Đề tài Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”

Đề tài Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”

Trong cuộc đời mỗi người, luôn có những cơ hội, nếu chúng ta không biết tìm kiếm và nắm bắt, cơ hội sẽ biến mất, nếu chúng ta có lí tưởng và mơ ước nhưng không dám hành động, ước mơ sẽ mãi mãi chỉ là ước mơ. Ngược lại, hành động để thực hiện kế hoạch sẽ giúp chúng ta nâng cao năng lực của bản thân. Có rất nhiều người thành công chỉ vì họ dám nghĩ, dám làm. Ước mơ không hành động là ước mơ huyễn hoặc, ai cũng có quyền mơ ước, và ai cũng có quyền hành động cho mơ ước ấy, con người ta chỉ thất bại thực sự khi không tin tưởng rằng mình sẽ thành công.

 Thông qua tiết sinh hoạt ngày hôm nay hi vọng chúng ta nhận thức được rằng: Để biến ước mơ thành hiện thực, mỗi người cần có mục tiêu, kế hoạch thực hiện cho riêng mình, có những hành động thiết thực và cụ thể như: Trau dồi kiến thức, trang bị thêm những kĩ năng cần thiết. Quan trọng hơn cả là có khát vọng, đeo đuổi khát vọng để thực hiện ước mơ của riêng mình. Vì "Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Nó giống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khai phá và vượt qua".

 

doc 29 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 5822Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiện tổ chức để tiết sinh hoạt lớp trở thành “tiết học bổ ích”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên phải mất khá nhiều thời gian đầu tư về nội dung và xây dựng phương pháp phù hợp nên đôi lúc còn chưa sẵn sàng đổi mới. 
	Mặc khác, giáo viên chủ nhiệm cùng lúc còn phải chịu trách nhiệm nhiều công việc khác nhau như giảng dạy, tham gia phong trào, tham gia các hoạt động của chuyên môn, đoàn thể nên không còn nhiều thời gian đầu tư thật kĩ cho các tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Xác định được điều đó nên giáo viên chủ nhiệm cần linh hoạt trong việc xây dựng và đổi mới nội dung và phương pháp tổ chức để tiết sinh hoạt trở thành một tiết học thực sự bổ ích.
	3. Giải pháp, biện pháp
	a. Mục tiêu của những giải pháp biện pháp
	Xây dựng nội dung và phương pháp tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần để khắc phục những tồn tại và tạo bầu không khí vui nhộn, sinh động, hiệu quả. Đồng thời góp phần giáo dục học sinh kĩ năng sống tích cực.
	b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp
	Để phát huy hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp giáo viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể theo hàng tuần, hàng tháng: 
	+ Tuần 1: Triển khai kế hoạch tuần, tháng. Phân công nhiệm vụ cho từng tổ, cá nhân thực hiện.
	+ Tuần 2: Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm với kĩ năng sống (theo chủ đề)
	+ Tuần 3: Tổ chức các cuộc thi: rung chuông vàng, đố vui để học, giải đáp thắc mắc...
	+ Tuần 4: Đánh giá các hoạt động của lớp, xếp thi đua của tổ, cá nhân theo tháng.
	Với những tiết sinh hoạt lớp theo lối truyền thống: tổng kết đánh giá tuần học, triển khai kế hoạch tuần tới...là những công việc thường làm mà bất cứ giáo viên chủ nhiệm nào cũng đã biết. Nhưng để tổ chức tiết sinh hoạt theo một tiết học, gắn liền với việc giáo dục kĩ năng sống và giáo dục đạo đức học sinh thì có lẽ nhiều giáo viên còn bỡ ngỡ. Tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể như sau:
	1. Tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm với kĩ năng sống
	- Trước tiên, để tổ chức tiết sinh hoạt chủ nhiệm với kĩ năng sống giáo viên cần xây dựng và lựa chọn chủ đề phù hợp theo từng tháng. Một tháng chỉ nên tổ chức một chủ đề để tránh sự nhàm chán và không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị. Sau đây tôi xây dựng một số chủ đề chúng ta có thể thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp:
TT
Chủ đề
Thời gian
thực hiện
Ghi chú
1
Ngôi trường dấu yêu
Tháng 8
2
Văn hóa giao tiếp: Lịch thiệp trong lời ăn tiếng nói
Tháng 9
3
Em yêu quê hương Việt Nam
Tháng 10
4
Tri ân Thầy cô
Tháng 11
5
Rèn luyện thói quen làm việc có mục đích
Tháng 12
6
Văn hóa trong giao thông
Tháng 1
7
Nhận ra dấu hiệu yêu thương và hành động trong yêu thương
Tháng 2
8
Games online và hậu quả của games online
Tháng 3
9
Ước mơ của em
Tháng 4
10
Rèn luyện kĩ năng định hướng nghề nghiệp
Tháng 5
	- Giáo viên có thể linh hoạt thay đổi chủ đề, thay đổi thời gian thực hiện sao cho phù hợp với đặc điểm của trường, học sinh lớp chủ nhiệm.
