Đề tài Một số biện pháp rèn kĩ năng sống (KNS) cho học sinh lớp 2 thôngqua các môn học

Đề tài Một số biện pháp rèn kĩ năng sống (KNS) cho học sinh lớp 2 thôngqua các môn học

Với học sinh lớp 2 các em chỉ biết tên, lớp và sở thích của mình, còn ngày sinh, nơi sinh, quê quán thì chắc chắn không thể biết được. Vì vậy tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “kết bạn”

 * Cách chơi: Mỗi em đến góc học tập lấy một phiếu rồi tự điền những điều nói về mình vào phiếu. Dán phiếu của mình xung quanh lớp để mọi người có thể đọc được. Sau đó cho các em đọc phiếu của các bạn xem ai có sở thích giống mình thì đến gặp bạn đó và nói:” Chúng ta cùng kết bạn”.

 * Qua hoạt động giúp cho các em hiểu biết thêm về ngày sinh, nơi sinh, quê quán, của mình giới thiệu với bạn. Chú trọng rèn luyện cho học sinh các kĩ năng như:

 - Kĩ năng nhận thức về bản thân.

 - Kĩ năng giao tiếp hòa nhập cuộc sống.

- Kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Kĩ năng thuyết trình và nói trước bạn, trước tập thể lớp.

 * Đây là hoạt động giúp cô trò và các bạn học sinh hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng chính là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.

 

