Đề tài Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông

Đề tài Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông

Đa số học sinh chưa có nhận thức đúng về công tác giáo dục, ý thức tự giác chưa cao, thiếu tập trung học tập, kỹ năng diễn đạt trình bày trước đám đông còn rụt rè, số đông học sinh ứng xử với nhau chưa thật sự có văn hóa. Tinh thần và thái độ học tập học sinh chưa cao, còn nhiều học sinh lười học, các em rất dễ bị kích động dẫn đến làm những việc riêng.Nói chung kỹ năng sống của học sinh trong trường là chưa tốt, chưa đạt được những kỹ năng cơ bản nhất của một học sinh bậc tiểu học là nền tảng cần phải có.

Thực tế hiện nay việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kỹ năng sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế. Qua dùng phiếu thăm dò, khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên còn lúng túng cả về nội dung, biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh. Nhận thức của nhiều giáo viên còn mơ hồ, chưa rõ, chưa đầy đủ rèn kỹ năng sống cho học sinh là rèn những kỹ năng gì; vì thế không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn kỹ năng sống cho học sinh. Nhà trường đã có tổ chức một số hoạt động nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh nhưng còn chung chung, chưa đi sâu, chưa rõ nét.

 

doc 17 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1763Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thân thiện, học sinh tích cực" tạo nên diện mạo mới trong các trường học, góp phần gắn bó thầy, trò và cộng đồng trong học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng sống và tích cực tham gia các hoạt động xã hội. 
Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh bậc Tiểu học cần phải được giáo dục rèn luyện kỹ năng sống. Giáo dục kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là vấn đề cấp thiết. Để giúp học sinh rèn luyện được những kỹ năng đó, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động, từ việc trang bị lí thuyết cho đến thực hành rèn luyện kỹ năng sống. Trong đó, các hoạt động trải nghiệm mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Đối với các hoạt động giáo dục của giáo viên chuyên biệt, giáo viên chủ nhiệm lớp, tổng phụ trách Đội, lãnh đạo trường Cần phải tiến hành những công việc hết sức tích cực, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung; phải cụ thể, thiết thực, kiên trì, năng động và sáng tạo trên cở sở phát huy vai trò chủ động của học sinh, khích lệ và động viên học sinh kịp thời. 
Điểm mới của đề tài là thống nhất giữa bồi dưỡng về nhận thức với thực tế công tác tổ chức thực hiện và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn. Thu hút, huy động nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được nâng lên chiếm một vị trí quan trọng trong công tác giáo dục. Vai trò của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, chính quyền đoàn thể, được thể hiện đậm nét, có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Từng bước làm thay đổi quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục rèn luyện của học sinh, học sinh dần tự trang bị cho mình các kĩ năng tự phục vụ, học tập hợp tác Tận dụng các thành tựu mới nhất của khoa học giáo dục và kinh nghiệm tiên tiến trong hoạt động này. Hình thành lực lượng nòng cốt có năng lực trong học sinh và làm nhiệm vụ tư vấn rèn luyện kỹ năng sống cho các học sinh khác. 
Với ý nghĩa đó tôi chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông” nhằm góp phần vào phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 
2.1 Mục tiêu
Phân tích, đối chiếu với thực trạng của nhà trường trong thời điểm hiện tại để qua đó tìm ra các biện pháp, giải pháp mới hiệu quả hơn cho các hoạt động. 
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính cấp bách, là động cơ và cũng là nhiệm vụ của nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội thường xuyên và lâu dài. 
Đạt được các mục tiêu của giáo dục, định hướng theo bốn trụ cột: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống cùng nhau và học để khẳng định chính mình. 
2.2. Nhiệm vụ
Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống giúp cho học sinh có tinh thần và thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lý tưởng hoài bão, ứng xử, hành động mang tính nhân văn. Từ đó giúp cho học sinh có ý thức và trách nhiệm với chính bản thân mình và cộng đồng để tránh được các tệ nạn xã hội. 
Đạt hiệu quả cao trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
3. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học Y Ngông nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
4. Giới hạn của đề tài
Tìm hiểu thực trạng kỹ năng sống của học sinh trường tiểu học Y Ngông từ đó đưa ra một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
5. Phương pháp nghiên cứu
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp khái quát hóa các vấn đề tìm hiểu nội dung
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát thực tế trong giáo viên, học sinh. 
