Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết tốt đoạn văn miêu tả ở Trường Tiểu học Xuân Lâm

Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết tốt đoạn văn miêu tả ở Trường Tiểu học Xuân Lâm

 Với đề bài này, một bạn đã viết phần mở bài, kết bài dưới đây. Em hãy xem mở đề ấy xem có phù hợp với nội dung bài viết theo yêu cầu của đề bài không? Nếu chưa thỏa đáng, em hãy sửa lại.

Mở bài: “Hôm nay là ngày chủ nhật, em được bố mẹ cho đi thăm công viên Bách Thảo”.

Kết bài:“Em rất thích được đi công viên như thế. Vì ở đây có nhiều trò chơi đa dạng lí thú và bổ ích. Có lẽ vì thế mà mọi người hay đến đây để chơi”.

 Học sinh sẽ nhận biết được sự bất hợp lí trong mở bài trên vì chưa ăn nhập với đề bài hay chưa nêu được đối tượng sẽ tả theo yêu cầu của đề bài. Kết bài cũng vậy, chưa sát với yêu cầu nội dung của đề.

 Sau khi phát hiện và sửa sai trong mỗi bài tập là cơ hội để học sinh được trải nghiệm, được thực hành, từ đó mà tích lũy được những kiến thức bổ ích để áp dụng vào việc viết bài văn tả cảnh của mình.

 - Dạng bài tập luyện phát hiện và sửa lỗi lặp chủ đề (lặp ý).

 Học sinh có kĩ năng nhận diện được đoạn văn mắc lỗi lặp từ, lặp ý trong bài văn của mình cũng như của người khác.

 

doc 21 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2815Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 viết tốt đoạn văn miêu tả ở Trường Tiểu học Xuân Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cung cấp hệ thống lí thuyết về các thể loại cũng như các kiểu bài cùng với những yêu cầu trong việc hình thành các kỹ năng, để từ đó hướng dẫn học sinh từng bước nắm vững kiến thức và thành thạo các phương pháp xây dựng bài văn theo thể loại, yêu cầu.
 	Mỗi đề bài văn tả cảnh đều có yêu cầu khác nhau, quan sát, tìm ý là một hoạt động không thể thiếu trong việc dạy- học văn miêu tả nên trong quá trình dạy các tiết quan sát-tìm ý, giáo viên cần tổ chức cho học sinh được trực tiếp quan sát sự vật, sự việcđể các em có điều kiện quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả, tránh để tình trạng các em ngồi tưởng tượng để viết bài. Khi viết đoạn văn miêu tả thì học sinh phải có yếu tố tưởng tượng nhưng phải bắt nguồn từ thực tế nên hình ảnh được miêu tả phải có tính chân thực, bắt đầu bằng sự quan sát, không tô hồng, bóp méo hoặc hư cấu quá. Giáo viên cần giúp học sinh quan sát với những hình ảnh khác nhau. Góc nhìn của trẻ thơ khác với người lớn, của nông thôn khác với thành thị. Học sinh quan sát kết hợp bằng nhiều giác quan.
 	Ví dụ: Hướng dẫn các em quan sát, viết đoạn văn: “Tả cảnh một buổi sáng trên cánh đồng quê em”, Giáo viên giúp các em quan sát:
 	- Quan sát bằng thị giác: Ánh nắng ban mai, bầu trời, cây cối xung quanh
 	- Bằng thính giác: Tiếng giói thổi, chim hót, tiếng người.
 	- Bằng khứu giác: Mùi của hương lúa, hoa, cỏ dại.
 	- Quan sát từ những hình ảnh quen thuộc, quan sát cả bên ngoài lẫn bên trong để đoạn văn miêu tả sinh động, cuốn hút người nghe. Quan trọng hơn sau khi quan sát các em phải biết lựa chọn không viết lan man, khô khan và sáo rỗng.
 Học sinh đang quan sát cánh đồng lúa quê em. 
Học sinh quan sát quang cảnh trường em.
