Đề tài Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1

Đề tài Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1

Để thể hiện tốt tính tương tác thì ngay mỗi lựa chọn trả lời, cần bổ sung những thông tin phản hồi tương ứng. Giúp người học nhận ra họ trả lời đúng là vì sao? Trả lời sai cũng vì sao thông qua nút lệnh cho từng câu trả lời.

Khi click vào nút lệnh này, một bảng với chức năng tương tự được hiển thị ra để người soạn câu hỏi có thể phản hồi lại thông tin một cách đầy đủ nhất tới người học.

Dưới đây là một ví dụ mình họa với một câu trả lời. Các chức năng cũng tương tự như phần trình bày trên nên tôi không thực hiện cụ thể với ví dụ ở dưới

 

doc 25 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2165Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU:	2
1. Lý do chọn đề tài	2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài	3
3. Đối tượng nghiên cứu	3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu	3
5. Phương pháp nghiên cứu	3
II. PHẦN NỘI DUNG	4
1. Cơ sở lý luận	4
2. Thực trạng	4
2.1. Thuận lợi- khó khăn	4
2.2. Thành công- hạn chế	5
2.3. Mặt mạnh- mặt yếu	6
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động	6
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra.	6
3. Giải pháp, biện pháp	6
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp	6
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp	6
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp	20
3.4.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp	21
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu	21
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu	21
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	22
1. Kết luận	22
2. Kiến nghị	22
Tài liệu tham khảo	23
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công nghệ thông tin và truyền thông có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong những năm gần đây, máy vi tính được sử dụng rộng rãi trong nhà trường với tư cách là các phương tiện dạy học với nhiều loại phần mềm được thiết kế dưới các quan điểm khác nhau. Hình thức sử dụng máy vi tính vào dạy học rất đa dạng và phong phú.
Qua hơn 3 năm phát động phong trào soạn bài giảng điện tử của Phòng GD&ĐT Krông Ana. Bản thân tôi là giáo viên Tin học được nhà trường phân công phối hợp với giáo viên trong trường thiết kế bài giảng điện tử do Phòng Giáo dục tổ chức. Trước khi thực hiện đề tài bản thân tôi đi tìm hiểu và khảo sát, đa số giáo viên chưa nghiên cứu kỹ về thiết kế bài giảng điện tử và tính hiệu quả của bài giảng điện tử, nên bước đầu còn khó khăn trong việc sử dụng phần mềm để thiết kế. Qua 3 năm thực hiện bản thân tôi đã rút một số kinh nghiệm trong thiết kế bài giảng điện tử, các bài giảng điện tử tham gia dự thi đều đạt giải cấp huyện.
Hiện nay, việc soạn giáo án điện tử trên phần mềm Microsoft PowerPoint chủ yếu dùng cho giáo viên. Vì vậy, theo tôi thiết kế bài giảng điện tử trên Microsoft Powerpoint có tích hợp Adobe Presenter được xem là đơn giản và quen thuộc với giáo viên nhất.
Bài giảng điện tử nhằm mục đích giúp cho học sinh tiết kiệm thời gian, không gian, tự học, tự rèn một cách khoa học, học sinh có thể tự học khi không có giáo viên trực tiếp hướng dẫn.
Xuất phát từ những lý do nêu trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1” với mong muốn đề tài này sẽ giúp ích quý đồng nghiệp một phần trong việc bắt tay vào soạn một bài giảng điện tử sao cho mang lại hiệu quả lớn nhất.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Đề ra một số biện pháp trong việc thiết kế bài giảng điện tử, nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng điện tử trong đổi mới phương pháp dạy và học, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, khả năng tự học của học sinh. 
3. Đối tượng nghiên cứu
 	Thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Microsoft Powerpoint có tích hợp Adobe Presenter.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Thiết kế bài giảng điện tử trên phần mềm Adobe Presenter môn Toán lớp 1, Năm học 2015 – 2016 Trường TH Trần Quốc Toản.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm kiếm những phần mềm hỗ trợ để thiết kế bài giảng điện tử trên Adobe Presenter ( Phần mềm Quick Time).