 	- Sau khi lựa chọn được chủ đề giáo viên cần thông báo cho học sinh chủ đề sẽ được thực hiện để các em cần chuẩn bị. 
	- Tiếp theo giáo viên cần chuẩn bị bài giảng, nội dung bám sát chủ đề đã chọn để thực hiện. Sau đó lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung, chủ đề cũng như điều kiện của lớp chủ nhiệm. Cùng với học sinh xây dựng kịch bản phù hợp với nội dung theo chủ đề đã chọn. Hướng dẫn học sinh thực hiện chủ đề theo kịch bản.
- Đối với học sinh:
+ Chuẩn bị các vật dụng theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm.
+ Chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
+ Tham gia sinh hoạt một cách nghiêm túc, tích cực.
* Một số ví dụ tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần theo chủ đề
Ví dụ 1: 
Chủ đề: TRI ÂN THẦY CÔ
Tiết sinh hoạt cuối tuần - Lớp 9A1 - Trường THCS Lương Thế Vinh
- Thời gian thực hiện: Tổ chức vào tiết sinh hoạt tuần thứ 2 của tháng 11
- Phương pháp áp dụng: Thi âm nhạc, tìm hiểu ca dao tục ngữ, hoạt động sáng tạo.
- Giám khảo: Giáo viên chủ nhiệm và lớp phó văn thể mĩ.
	- Kịch bản chương trình: 
+ Giới thiệu (bạn dẫn chương trình thực hiện): 
Các bạn thân mến, mỗi học sinh chúng ta muốn trưởng thành và thành công trong xã hội đều phải nhờ đến công lao của các thầy cô giáo. Tri ân thầy cô là việc làm rất có ý nghĩa. Hôm nay lớp ta dành thời gian tiết sinh hoạt lớp để tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô đã dìu dắt ta nên người.
Hoạt động hôm nay chúng ta sẽ thực hiện gồm 3 phần:
+ Phần 1: Thi đố vui về âm nhạc
+ Phần 2: Tìm hiểu về ca dao, tục ngữ
+ Phần 3: Thi sáng tạo
* Phần 1: Thi đố vui về âm nhạc
Phần thi này gồm hai lượt: 
- Lượt thứ nhất: Cả lớp nghe một đoạn nhạc và đoán tên bài hát (điểm tối đa: 5 điểm/ bài).
Bài 1: Khi thầy viết bảng bụi phấn bay bay
Đáp án: bài hát: Bụi phấn
Bài 2: Người thầy vẫn lặng lẽ đi về sớm trưa
Đáp án: bài hát: Người thầy
Bài 3: Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
Đáp án: Bài hát: Cô và mẹ
Bài 4: Cô ơi nhớ không cô, bao năm rồi cô nhỉ
Đáp án: Bài hát: Cô ơi
Bài 5: Thưa thầy em đã thuộc
Đáp án: Bài hát: Bài học đầu tiên
- Lượt thứ hai: Mỗi nhóm sẽ được quyền bốc thăm và lựa chọn bài hát yêu thích về thầy cô ở trên để trình diễn, có thể đơn ca, tam ca hay tốp ca. (điểm tối da cho phần này là 10 điểm). 