 	Bên cạnh việc quan sát, cần dạy cho học sinh các thao tác liên hoàn khi làm 
một đoạn văn: Đọc kĩ đề - gạch chân các từ quan trọng - tìm ý - lập dàn ý - dựa
trên dàn ý viết thành đoạn văn và cuối cùng là đọc lại, tự kiểm tra.
 	Dạy học trên lớp học sinh chỉ được quan sát với giác quan chủ yếu là thị giác vì vậy học sinh thường không thể hiện được đầy đủ đặc điểm của đối tượng cần tả Đôi khi giáo viên còn lúng túng khi hướng dẫn quan sát như thế nào cho tốt. 
 Để khắc phục điều này, tôi luôn giúp học sinh có thể quan sát, tìm ý, nói đoạn văn bằng các tiết học ngoài trời, thực tế. Sau khi áp dụng đã đem lại sự sôi nổi, hào hứng và kết quả rõ rệt.
Xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn miêu tả.
 	Để viết một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, học sinh phải trải qua quá trình luyện tập về khả năng quan sát, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, chọn và sử dụng các phương tiện lên kết câu. Nếu một trong những kĩ năng bị khiếm khuyết sẽ dẫn đến việc viết đoạn văn miêu tả không tốt và ảnh hưởng nhiều đến khả năng hình thành ngôn ngữ cho học sinh sau này. Vì vậy, việc giáo viên phải dạy đúng quy trình viết đoạn văn ở mỗi kiểu bài thật cần thiết vì nó vừa giúp học sinh viết tốt đoạn văn, vừa giúp học sinh rèn các kĩ năng bộ phận trong quá trình sản sinh văn bản. Quy trình viết đoạn văn miêu tả được thực hiện qua các bước sau:
 	Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
 	Bước 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu đề bài.
 	Bước 3: Học sinh thực hành kĩ năng
 	Khi thực hành kĩ năng viết đoạn văn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tuân theo 3 thao tác sau: viết nháp; đọc, hội ý, sửa chữa văn bản nháp; trình bày bài viết.
 	Bước 4: Đánh giá, nhận xét kết quả thực hành
 	Các bước của quy trình được tôi minh họa cụ thể qua ví dụ sau:
 	Đề bài: Dựa theo dàn ý đã lập ở bài 13B, phần Hoạt động thực hành 4, để 
viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp. (Bài 13C-tiết 2, trang 57, tập 1B Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5)
 	Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
 	- Đọc to yêu cầu đề bài.
 	- Xác định yêu cầu đề bài: Đoạn văn này viết cho ai đọc? Đề bài thuộc thể 
loại nào? Đối tượng miêu tả của đoạn văn cần viết là gì? Đoạn văn sẽ tập trung miêu tả những đặc điểm chủ yếu nào của đối tượng? Đoạn văn được viết thuộc phần nào của bài văn miêu tả?
 	- Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của yêu cầu đề bài: Em hãy viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.
Bước 2: Thực hiện yêu cầu của đề bài
 	* Quan sát, tìm ý (Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong bài trước)
 	- Cần lựa chọn những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu nào? (mái tóc, đôi mắt,..) 
 	- Nên lựa chọn các chi tiết thế nào để tả đúng những đặc điểm ấy?
 	- Yêu cầu học sinh xem lại dàn ý đã chuẩn bị hoặc đổi kết quả dàn ý với bạn.
 	* Hướng dẫn học sinh xác định mô hình đoạn văn cho phù hợp.
 	- Giáo viên giới thiệu mô hình cấu trúc câu chủ đề của đoạn văn qua việc phân tích một số ví dụ tả người.
 	- Yêu cầu học sinh lựa chọn một mô hình viết đoạn văn tương ứng cho đoạn thân bài tả hình dáng của người.
 	Bước 3: Học sinh thực hành kĩ năng
 	- Học sinh sắp xếp ý, sử dụng các biện pháp nghệ thuật, lựa chọn hình ảnh phù hợp, các phép liên kết câu để viết đoạn văn theo mô hình đã lựa chọn.
 	- Học sinh đọc lại bài và trao đổi với bạn kế bên, góp ý để sửa đoạn văn về nội dung, chính tả, từ ngữ liên kết câu, ý trong đoạn.