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp thống kê.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
- Bài giảng điện tử hay giáo án điện tử là gì?
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hóa do giáo viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra.
Bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà học sinh ghi vào tập mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học- tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong qua trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của học sinh. Bài giảng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế “ bảng đen phấn trắng” mà đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp.
 - Quán triệt Nghị quyết 29-NQ/TW và Nghị quyết 44/NQ-CP
	+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
	+ Phát huy vai trò của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học-công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nước về giáo dục.
	+ Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin.
	- Quyết định số: 689/QĐ-TTg ngày 20/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án “ Ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh”.
	- Học sinh tiểu học còn nhỏ, nên quá trình nhận thức thường gắn với hình ảnh, hoạt động cụ thể. Bởi vậy các phương tiện trực quan rất cần thiết trong quá trình giảng dạy, những hình ảnh, âm thanh hay video giúp cho học sinh chú ý đến bài giảng hơn và kết quả là học sinh sẽ tiếp thu bài tốt hơn và ghi nhớ lâu hơn.
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi
- Được sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Bình Hòa và phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Krông Ana đã xây dựng cơ sở vật chất khang trang, trang bị phòng Tin học với 20 bộ máy vi tính và Nhà trường đón nhận bằng đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2012.
- Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về Tin học để đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong giảng dạy như: Soạn giáo án bằng máy vi tính, Ứng dụng CNTT trong các tiết chuyên đề, thao giảng
- Học sinh: Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học. Nhà trường có 09 lớp được học môn Tin học ( lớp 3-5), riêng lớp 1-2 thường xuyên được làm quen với máy tính.
* Khó khăn
- Hiện nhà trường chỉ mới được trang bị 01 máy chiếu Projecter để ứng dụng trong giảng dạy.
- Đa số giáo viên lớn tuổi, trình độ Tin học còn hạn chế. Nên việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao.
- Trước khi thực hiện đề tài, bản than đi khỏa sát và nắm bắt tình hình thực tế, đa số giáo viên chưa nắm bắt được quy trình thiết kế một bài giảng điện tử và tính hiệu quả của bài giảng.
2.2. Thành công – Hạn chế
- Bước đầu một số giáo viên nắm được qui trình, kỹ thuật để thiết kế một bài giảng điện tử
- Giáo viên chuẩn bị bài dạy một lần thì có thể sử dụng nhiều lần. Giúp giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại.
- Khi thiết kế bài giảng điện tử giáo viên sử dụng màn hình chưa thật hợp lý trong việc bố trí chữ (Viết quá nhiều hoặc quá ít – phải lật trang liên tục), kích cỡ chữ. Do trình độ tin học của một số giáo viên không đồng đều còn hạn chế
2.3. Mặt mạnh – mặt yếu.
- Thiết kế bài giảng điện tử giúp cho giáo viên thuận lợi trong việc xử lý bài giảng một cách linh hoạt, hấp dẫn và mang tính sư phạm cao.
- Khả năng sử dụng có hiệu các hình ảnh, phim, các tư liệu dạy học nhanh chóng và chất lượng.
- Tiết kiệm nhiều thời gian viết vẽ trên lớp.
- Tuy nhiên lạm dụng, màu sắc, âm thanh, kênh hình hoặc sử dụng chúng không hợp lý làm học sinh mất tập trung vào bài giảng.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Nguồn tư liệu về thiết kế bài giảng điện tử còn hạn chế, phần thiết kế chưa được mã hóa
Trang thiết bị phục vụ trong thiết kế và giảng dạy bài giảng điện tử còn thiếu, giáo viên không tập trung tài liệu.
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn phù hợp để xây dựng bài giảng điện tử sinh động, đạt hiệu quả cao và kích thích sự sáng tạo của học sinh.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp
- Xác định mục tiêu bài học theo chương trình sách gió khoa. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng nội dung trọng tâm. Multimedia hóa từng đơn vị kiến thức.
- Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể. Nhằm giúp cho giáo viên tiếp cận được các bước thực hiện để thiết kế bài giảng điện tử.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
3.2.1 Xây dựng kế hoạch bài giảng: 	
Bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì sách giáo khoa là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn trường. Mặt khác, các kiến thức trong sách giáo khoa đã được quy định để dạy cho học sinh.
Soạn một khung bài giảng để thiết kế như: Lời giới thiệu, thiết lập nội dung bài học, đưa các bài tập dạng lựa chọn, dạng bài tập đúng/sai, dạng bài tập ghép đôi, luyện tập, củng cố. 
3.2.2. Các bước cơ bản để sử dụng Adobe Presenter
Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng PowerPoint, có thể tận dụng bài trình chiếu cũ để tiết kiệm thời gian trong khâu chuẩn bị, tuy nhiên cũng cần phải có một số điều chỉnh để thích hợp như: Đưa Logo của trường vào, đưa hình ảnh tác giả, chỉnh lại màu sắc cho thích hợp.
Bước 2: Biên tập. Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh vào, ví dụ âm thanh thuyết minh bài giảng; đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình.
* Thực hiện các nội dung cơ bản như sau:
- Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thông báo copyright nếu thấy cần.
- Trang kết thúc: Cám ơn.
- Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu .doc, có thể là đường link tới trang web hay các hình ảnh. Thường nằm ở trang gần kết thúc.
- Đưa logo của trường, hay của riêng bạn vào. 
- Tạo các trang phân cách chủ đề nếu bài quá dài.
- Tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú theo dõi bài giảng. 
- Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh...
* Sử dụng phần mềm Adobe Presenter
+ Thiết lập ban đầu cho bài giảng điện tử
Nhấn vào nút lệnh sẽ cho màn hình sau:
Đặt Title (Tiêu đề) và Themes (giao diện) phù hợp sau đó chọn sang thẻ Playback thiết lập như hình dưới.
Sau khi lựa chọn thích hợp các chỉ mục trên thì chuyển sang thẻ Quality ( Hình dưới) để hiệu chỉnh chất lượng cho âm thanh và phim ảnh (nên để chế độ mặc định là phù hợp nhất)
Cuối cùng chọn thẻ Attackment để đính kèm thêm tài liệu văn bản hoặc bảng tính bằng nút lệnh . Khi này một hộp thoại sẽ xuất hiện cho phép người dùng lựa chọn tệp tin từ bất cứ nguồn tài nguyên nào (trên máy, trên website khác).
Click vào đây để lựa chọn đối tượng cần chèn thêm.
File: Tệp tin trên máy
Link: Tệp tin từ website khác
+ Thiết lập các thông số ban đầu của giáo viên
Vào menu Adobe Presenter chọn 
Trong thẻ Presenter chọn Add. Khi đó màn hình sau xuất hiện, chúng ta tiến hành điền các thông tin như hướng dẫn bên dưới.
Chèn hình ảnh vào bài giảng
Bạn có thể ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide. Hãy dùng webcam ghi video.
Ghi hình trực tiếp
Chèn tệp video đã có sẵn
Biên tập
Chèn âm thanh: Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn các mục Audio với 4 công việc như sau: 
Ghi âm trực tiếp
Chèn tệp âm thanh đã có sẵn
Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide
Biên tập
Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh:
- Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một.
- Có thể ghi âm, ghi hình trực tiếp (Record), nhưng cũng có thể chèn vào từ một file đã có (Import).
* Chèn câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (Quiz)
Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau.
Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager.
 Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau
Thuyết minh:
Câu hỏi lựa chọn 
Câu hỏi đúng/sai
Điền vào chỗ khuyết
Trả lời ngắn với ý kiến của mình.
Ghép đôi
Đánh giá mức độ. 
Không có câu trả lời đúng hay sai.
 Bổ sung thêm loại câu hỏi và xử lý cách làm bài của học viên
Quiz Setting xác lập tên loại câu hỏi, học viên có thể nhảy qua câu hỏi này, phản ứng sau khi học viên trả lời: Lùi lại, hiện thị kết quả
-----------------------------
Cho phép làm lại
Cho phép xem lại câu hỏi
bao gồm slide hướng dẫn
Hiện thị kết quả khi làm xong
Hiện thị câu hỏi trong outline (danh mục, mục lục)
Trộn câu hỏi
Trộn câu trả lời
Các bạn có thể khai thác nhiều tính năng khác trong phần làm câu hỏi trắc nghiệm này. 
