sinh quan sát mẫu sẽ nhận dạn được tối thiểu 3 sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt. Tương tự như vậy tôi nêu câu hỏi cho học sinh, em nhìn lên mẫu thấy phần bên nào là đậm nhất? Còn phần giữa em thấy độ đậm nhạt như thế nào? ( ở giữa là độ sáng trung gian).
 	Qua hai ví dụ cụ thể trên chúng ta thấy để bắt đầu học vẽ nói chung và vẽ theo mẫu nói riêng thì việc quan trọng đó là phải quan sát, nhận xét. Khi quan sát nhận xét đầy đủ mẫu việc tiến hành vẽ của học sinh sẽ dễ dàng và ít mắc phải lỗi sai lớn về tỷ lệ, hình dáng. Có thể nói phần hướng dẫn quan sát nhận xét là điều kiện bất biến để hướng dẫn tiếp học sinh cách vẽ.
* Hướng dẫn học sinh cách vẽ:
+ Hướng dẫn về bố cục ( cách sắp xếp): Ở phần hướng dẫn này tôi treo trực quan bao gồm 4 hình vẽ trong đó có: một hình vẽ rất nhỏ ở giữa trang giấy, một hình có hình vẽ sang mép của trang giấy, một hình vẽ thật lớn kín cả chiều cao giấy và cuối cùng một bài vẽ cân đối đẹp mắt. Sau đó cho học sinh tự chọn và nhận xét bài đẹp nhất ( các bài được đánh số từ 1 – 4 theo thứ tự như trên ). Khi học sinh được quan sát, nhận xét thì việc tìm ra hình vẽ thứ 4 đẹp điều rất dễ dàng. Qua đó giáo viên nêu câu hỏi ngược lại, tại sao hình vẽ
1, 2, 3 lại là hình chưa đẹp? và những lý do ấy được học sinh nêu ra một cách rõ ràng, giáo viên bổ sung nhằm phát huy tính tích cực, chủ động ở học sinh khi vẽ bài.
+ Hướng dẫn học sinh vẽ hình chung của mẫu:
 	 Khung hình chung có nghĩa là hình của mẫu vẽ được chứa trọn vẹn bên trong khung hình ấy, khi xác định bố cục của bài vẽ chiếm bao nhiêu giấy tức là khung hình chung sẽ chiếm từng ấy, khi vẽ khung hình chung học sinh chủ động được tỷ lệ với trang giấy.
+ Tìm và xác định các vị trí của các bộ phận chi tiết trên mẫu vẽ:
 	Khi hoàn thành được khung hình chung của mẫu rồi giáo viên hướng dẫn học sinh xác định một số bộ phận chi tiết như khi vẽ các khối cơ bản cần xác định các mặt, đối với các vật dụng thì cần xác định các bộ phận chi tiết trên vật dụng đó. Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ trục đối xứng cho bài vẽ có mẫu cân đối, đối xứng, có chiều đứng như một số mẫu: cái cốc, khối hộp, cái phích, cái bátkhi học sinh xác định được trục đối xứng thì việc vẽ mẫu sẽ không bị đổ ngả đổ nghiêng.
+ Hướng dẫn học sinh vẽ phác bằng nét thẳng:
 	Phần này việc quan trọng làm thế nào để học sinh hiểu là vẽ nét thẳng thì hình vẽ chuẩn và đẹp hơn là chúng ta vẽ nét cong ngay. Lúc này giáo viên sử dụng phương pháp trực quan bằng thị phạm trên bảng để học sinh nhận thấy việc vẽ nét thẳng để tạo thành hình dáng của mẫu sau đó chúng ta tẩy bỏ nét thẳng và chỉnh sửa hình sao cho gần giống mẫu thật theo hướng quan sát của từng em theo từng góc độ.
+ Hướng dẫn vẽ chi tiết ( mô phỏng giống mẫu):
 	Vẽ chi tiết tức là học sinh sẽ vẽ những gì các em quan sát, so sánh, nhận xét và nhìn thấy trên mẫu. Đích cuối cùng của bài vẽ theo mẫu đối với học sinh tiểu học là mô phỏng được mẫu. Sau các bước trên giáo viên hướng dẫn học sinh cần bám sát vào các nét thẳng để hoàn thiện, phần này giáo viên không nên giảng giải áp đặt, trên cơ sở mẫu giáo viên đặt câu hỏi tập trung vào các bộ phận chi tiết của mẫu.