- Thực hiện phương pháp phỏng vấn, hỏi đáp, điều tra. 
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp. 
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm, đối chiếu, so sánh. 
c) Phương pháp thống kê toán học
Thống kê số lượng học sinh để đánh giá chất lượng trước và sau khi áp dụng đề tài.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Chỉ thị 40-CT/TW cuả Ban Bí thư nêu rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầulà trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nồng cốt có vai trò quan trọng ”;
Chỉ thị 40/2008-BGDĐT ngày 27/7/2008 v/v Phát động phong trào thi đua xây dựng THTT, HSTC trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 và các văn bản chỉ đạo của SGD&ĐT; PGD&ĐT.
Một trong 5 nội dung hết sức quan trọng hiện nay của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đó là giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Cùng với xu thế, thế giới đang có sự thay đổi về mọi mặt như khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển mạnh đã tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Một số chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, quy tắc sống cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt là thế hệ trẻ, các em dễ dàng học theo, bắt chước một số thói hư, tật xấu xâm nhập từ bên ngoài, thế giới trên mạng internet
Học sinh sống trong một xã hội phát triển cần phải được trang bị những kỹ năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng, với xu thế toàn cầu hóa. Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh bậc Tiểu học cần phải được giáo dục rèn luyện kỹ năng sống. Giáo dục kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, hiếu động, dễ bị lôi kéo,Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ hiện nay là vấn đề cấp thiết.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trường Tiểu học Y Ngông được thành lập năm 2008 với ba điểm trường đóng trên ba buôn đặc biệt khó khăn của xã Dur Kmăl. Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số hàng năm chiếm trên 98% tổng số học sinh toàn trường. Hầu hết cha mẹ các em là thuần nông, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, cha mẹ học sinh chủ yếu đi làm thuê, làm nghề tự do ở các thành phố lớn, có thu nhập không ổn định nên ít quan tâm đến việc học tập của con em mình. 
Điều kiện tiếp cận của học sinh với sách báo, các kênh truyền thông, mạng internet còn hạn chế. Nhận thức của một số giáo viên, đặc biệt là cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể của địa phương chưa nhận thức đúng mức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 
Đa số học sinh chưa có nhận thức đúng về công tác giáo dục, ý thức tự giác chưa cao, thiếu tập trung học tập, kỹ năng diễn đạt trình bày trước đám đông còn rụt rè, số đông học sinh ứng xử với nhau chưa thật sự có văn hóa. Tinh thần và thái độ học tập học sinh chưa cao, còn nhiều học sinh lười học, các em rất dễ bị kích động dẫn đến làm những việc riêng...Nói chung kỹ năng sống của học sinh trong trường là chưa tốt, chưa đạt được những kỹ năng cơ bản nhất của một học sinh bậc tiểu học là nền tảng cần phải có. 
Thực tế hiện nay việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kỹ năng sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế. Qua dùng phiếu thăm dò, khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên còn lúng túng cả về nội dung, biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh. Nhận thức của nhiều giáo viên còn mơ hồ, chưa rõ, chưa đầy đủ rèn kỹ năng sống cho học sinh là rèn những kỹ năng gì; vì thế không thể tìm ra được biện pháp, hình thức tổ chức hữu hiệu để rèn kỹ năng sống cho học sinh. Nhà trường đã có tổ chức một số hoạt động nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh nhưng còn chung chung, chưa đi sâu, chưa rõ nét. 
Việc giáo dục học sinh yêu cái đẹp, viết chữ đẹp, làm các sản phẩm học tập còn hạn chế. 
2.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp
Giáo viên cơ bản mới chú ý đến việc giáo dục chất lượng học sinh, tuy nhiên có một số ít giáo viên thiếu sự giáo dục, răn đe học sinh hay nghịch, cách ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống. 
Một số giáo viên chưa tích cực tổ chức phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện để học sinh học nhóm, trao đổi kinh nghiệm học tập lẫn nhau. 
Các tiết sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao nhi đồng và sinh hoạt tập thể chưa đa dạng về hình thức, chưa phong phú về nội dung
2.2. Đối với giáo viên dạy môn chuyên biệt
Giáo viên dạy các môn Đạo đức, Nghệ thuật, Lịch sử, Địa lý mặc dù đã được được tập huấn dạy học các bài phải tích hợp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nhưng vẫn chưa chú trọng rèn kĩ năng thực hành, chủ yếu hình thành trên lý thuyết. 
