Đề tài Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tại trường mầm non Ngối Cáy Năm học 2016 - 2017

Đề tài Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tại trường mầm non Ngối Cáy Năm học 2016 - 2017

Ngay từ đầu năm học chuyên môn nhà trường đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy, hưởng ứng chủ đề năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ trọng tâm của ngành về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện chương trình GDMN điều chỉnh. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tăng cường hình thức theo khối, tổ, nhóm, tập trung, qua mạng.; Coi trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” cho cán bộ quản lý, giáo viên. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, giáo viên ứng dựng công nghệ thông tin trong quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ.

Bước đầu, GV đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT vào giảng dạy, chủ động tìm tòi những giải pháp phù hợp với yêu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học. Góp phần đổi mới tư duy, đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học.

 

doc 14 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1689Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tại trường mầm non Ngối Cáy Năm học 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT MƯỜNG ẢNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN NGỐI CÁY
Độc lập –Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tại trường mầm non Ngối Cáy 
Năm học 2016-2017
-------------------------
Người thực hiện: Nguyễn Thị Kiều Anh.
Chức vụ: Phó hiệu trưởng.
Đơn vị công tác: Trường mầm non Ngối Cáy
Ngối Cáy, tháng 5 năm 2017
..............., tháng ....năm....
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa chữ viết tắt
1
MN
Mầm non
2
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
3
CBQL
Cán bộ quản lý
4
CBGV-NV
Cán bộ giáo viên-nhân viên
5
BGH
Ban giám hiệu
6
GV
Giáo viên
7
GVMN
Giáo viên mầm non
8
CNTT
Công nghệ thông tin
9
CSVC
Cơ sở vật chất
MỤC LỤC
Trang
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY
TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGỐI CÁY”
A. Mục đích, sự cần thiết:
a. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến.
Tìm ra một số kinh nghiệm chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT của giáo viên vào giảng dạy nói riêng, việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường nói chung. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của Giáo dục Việt Nam, giáo viên phải chuyển dần từ phương pháp dạy học truyền thống (giáo viên giữ vai trò trung tâm) sang phương pháp dạy học tích cực (lấy trẻ làm trung tâm) để có thể phát huy được tính tích tực, chủ động, sáng tạo của trẻ và tạo ra cho trẻ hứng thú trong các hoạt động giáo dục.
Bổ sung kiến thức và kỹ năng cơ bản khi ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp giáo viên xây dựng môi trường dạy học tương tác, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ. Nhằm giúp đội ngũ giáo viên có nhận thức đúng đắn về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong trường mầm non; khơi dạy niềm đam mê, sự sáng tạo, lòng nhiệt huyết với nghề của giáo viên mầm non. Nhận rõ tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy của bậc học MN và từ tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên trong đơn vị, từ đó tôi đưa ra một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
b. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến.
Công nghệ thông tin là một lĩnh vực đột phá có vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế và xã hội nói chung và giáo dục nói riêng, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt
động của con người và xã hội.
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy là việc ứng dụng những thành tựu của CNTT một cách phù hợp và hiệu quả giúp GV đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Nghị quyết số 29/NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã nêu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo phương pháp hiện đại; phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Với xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, giáo viên không thể duy trì cách dạy học truyền thống. Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong dạy học mầm non là hết sức cần thiết, là tất yếu trong việc hỗ trợ công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.
Bản thân tôi là một cán bộ quản lý trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn, đòi hỏi phải luôn nghiên cứu, học hỏi tìm ra những kinh nghiệm, biện pháp tổ chức và chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhằm từng bước nâng cao trình độ tay nghề cho GV cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường. Việc chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của trẻ. Điều này đòi hỏi sự chỉ đạo đúng đắn của người quản lý, định hướng rõ để GV ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa GV và trẻ, giúp GV năng động, tích cực, sáng tạo phù hợp với sự phát triển công nghệ thông tin, làm thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp truyền đạt trong dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trẻ được tiếp xúc với CNTT sớm và đúng cách giúp trẻ phát triển trí thông minh, trí tưởng tượng phong phú.