doc 30 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 16773Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp rèn kĩ năng sống (KNS) cho học sinh lớp 2 thôngqua các môn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhút nhát. Nhất là một số em kỹ năng đọc, viết chưa tốt nên ngại giao tiếp.
 Cha mẹ các em chỉ quan tâm về điểm số hoặc lời nhận xét của cô, nhưng không bao giờ hỏi xem hôm nay ở lớp con đã làm được việc gì?... 
Thành công – Hạn chế
 * Thành công
 	Sau những giờ học, giờ sinh hoạt tập thể,tôi nhận thấy các em có tiến bộ hơn rõ rệt. Các kĩ năng sống cần thiết được hình thành: Cơ bản các em rất ngoan, luôn tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên lớp mà các nhóm trưởng giao, hoàn thành bài vở ở nhà, nề nếp tốt, lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ, chấp hành tốt mọi nội quy của trường của lớp đề ra, không còn đối tượng học sinh cá biệt. Các em nhiệt tình giúp nhau trong học tập để cùng tiến bộ, chia sẻ và hợp tác trong mọi công việc chung của lớp một cách tự giác.
 	Luôn tận tâm với lớp nên bản thân tôi nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh, các phong trào ngày càng có hiệu quả hơn.
	* Hạn chế
	 Hạn chế biểu hiện rõ nhất là: Các em thường rụt rè, nhút nhát trước lớp. Khi phát biểu xây dựng bài còn không dám giơ tay, nói còn nhỏ với tinh thần trách nhiệm chưa cao.
	Một số tiết dạy phần rèn luyện kĩ năng sống còn ít. Cộng đồng khi được mời cùng tham gia chia sẻ học tập còn e ngại... 
 	Thời gian đầu các nhóm trưởng chưa biết cách điều khiển nên chưa phát
huy hết năng lực sáng tạo và tính tích cực của các bạn.
 	Mặt mạnh - Mặt yếu
* Mặt mạnh
Bản thân được tham gia tập huấn và thực hành trải nghiệm lớp giáo dục Kĩ năng sống của Sở GD&ĐT tổ chức tại Ko Tam, thành phố Ban Mê Thuột đã cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm kĩ năng cần thiết về phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống dưới sân cờ. Giáo viên chủ nhiệm có thể dựa vào những tài liệu này để xây dựng nội dung riêng phù hợp với tình hình thực tế lớp mình.
Bản thân tôi trực tiếp học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, hoc trực tuyến về công tác chủ nhiệm lớp, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn kĩ năng sống cho học sinh theo mô hình trường học mới tại đơn vị mình. 
Nhà trường đã tổ chức chuyên đề về sinh hoạt tập thể, thường xuyên có sự trao đổi của trường, cấp cụm để chia sẻ những khó khăn, thu thập thêm kinh nghiệm, những ý kiến sáng tạo, các biện pháp đã tổ chức mang lại hiệu quả.
 * Mặt yếu
	Trong những năm qua, mặc dầu việc rèn kĩ năng sống đã được thực thi một cách ổn định ở các trường Tiểu học. Tuy nhiên vẫn chưa được chú trọng mấy, tài liệu hay giáo án mẫu để vận dụng vì vậy nội dung còn cứng nhắc, khô khan về hình thức làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán. Bản thân tôi phải vừa học, vừa mày mò để đúc rút kinh nghiệm nên hiệu quả công việc đôi khi còn chưa cao. 
	Học sinh một số em lúc đầu chưa tự giác và nhiệt tình hưởng ứng. Còn tình trạng làm việc riêng, nói chuyện gây ồn ào.
	Một vài phụ huynh khi được mời tham gia tiết sinh hoạt tập thể có cộng đồng tham dự thì còn e ngại và từ chối.
Các nguyên nhân, các yếu tác động
 	Hiện tượng trẻ em lúng túng khi phải xử lí những tình huống của cuộc sống thực tế, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh vượt qua khó khăn, thiếu sáng kiến và dễ nản chí ngày càng nhiều. Nguyên nhân do đâu? Phải khẳng định rằng, trước hết do giáo dục. Nhiều vấn đề của xã hội hiện đại tác động đến trẻ chưa được cập nhật, bổ sung vào chương trình giáo dục nhà trường. Việc định hướng sai các giá trị là nguyên nhân gây ra những hiện tượng đáng tiếc trong ứng xử của trẻ. Phương pháp giáo dục nhồi nhét, lí thuyết suông, không tạo được cho trẻ khả năng tư duy, óc phân tích, suy xét, phán đoán, không tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm những vấn đề thực tế trong cuộc sống hiện đạiQua nhiều năm thực tế giảng dạy ở trường, bản thân nhận thấy kĩ năng sống học sinh chưa tốt là do những nguyên nhân sau:
 	- Giáo viên và người lớn chưa thật gần gũi, thân thiện với học sinh.
 	- Việc rèn kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học còn hạn chế.
 	 - Rèn kĩ năng sống qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục, vui chơi còn chưa sâu sát.
 - Giáo viên khuyến khích động viên khen thưởng học sinh còn ít.
 - Công tác tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kĩ năng sống cơ bản chưa nhiều.