Do tính chất đặc biệt hay của phần chèn câu hỏi trắc nghiệm nên tôi tách riêng phần này để phân tích cho mọi người đều có thể nắm rõ và thực hiện thành công tùy theo nhu cầu của bài giảng.
* Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple choice)
Định danh: Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó có thể chỉ có một lựa chọn được chọn là câu trả lời chính xác hoặc cũng có thể có nhiều lựa chọn chính xác. 
Sau khi thực hiện dạng bài tập trên, lúc xuất bản sẽ được dạng tập như ví dụ minh họa phía dưới
Tuy nhiên, như đã nói nếu chỉ là việc lựa chọn như một bài kiểm tra bình thường thì sẽ dẫn đến tính khô cứng của câu hỏi. Không phát huy được tính gợi mở cho người học. Không có tác dụng phản hồi lại thông tin giúp người học tiến bộ được.
Chính vì thế, Adobe Presenter cung cấp chức năng tương tác ngược lại với người học thông qua thẻ Option. Một chức năng vô cùng độc đáo tạo ra sức mạnh đặc trưng cho bài giảng điện tử. Giáo viên cần khai thác triệt để chức năng này. 
Để thể hiện tốt tính tương tác thì ngay mỗi lựa chọn trả lời, cần bổ sung những thông tin phản hồi tương ứng. Giúp người học nhận ra họ trả lời đúng là vì sao? Trả lời sai cũng vì sao thông qua nút lệnh cho từng câu trả lời.
Khi click vào nút lệnh này, một bảng với chức năng tương tự được hiển thị ra để người soạn câu hỏi có thể phản hồi lại thông tin một cách đầy đủ nhất tới người học.
Dưới đây là một ví dụ mình họa với một câu trả lời. Các chức năng cũng tương tự như phần trình bày trên nên tôi không thực hiện cụ thể với ví dụ ở dưới
Thông tin phản hồi cho người học
Sau khi hoàn thành xong các tương tác thích hợp thì một điều cũng cần thực hiện nữađó là:
Thiết lập tên câu hỏi trong chế độ báo cáo, (phản hồi lại thông tin cho người trình bày, phần này sẽ thể hiện kỹ lưỡng trong mục sau) Ở đây ta chỉ quan tâm đến việc đặt tên cho câu hỏi để thích hợp trong phần báo cáo mà thôi.
Vì thẻ Option và Reporting ở các loại câu hỏi đều giống nhau, cho nên từ lúc này tôi chỉ còn giới thiệu khái quát cách thức tạo từng loại câu hỏi. Các chức năng tương tác đều được thực hiện như trên đã trình bày nhằm tránh lặp lại gây nhàm chán cho bạn đọc.
* Câu hỏi dạng ghép đôi (Matching)
Định danh: Là loại câu hỏi có sự ghép giữa hai nhóm đối tượng để cho ra kết quả đúng nhất.
Người học sẽ ghép những yếu tố ở cột 1 với cột 2 để cho ra kết quả.
Với loại câu hỏi này thường thích hợp cho hầu hết các môn học, đặc biệt với học sinh cấp tiểu học.
Sau khi thực hiện dạng bài tập trên, lúc xuất bản sẽ được dạng tập như ví dụ minh họa phía dưới
Câu hỏi dạng đúng – sai (True – False)
Định danh: Là loại câu hỏi đưa ra sự giải quyết nhanh chóng, hoặc đúng hoặc sai. Người học cần cân nhắc để có thể thực hiện chọn một trong hai đáp án.
 Sau khi thực hiện dạng bài tập trên, lúc xuất bản sẽ được dạng tập như ví dụ minh họa phía dưới
	Các dạng bài tập còn lại cũng tương tự như hai dạng câu hỏi trên quý thầy cô sẽ tự nghiên cứu thêm.