	* Phần 2: Thi đố vui về ca dao tục ngữ, tìm hiểu về ngày Nhà giáo Việt Nam
	- Lượt thứ nhất: Giám khảo cung cấp những câu ca dao tục ngữ nói về thầy cô còn khuyết vài chỗ, các nhóm tìm từ thích hợp để hoàn thiện cho câu ca dao tục ngữ này (điểm tối đa cho phần này là 5 điểm/câu)
	Câu 1: Mười năm rèn luyện.đèn. Công danh gặp bước chớ quênthầy.
 Đáp án: sách – ơn
	Câu 2: Mẹ chađức sinh thành. Ra trường thầyhọc hành cho hay.
	Đáp án: công – dạy.
	Câu 3: Ơnkhông bằng gốc bễ. thầy gánh vác cuộc đời học sinh.
	Đáp án: thầy – Nghĩa
	Câu 4: Ăn quả nhớ trồng cây. Có danh cónhớ thầy khi xưa.
	Đáp án: kẻ - vọng
	Câu 5: Công cha, áo mẹ .thầy. Gắng công màcó ngày thành danh.
	Đáp án: chữ - học.
	* Phần 3: Cuộc thi sáng tạo: Thiết kế tấm thiệp tri ân thầy cô
	Ở phần này mỗi nhóm đã được phân công chuẩn bị vật dụng như: bút màu, giấy màu, keo, kéo cắt. Trong thời gian 10 phút các nhóm thiết kế tấm thiệp với chủ đề Tri ân thầy cô. Sau đó trình bày kết quả và diễn giải ngắn gọn ý nghĩa tấm thiệp (điểm số tối đa cho phần thi này là 40 điểm).
Sản phẩm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
* Kết thúc:
Các bạn thân mến!
 Qua nội dung sinh hoạt hôm nay, mỗi học sinh chúng ta đã được nhìn lại và lắng nghe những tâm tình của học sinh đối với thầy cô thông qua những bài hát, những câu ca dao tục ngữ và những tấm thiệp xinh xắn, tâm tình đó sẽ càng có ý nghĩa hơn nếu các bạn nổ lực học tập, cùng nhau xây dựng tập thể lớp vững mạnh. Cảm ơn các bạn đã tham gia một cách tích cực. Rất mong các bạn sẽ luôn khắc ghi công ơn của Thầy cô giáo đã dạy dỗ chúng ta có được như ngày hôm nay!
Ví dụ 2
Chủ đề: VĂN HÓA GIAO THÔNG
“An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”
	- Thời gian thực hiện: Tổ chức vào tuần thứ 2 của tháng 9
	- Phương pháp áp dụng: Gameshow, tình huống, thảo luận nhóm.
	- Giám khảo: Các tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm
	- Kịch bản chương trình: 
	+ Khởi động: Để tạo bầu không khí vui nhộn giáo viên chủ nhiệm tổ chức một trò chơi băng reo: 
	Người điều khiển hô: Ai vui tươi?
	Học sinh đáp: Tôi
	Người điều khiển hô: Ai lịch sự?
	Học sinh đáp: Tôi
	Người điều khiển hô: Ai hăng hái?
	Học sinh đáp: Tôi 
	Người điều khiển hô: Ai kết đoàn?
	Học sinh đáp: Tôi 
	Người điều khiển hô: Ai lịch sự, ai vui tươi, ai hăng hái, ai kết đoàn?
	Học sinh đáp: Tất cả chúng ta. AAA
+ Giới thiệu (người dẫn chương trình): 
Các bạn thân mến! 
Giao thông ngày nay đang là vấn đề của toàn xã hội, nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông. Nhận thức của thế hệ trẻ hiện nay về giao thông chưa thật cao. Mỗi ngày ta vẫn bắt gặp đâu đó hình ảnh những cô cậu học trò chở năm chở ba, không đội mũ bảo hiểm lạng lách trên đường, rú ga nẹt pô “uy hiếp” tinh thần các em nhỏ, cụ già và những người đang đi trên đường. Hành động đó thật đáng trách đúng không các bạn?