 - Chính việc thiếu hụt nghiêm trọng các kĩ năng sống do sự hạn chế của giáo dục gia đình và nhà trường, sự phức tạp của xã hội hiện đại là nguyên nhân trực tiếp khiến học sinh gặp khó khăn trong xử lí với tình huống thực tế của cuộc sống.
Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Đây là một đề tài đơn giản, dễ áp dụng, mục đích rèn cho học sinh những kĩ năng sống thực chất nhằm phát huy tính tự giác, tính tích cực. Đặc biệt phát huy được năng lực sở trường của mỗi cá nhân học sinh. Góp phần thúc đẩy phong trào thi đua “Trường học thân thiện học sinh tích cực” của trường, của lớp, tạo cho học sinh thói quen sinh hoạt tập thể vui tươi, lành mạnh, thông qua các môn học giúp tình thầy trò xích lại gần nhau hơn, tạo cho các em sự tự tin, có cảm giác được chia sẻ và bày tỏ những điều em muốn nói. Đây cũng là đề tài giúp giáo viên có cơ hội nghiên cứu, tổ chức các hoạt động dạy học phong phú, đa dạng, hiệu quả hơn, đồng thời giáo dục được ý nghĩa các ngày chủ điểm trong năm, giúp các em tham gia học tập và sinh hoạt một cách hứng thú, nhiệt tình, sôi nổi, và chính là món quà tinh thần quý giá có ý nghĩa sâu sắc, lâu dài, giúp các em phát triển và tiến bộ. 
Trong những năm gần đây, toàn ngành đã chú trọng đến công tác đổi mới nội dung, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển mà xã hội đặt ra. Một số giáo viên còn chú trọng vào việc trang bị kiến thức cho học sinh mà xem nhẹ việc rèn luyện kĩ năng ứng xử, kĩ năng thực hành cho học sinh. Còn một số quan điểm lệch lạc chỉ nên tập trung vào việc học các môn học chính thức trong chương trình mà xem nhẹ công tác giáo dục cho các em ý thức công dân, tinh thần đoàn kết và các kĩ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều học sinh rụt rè, nhút nhát trước đám đông. Các em không thể trình bày được những ý kiến của mình trước tập thể. Có em còn không dám đứng trước lớp để trình bày một bài hát, kể một câu chuyện hoặc trình bày một vấn đề mà mình quan tâm, nhất là đối với các em là học sinh người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, không phải các em không biết, không phải các em không muốn, cũng không phải các em không thích mà nguyên nhân chính là các em chưa được chỉ dẫn, chưa được trải nghiệm, chưa được rèn luyện,Vấn đề được đặt ra là: môn học nào giúp cho các em có được những trải nghiệm đó và ai là người đưa các em vào các hoạt động đó để các em rèn luyện ?
 Thực tế đã cho thấy, nếu học sinh chỉ quan tâm vào việc học tập các môn chính thức mà không tham gia các hoạt động ngoại khóa, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thì các em sẽ thiếu linh hoạt, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông hoặc đứng trước lớp để trình bày một bài hát hay một vấn đề nào đó. Và ngược lại nếu được tham gia tốt các phong trào thì các em sẽ xử lí vấn đề nhanh nhẹn hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Thông qua các hoạt động đó, tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể cũng được hình thành và vun đắp. Như vậy, có thể khẳng định rằng: môn học giúp cho các em xóa bỏ tính rụt rè, nhút nhát; rèn luyện tính mạnh dạn, sự tự tin đó chính là môn đạo đức, tự nhiên và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên. Người giáo viên chủ nhiệm chính là người cố vấn giúp cho các em tham gia vào các hoạt động để rèn luyện các kĩ năng cơ bản, cần thiết cho mình. 
Như vậy, việc rèn kĩ năng sống thông qua các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung quan trọng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Và cần được tổ chức một cách thường xuyên, hiệu quả.
 	Từ cơ sở và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu tôi đã tìm ra một số biện pháp giúp giáo viên rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học có tính khả thi sau:
	3. Giải pháp, biện pháp
Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Tất cả vì học sinh thân yêu, vì mục tiêu giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên những lớp trên. Học sinh tìm được niềm vui ở đó, tìm được sự tin tưởng, tìm được tình bạn trong sáng, tình thầy trò cảm động. Nơi các em được ươm mầm, được chăm sóc và yêu thương.
Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy - trò, giữa trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của người thầy giáo để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội. Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ 
năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, kích thích tính ham hiểu biết khoa học của học sinh, lòng tự hào dân tộc,... Phát huy mọi khả năng để xây dựng một tương lai xứng đáng với lịch sử của dân tộc. Các tiết sinh hoạt tập thể, Hoạt động ngoại khóa còn với mục đích giúp các em từng bước hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng lực đáp ứng mục tiêu giáo dục Tiểu học toàn diện.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 a. Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh
 Đầu tiên, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và học sinh; giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, bản thân sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em qua phiếu thăm dò:
Tôi là ai? Tôi muốn gi?
Họ và tên: 
Học sinh lớp :.. 
 Trường: 
Nam hay nữ: 
Ngày sinh:
Nơi sinh:..
Quê quán: 
Điều tôi thích nhất (sở thích):..
 Muốn được kết bạn với ( bạn):
 Với học sinh lớp 2 các em chỉ biết tên, lớp và sở thích của mình, còn ngày sinh, nơi sinh, quê quán thì chắc chắn không thể biết được. Vì vậy tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “kết bạn” 
 * Cách chơi: Mỗi em đến góc học tập lấy một phiếu rồi tự điền những điều nói về mình vào phiếu. Dán phiếu của mình xung quanh lớp để mọi người có thể đọc được. Sau đó cho các em đọc phiếu của các bạn xem ai có sở thích giống mình thì đến gặp bạn đó và nói:” Chúng ta cùng kết bạn”. 
 * Qua hoạt động giúp cho các em hiểu biết thêm về ngày sinh, nơi sinh, quê quán,  của mình giới thiệu với bạn. Chú trọng rèn luyện cho học sinh các kĩ năng như:
 - Kĩ năng nhận thức về bản thân.
 - Kĩ năng giao tiếp hòa nhập cuộc sống.
- Kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Kĩ năng thuyết trình và nói trước bạn, trước tập thể lớp.
 * Đây là hoạt động giúp cô trò và các bạn học sinh hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng chính là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.
 Tuần tiếp theo, bản thân cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích...Và tiếp tục qua những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu có điều chỉnh phù hợp.
 Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao tiếp tục qua biện pháp tiếp theo.
 b. Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua việc tích hợp vào các môn học
 Để hình thành những kiến thức và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.
 Ví dụ 1: Kĩ năng tự học, tự rèn luyện của học sinh
 Bài 16 C Thời gian biểu (TV - 1B /trang 96)
 Họ và tên: 
 Lớp 2A Trường tiểu học Lê Hồng Phong
Thời gian
Công việc
 Sáng
6 giờ - 6 giờ 30
Em ngủ dậy, tập thể dục, vệ sinh cá nhân
.
Trưa
11 giờ 3o – 12 giờ
..
Em rửa mặt, rửa chân tay.
 Chiều
16 giờ 30 – 17 giờ
.
..
Em cho gà ăn, quét nhà giúp mẹ
 Tối
19 giờ 30 -20 giờ 30
 20 giờ 30 – 21 giờ
 21 giờ
Em học bài.
.
.
 Với dạng bài tập này các em cần tự điền vào phiếu đúng thời gian và công việc của mình sao cho phù hợp với bản thân. Giáo viên chỉ là người theo giỏi hỗ trợ. Sau đó các em tự trao đổi và tự đành giá hoàn thành nhiệm vụ.
 Hoạt động này giúp các em quản lý thời gian, là khả năng các em biết
tập trung sắp xếp công việc và giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Giờ ăn, giờ học, giờ làm, giờ chơi một cách hợp lí. Kỹ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; đồng thời giúp các em tránh được căng thẳng do áp lực trong việc học và việc làm.
         Quản lý thời gian là một trong những kỹ năng quan trọng làm chủ bản thân. góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân.
 	Ngoài ra các em biết quét lớp, nhặt rác , chăm sóc cây xanh, thân thiện với môi trường. góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em nói được tiếng nói, suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.
 Ngoài ra, bản thân còn chú ý rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các môn học: Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quí báu của mỗi con người. Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên có được một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ. Dù vậy không có nghĩa là không làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất giản dị. Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học. Bản thân rèn luyện sức khoẻ cho các em qua các bài học sau:
 Ví dụ 3: Kĩ năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân
 Môn: Tự nhiên &Xã hội
 Bài: "Ăn uống thế nào để cơ thể khỏe mạnh?” 
 Với bài học này tôi cho học khởi động để làm nóng bầu khí lớp học qua trò chơi “Mẹ đi chợ” 
Cách chơi: Lớp đứng thành vòng tròn dưới sự điều khiển của quản trò.
Quản trò hô trước - Cả lớp đáp lại theo các cụm từ sau.
Quản trò hô: Mẹ đi chợ mua rau 
Lớp đáp: Rau xanh
Quản trò: Mẹ đi chợ mua cá
Lớp đáp: Nấu canh chua