 	- Học sinh viết lại đoạn văn vào vở hoặc giấy.
 	Bước 4: Đánh giá, nhận xét kết quả thực hành
 	- Giáo viên chấm một số bài, góp ý cách viết đoạn, dùng từ, liên kết câu.
 	- Giáo viên nhắc lại tiêu chuẩn đánh giá, nhận xét về hình thức và nội dung.
 	- Học sinh thảo luận theo nhóm trình bày đoạn văn trong nhóm.
 	- Nhóm nhận xét, sửa chữa, lựa chọn đoạn văn hay để trình bày trước lớp.
 	- Đại diện nhóm trình bày đoạn văn trước lớp. Học sinh nhận xét đoạn văn của bạn theo các tiêu chí đã được đưa ra.
 	- Giáo viên chốt các ý nhận xét, giúp học sinh sửa chữa những thiếu sót, lỗi sai hoặc lưu ý các em cách sửa chữa những lỗi thường gặp trong quá trình viết đoạn văn. Sau đó giáo viên cần giúp các em thâu tóm được kiến thức và biết tác dụng của bài tập này là gì. Dưới đây là một đoạn văn của học sinh lớp tôi khi thực hiện đề bài trên:
 	2.3.4. Giúp học sinh biết cách sử dụng từ ngữ và các biện pháp tu từ:
 	2.3.4.1. Giúp học sinh biết cách sử dụng từ ngữ thích hợp trong câu văn.
 	Từ thực tế là vốn từ ngữ của các em quá nghèo nàn nên việc giúp các em có vốn và biết sử dụng từ ngữ để miêu tả là yếu tố rất quan trọng. Học sinh phải biết làm giàu vốn từ và biết vận dụng vào viết đoạn văn như:
 	- Sử dụng các lớp từ: Tính từ, từ tượng thanh, tượng hình, từ láytừ các từ 
chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tímcó thể thể hiện bằng các gam màu khác nhau, cung bậc khác nhau giúp hình ảnh miêu tả thêm phong phú, giàu chất văn:
 	Ví dụ: Từ ‘Thơm” có thể diễn tả mùi thơm khi miêu tả các loài hoa.
- Thơm lừng: Mùi thơm tỏa ra mạnh mẽ và rộng.
- Thơm ngát: Mùi thơm dễ chịu, lan tỏa ra xa.
- Thơm nức: Thơm rực lên, tỏa hương nồng khắp nơi.
- Thơm thoang thoảng: Thoảng nhẹ qua, chỉ đủ cảm nhận.
 	2.3.4.2. Bài tập rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu trong đoạn văn.
 	Ở loại bài tập này, tôi chia thành các dạng bài tập đi từ mức độ thấp đến cao.
 	a. Bài tập yêu cầu nhận diện từ ngữ miêu tả.
 	Mục đích của dạng bài tập này là cung cấp, mở rộng thêm một số vốn từ miêu tả cho học sinh. Dữ kiện của bài tập là các đoạn văn miêu tả các sự vật gần gũi với cuộc sống của các em cũng như phù hợp với chương trình văn miêu tả. lệnh của bài tập yêu cầu của học sinh tìm và gạch dưới các từ ngữ miêu tả quan trọng, nổi bật hoặc nêu được những tác dụng của chúng trong đoạn.
 	Ví dụ: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới.
 Chú bé vùng biển
 	Thằng Thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Nó trạc tuổi thằng Chân “phệ” nhưng cao hơn hẳn cái đầu. Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khỏe mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng, gió mặn và nước biển. Thân hình nó rắn chắc, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế to, chắc nình nịch. Thắng có cặp mắt to và sáng. Miệng tươi, hay cười. Cái trán hơi dô ra, trông có vẻ là một tay bướng bỉnh và gan dạ.
 (Bài 13B-tiết2, trang 5, tập 1B sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5)
1. Ghi lại những từ ngữ tả ngoại hình của Thắng.
2. Cách sử dụng từ ngữ trong đoạn văn cho biết Thắng là cậu bé như thế nào?
 	b. Bài tập điền các từ ngữ miêu tả.