Hôm nay trong tiết sinh hoạt cuối tuần lớp 9A1 sẽ tổ chức cuộc thi "văn hóa giao thông". Thông qua cuộc thi ngày hôm nay mỗi chúng ta sẽ có ý thức hơn trong việc tham gia giao thông và góp phần xây dựng văn hóa trong giao thông, đem lại nụ cười cho người khi tham gia giao thông trên khắp mọi nẻo đường.
Hình ảnh thi tìm hiểu văn hóa trong giao thông Lớp 9A1 THCS Lương Thế Vinh
+ Phần 1: Chọn 4 học sinh đại diện cho 4 tổ tham gia trò chơi gamesow: 
Câu hỏi: Theo em, những hành vi nào được xem là “thiếu văn hóa” của người tham gia giao thông? Hành vi nào vi phạm luật giao thông và hành vi nào học sinh không được làm? Chọn 4 học sinh đại diện 4 nhóm tham gia phần thi, học sinh nào có đáp án được nhiều người đồng tình ủng hộ nhất sẽ đem lại 30 điểm cho nhóm mình.
STT
Nội dung
Thiếu văn hóa khi tham gia giao thông
Học sinh không được làm
Vi phạm luật giao thông
1
Đậu xe không đúng nơi quy định gây cản trở giao thông
2
Chạy xe lấn tuyến, ngược đường, dàn hàng ngang
3
Cọ quẹt, gây tai nạn
4
Nẹt pô, gây mất trật tự trên đường
5
Cởi trần, ăn mặc hở hang khi đi xe ngoài đường
6
Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
7
Đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đánh võng lạng lách.
8
Cười cợt, nói chuyện to tiếng khi đi trên đường
9
Dừng xe không đúng vạch quy định
10
Học sinh điều khiển xe mô tô phân khối lớn
	Đáp án.
STT
Nội dung
Thiếu văn hóa khi tham gia giao thông
Học sinh không được làm
Vi phạm luật giao thông
1
Đậu xe không đúng nơi quy định gây cản trở giao thông
x
2
Chạy xe lấn tuyến, ngược đường, dàn hàng ngang
x
3
Cọ quẹt, gây tai nạn
x
4
Nẹt pô, gây mất trật tự trên đường
x
5
Cởi trần, ăn mặc hở hang khi đi xe ngoài đường
x
6
Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
x
7
Đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đánh võng lạng lách.
x
8
Cười cợt, nói chuyện to tiếng khi đi trên đường
x
9
Dừng xe không đúng vạch quy định
x
10
Học sinh điều khiển xe mô tô phân khối lớn
x
x
	+ Phần 2: Phần thi kiến thức: Học sinh hoàn thành bộ câu hỏi kiến thức an toàn giao thông (gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm). Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 5 điểm.
	Câu 1: Chúng ta cần đảm bảo yếu tố nào sau đây để tham gia giao thông an toàn hơn? 
	A. Ý thức tham gia giao thông tốt; kiến thức Luật giao thông tốt; kỹ năng lái xe tốt và tình trạng sức khỏe tốt khi tham gia giao thông.
	B. Tình trạng sức khỏe tốt khi tham gia giao thông.
	C. Ý thức tham gia giao thông tốt và tình trạng sức khỏe tốt khi tham gia giao thông.
	Câu 2. Các hành vi nào sau đây là hành vi không an toàn khi đi xe đạp?
	A. Đi xe đạp dàn hàng ngang.
	B. Đi xe đạp vào làn đường dành cho xe đạp và xe thô sơ.
	C. Cầm ô khi đi xe đạp.
	D. A và C.
	Câu 3: Để đi xe đạp an toàn chúng ta cần phải làm gì?
	A. Chuẩn bị và kiểm tra xe cẩn thận trước khi đi.
	B. Khi đi xe đạp tuân thủ nghiêm túc các quy tắc an toàn giao thông.
	C. Xe đạp là xe thô sơ nên chỉ cần lên xe là đi.
	D. A và B.
	Câu 4: Khi đã đủ 18 tuổi và có sức khỏe tốt, trước khi lái xe mô tô hai bánh, người điều khiển xe cần phải trang bị những gì?
