- Được Hiệu trưởng ủy quyền để quản lý nhân sự và các hoạt động chuyên môn từ soạn bài, lên lớp,. đến ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh.
- Đề xuất với Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn về việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ.
- Đôn đốc phong trào thi đua của tổ như sáng kiến kinh nghiệm, sử dụng đồ dùng dạy học, thao giảng, dự giờ, công tác khác.
- Triệu tập và chủ trì các buổi sinh hoạt thường kỳ và đột xuất của tổ bàn bạc công tác.
- Kiểm tra các tổ viên thực hiện các kế hoạch, nội quy.
- Thay mặt tổ để dự các cuộc họp bàn về chuyên môn, thi đua và các hoạt động khác của trường.
- Dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, khảo sát chất lượng học sinh định kỳ hay đột xuất để có cơ sở đánh giá thi đua và trình độ chuyên môn của tổ viên.
- Kiểm tra tổ viên ít nhất 1 lần/tháng và kiểm tra thực chất nhằm bồi dưỡng chuyên môn giáo viên; tránh hình thức đối phó.
* Định hướng công việc của tổ chuyên môn
- Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong năm học.
- Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách của nhà trường quy định (sổ kế hoạch, sổ ghi biên bản, sổ theo dõi, hồ sơ lưu trữ)
3 điểm trường cách nhau khá xa (4km). Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 30%. Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều. Một số giáo viên kinh nghiệm giảng dạy ít (mới ra trường), năng lực chuyên môn còn hạn chế (tuổi cao, người dân tộc thiểu số). Nhiều giáo viên nhà ở xa, giáo viên luân phiên nghỉ sản hàng năm. Nhận thức về tầm quan trọng của việc học của một số cha mẹ học sinh còn hạn chế nên ảnh hưởng đến công tác phối kết hợp. 2.3. Thực trạng về công tác hoạt động tổ chuyên môn * Thống kê đội ngũ Năm học CBQL TSGV Trình độ chuyên môn Đảng viên Biên chế tổ chuyên môn Ghi chú ĐH CĐ TC 2014-2015 2 31 17 10 4 19 5 Gồm cả nhân viên thư viện 2015-2016 3 31 17 10 4 23 5 2016-2017 3 29 17 10 2 22 5 * Công tác chỉ đạo và hoạt động của tổ chuyên môn Trong những năm qua, Ban giám hiệu nhà trường luôn xác định đúng vị trí, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường học nên chú trọng vào công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. Do đó cơ bản các tổ chuyên môn đã nắm được một phần vai trò, nhiệm vụ của mình. Tổ trưởng đã biết cách xây dựng và triển khai kế hoạch, tổ chức các hoạt động chuyên môn của tổ như thao giảng, dự giờ, chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ,...; thực hiện sinh hoạt tổ đúng quy định (2 lần/tháng). Bên cạnh những ưu điểm đạt được hoạt động của tổ chuyên môn tại đơn vị còn gặp một số bất cập. Thứ nhất, việc lựa chọn giáo viên làm tổ trưởng gặp khó khăn. Một số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và quản lí nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới, sáng tạo chưa nhạy bén. Số giáo viên trẻ năng động, nhanh nhạy nhưng kinh nghiệm ít, chưa mạnh dạn trong công tác quản lí, chỉ đạo. Mặt khác họ đang trong độ tuổi sinh đẻ nên công việc mới quen lại nghỉ sản. Một số giáo viên mới quen việc lại chuyển công tác đến đơn vị khác. Thứ hai, Tổ trưởng chưa thật sự linh hoạt trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch của tổ. Việc xây dựng kế hoạch chưa đúng quy trình; chưa xác định đúng căn cứ (còn căn cứ cả văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo); trình bày văn bản chưa khoa học. Tất các các hoạt động hầu như phụ thuộc vào sự chỉ đạo từ Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng. Các hoạt động trong tổ còn chung chung