 	Mục đích của dạng bài tập này nhằm giúp học sinh dùng các từ ngữ miêu tả chính xác, có hiệu quả dựa trên những hiểu biết về ngữ nghĩa, về cấu tạo cũng như khả năng kết hợp của chúng trong câu. Dữ kiện là các đoạn văn đã được lược bỏ các từ ngữ miêu tả hoặc đoạn văn gồm các câu văn miêu tả chưa hoàn chỉnh. Lệnh của bài tập được nâng cao dần từ việc lựa chọn từ ngữ cho sẵn rồi 
đến tự tìm từ ngữ hợp lí điền vào chỗ thích hợp.
 	Ví dụ: Hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
 	Trước mặt chúng tôi là cánh đồng lúa chín những bông lúađang chờ tay người đến gặt, hạt lúa căng tròn béo múphứa hẹn một mùano ấm bội thu.
 	c. Bài tập yêu cầu học sinh dùng từ, đặt câu với các từ ngữ, hình ảnh miêu tả.
 	Những bài tập này có mục đích giúp học sinh vận dụng sự hiểu biết về ngữ nghĩa, cấu tạo, khả năng kết hợp giữa các từ trong câu, để đặt câu phù hợp với tình huống nói, viết. Câu văn học sinh viết ra phải đúng nghĩa, đúng ngữ pháp. Dữ kiện của bài tập là các hình ảnh, từ ngữ, câu văn miêu tả đặc điểm, hoạt động của đối tượng. Lệnh bài tập yêu cầu học sinh đặt câu hoặc viết lại thành câu văn miêu tả từ những từ ngữ cho sẵn.
 	Ví dụ: Tìm những từ ngữ gợi tả các loại âm thanh trên sân trường. Hãy đặt câu với các từ đó.
d. Bài tập luyện tập mở rộng câu.
 	Qua quá trình khảo sát các bài văn của học sinh lớp 5B, tôi nhận thấy các em thường viết những câu “cụt”, nội dung nghèo nàn, nông cạn. Các em chưa biết phát triển các câu hoặc có phát triển nhưng không đúng ý, không sát chủ đề. Từ đó tôi thấy cần phải luyện cho học sinh viết những câu văn mở rộng nhằm khắc phục hạn chế trên. Nhóm bài tập này được xây dựng thành hai loại bài tập. Trong mỗi loại bài tập đó lại được chia thành các dạng bài tập nhỏ hơn để luyện tập cho học sinh đi từ dễ đến khó. 
 	- Loại bài tập luyện viết câu mở rộng.
 	Loại bài tập luyện viết câu mở rộng bằng cách thêm các thành phần phụ, giúp học sinh viết những câu văn sinh động, gợi cảm từ các ý nòng cốt câu cho trước, từ đó học sinh có ý thức viết câu văn ngày càng sinh động, gợi cảm.
 	Ví dụ: Từ những câu chỉ có thành phần nòng cốt dưới đây, em hãy mở rộng câu bằng cách thêm các thành phần phụ.
 	+ Chim hót.
 	+ Gió thổi.
 	+ Cô giáo giảng bài.
 	Học sinh có thể viết: Trên cành cây, những chú chim ri đang hót líu lo như 
vẫy chào chúng em.
 	- Loại bài tập luyện viết câu mở rộng bằng cách dùng biện pháp so sánh, liên tưởng.
 	Ví dụ: Viết tiếp vào chỗ trống các dòng chưa rõ ý.
 	+ Trên cành cây, những chú chim sâu đang hót líu lo..
 	+ Nhìn từ xa, cánh đồng lúa xanh rờn
 	+ Trên cột cờ, lá cờ đỏ thắm..