	A. Học và thông hiểu Luật giao thông đường bộ.
	B. Tìm hiểu các tính năng an toàn cũng như đặc điểm của xe máy.
	C. Học và thi lấy giấy phép lái xe mô tô hạng A1.
	D. Cả 3 ý trên. 
	Câu 5: Đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn chất lượng khi đi xe đạp, xe đạp điện, hay xe máy có tác dụng như thế nào?
	A. Giúp bảo vệ đầu, tránh nguy cơ chấn thương sọ não khi không may xảy ra tai nạn.
	B. Chỉ có tác dụng làm đẹp.
	C. Chỉ có tác dụng tránh mưa, nắng.
	Câu 6. Những loại nguy hiểm tiềm ẩn nào mà người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường có thể hay gặp phải?
	A. Nguy hiểm do tầm nhìn bị che khuất.
	B. Nguy hiểm do hành động bất ngờ của người và phương tiện khác cùng tham gia giao thông tạo ra.
	C. Không có nguy hiểm gì.
	D. A và B.
	Câu 7. Những tình huống nào sau đây có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông do hành động bất ngờ của người và phương tiện khác?
	A. Khi đi qua các cây xăng, trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm đông đúc bên đường.
	B. Gặp hàng rào làm tầm nhìn bị che khuất hoặc khi đi đến khu vực ngã tư. 
	C. Khi đi gần 1 ô tô đang dừng đỗ.
	D. A và C.
	Câu 8. Cách phòng tránh những nguy hiểm tiềm ẩn khi tham gia giao thông đường bộ là gì?
	A. Kiểm soát tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn và sẵn sàng phanh khi cần thiết.
	B. Luôn chú ý quan sát khi tham gia giao thông.
	C. Giữ khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước.
	D. Chủ động nhường đường cho người đi bộ và phương tiện khác theo quy định.
	E. Luôn dự đoán các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường. 
	F. Tất cả các ý trên
	Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
D
D
A
D
D
F
+ Phần 3: Xử lí tình huống về an toàn giao thông (4 nhóm thực hiện phần thi này). Điểm tối da cho phần thi xử lí tình huống là 30 điểm.
Bạn A 16 tuổi đang trên đường đi học về thi xe bị thủng xăm do đâm phải đinh. Lúc đó B - bạn cùng lớp với A (16 tuổi) đi xe mô tô đến và đề nghị giúp bạn A. Bạn B đã chở A ngồi sau xe của mình khi A không có mũ bảo hiểm, đồng thời để A kéo theo chiếc xe hỏng về nhà. Theo các bạn bạn A và B đã mắc những lỗi gi? Nếu gặp trường hợp tương tự em sẽ giải quyết thế nào?
	Đáp án: Hai bạn A và B đã mắc lỗi:
	+ Điều khiển xe chưa đủ tuổi
	+ Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
	+ Bám kéo theo các phương tiện khác, gây cản trở giao thông.
	Nếu gặp trường hợp trên em sẽ:
	+ Giúp A đưa xe đến tiệm sửa xe gần nhất. Vì chắc chắn rằng em cũng đi xe đạp do chưa đủ tuổi tham gia giao thông.
	+ Nếu tiệm sửa xe quá xa thì sẽ giúp A gửi xe tại nhà gần đó và sẽ gọi người lớn đến giúp sau.
	Kết thúc: Người điều khiển:
	Các bạn thân mến! Ý thức vì sự an toàn của bản thân và của mọi người là nghĩa vụ, trách nhiệm của tất cả mọi người. Là học sinh chúng ta phải hưởng ứng và chấp hành nghiêm túc luật giao thông. Kêu gọi mọi người tôn trọng pháp luật khi tham gia giao thông để đem lại tiếng cười cho mọi người hôm nay và cả mai sau.