Qua kiểm tra giáo án của các giáo viên dạy bộ môn ngoài Toán, Tiếng Việt thì có một số giáo án phần mục tiêu còn ít đề cập việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 
2.3. Đối với giáo viên Tổng phụ trách Đội
Qua kiểm tra, theo dõi việc đánh giá, giáo dục lồng ghép rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh có thực hiện tuy nhiên chưa đúng mức, chưa được xem trọng và hiệu quả đem lại chưa được như mong muốn. 
Nhà trường chỉ đạo Đội Thiếu niên Tiển Phong tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch của ngành và Hội đồng đội huyện, tuy nhiên việc tổ chức các hoạt động này chủ yếu được tổ chức ở cấp Liên đội còn việc tổ chức và kiểm tra các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ở các lớp thì chưa được chú trọng đúng mức. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như việc phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường nhằm đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
b.1. Tổ chức đánh giá về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực”, trong đó chú trọng nội dung “rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tiểu học”
Qua đó chỉ ra các tồn tại, hạn chế, những tiêu chí chưa đạt và tìm ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nội dung giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 
b.2. Củng cố và kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng “THTT-HSTC” 
Củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”: chú ý đến những cá nhân điển hình, có năng lực tổ chức, giảng dạy, có những sáng kiến mới hay và tâm huyết với trẻ đưa vào thành viên Ban chỉ đạo. 
b.3. Xây dựng kế hoạch bổ sung
Nội dung “Đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”. Phân công và giao nhiệm vụ cụ thể: 
Nhà trường phối hợp với HĐĐ, Đoàn xã tổ chức các hoạt động tại địa phương như về nguồn và chăm sóc các khu vi tích văn hóa lịch sử ở trong và ngoài xã, thăm các bà mẹ Việt nam Anh hùng, gia đình có công cách mạng trong xã 
Nhà trường có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chỉ đạo cho các tổ chức đoàn thể trong đơn vị thực hiện. 
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh kết hợp với TPT đội xây dựng kế hoạch và trực tiếp chỉ đạo các hoạt động trong năm học và triển khai đến tận học sinh. 
BCH Kiên đội phối hợp với các tổ chức và các tổ chức đoàn thể địa phương, các đơn vị kết nghĩa tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ
Đội TNTP Hồ Chí Minh – TPT – GVCN - GVCB chịu trách nhiệm về xây dựng các câu lạc bộ năng khiếu và câu lạc bộ rèn luyện kỹ năng sống, phân công người hướng dẫn các câu lạc bộ này xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo tuần, tháng, năm. 
b.4. Tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ giáo viên trong nhà trường
+ Hướng dẫn làm hồ sơ HĐNGLL, Hồ sơ Đội TNTP Hồ Chí Minh.
+ Các kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh Tiểu học. 
+ Phương pháp rèn kỹ năng sống. Đặc biệt lồng ghép với các bộ môn 
+ Các bài tập tình huống về kỹ năng sống và cách giải quyết. 
+ Kỹ năng tổ chức các trò chơi, tổ chức câu lạc bộtrong trường học. 
+ Viết cam kết giữa học sinh gia đình nhà trường và giáo viên chủ nhiệm, về việc thực hiện giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 
+ Đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ các tiết sinh hoạt tập thể, HĐNGLL, sinh hoạt Đội và Sao nhi đồng của BGH, TPT Đội để đánh giá thực chất việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của giáo viên trên lớp. 
b.5. Tiến hành tập huấn kỹ năng sống, kỹ năng truyền thông cho đội cờ đỏ làm nồng cốt
Tổ chức tập huấn, phát hành tài liệu, xem phim về các mô hình giáo dục rèn luyện kỹ năng sống. 
Bằng phương pháp thảo luận những tình huống thực tiển, kết hợp với phương pháp vấn đáp, hình ảnh trực quan để trang bị kiến thức kỹ năng cho học sinh. Đây là những hạt nhân nòng cốt của phong trào để “Trẻ em truyền thông cho nhau” sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn. 
b.6. Tổ chức các hoạt động HĐNGLL, Hoạt động ngoại khóa
* Tổ chức truyền thông cho học sinh nhà trường: 
- Vào các buổi chào cờ đầu tuần, hoặc các buổi sinh hoạt lớp. 