B. Phạm vi triển khai thực hiện.
Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
16 giáo viên trường MN Ngối Cáy.
C. Nội dung:
a. Tình trạng giải pháp đã biết
* Giải pháp 1: Tham mưu cấp trên đầu tư cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu ứng dụng CNTT trong trường học:
- Ưu điểm:
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự tích cực tham mưu của nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã đầu tư mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy như: Máy chiếu, ti vi, đầu đĩa, máy ảnh kỹ thuật số...
- Hạn chế:
Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế như: Chưa làm tốt công tác tham mưu cấp trên đầu tư xây dựng phòng máy (Phòng học Kidsmart) cho trẻ làm quen với máy tính tại điểm trường trung tâm.
* Giải pháp 2: Chỉ đạo – hướng dẫn cán bộ giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy:
- Ưu điểm:
Ngay từ đầu năm học chuyên môn nhà trường đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy, hưởng ứng chủ đề năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo, thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ trọng tâm của ngành về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện chương trình GDMN điều chỉnh. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tăng cường hình thức theo khối, tổ, nhóm, tập trung, qua mạng...; Coi trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” cho cán bộ quản lý, giáo viên. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, giáo viên ứng dựng công nghệ thông tin trong quản lý và chăm sóc, giáo dục trẻ.
Bước đầu, GV đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT vào giảng dạy, chủ động tìm tòi những giải pháp phù hợp với yêu cầu ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học. Góp phần đổi mới tư duy, đổi mới nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học.
Một số hoạt động điển hình về ứng dụng CNTT trong giảng dạy được GV 
thực hiện thành công và mang lại hiểu quả: tra cứu thông tin, tìm kiếm tài liệu hỗ trợ bài giảng; sử dụng phần mềm hỗ trợ soạn giảng Microsoft PowerPoint; thực hiện giảng dạy các giờ học có ứng dụng CNTT.
- Hạn chế:
Kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực tin học của GV còn nhiều hạn chế như: Kỹ năng sử dụng máy tính, lúng túng trong việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, cách sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint, phần mềm Adobe Presenter (phần mềm thiết kế bài giảng điện tử). Các thiết bị dạy học ngày càng hiện đại.
b. Nội dung giải pháp
* Giải pháp 1: Khảo sát chất lượng giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy:
Sau khi tiến hành điều tra sơ bộ về hiểu biết và kỹ năng của GV về ứng dụng CNTT qua một số mặt, kết quả đầu năm học 2016-2017 thu được như sau:
Tổng số GV trong nhà trường được điều tra: 16 giáo viên.
Nội dung khảo sát
Trình độ tin học
GV có máy tính
Soạn thảo văn bản
SD phần mềm Powerpoint
SD phần mềm Adobe Presenter
(E-Learning)
SD các Trang thiết bị dạy học
A
B
Thành thạo
Chưa thành thạo
Thành thạo
Chưa
thành thạo
Thành thạo
Chưa
thành thạo
Tổng số
3
13
16
16
4
12
0
2
4
12
%
18.75
81.25
100
100
25
75
0
12.5
25
75
Tuy kết quả khảo sát, 100% GV biết soạn thảo văn bản và 75% GV biết sử dụng phần mềm PowerPoint nhưng còn một số hạn chế như:
- Soạn thảo văn bản: Chỉ dừng lại ở cách “biết soạn thảo văn bản”, 37.5% GV chưa biết cách trình bày văn bản đúng thể thức.
- Bài trình chiếu PowerPoint: một số bài không sử dụng hiệu ứng hoặc có sử dụng hiệu ứng nhưng không phù hợp, hình ảnh chưa có tính thẩm mỹ, chưa phong phú.