	Ví dụ 3:
CHỦ ĐỀ 3: ƯỚC MƠ CỦA EM
- Thời gian thực hiện: Tổ chức vào tiết sinh hoạt tuần thứ 2 của tháng 04
- Phương pháp áp dụng: Kể chuyện, thảo luận nhóm
- Giám khảo: Giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp
	- Kịch bản chương trình: 
	Mỗi người đều có những ước mơ, mỗi ước mơ đều đáng quý, đáng trân trọng. Nó là động lực để ta phấn đấu, học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, sẽ càng tuyệt vời hơn nếu những ước mơ đó được hành động để trở thành hiện thực trong cuộc sống. Thông qua tiết sinh hoạt hôm nay, chúng ta sẽ được bày tỏ về những ước mơ của mình.
* Phần 1: Hãy nuôi dưỡng những ước mơ đẹp
	- Phần 1: Ước mơ của em
Hình ảnh minh họa về ước mơ (nguồn Internet)
	Mỗi bạn học sinh sẽ được viết về những ước mơ. Thông qua bài viết của mình để các em thấy được cần phải có những ước mơ, vì ước mơ chính là động lực để phấn đấu.
	+ Ước mơ của bạn Nguyễn Thị Diệu Linh - Lớp 9A1
	+Ước mơ của bạn: Nguyễn Minh Ánh - Chi đội trưởng lớp 9A1
	"Tôi muốn làm một người nhỏ bé nhất trong nhân loại có ước mơ và có mong muốn hoàn thành ước mơ chứ không muốn làm một người vĩ đại không có ước mơ, không có mong muốn". 
	+ Ước mơ của bạn: Lại Minh Châu - Lớp 9A1
	"...Ước mơ của tôi hẵn đã được hình thành từ khi còn bé, khi phải chứng kiến cảnh người bà thân yêu hằng ngày chống chọi với căn bệnh ung thư đáng sợ...và tôi có ước mơ mình trở thành một bác sĩ để cứu giúp chữa trị cho những mảnh đời bất hạnh. Có lẽ, nếu tôi kiên trì, nhẫn nại và cố gắng nhiều hơn nữa, ước mơ sẽ trở thành hiện thực chăng? Tôi tin là thế!
	+ Ước mơ của bạn: Trần Thị Tuyết - Lớp 9A1
	" ...Là cô bé 15 tuổi tôi ước mơ về một cuộc sống hòa thuận, hạnh phúc, sung túc và tràn đầy sức khỏe, luôn sống trong tình yêu thương...Tôi tin rằng bất kì ai khác cũng đều mơ ước những điều tốt đẹp nhất đến với mình..."
	- Phần 2: Hành động cho những ước mơ đẹp: (Thông điệp)
	Trong cuộc đời mỗi người, luôn có những cơ hội, nếu chúng ta không biết tìm kiếm và nắm bắt, cơ hội sẽ biến mất, nếu chúng ta có lí tưởng và mơ ước nhưng không dám hành động, ước mơ sẽ mãi mãi chỉ là ước mơ. Ngược lại, hành động để thực hiện kế hoạch sẽ giúp chúng ta nâng cao năng lực của bản thân. Có rất nhiều người thành công chỉ vì họ dám nghĩ, dám làm. Ước mơ không hành động là ước mơ huyễn hoặc, ai cũng có quyền mơ ước, và ai cũng có quyền hành động cho mơ ước ấy, con người ta chỉ thất bại thực sự khi không tin tưởng rằng mình sẽ thành công.
 Thông qua tiết sinh hoạt ngày hôm nay hi vọng chúng ta nhận thức được rằng: Để biến ước mơ thành hiện thực, mỗi người cần có mục tiêu, kế hoạch thực hiện cho riêng mình, có những hành động thiết thực và cụ thể như: Trau dồi kiến thức, trang bị thêm những kĩ năng cần thiết. Quan trọng hơn cả là có khát vọng, đeo đuổi khát vọng để thực hiện ước mơ của riêng mình. Vì "Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Nó giống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khai phá và vượt qua".