 	2.3.4.3. Bài tập rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ trong đoạn văn.
 	Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, học sinh đã được làm quen với biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh nhưng các bài tập rèn kĩ năng sử dụng biện pháp tu từ khi viết văn chưa được đề cập nhiều trong sách giáo khoa lớp 5. Do đó, khi viết đoạn văn miêu tả, học sinh thường chưa biết cách so sánh, nhân hóa hiện tượng, sự vật để chọn lựa được những từ ngữ có hình ảnh gợi tả, gợi cảm, làm cho câu văn thêm uyển chuyển, mềm mại. 
 	a. Bài tập nhận diện các biện pháp tu từ trong đoạn văn.
 	Đây là dạng bài tập nhằm mục đích giúp học sinh nhận ra biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa) trong đoạn văn. Dữ kiện là những đoạn văn miêu tả có sử dụng các biện pháp tu từ. Lệnh của bài tập yêu cầu học sinh tìm ra những từ ngữ, hình ảnh có sử dụng biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn đó.
 	Ví dụ: Gạch dưới các từ ngữ có sử dụng biện pháp nhân hóa và cho biết nó có tác dụng gì trong đoạn văn sau:
 	Mắt, mỏ Chào Mào nhâng nháo, phởn phơ. Đứng đâu cũng nhún nhảy làm điệu, đã thế đỉnh đầu lại chênh vênh đội lệch cái mũ nhung đen nháy.
 (Theo Tô Hoài)
Bài tập rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ.
 	Bài tập này có mục đích giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học về biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh) để thêm bộ phận còn thiếu trong câu, đoạn nhằm tạo ra những câu văn, đoạn văn gợi tả, gợi cảm. Bài tập được xây dựng theo 2 mức độ: Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh so sánh hay nhân hóa vào chỗ thích hợp và sử dụng các biện pháp tu từ để luyện viết câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
 	Ví dụ: Điền các cụm từ ngữ cho trong ngoặc đơn vào chỗ trống trong đoạn văn sau để có những hình ảnh so sánh đúng.
 Chàng gà chọi
 	Đầu chàng to và hung dữ nhưcái cổ bạnh và hai bắp đùi thì để lộ ra. Da chàng đỏ gay, đỏ gắt, đỏ tía, đỏ bóng lên nhưMặt chàng lùi sùi những mào, những tai, những mấy cái ria mép tím lịm như.Một bên mắt thì lép mịt mờ, còn một bên thì cứ chớp chớp nháy nháy như.
 (Theo Tô Hoài)
 (có quét một lớp sơn thắm, mặt anh say rượu, cái vòng tròn vàng hoe, chiếc nắm đấm)
 	2.3.5. Giúp học sinh làm các dạng bài tập rèn kĩ năng sắp xếp, liên kết ý trong đoạn văn.
 	2.3.5.1. Dạng bài tập rèn kĩ năng sắp xếp ý.
 	Với bài tập rèn kĩ năng sắp xếp ý, học sinh sẽ ý thức rõ hơn về sự liên kết này để viết ra để viết ra những đoạn văn miêu tả có các câu văn được sắp xếp hợp lí, logic, thống nhất, mạch lạc về nội dung. Bài tập này yêu cầu học sinh dựa vào ý để sắp xếp các câu trong đoạn văn thành một chuỗi các hành động, sự việc liên tiếp nhau đề cập đến một đối tượng chung hoặc các đối tượng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
 	Dữ kiện là các câu văn miêu tả một bộ phận, một phần của đối tượng sắp xếp lộn xộn, rời rạc. Lệnh của bài tập yêu cầu học sinh dựa vào sự liên kết ý của cáccâu văn để sắp xếp lại trật tự của chúng thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
 	Ví dụ: Hãy sắp xếp lại các câu sau trong đoạn văn sau sao cho hợp lí. 
 	(1) Vườn nhà tôi khá rộng với đủ loại hoa quả, nhưng tôi thích nhất là góc vườn phía đông trồng toàn cây ăn quả. (2) Nó được tôi rào lại như một khu vườn riêng biệt. (3) Ngay sát chiếc cổng nhỏ, một bụi chuối đã trổ buồng. (4)Cách đó không xa là cây dừa được trồng từ hồi ba tôi còn nhỏ xíu. (5) Những trái chuối còn non lớn nhanh như thổi. (6) Mỗi lần nhìn mảnh vườn này, tôi lại nhớ tới nội tôi, người đã dày công vun xới cho khu vườn thêm xanh tốt.