- Lồng ghép vào các ngày lễ lớn, các cuộc thi. 
- Người thực hiện: Chủ yếu là PHT,TPT, giáo viên chủ nhiệm lớp và đội cờ đỏ cốt cán đã được tập huấn. 
- Nội dung truyền thông: Các kỹ năng sống theo từng chủ đề: 
+ Giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức trong cuộc sống qua các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ. 
+ Phòng chống nghiện Game và tệ nạn xã hội. 
+ Các vấn đề của cuộc sống và cách giải quyết vấn đề. 
+ Kỹ năng giao tiếp để an toàn, kỹ năng ứng xử văn hoá. 
+ Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình, sống với mọi người. 
+ Các hình thức xâm hại trẻ em. 
+ Phòng tránh đuối nước, phòng tránh cháy nổ, an toàn giao thông. 
+ Kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm. 
+ Kỹ năng đánh giá và tự đánh giá. 
- Hình thức truyền thông: diễn thuyết, thi tìm hiểu, sân khấu hoá, tiểu phẩm, thông qua các trò chơi dân gian. 
+ Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao ,giao lưu, về nguồn và qua các cuộc thi. 
+ Tổ chức tết trung thu cho học sinh toàn trường (thi lồng đèn), lồng ghép các kỹ năng sống, thi nghi thức, nghi lễ Đội, thi giao lưu học sinh giỏi cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, ngày hội đọc sách, thi các trò chơi dân gian
+ Phối hợp với bộ phận Đoàn – Đội tổ chức tìm hiểu các di tích văn hóa lịch sử địa phương vào các ngày chủ điểm như 20/11, 22/12, 26/3, 19/5 từ đó đã tạo một sân chơi lành mạnh giúp các em có điều kiện bộc lộ năng lực, kỹ năng sống, sự hiểu biết, khả năng ứng xử tình huống, kỹ năng nhận xét đánh giá,nhận thức đúng sai, kỹ năng tự bảo vệ rèn luyện bản thân, kỹ năng làm việc hợp tác, ứng xử nhanh nhẹn linh hoạt văn minh lịch sự, rèn luyện nhân cách, giáo dục đạo đức lối sống, hòa nhập tập thể Tăng cường sự gắn bó đoàn kết trong lớp, trong trường. 
b.7. Giáo dục kĩ năng sống thông qua tổ chức các hội thi 
BGH bám sát nhiệm vụ năm học ngành đề ra, xây dựng các kế hoạch cuộc thi sát thực, tổ chức thi và đánh giá một cách nghiêm túc. 
Tham mưu nhà trường dành thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu để động viên kịp thời. Lựa chọn đội ngũ giáo viên có năng lực, tay nghề vững vàng trực tiếp bồi dưỡng. 
c. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng
Qua quá trình điều tra khảo sát, thống kê trước và sau khi thực hiện các giải pháp đề tài đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ từ đầu năm học đến hết học kì I năm học 2016 – 2017 với kết quả như sau:
c.1. Một số kĩ năng tự phục vụ của học sinh lớp 1
TSHS
50
Tự sắp xếp SGK vở đúng thời khóa biểu
Tự giác đi học đúng giờ
Tự sắp xếp
Cần người lớn giúp đỡ
Tự giác, không cần nhắc nhở
Chưa tự giác, bố mẹ phải nhắc nhở nhiều
Điều tra khảo sát trước khi áp dụng đề tài (đầu năm học)
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
11
22
39
78
13
26
37
74
Điều tra khảo sát sau khi áp dụng đề tài (cuối học kì I)
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
23
46
27
54
26
52
24
48
c.2. Một số kỹ năng ở lớp 2 và 3: 
Nội dung: “Thảo luận nhóm” qua quan sát HS thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết TNXH. 