* Cài đặt kết quả hiển thị
* Cài đặt các kiểu thống kê
* Việt hóa các thông báo, nút lệnh trong bài trình chiếu
* Xuất bản bài giảng điện tử:
Vậy là thông qua các phần này, chúng ta đã tạm hoàn thành một bài giảng điện tử. Công việc còn lại là kiểm tra và công bố bài giảng lên mạng.
Trong menu Adobe Presenter, chọn Publish. Khi này một bảng sau hiện ra cho các chọn lựa
D:\Bài giảng điện tử
Có thể nén nội dung bài giảng lại dưới dạng tập tin nén (mặc định *.zip) hoặc đóng gói sản phẩm lên đĩa CD.
* Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế. (sau khi hoàn thành cho học sinh thực hiện)
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Người thực hiện phải có trình độ tin học vững vàng, đam mê về công nghệ thông tin.
Nắm vững về chương trình môn học. Có sự quan tâm của các cấp, nhà trường được trang bị phòng tin học có kết nối mạng Internet và các trang thiết bị liên quan nên có điều kiện thuận lợi cho công tác chuyên đề, bồi dưỡng về thiết kế bài giảng điện tử, ...	
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
- Khi thiết kế bài giảng điện tử các biện pháp cần phải sự kết hợp với nhau như: Phương tiện khác nhau dùng để trình bày thông tin thu hút người học, bao gồm văn bản (text), âm thanh (sound), hình ảnh đồ họa (image/graphics), phim minh họa, thực nghiệmSự trợ giúp đa phương tiện của máy tính cho phép giáo viên và học sinh khai thác các đối thoại, xem xét khám phá các vấn đề, đưa ra câu hỏi và nhận xét về câu trả lời.
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
 	 Trước khi thực hiện đề tài bản thân tôi đi tìm hiểu và khảo sát, đa số giáo viên chưa nghiên cứu kỹ về thiết kế bài giảng điện tử và tính hiệu quả của bài giảng điện tử.	
Năm học
Số giáo viên hiểu về tính hiệu quả của bài giảng điện tử
Sau khi thực hiện đề tài
2013 - 2014
0
1
2014 - 2015
1
3
2015 - 2016
3
5
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Bài giảng điện tử là tích hợp truyền thông đa phương tiện, có khả năng đem lại một lượng thông tin phong phú, đa dạng làm cho giờ dạy trở nên hấp dẫn, sinh động. Nhờ CNTT, giờ giảng trở nên sinh động hơn, đem lại những bất ngờ, thú vị cho học sinh. Tính chất đa phương tiện đem đến một lượng thông tin lớn, thay đổi “ Thực đơn giác quan” cho người học mà phương pháp truyền thống không thể làm được.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
	Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin nói riêng và Khoa hoạc công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội.Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học, học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo.
2. Kiến nghị
* Cấp trường.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thiết kế bài giảng điện tử đưa vào giảng dạy thực tế. Đề nghị nhà trường trang bị ít nhất một máy đèn chiếu Projector.
* Cấp phòng.
Thường xuyên tổ chức chuyên đề, tập huấn cho cán bộ giáo viên về thiết kế bài giảng điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Trên đây là một số biện pháp và hướng dẫn thực hiện về thiết kế bài giảng điện tử. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài của tôi đạt hiệu quả hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
	Krông Ana, ngày 18 tháng 02 năm 2016
	Người viết đề tài
	Đặng Hoàng Nam
Tài liệu tham khảo:
- Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số: 41/2010/TT-TTBGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- 
- https://www.youtube.com/watch?v=5OZ1yv9mwoc (Video hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử trên phần mếm Adobe Presenter)
- Thể lệ cuộc thi “ Thiết kế Bài giảng điện tử E-Learning” năm học 2015 – 2016 của Phòng Giáo dục và Đảo tạo Krông Ana.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
( Ký tên, đóng dấu)
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 
( Ký tên, đóng dấu)

Tài liệu đính kèm:

  • docth_45_3572_2021918.doc