 	Khi thực hiện yêu cầu bài tập này, học sinh phải nắm được trình tự phát triển ý của bài văn miêu tả cây cối, từ đó với có thể lựa chọn, sắp xếp một cách chính xác.
 Đoạn văn đã được sắp xếp lại: (1), (2), (3), (5), (4), (6)
 	2.3.5.2. Dạng bài tập rèn kĩ năng xây dựng và liên kết đoạn văn.
 	Chương trình Tiếng Việt lớp 5 chỉ giới thiệu ba phép liên kết: phép lặp, phép thế và phép nối với nội dung ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu. Hệ thống kĩ năng liên kết câu chủ yếu được hình thành qua các bài tập thực hành. Tuy nhiên kiến thức về các phép liên kết câu chưa được học sinh sử dụng vào việc viết văn, nên đoạn văn của các em thường rời rạc. Do đó tôi thiết kế những bài tập rèn kĩ năng sử dụng phương tiện liên kết trong đoạn văn và được chia thành ba nhóm với mức độ đi từ thấp đến cao.
 	* Bài tập nhận diện phương tiện liên kết. 
 	Mục đích của bài tập giúp học sinh phát hiện ra các phép liên kết dựa vào các từ ngữ liên kết giữa các câu trong đoạn văn. Bên cạnh đó, sau khi phát hiện được phép liên kết, các em thấy được công cụ của nó trong đoạn văn miêu tả. Dữ kiện của bài tập yêu cầu học sinh phép hiện phép liên kết đã học trong chương trình. Lệnh của bài tập yêu cầu học sinh phát hiện phép liên kết và nêu được tác dụng của chúng trong đoạn văn.
 	Ví dụ: Từ ngữ nào được lặp lại trong đoạn văn? Việc lặp lại các từ ngữ này có tác dụng gì?
 	Chấm có một thân thể nở nang rất cân đối. Hai cánh tay béo lẳn và chắc nịch, hai vai tròn và cái cổ cao. Chấm ước ao có một mái tóc của Chấm từ thuở bé cứ đỏ quạch và không sao dài được. Đôi lông mày của Chấm không tỉa bao giờ, nó mọc lòa xòa tự nhiên, làm cho đôi mắt sắc sảo của Chấm dịu dàng đi
 (Chị Chấm, Đào Vũ)
 	* Bài tập vận dụng việc sử dụng các phép liên kết câu để hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả.
 	Dạy liên kết câu phải đi từ việc giúp học sinh nhận diện các hiện tượng liên kết câu trên ngữ liệu sinh động, điển hình, từ đó rút ra những vấn đề mang tính lý thuyết, khái quát để hướng các em vào quá trình giao tiếp cụ thể. 
 	Bài tập có dữ kiện là đoạn văn đã bị lược bỏ các từ ngữ liên kết. Yêu cầu học sinh lựa chọn trong số các từ ngữ đã cho hoặc phải tự tìm từ ngữ hợp lý nhất điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn.
 	Ví dụ: Tìm các từ ngữ thích hợp (trong ngoặc đơn, ở cuối bài) để điền vào 
chỗ trống trong đoạn trích sau:
 	Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn, mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới,bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày bằng thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng.là một đường trăng lung linh dát vànglà một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế. 
 (dòng sông, sông Hương, Hương Giang)
 	2.3.5.3. Dạng bài tập rèn kĩ năng phát hiện, sửa chữa lỗi và thực hành viết đoạn văn.
 	Đoạn văn là yếu tố cấu thành văn bản, có chủ đề thống nhất, có kết cấu hoàn chỉnh, được đánh dấu bằng việc viết thụt vào, kết thức bằng dấu ngắt xuống dòng.
 	Căn cứ vào đặc điểm của đoạn văn: “Đoạn văn mang những đặc điểm gần giống như văn bản: hoàn chỉnh về nội dung và hình thức”. Đồng thời căn cứ vào những loại lỗi học sinh mắc phải, tôi xây dựng thành hai bài tập lớn như sau:
 	a. Loại bài tập luyện phát hiện và sửa lỗi về nội dung.