chưa cụ thể hóa phù hợp với đặc thù, đối tượng giáo viên - học sinh của tổ mình. Ví dụ: Tháng 8 nhà trường triển khai nội dung: Ra để kiểm tra lại cho học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học vào cuối năm học 2015-2016 (nếu có). Tổ cũng sao y như vậy trong khi tổ mình không có em nào phải kiểm tra lại. Thứ ba, nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, hình thức đơn điệu. Hầu hết các buổi sinh hoạt tổ tập trung vào triển khai kế hoạch, đánh giá công việc thực hiện, thông báo một số văn bản, góp ý giờ dạy. Việc các thành viên đưa ra ý kiến cũng chỉ xoay quanh việc đánh giá, triển khai kế hoạch của tổ trưởng, rất ít khi đề cập đến những vướng mắc trong công tác chủ nhiệm, việc thực hiện chương trình, phương pháp giảng dạy,... Ý thức xây dựng ý kiến của tổ viên chưa cao. Một số giáo viên còn chưa thẳng thắn, ngại va chạm, dĩ hòa vi quý trong sinh hoạt. Thứ tư, tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lý coi mình cũng như giáo viên bình thường khác nên họ chỉ lo làm hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cụ thể cho giáo viên theo đúng yêu cầu. Mọi hoạt động của tổ như xây dựng ma trận đề kiểm tra; tổ chức các cuộc thi cấp tổ (chữ viết đẹp, viết sáng kiến kinh nghiệm,...); công tác kiểm tra, giám sát; công tác bồi dưỡng giáo viên một số tổ trưởng chỉ làm qua loa, chiếu lệ, phó mặc cho Ban giám hiệu. Thứ năm, thời gian sinh hoạt tổ còn bất cập. Trường có 3 phân hiệu cách xa nhau, học sinh học 9 buổi/tuần, giáo viên nhà ở xa trường. Mặt khác, vào chiều thứ sáu hàng tuần đa số thời gian dành để họp chi bộ, cơ quan, chuyên môn, đoàn thể, tập huấn chuyên môn cấp trường, bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh nên việc tổ chức sinh hoạt tổ gặp khó khăn. Hầu hết thời gian sinh hoạt các tổ phải sử dụng ngoài giờ hành chính. Tóm lại muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường cần tìm ra biện pháp toàn diện tổng thể, chi tiết thiết thực phù hợp với thực trạng sinh hoạt tổ chuyên môn nhà trường. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp a) Mục tiêu của giải pháp Những giải pháp, biện pháp đưa ra nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập nêu ra ở phần thực trạng. Qua đó giúp cho tổ trưởng chuyên môn nắm được quy trình, nội dung và hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ; có kỹ năng xây dựng kế hoạch, chủ trì điều hành cuộc họp, chia sẻ, thảo luận tích cực, sáng tạo. Chất lượng dạy học được nâng cao, chất lượng giáo dục được đảm bảo toàn diện; đáp ứng tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên và nâng cao tay nghề cho giáo viên. b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp b.1. Biên chế tổ đúng quy định và linh hoạt Mọi hoạt động trong nhà trường có diễn ra tích cực hay không là nhờ vào sự hoạt động đều tay của các tổ chuyên môn. Do đó khi biên chế tổ chuyên môn chúng ta cần thực hiện nghiêm túc, thực hiện đúng quy định nhưng cần linh hoạt. Tổ gồm có giáo viên, cán bộ quản lí, nhân viên thư viện. Ví dụ. Ở đơn vị chúng tôi số lượng giáo viên trẻ và giáo viên lớn tuổi tương đương, năng lực chuyên môn không đồng đều. Do đó khi biên chế tổ tôi sắp xếp các tổ đều nhau về độ tuổi, về năng lực chuyên môn để mọi người hỗ trợ nhau trong công việc (Mỗi tổ đều có Đảng viên, Đoàn viên, giáo viên lớn tuổi,...) b.2. Làm tốt công tác bổ nhiệm tổ trưởng Chúng ta đã biết tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Vì vậy tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình. Chính vì vậy chúng ta cần lựa