Giờ dạy được GV ứng dụng CNTT: Khảo sát chất lượng đầu năm, thao giảng 
chuyên môn vòng trường, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường hoặc chuyên đề chuyên môn từng tháng. Việc GV ứng dụng CNTT (sử dụng trang thiết bị dạy học) trong các hoạt động giáo dục còn hạn chế, chất lượng bài giảng còn mang tính hình thức.
Để nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT của GV vào giảng dạy, việc đầu tiên đó chính là khảo sát thực tế. Từ đó cho thấy, trình độ tin học và đặc biệt là các kỹ năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy, giúp CBQL đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT của giáo viên.
Khảo sát chất lượng giảng dạy của giáo viên:
- Kết quả khảo sát chất lượng GV đầu năm học (tháng 9/2016): 13 GV (3 GV thai sản): Giỏi: 3/13 GV đạt 23%; Khá: 6/13 GV đạt 46%; Trung bình: 4/13 GV chiếm 31%. Dự giờ 1 GV/2 hoạt động/ngày, trong đó: 07 tiết dạy sử dụng phần mềm MS PowerPoint, 19 tiết dạy có sử dụng các phương tiện hỗ trợ: loa, máy tính.
- Kết quả thao giảng chuyên môn vòng trường, kết hợp thi GV dạy giỏi cấp trường (tháng 11/2016): 14 GV (2 GV thai sản): Giỏi: 6/14 GV đạt 42.9%; Khá: 7/14 GV đạt 50%; Trung bình: 1 GV chiếm 7.1%. Dự giờ 1 GV 2/hoạt động/ngày, trong đó: 10 tiết dạy sử dụng phần mềm MS PowerPoint, 19 tiết dạy có sử dụng các phương tiện hỗ trợ: loa, máy tính.
Quá trình ứng dụng CNTT trong giảng dạy tại trường mầm non Ngối Cáy vẫn đang ở mức độ đơn giản, nhưng qua khảo sát thực tế cho thấy: Chính giáo viên, đối tượng trực tiếp quyết định sự thành công của công cuộc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã có xu hướng tự học hỏi làm thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp truyền đạt.
* Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy là việc sử dụng CNTT trong giảng dạy một 
cách có mục đích, có kế hoạch. Chỉ đạo GV ứng dụng CNTT vào giảng dạy là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người quản lý phải có kế hoạch rõ ràng. Việc lập kế hoạch chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong giảng dạy sẽ giúp CBQL chú ý vào mục tiêu chung của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục của trường MN. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào giảng dạy phải đảm bảo tính chi tiết, cụ thể, khoa học và có tính khả thi cao. Bên cạnh đó, kế hoạch chỉ đạo phải đề ra được cách tổ chức, kiểm tra đánh giá có chất lượng, hiệu quả. Lập kế hoạch rõ ràng, cho thấy được mối quan hệ, sự tương tác giữa các bộ phận, các yếu tố (giữa CBQL-GV-CNTT, Giáo viên – trẻ) từ đó cho phép có những tác động, điều chỉnh cần thiết đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu đề ra.
Mặt khác, để nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào giảng dạy CBQL cần lập kế hoạch bồi dưỡng CNTT, căn cứ vào trình độ và kỹ năng ứng dụng CNTT của từng cá nhân giáo viên. Tổ chức rút kinh nghiệm thông qua sơ kết, tổng kết các đợt thi đua.
* Giải pháp 3: Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho giáo viên:
Thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích GV ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy. Đưa công tác “Ứng dụng công nghệ thông tin” làm chuyên đề thực hiện xuyên suốt trong năm học.
Đồng thời tổ chức các buổi tập huấn, chuyên đề bồi dưỡng kiến thức CNTT cho GV để phục vụ cho việc truy cập, tải các phần mềm hỗ trợ trong công tác giảng dạy. Nâng cao nhận thức cho GV thấy rõ vai trò quan trọng trong việc sử dụng mạng Internet, phần mềm hỗ trợ trong giảng dạy và các phương tiện nghe-nhìn sẵn có nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và quản lý; nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong nhà trường.