 	- Dạng bài tập luyện phát hiện và sửa lỗi lạc chủ đề.
 	Giúp học sinh có kĩ năng nhận ra lỗi lạc chủ đề trong đoạn văn của mình cũng như của người khác. Tức là học sinh có khả năng nhạy bén trong việc nhận ra những câu phá vỡ tính liên kết chủ đề của đoạn văn.
 	Ví dụ: Đoạn văn dưới đây có bị mắc lỗi lạc chủ đề không? Nếu có, em hãy sửa lại cho hợp lí.
“Chú mèo có bộ lông rất đẹp. Những đốm hai màu nâu, vàng nổi bật trên màu trắng trông chú như một con báo gấm nhỏ. Mình chú to bằng quả mướp, đầu như quả cam, đôi mắt xanh lè, bộ ria mép luôn luôn động đậy. Dáng đi của chú uyển chuyển, nhịp nhàng. Phốc! Chú vọt ra chộp lấy con chuột. Khi nằm ngủ hay sưởi nắng, cả thân hình chú cuộn tròn, cái đuôi giấu kín trong lòng”.
Trong bài tập này, học sinh sẽ phải tìm ra câu phá vỡ tính liên kết chủ đề của đoạn văn. Chủ đề đang tả hình dáng lại có câu tả hoạt động “Phốc! Chú vọt....”. Khi đã hiểu được sự bất hợp lí thì học sinh sẽ ghi nhớ và có cách sửa lại hợp lí.
 	- Dạng bài tập luyện phát hiện và sửa lỗi câu mâu thuẫn nhau trong đoạn văn.
 	Dạng bài tập này giúp học sinh có kĩ năng nhận ra lỗi câu mâu thuẫn nhau 
trong đoạn văn của mình cũng như của người khác.
 	Ví dụ: Không phải tất cả các đoạn văn dưới đây đều mắc lỗi logic (các câu mâu thuẫn nhau). Em hãy phát hiện ra đoạn mắc lỗi và đánh dấu x vào 
trước đoạn đó và sửa lại cho hợp lí.
 “Trong nhà là ba gian phòng nhỏ. Một gian là buồng có kê hai cái giường ngủ. Một gian tiếp khách và một gian dành cho em và chị Hương làm phòng học tập. Tối tối, gia đình em thường ngồi quây quần bên ngọn đèn tỏa sáng ấm áp. Êm đềm nhất là những buổi trời mưa, chúng em ngồi nghe bố kể chuyện kháng chiến vô cùng thú vị”.
 “Hôm nay em được mẹ đi thăm đồng. Cánh đồng trông đẹp như một tấm thảm khổng lồ. Em nhìn thấy các cô, các bác nông dân đang say mê cấy lúa. Những bông lúa chín vàng đang rung rinh như thầm cảm ơn các bác nông dân”.
 	Như vậy, học sinh sẽ phải tìm ra câu văn trong đoạn văn tả cánh đồng. Câu “Những bông lúa chín vàng.” không cùng chủ đề với nội dung đoạn văn tả cánh đồng đang vào vụ cấy. Từ đó các em nắm được kiến thức và vận dụng sửa lại.
 	- Dạng bài tập phát hiện và sửa lỗi phần mở bài, kết bài không phù hợp với nội dung bài viết.
 	Giúp học sinh phát hiện lỗi viết đoạn mở bài hoặc kết bài không phù hợp với nội dung bài viết, các em sửa lỗi và từ đó tránh được việc mắc lỗi này trong bài làm văn. 
 	Ví dụ đề bài như sau: “Em hãy tả một cây đang ra hoa”.
 	Với đề bài này, một bạn đã viết phần mở bài, kết bài dưới đây. Em hãy xem mở đề ấy xem có phù hợp với nội dung bài viết theo yêu cầu củ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_5_viet_tot_doan_van_mieu_ta_o_truong_tieu_hoc_9398_2045783.doc