Quản trò hô: Mẹ đi chợ mua cua
Lớp đáp: Cua kẹp
 Khi nghe hô cua kẹp nếu bạn nào không nhanh tay thì bị cua kẹp thì bạn đó phải chịu phạt.
 Trò chơi kết thúc: 
Quản trò hỏi:
+ Qua trò chơi các bạn thấy trò chơi có bằng một ly sữa chua không?
Lớp trả lời: Có 
Quản trò hỏi tiếp: Các bạn cảm giác như thế nào?
Lớp trả lời: Vừa vừa – Kha khá - Vui, khỏe.
 Lúc này khí thế lớp học nóng lên và rất hào hứng tôi mới cho lớp thảo luận nhóm với phiếu học tập theo thực đơn các bữa ăn trong một ngày.
Bữa ăn trong ngày
Tên các loại thức ăn, mước uống
M : Buổi sáng
Mì tôm, trứng ; bánh mì, nước lọc
Buổi .
.
Buổi .
.
Buổi .
.
 Ban thư viện phát phiếu cho từng nhóm thảo luận. Các nhóm trưởng điều khiển nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó đổi chéo nhau nhận xét kiểm tra kết quả, nhằm khắc sâu kiến thức về một bữa ăn đầy đủ cần đảm bảo các chất, nước uống đầy đủ.
 * Trong hoạt động này tôi tập trung rèn các kĩ năng:
- Kĩ năng vận động và gây hứng thú
 - Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng làm việc nhóm.
 Qua đó giúp các em hiểu rằng ăn uống đủ chất và hợp lí giúp cho chúng ta khoẻ mạnh, biết phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa, biết những việc nên làm, có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hằng ngày, tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khoẻ. Biết tham gia các hoạt động và nghỉ ngơi một cách hợp lí để có sức khoẻ tốt phát triển thể chất và trí tuệ. Từ đó rèn cho các em KNS tự chăm sóc bản thân.
 Ví dụ 4: Chủ đề An toàn giao thông
 Bài: Kỹ năng đi bộ và qua đường an toàn
 Ở hoạt động này tôi gợi mở bằng một hệ thống câu hỏi: 
 Em thường đi cùng với ai khi đi trên đường? Khi đi bộ qua đường em phải đi ở đâu? ; Nếu đường không có vỉa hè thì đi thế nào?; Em có nên chơi đùa trên đưòng phố không? Có leo trèo qua dải phân cách và chơi gần dải phân cách không? Vì sao? ; Khi ngồi trên xe máy em phải như thế nào? Em hãy nêu cách đội mũ bảo hiểm? Nêu sự cần thiết phải đội mũ bảo hiểm?; Các em đã nhìn thấy tai nạn trên đường chưa? Theo các em vì sao tai nạn xảy ra? ;... 
Giáo dục và rèn cho các em các KNS phòng tránh các tai nạn trên đường như: Không được chạy lao ra đường, không được bám bên ngoài ô tô, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe, ghe, đò,...vv.
 Mời các em tham dự các hội thi: An toàn giao thông, thực hành đi xe đạp
 Như vậy, các em có thể tự lập và xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải. 
	 Một điều nữa theo bản thân cũng khá quan trọng là kĩ năng ứng xử có văn hoá cũng là lối sống lành mạnh mà các em cần phải được đào tạo, vì thế bản thân tiếp tục áp dụng.
 c. Rèn kĩ năng sống qua hoạt động ngoại khóa có hiệu quả
 Để rèn kĩ năng sống có hiệu quả bản thân còn vận dụng thông qua các hoạt động ngoài giờ học. Đó là qua các buổi ngoại khóa của trường, lớp. 
 Ví dụ: Nhân ngày lễ Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11. Đội đã phát động phong trào thi làm báo tường giữa các chi đội và sao nhi chúc mừng các thầy cô trong toàn trường. Bản thân đã hướng dẫn các em cùng sưu tầm bài và viết bài, vẽ và trang trí báo. các em rất nhiệt tình, đoàn kết và hợp tác với nhau rất tốt. 
* Qua hoạt động này rèn cho các em nhiều kĩ năng như:
Kỹ năng trình bày
 Kỹ năng trang trí
 Kỹ năng tư duy tích cực và sáng tạo
 Kỹ năng giải trí lành mạnh.
 d. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ
 Như chúng ta đã biét văn hóa văn, văn nghệ là hoạt động có tính truyền thông mang lại hiệu quả rất cao trong việc chuyền tải các thông điệp giáo dục tới học sinh, nhằm xây dựng nếp sống văn minh trong nhà trường, tạo cuộc sống vui tươi, lành mạnh, lôi cuốn học sinh vào các hoạt động thẩm mĩ, hấp dẫn học mà chơi, chơi mà học. Thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ đã giáo dục cho học sinh nếp sống có kỉ luật, trật tự, vệ sinh.....
Trong hoạt động rèn cho các em kĩ năng mạnh dạn, tự tin, kĩ năng diễn xuất trên sân khấu, kĩ năng diễn đạt cảm xúc, kĩ năng làm chủ cảm xúc.	
tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống.
Ngoài ra tôi còn dùng đèn chiếu phục vụ và giới thiệu cho học sinh về Biển đảo của quê hương” . Qua các hình ảnh chân thật giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước và các em biết giữ gìn và bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ Quốc không để kẻ thù xâm phạm. 
 Biển đảo quê hương Việt Nam
 	Một điều không thể thiếu được để tạo sự hưng phấn, vui vẻ, phấn khởi, giúp các em có ý thức cao trong việc rèn luyện các kĩ năng bản thân luôn c

Tài liệu đính kèm:

  • docth_137_7479_2022010.doc