chọn những giáo viên có phẩm chất chính trị tốt và có năng lực chuyên môn vững vàng, chú trọng trẻ hóa đội ngũ. Tuy nhiên, phải có tính kế thừa để những đồng chí có kinh nghiệm dìu dắt ngững đồng chí tổ trưởng mới. Để lựa chọn được giáo viên làm tổ trưởng Phó Hiệu trưởng làm tốt công tác tham mưu với Bí thư chi bộ và Hiệu trưởng nhà trường và xin ý kiến chi bộ. Thứ nhất nên chọn tổ trưởng là Đảng viên. Thứ hai, người làm tổ trưởng phải đảm bảo các điều kiện sau: - Là người có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng - Người có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt các quy định của Ngành, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Người tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động, có kiến thức vững vàng. - Có khả năng kết nối, khích lệ, động viên anh em làm việc. Do đó, vào đầu năm học họp Chi bộ, đồng chí Bí thư định hướng để các tổ bình chọn tổ trưởng đảm bảo những điều kiện nêu trên. b.3. Làm tốt công tác bồi dưỡng b.3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về vị trí, nhiệm vụ, vai trò, công việc hoạt động của tổ chuyên môn Trong bất kỳ công việc nào nếu chúng ta không hiểu rõ về nội dung, bản chất của nó thì khó thành công. Do vậy muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, đề cao vai trò trách nhiệm của tổ trưởng giúp họ tự tin, chủ động trong công việc thì người cán bộ quản lí cần trao quyền và trách nhiệm cho họ. Để làm tốt công việc này, vào đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp chuyên môn xây dựng quy chế chuyên môn về nhiệm vụ, quyền hạn, công việc và quy trình của tổ chuyên môn. Ví dụ: Sau khi biên chế tổ chuyên môn, vào đầu tháng 8, nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn giúp giáo viên nắm được các nội dung sau: * Nhiệm vụ: Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục theo kế hoạch chung của trường. Tổ trưởng có nhiệm vụ: - Xây dựng chương trình hoạt động của tổ, giúp giáo viên xây dựng kế hoạch công tác chuyên môn, kiểm tra đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra; thảo luận, nhận định tình hình và đánh giá kết quả giáo dục học sinh thuộc phạm vi của tổ phụ trách để đề ra những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Tổ trưởng trao đổi và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục, tổ chức dự giờ lên lớp của nhau để rút kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ tổ viên. - Tổ chức phong trào thi đua trong tổ, nhận xét đánh giá tổ viên, đề nghị khen thưởng và kỷ luật đối với tổ viên. Tổ trưởng chuyên môn quản lý sổ sinh hoạt tổ. - Hoàn thành đầy đủ và gửi lại cho Ban giám hiệu đúng hạn qui định các yêu cầu cần báo cáo theo quy định. * Quyền hạn: - Được Hiệu trưởng ủy quyền để quản lý nhân sự và các hoạt động chuyên môn từ soạn bài, lên lớp,... đến ra đề kiểm tra, đánh giá học sinh. - Đề xuất với Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn về việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ. - Đôn đốc phong trào thi đua của tổ như sáng kiến kinh nghiệm, sử dụng đồ dùng dạy học, thao giảng, dự giờ, công tác khác. - Triệu tập và chủ trì các buổi sinh hoạt thường kỳ và đột xuất của tổ bàn bạc công tác. - Kiểm tra các tổ viên thực hiện các kế hoạch, nội quy. - Thay mặt tổ để dự các cuộc họp bàn về chuyên môn, thi đua và các hoạt động khác của trường. - Dự giờ, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, khảo sát chất lượng học sinh định kỳ hay đột xuất để có cơ sở đánh giá thi đua và trình độ chuyên môn của tổ viên. - Kiểm tra tổ viên