+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ đậm nhạt:
 	Đậm nhạt là một khái niệm tương đối trừu tượng đối với học sinh học mĩ thuật ( phần này áp dụng cho học sinh khối 4, 5). Cụ thể ở phần này giáo viên giảng giải cho học sinh biết đậm nhạt trên mẫu do đâu mà có( do ánh sáng chiếu vào mẫu), có chổ ánh sáng chiếu được vào, có chỗ không chiếu vào được và tạo ra ranh giới sáng ( có ánh sáng chiếu trực tiếp), tối ( không có ánh sáng chiếu trực tiếp), trung gian ( có ánh sáng ít, chiếu gián tiếp), vẽ đậm nhạt cần cho vẽ theo mẫu sẽ diễn tả được không gian của mẫu, biểu đạt được khối của vật mẫu như vậy khi vẽ đậm nhạt bài vẽ sẽ nổi khối tức là trông giống như mẫu thật, nhìn bài vẽ hấp dẫn hơn, đẹp hơn. Qua đó học sinh sẽ thích thú và hào hứng hơn với những bài vẽ mẫu lần sau.
* Hướng dẫn học sinh thực hành:
 	Như đã biết, phần thực hành chúng ta phải dành 2/3 tiết học để các em thể hiện bài, hơn nữa đây lại là bài vẽ theo mẫu thì việc đó rất quan trọng. Việc hướng dẫn học sinh thực hành cần chú ý những nội dung: Để học sinh quan sát và vẽ độc lập, giáo viên tham gia góp ý cho cá nhân học sinh.
 	 Đối với phân môn vẽ theo mẫu, việc vẽ theo mẫu là rất quan trọng cho nên giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngay khi thấy các em làm bài thực hành có chiều hướng chưa đúng.
 	Học sinh làm bài độc lập: Tới giờ thực hành học sinh phải đảm bảo có đầy đủ đồ dùng học tập (100% ), bút chì, tẩy, vở tập vẽ, học sinh vẽ theo mẫu ở vị trí mình ngồi nhìn thấy, tập trung vẽ sát với mẫu, đảm bảo đúng tỷ lệ của mẫu.
Giáo viên hướng dẫn cá nhân: Việc hướng dẫn cá nhân rất quan trọng trong thời gian thực hành của học sinh. Vì trong khi vẽ không tránh khỏi những sai sót, cũng như gặp phải một số vướng mắc, chính vì vậy việc hướng dẫn cá nhân rất cần thiết.
 	Khi hướng dẫn cá nhân học sinh giáo viên tuyệt đối không được cầm bút sữa bài cho học sinh mà chỉ hướng dẫn. Trong quá trình hướng dẫn thấy có nhiều học sinh mắc phải một lỗi giáo viên yêu cầu học sinh dừng bút để hướng dẫn, uốn nắn kịp thời.
	Đối với bài vẽ lọ hoa và quả tôi hướng dẫn học sinh vẽ theo các bước sau: vẽ tay
* Nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh:
 	Nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi học môn mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng, thì việc nhận xét đánh giá là điều rất quan trọng, nhận xét bài của học sinh cần phát huy được tinh thần khích lệ các em hăng hái học phân môn là chính, và phải tôn trọng ý kiến của học sinh nếu là tích cực, nếu bài vẽ chưa đạt yêu cầu giáo viên cần nhẹ nhàng nhắc nhở không nên chê các em trước lớp điều này làm cho các em tự ti lần sau sẽ không tích cực, không hứng thú với phân môn vẽ theo mẫu vì nghĩ mình vẽ không được đẹp như các bạn.
 	Qua thời gian thực hành giáo viên chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp dán lên bảng lớp. Mục đích để học sinh tư duy khách quan theo cảm nhận của mình. Ở phần này giáo viên nêu câu hỏi: Em hãy chọn các bài vẽ đúng, đẹp? Tại sao những bài còn lại không đẹp?, Những bài vẽ chưa đẹp em thấy hình vẽ của các bạn như thế nào?, Đối với lớp (4, 5), Em thấy bạn vẽ đậm nhạt như vậy đã đúng, đẹp chưa? Trông khối hình đã rõ hay chưa?...Qua một loạt ý kiến của học sinh giáo viên tập hợp được ưu điểm và khuyết điểm của từng bài và đưa ra nhận xét chung để học sinh phát huy những ưu điểm và khắc phục điểm yếu cho những bài vẽ theo mẫu lần sau.
II.3. Giải pháp, biện pháp.
* Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.
	Cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về mĩ thuật và hình thành các kĩ năng cần thiết để học sinh hoàn thành được các bài tập theo chương trình.
	Giáo dục thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh cho học sinh, giúp các em cảm nhận và vận dụng những kiến thức về mĩ thuật vào học tập, sinh hoạt hằng ngày góp phần xây dựng môi trường thẩm mĩ cho xã hội. 
* Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
 Học mĩ thuật không nhằm đào tạo các em trở thành họa sĩ hay những người chuyên gia làm nghề mĩ thuật mà học để các em biết yêu cái đẹp, có ý thức trân trọng giữ gìn, bảo vệ cái đẹp của thiên nhiên, của con người tạo ra.
Lượng kiến thức đưa vào từng bài học chỉ dừng lại ở mức sơ đẳng và được chọn lọc theo mức điển hình. Những lượng kiến thức này được lập lại nâng cao và phát triển dần ở các lớp sau.
Mỗi phân môn đều có đặc điểm riêng nhưng tất cả đều nằm trong tổng thể chung là sử dụng ngôn ngữ mĩ thuật cho các hoạt động thực hành và hoạt động này chiếm thời gian khoảng 20/35 phút của tiết học, những sản phẩm các em tạo ra luôn hướng đến mục tiêu chung là tạo ra cái đẹp xung quanh mình ứng dụng cái đẹp vào cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày.
Nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn vẽ theo mẫu, cũng như hiệu quả của tiết học đạt kết quả cao giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp như:
Phương pháp quan sát: Nhằm tạo cho các em thói quen quan sát làm giàu vốn biểu tượng kinh nghiệm sống của các em đó là tiền đề của vẽ theo mẫu, từ những yêu cầu đó thường xuyên giúp các em có thói quen quan sát hình thành trong trí nhớ giúp học sinh nhìn thấy cái hiện thực trong tự nhiên, trong mẫu vẽ.
Phương pháp trực quan, giúp học sinh quan sát mẫu thực, nhận biết được độ đậm nhạt của mẫu, nhận biết mẫu có hình khối gì? mẫu có mấy vật mẫu? Từ những yêu cầu đó thường xuyên giúp các em có thói quen quan sát hình thành trong trí nhớ vốn kiến thức giúp học sinh nhìn thấy cái hiện thực trong tự nhiên, trong xã hội để thể hiện chung trong bài vẽ của mình một cách độc đáo, sáng tạo và riêng biệt.
Phương pháp so sánh, gợi mở, vấn đáp và luyện tập Giáo viên cần kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp này với nhau, tạo thành một phương pháp tổng hợp, phù hợp với tất cả các đối tượng, phù hợp với bài giảng, gắng liền với thực tiễn. 
 Cách so sánh mẫu, cách vẽ thông qua quan sát mẫu thực, có thể học sinh không hiểu thế nào là “bố cục”, không hiểu thế nào là dựng “hình chung”, ước lượng “tỷ lệ”Giáo viên có thể giải thích một cách đơn giản, dễ hiểu nhất như: Bố cục là cách sắp xếp hình vẽ vào trang giấy, bố cục đẹp là sự sắp xếp hình vẽ cân đối, bố cục chưa đẹp là sắp xếp hình vẽ bị lệch sang trái, phảiTỷ lệ ta có thể hiểu đơn giản là chiều cao so với chiều ngang, xem các chiều này hơn kém nhau bao nhiêu lần, từ đó giữ được tỷ lệ chuẩn của mẫu khi vẽ sẽ không bị sai lệch.
Phương pháp liên hệ thực tiễn: Thông qua mỗi bài học giáo viên không những trang bị cho các em kiến thức mà hình thành cho các em kĩ năng sống biết giao tiếp học hỏi lẫn nhau, biết giúp đỡ người khó khăn, biết gìn giữ và bảo vệ đồ dùng trong gia đình và bảo vệ của công
Phương pháp giảng dạy của giáo viên cần phát huy được tính tích cực, sự độc lập suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh và đây cũng là tư tưởng chủ đạo của phương pháp dạy học mĩ thuật nói chung và dạy vẽ theo mẫu nói riêng. Hơn nữa học sinh phải là người chủ động tiếp nhận kiến thức từ giáo viên. Vì thế khi giảng dạy giáo viên không chỉ quan tâm tới phương pháp của giáo viên mà còn phải chú ý tới phương pháp của học sinh. Do đó, khi D

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN _LY 2015.doc