TSHS
93
Thực hành thảo luận nhóm
Biết cách lắng nghe, hợp tác
Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm
Điều tra khảo sát trước khi áp dụng đề tài (đầu năm học)
SL
TL %
SL
TL %
27
29
66
71
Điều tra khảo sát sau khi áp dụng đề tài (cuối học kì I)
SL
TL %
SL
TL %
45
48
48
52
c.3. Một số kỹ năng ở lớp 4: 
Nội dung: “Điều hành cuộc họp lớp của lớp trưởng” qua quan sát HS thực hành cùng GVCN: 
TSHS
5
Kỹ năng điều hành
Biết cách, tự tin
Chưa biết cách, còn rụt rè
Điều tra khảo sát trước khi áp dụng đề tài (đầu năm học)
SL
TL %
SL
TL %
2
40
3
60
Điều tra khảo sát sau khi áp dụng đề tài (cuối học kì I)
SL
TL %
SL
TL %
3
60
2
40
c.4. Một số kỹ năng ở lớp 5: 
Nội dung: ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân gian tập thể. Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với GVCN, TPTĐ đánh giá HS:
TSHS
40
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Biết cách ứng xử hài hòa khá phù hợp
Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi
Điều tra khảo sát trước khi áp dụng đề tài (đầu năm học)
SL
TL %
SL
TL %
29
11
Điều tra khảo sát sau khi áp dụng đề tài (cuối học kì I)
SL
TL %
SL
TL %
34
85
6
15
Sau khi áp dụng đề tài đã cho thấy tinh thần và thái độ học tập học sinh được nâng lên, qua các tiết học lý thuyết, luyện tập, thí nghiệm thực hành học sinh tự tin hơn, năng động hơn, mạnh dạn phát biểu ý kiến hơn. Thể hiện qua việc đánh giá và hội ý rút kinh nghiệm sau các tiết dạy của giáo viên và điểm thi đua hàng tuần của các lớp được nâng lên từng bước một cách rỏ rệt; số tiết dạy của giáo viên, yêu cầu đánh giá ở mục về học sinh học tập tích cực đều đạt kết quả khả quan. 
Đa số các em học sinh biết cách giải quyết mâu thuẩn và các xung đột phát sinh trong và ngoài nhà trường, tình trạng các em nói chuyện riêng với nhau giảm đáng kể. Đặc biệt là nạn đánh nhau, bạo lực học đường tính đến thời điểm này không xảy ra. 
+ Khả năng diễn đạt trước đám đông của một bộ phận học sinh trước đây rất nhút nhát, rụt rè nay tự tin hơn, dám nghĩ hơn, dám phát biểu nhận xét một cách khá đầy đủ, lưu loát suy nghĩ của mình khi được yêu cầu phát biểu ý kiến. 
+ Việc ứng xử giao tiếp có văn hóa, văn minh lịch sự hơn trước. Trong giờ ra chơi, trong các hoạt động tập thể rất ít khi nghe các em nói bậy, nói leo, các em gọi bạn, xưng hô khá thân mật. 
+ Thời điểm sau tết Nguyên đán học sinh trong trường chấp hành rất tốt luật giao thông, không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội. Có thể nói học sinh nhà trường đã thực hiện các mặt này rất tốt so với thời gian này của năm học trước. 
+ Qua tìm hiểu các em đã có nhiều kỹ năng bảo vệ bản thân, năng lực nhận thức và xử lý tình huống, không để bạn xấu rủ rê trốn học chơi game 
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận
Sáng kiến kinh nghiệm về “Một số giải pháp chỉ đạo đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Y Ngông” mang một ý nghĩa rất quan trọng và là việc làm hết sức cần thiết, bởi lẽ các em sẽ học được cách rèn luyện và rút ra những kinh nghiệm, kỹ năng mà các em sẽ gặp lại trong cuộc sống, là bài học quý báu mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc để các em tự hoàn thiện mình. 
Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì việc rèn luyện kỹ năng sống có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua đó, giúp các em nhìn lại những việc làm của mình từ trong hành động, trong suy nghĩ, lời nói việc làm. Nó còn giúp các em hoàn thiện hơn về nhân cách, về lối sống, các em sẽ tích cực hơn. Có kỹ năng tham gia các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, hòa đồng, thân ái, đồng cảm chia sẻ với mọi người xung quanh và hơn hết là sống tốt, sống có ý nghĩa và có một niềm tin thiết tha hơn về cuộc sống hiện tại và tương lai. 
Qua kết quả đã trình bày của sáng kiến kinh nghiệm thì đề tài này có thể áp dụng vào các trường trong huyện rất khả thi. Mô hình này rất dễ dàng thực hiện dành cho học sinh các trường với các hình thức phong phú nêu trên, làm cho các em cảm nhận được kỹ năng sống, giá trị sống là những kỹ năng, những chuẩn mực trong một xã hội văn minh. Nó có thể xem là hành trang hết sức cầ

Tài liệu đính kèm:

  • docth_88_9684_2021961.doc