Việc đưa CNTT vào giảng dạy trong giáo dục mầm non có những ưu việt lớn so với cách giảng dạy truyền thống. Giáo viên phải cân nhắc, lựa chọn hợp lý khi soạn giảng bằng giáo án điện tử (sử dụng phần mềm MS PowerPoint), vì không phải hoạt động giáo dục nào cũng áp dụng. Không lạm dụng các hiệu ứng, tránh ôm đồm quá nhiều nội dung tư liệu trong một bài giảng.
Trên cơ sở GV nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, GV sẽ chủ động cập nhật những kiến thức, kỹ năng về CNTT phù hợp với cấp học mầm non.
 * Giải pháp 4: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về ứng dụng CNTT
Nhà trường thành lập Ban bồi dưỡng GV về ứng dụng CNTT, phân công giảng
viên (là CBQL hoặc GV có trình độ tin học cao). Có giáo án và lịch giảng cụ thể, giáo án được tham khảo từ các GV tin học ở các cấp học khác, có nội dung phù hợp với nhu cầu của người học, kiến thức được nâng cao dần theo kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường.
Tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên đề tổ, chuyên đề trường có ứng dụng CNTT theo kế hoạch, có nội dung đảm bảo tính tất yếu, tính cần thiết nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên được trao đổi, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm về CNTT.
- Hướng dẫn GV sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản: Microsoft Word, Microsoft Excel (trình bày văn bản theo đúng thể thức).
- Cách truy cập mạng internet, thư điện tử (gmail, yahoo...).
- Khai thác thông tin trên website vào hoạt động dạy học (“dienbien.edu.vn”, “muongang.edu.vn”, “cunghoc.vn”, “giaoan.violet.vn”, “baigiang.violet.vn”, google, coccoc...).
- Hướng dẫn cài đặt một số phần mềm, ứng dụng hỗ trợ giảng dạy: phần mềm Adobe Presenter (tạo bài giảng thuyết trình và E-learning), phần mềm Adobe Photoshop (chỉnh sửa ảnh), phần mềm Format Factory (cắt audio, video,...; chuyển đổi đuôi audio, video, hình ảnh)...
- Hướng dẫn sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học cơ bản trong dạy học 
(phần mềm: MS PowerPoint, Adobe Presenter, Adobe Photoshop...).
Khích lệ GV chủ động đăng ký tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ tin học ở các cơ sở đào tạo tin học.
* Giải pháp 5: Hướng dẫn giáo viên sử dụng một số trang thiết bị dạy học:
Thiết bị dạy học được coi là tiền đề đổi mới phương pháp dạy học, là điều 
kiện để thực hiện nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”. Thiết bị dạy học là một phương tiện góp phần quan trọng giúp người GV tiến hành đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT và hiệu quả trong hoạt động giáo dục của nhà trường, vì nó vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện truyền tải thông tin trong quá trình dạy học.
Hướng dẫn giáo viên biết vận hành, sử dụng một cách thành thạo, khai thác triệt để chức năng các thiết bị dạy học như: máy tính, máy chiếu... là yếu tố quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Thiết bị dạy học trong trường mầm non dễ sử dụng, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian giảng dạy song vẫn đảm bảo trẻ lĩnh hội đủ kiến thức của bài học.
* Giải pháp 6: Kiểm tra, đánh giá công tác giáo viên ứng dụng CNTT vào giảng dạy:
Dạy học là quá trình thống nhất giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học. 
Cũng như các hoạt động giáo dục khác, việc thực hiện các biện pháp kiểm tra, đánh giá là không thể thiếu trong công tác ứng dụng CNTT vào dạy học. Công tác kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT vào giảng dạy phải căn cứ vào kế hoạch chung của năm học, kế hoạch kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề...của nhà trường. Qua đó tiến hành xếp loại, rút kinh nghiệm, tư vấn cho giáo viên nhằm từng bước bồi dưỡng nâng cao chất lượng các hoạt động trong đó hoạt động dạy có ứng dụng công nghệ thông tin là trọng tâm. Chú trọng kiểm tra kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên.
Công tác kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT của giáo viên vào giảng 
dạy giúp người quản lý đưa ra được những điều chỉnh cần thiết trong khâu ứng dụng và sử dụng.
* Giải pháp 7: Công tác thi đua khen thưởng về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học:
Nhà trường thực hiện tốt hướng dẫn Thi đua – Khen thưởng của Phòng Giáo dục và Đào tạo, phát động hiệu quả các phong trào thi đua dạy tốt – học tốt 
trong năm học.
Kịp thời động viên, khen thưởng cho giáo viên có những thành tích nổi bật trong công tác ứng dụng CNTT trong giảng dạy vào tổng kết cuối năm học, như: khen thưởng cho giáo viên có tiết dạy ứng dụng CNTT hay nhất (Thi giáo viên giỏi cấp trường), giáo viên có bài giảng E-Learning được lựa chọn tham gia Cuộc thi “Thiết kế bài giảng E-Learning cấp quốc gia”.
c. Khả năng áp dụng của giải pháp
Đối tượng: Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Khách thể nghiên cứu: 16 cán bộ giáo viên trường MN Ngối cáy.
d. Hiệu quả áp dụng của giải pháp
Qua quá trình thực hiện đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tại trường mầm non Ngối Cáy” đến cuối năm học 2016-2017 đã thu được kết quả như sau (tổng số 16 GV):
- 100% giáo viên có nhận thức đúng đắn việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
- 100% giáo viên có kiến thức và kỹ năng cơ bản về soạn thảo văn bản.
- 100% giáo viên biết sử dụng thư điện tử, biết truy cập internet để tìm kiếm tài liệu phục vụ cho bài giảng.
- Số tiết dạy trình chiếu Powerpoint: 128 tiết dạy.
Nội dung khảo sát
Trình độ tin học
GV có máy tính
Soạn thảo văn bản
SD phần mềm Powerpoint
SD phần mềm Adobe Presenter
(E-Learning)
SD các Trang thiết bị dạy học
A
B
Thành thạo
Chưa thành thạo
Thành thạo
Chưa
thành thạo
Thành thạo
Chưa
thành thạo
TS
3
13
16
16
8
8
1
5
8
8
%
18.75
81.25
100
100
50
50
6.25
31.25
50
50
Chất lượng chuyên môn của giáo viên được nâng cao, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi tăng:
- Xếp loại chuyên môn:
+ Giỏi: 6/16 đạt 37.5% (tăng 14.5% so với đầu năm học).
+ Khá: 8/16 đạt 50%
+ Trung bình: 2/16 đạt 12.5% (giảm 12.5% so với đầu năm học)
- Giáo viên dạy giỏi cấp huyện 5/16 đạt 31.3% (tăng 18.7% so với năm học 2015-2016).
e. Phạm vi ảnh hưởng của giải pháp
16 giáo viên trường mầm non Ngối Cáy.
g. Kiến nghị, đề xuất
* Đối với phòng GD&ĐT:
Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, lớp học, trang thiết bị phục vụ cho
công tác ứng dụng CNTT vào dạy và học.
Mở các lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy cho giáo viên mầm non.
Ngành Giáo dục và Đào tạo quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn trong các dịp hè.
Trên đây là một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tại trường mầm non Ngối Cáy của tôi, rất mong được sự quan tâm hỗ trợ của Hội đồng khoa học các cấp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngối cáy, ngày 03 tháng 5 năm 2017
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_kinh_nghiem_chi_dao_nang_cao_chat_luong_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_giang_day_tai_truong.doc