	Ví dụ 4: 
CHỦ ĐỀ: ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI
- Thời gian thực hiện: Tổ chức vào tiết sinh hoạt tuần thứ 2 của tháng 5
- Phương pháp áp dụng: Kể chuyện, thảo luận nhóm
- Giám khảo: Giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp
	- Kịch bản chương trình: Dẫn chương trình giới đưa ra tình huống về vấn đề việc làm tại chính nơi em sinh sống:
 Trong một lần đi học về qua một phiên chợ nhỏ ở địa phương tôi bất chợt để ý đến một bé gái còm nhom, quần áo rách tươm, cáu bẩn như lâu rồi chưa tắm. Em đang nằm thiu đi trong một bên tay mẹ trạc khoảng 45 – 46 tuổi, đầu tóc bù xù ngồi bệt trên tấm vải với gương mặt nhợt nhạt. Tay kia mẹ bé đưa chiếc bát nứt hướng về phía dòng người xuôi ngược với mong mỏi một chút tiền của người qua đường. Lòng tôi nghẹn ngào không nói nên lời vì tôi không thể làm gì giúp cô. Tôi tự hỏi rằng tại sao cô ấy lại không kiếm được một công việc ổn định mà lo cho bé gái? Vì sao? Còn bao nhiêu mảnh đời bất hạnh cần lắm một việc làm lo cho bản thân, gia đình trong khi đất nước chúng ta còn chưa thực sự phát triển?Và tôi liên tưởng đến bản thân mình sau này sẽ ra sao, liệu tôi có kiếm được một công việc ổn định để lo cho mình và gia đình không? Tôi lo xa quá phải không các bạn? Nhưng không! ngay từ bây giờ - khi đang là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi và cũng như các bạn phải định hướng cho mình một nghề nghiệp trong tương lai. Đó sẽ là mục tiêu để chúng ta phấn đấu. Sau đây lớp chúng ta sẽ sinh hoạt với nội dung: Định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
 + Bước 1: Kể chuyện: Học sinh nghe câu chuyện "sự lựa chọn" 
 Có hai thanh niên nọ rời xa quê hương với mong muốn họ sẽ có cuộc sống hạnh phúc hơn. Khi đến Hoa Kì, người thanh niên thứ nhất chọn một công việc giúp anh kiếm ra tiền ngay. Anh ta xin vào làm cho một công ty gà tây. Công việc đơn giản là đứng ở khâu sản xuất, khi con gà chạy ngang qua, anh thò tay móc ruột của con gà ra. Nhờ đó anh ta kiếm được kha khá tiền, có thể mua sắm căn hộ, xe hơi...
 Còn người thanh niên thứ hai, khi đến Hoa Kỳ, anh ta tiếp tục xin đi học. Để có thể đi học, anh xin làm phụ trong một phòng thí nghiệm. Học phí chủ yếu vay từ quỹ dành cho sinh viên. Số tiền kiếm được chỉ đủ trang trải cho nhu cầu khiêm tốn. Sau một thời gian dài phấn đấu, anh đã tốt nghiệp đại học và tiếp tục đi thẳng vào chương trình tiến sĩ. Thời gian sau, với nổ lực của bản thân anh được nhận học bổng của quỹ khoa học quốc gia dành cho tiến sĩ trẻ có tiềm năng, vì lúc ra trường anh có 16 bài nghiên cứu. Anh được mời làm giáo sư giảng dạy tại một trường đại học của Hoa Kì.
 Sau thời gian anh đến thăm lại người bạn cùng đi khi xưa, người bạn cho anh biết anh ta phải đổi nghề vì chứng đau nhức xương khớp do làm trong phòng lạnh. 
 + Đặt vấn đề và thảo luận nhóm:
 - Qua tình huống trên em có suy nghĩ gì về định hướng nghề nghiệp? 
 Định hướng nghề nghiệp ở đây không nói đến việc kiếm nhiều tiền hơn nhờ nghề nghiệp đó mà lựa chọn đúng là sự hài lòng, yêu thích, gắn bó với nghề nghiệp và tìm thấy sự thăng tiến trong nghề nghiệp.
 - Là học sinh lớp 9 em đã từng định hướng nghề nghiệp cho mình chưa? Em sẽ làm gì để có nghề nghiệp ổn định cho mình trong tương lai?
Ngay từ bây giờ phải luôn trau dồi kiến thức, học tập chăm chỉ, thu lượm được những kinh nghiệm nhỏ

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_79_6622_2010973.doc