ít nhất 1 lần/tháng và kiểm tra thực chất nhằm bồi dưỡng chuyên môn giáo viên; tránh hình thức đối phó. * Định hướng công việc của tổ chuyên môn - Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn trong năm học. - Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách của nhà trường quy định (sổ kế hoạch, sổ ghi biên bản, sổ theo dõi, hồ sơ lưu trữ) - Thực hiện kiểm tra chuyên đề về việc soạn bài, việc giữ vở sạch chữ đẹp của học sinh, chấm chữa bài của giáo viên, khảo sát chất lượng học sinh,việc ghi chép vở của học sinh, xây dựng nề nếp lớp (vệ sinh, trật tự kỉ luật, thái độ học tập, hành vi đạo đức của học sinh),. - Xây dựng nội quy, nề nếp dạy học của giáo viên và học sinh trong tổ. - Tổ chức cho các thành viên trong tổ xây dựng ma trận, đề kiểm tra định kỳ. Tổ chức thảo luận về nội dung, cấu trúc đề kiểm tra trước 1 tổ chức kiểm tra theo quy định. - Tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn theo quy định - Bồi dưỡng nâng tay nghề giáo viên trong tổ. - Phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên trong tổ. - Đề xuất, tham mưu với Ban giám hiệu khen thưởng những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cũng như tham gia tốt các hoạt động mà nhà trường phân công. Đề nghị phê bình những giáo viên vi phạm qui chế chuyên môn hoặc chưa nhiệt tình tham gia vào các hoạt động mà nhà trường, tổ phân công. - Động viên tổ viên viết sáng kiến kinh nghiệm để phổ biến, áp dụng cho toàn tổ cùng nhau học tập. * Tổ chức sinh hoạt chuyên môn - Thời lượng: Tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất 2 lần/tháng. Mỗi lần sinh hoạt ít nhất là 30 phút, tùy từng nội dung để bố trí thời gian, địa điểm hợp lý. - Nội dung + Tập trung vào những vấn đề chuyên môn: Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức rút kinh nghiệm các giờ dạy; ...hoặc các biện pháp bồi dưỡng giúp đỡ học sinh rèn luyện và học tập. + Tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề. Nội dung sinh hoạt chuyên đề cần được chuẩn bị chu đáo và mời lãnh đạo nhà trường tham dự. + Tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của các thành viên trong tổ. + Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chuyên môn của các thành viên trong tổ. + Các nội dung của các buổi sinh hoạt phải được ghi chép đầy đủ vào sổ ghi biên bản của tổ và sổ Hội họp của cá nhân. - Quy trình + Cuộc họp thứ nhất: Kiểm tra các mặt công tác của tổ, đặc biệt là việc thực hiện kế hoạch chuyên môn của tổ trong tháng trước. Căn cứ trên kế hoạch hàng tháng của trường để xây dựng công tác của tổ. Giải quyết các vấn đề đột xuất của tổ. + Cuộc họp thứ hai : Nội dung chủ yếu về hoạt động trong tâm của tháng (dự giờ, tập huấn, chuyên đề, tổ chức sinh hoạt tổ theo chủ điểm,...). + Cuộc họp thứ ba: Đánh giá rút kinh nghiệm các hoạt động trong tháng, bàn kế hoạch tháng tới, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên về tổ chức các hoạt động chuyên đề, bồi dưỡng học sinh năng khiếu,... Sơ kết công tác trong tháng của tổ và báo cáo nhanh cho ban giám hiệu. Lưu ý: Nếu Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần/tháng thì tích hợp các nội dung phù hợp. b.3.2. Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng kế hoạch Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. Để công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động tốt, người tổ trưởng phải biết xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ. Ban giám hiệu chú trọng bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng về cách xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm, học kỳ, tháng. Quy trình xây dựng kế hoạch như sau: Tổ trưởng căn cứ vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, của chuyên môn, lấy ý kiến tham gia của thành viên → Tổng hợp nhu cầu, biện pháp →Tổ trưởng hoàn thành → trình Lãnh đạo nhà trường duyệt và ban hành thực hiện. Kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn phải bám sát kế hoạch nhiệm vụ của nhà trường và phù hợp tình hình thực tế, đặc thù riêng của từng tổ. Các hoạt động chuyên môn của tổ phải đảm bảo mục tiêu nhiệm vụ chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục của tổ chuyên môn theo mục tiêu của nhà trường. Trình bày văn bản đúng thể thức của Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011; Nhà trường thống nhất cách trình bày kế hoạch để tiện cho việc quản lí và thực hiện. Ví dụ: Mẫu trình bày kế hoạch năm học (phụ lục đính kèm) b.3.2. Định hướng nội dung, hình thức sinh hoạt tổ Để hoạt động chuyên môn đạt hiệu quả thì người tổ trưởng phải biết xây dựng nội dung, hình thức sinh hoạt. Do vậy Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tập huấn định hướng cho đội ngũ tổ trưởng một số nội dung, kỹ năng tổ chức, điều hành các buổi sinh hoạt. Về nội dung sinh hoạt: Các nội dung sinh hoạt phải đi sâu về chuyên môn, phong phú về nội dung, đa dạng hình thức và phù hợp với đặc điểm tình hình của tổ giúp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục. Ví dụ: - Xây dựng quy chế hoạt động của tổ, - Xây dựng chỉ tiêu phấn đấu trong năm học, - Triển khai, đánh giá kế hoạch hàng tháng, - Sinh hoạt theo các chuyên đề như: phương pháp dạy Tiếng Việt 1 CGD; bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh có khả năng tiếp thu hạn chế; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2; kỹ năng đánh giá học sinh theo Thông tư 22/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,... - Tổ chức thao giảng, hội giảng tập trung, phân tích ưu, nhược điểm qua tiết dạy để đúc rút kinh nghiệm - Xây dựng ma trận đề kiểm tra - Kiểm tra chéo hồ sơ, rút kinh nghiệm. - Chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn trong việc đánh giá thường xuyên cho học sinh theo Thông tư 22 -.... Về hình thức tổ chức: Đa dạng hóa các hình thức để tránh nhàm chán. Sinh hoạt nên lấy giáo viên, học sinh làm trung tâm. Ví dụ: - Sinh hoạt tổ nhằm đánh giá hoạt động, triển khai kế hoạch tháng: tổ trưởng yêu cầu lần lượt các thành viên trong tổ báo cáo tình hình thực hiện (ưu điểm, tồn tại, đề xuất kiến nghị,...) của bản thân và lớp mình giảng dạy; sau đó tổ trưởng tổng hợp chung những mặt mạnh, mặt hạn chế, cùng các thành viên trong tổ tháo gỡ khó khăn. Những nội dung trong tổ chưa tháo gỡ được tổ trưởng ghi chép lại trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường và có hướng chỉ đạo tổ trong thời gian sớm nhất. - Sinh hoạt theo chuyên đề: Chuyên đề là vấn đề chuyên môn được nghiên cứu sâu cả về lí luận và thực tiễn, được xem xét toàn diện và thực hiện trong một thời gian tương đối dài, các biện pháp đưa ra phải được kiểm chứng trước khi báo cáo và áp dụng. Do đó khi tổ chức chuyên đề thực hiện như sau: + Cử đại diện tổ báo cáo chuyên đề lý thuyết bằng văn bản (báo cáo được Ban giám hiệu nhà trường thẩm định); tổ chức dạy thực hành (nếu có) + Thảo luận: lần lượt các thành viên trong tổ xây dựng ý kiến, phản biện + Tổ trưởng kết luận nội dung thống nhất thực hiện + Thành viên thực hiện chuyên đề hoàn thiện nội dung, gửi văn bản qua gmail cho các thành viên trong tổ thực hiện. + Lưu nội dung chuyên đề trong hồ sơ tổ và nhà trường - Sinh hoạt thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, + Tập trung dự giờ tiết dạy, các thành viên trong tổ ghi chép tiến trình tiết dạy trên phiếu dự giờ. + Họp tổ phân tích, đánh giá tiết dạy: tổ trưởng định hướng để các thành viên nêu ý kiến (phân tích về nội dung, hình thức, phương pháp, hiệu quả tiết dạy). Các thành viên đưa thêm những hình thức, phương pháp dạy hay hơn để học hỏi lẫn nhau. Tránh dự giờ xong mà người dự không có ý kiến gì. + Tổ trưởng kết luận chung về ưu điểm, tồn tại, hướng khắc phục. b.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Trong quản lí nếu không thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát thì mọi việc khó thành công. Chính vì vậy, Ban giám hiệu nên thường xuyên kiểm tra, giám sát việc hoạt động của tổ chuyên môn. Kiểm tra chú trọng vào các nội dung sau: Thứ nhất, kiểm tra thông qua xây dựng kế hoạch: xem tổ xây dựng kế hoạch đã sát với thực tế của nhà trường, của tổ hay chưa (về nội dung, chỉ tiêu, biện pháp, cách trình bày). Thứ hai, kiểm tra thông qua dự sinh hoạt cùng tổ chuyên môn theo hình thức báo trước hoặc không báo trước để kiểm tra chất lượng cuộc họp cũng như việc phát huy vai trò của các thành viên trong tổ thông qua việc thảo luận, đóng góp ý kiến và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Thứ ba, kiểm tra qua sổ ghi chép: sổ Hội họp của các thành viên trong tổ; sổ ghi biên bản của tổ. Sau các lần kiểm tra Ban giám hiệu nhận xét, đánh giá, tuyên dương kịp thời những tổ thực hiện tốt; góp ý, tư vấn cụ thể khi tổ thực hiện chưa đạt yêu cầu. c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Biện pháp 1 biên chế tổ đúng quy định và linh hoạt là tiền đề; biện pháp 2 lựa chọn tổ trưởng vừa có tâm, vừa có tầm là vấn đề then chốt; biện pháp 3 và 4 làm tốt công tác bồi dưỡng, công tác kiểm tra, giám sát giữ vai trò quan trọng quyết định sự thành công của đề tài. d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng Nhờ các giải pháp, biện pháp trên mỗi giáo viên tổ khối trưởng được trau dồi chuyên môn, tăng thêm hiểu biết về công tác chỉ đạo điều hành mới, tự tin tổ chức sinh hoạt tổ linh hoạt. Nhờ đó mà các động chuyên môn của nhà trường được giáo viên, học sinh tham gia tích cực, đạt hiệu quả. Cụ thể: * Về chất lượng hồ sơ, hình thức sinh hoạt tổ: Nội dung Năm học 2014-2015 2015-2016 Nội dung, hình thức sinh hoạt - Nội dung: chủ yếu triển khai kế hoạch, góp ý giờ dạy thao giảng - Hình thức: Tổ trưởng triển khai xong, tổ viên không có ý kiến, kết thúc biên bản - Nội dung: phong phú thêm các chuyên đề, đúc rút kinh nghiệm qua những nội dung mới thực hiện, những bất cập trong công tác chủ nhiệm và giảng dạy,... - Hình thức: tổ viên đã mạnh dạn xây dựng ý kiến, tích cực và chủ động tham gia các hoạt động chuyên môn Xếp loại hồ sơ tổ khối - Tốt: 2 bộ - Khá: 3 bộ - Tốt: 3 bộ - Khá: 2 bộ * Chất lượng các cuộc thi của giáo viên, học sinh hàng năm được duy trì - Năm học 2014-2015 + Chữ viết đẹp GV cấp huyện đạt 2/2 (1 giải Ba, 1 giải Khuyến khích); + Thi SKKN cấp huyện đạt 6/8 + Thi thiết kế bài giảng Dư địa chí cấp tỉnh đạt giải Nhì + Thi học sinh năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh cấp huyện đạt 22/27 em dự thi (trong đó 1 giải Nhì; 4 giải Ba; 7 giải Khuyến khích; 9 công nhận) và đạt giải Ba toàn đoàn; + Giải toán trên Internet cấp huyện đạt 19 em, có 8 em dự thi cấp tỉnh đạt 4 giải Khuyến khích; + Thi tiếng Anh trên cấp huyện đạt 8 em, 3 em dự thi cấp tỉnh; + Thi HS viết chữ đẹp cấp huy
Tài liệu đính kèm: