Đề tài Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3

Đề tài Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3

Khi luyện đọc từ tôi đưa ra các từ khó mà các em hay phát âm sai. Tôi ghi lên bảng bằng phấn trắng, dùng phấn màu gạch chân dưới phụ âm đầu hoặc vần mà học sinh dễ lẫn để các em chú ý hơn. Tôi phân tích cho học sinh hiểu được sự khác biệt giữa cách phát âm đúng và cách phát âm sai mà các em thường mắc. Ngoài việc luyện đọc trong giờ Tập đọc, tôi hướng dẫn học sinh đọc yếu hay sai luyện đọc ở các tiết ôn luyện bằng cách: Liệt kê những cặp từ dễ lẫn cho học sinh phân biệt và luyện đọc. Ngoài ra tôi yêu cầu mỗi em có một quyển vở ô luyện đọc. Sau mỗi bài tập đọc tìm từ và ghi lại tất cả các tiếng và từ mà mình hay đọc sai vào vở luyện đọc và tự đọc dưới sự kiểm tra của giáo viên và phụ huynh.

- Đọc đúng là sự tái hiện không đọc thừa, không xót từng âm, vần, tiếng, đọc đúng phương pháp, thể hiện đúng hệ thống ngôn ngữ chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. Đọc đúng bao gồm đọc đúng dấu thanh, vần, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu). Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị tiếng Việt. Học sinh lớp tôi thường hay đọc sai dấu thanh, thiếu dấu thanh là do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Như vậy, cần luyện cho học sinh cách đọc như sau:

+ Luyện đọc đúng các tiếng, từ có dấu thanh, có ý thức phân biệt sai nghĩa của từ. Khi học sinh đọc sai, tôi hướng dẫn các em tự phát hiện ra lỗi sai của mình và yêu cầu các em đọc phát âm lại nhiều lần hoặc tôi gọi học sinh đọc chuẩn đọc lại tiếng từ đó để bạn đọc sai phát hiện ra lỗi của mình và đọc lại.

+ Luyện đọc đúng các tiếng, từ có vần ay/ai, an/at, oa/ao, uyu/uy, ot/on, anh/ang, khi học sinh phát âm sai, tôi phát âm mẫu cho học sinh đọc theo, nếu học sinh nào yếu thì tôi đánh vần những vần đọc sai đó.

+ Luyện đọc đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi đúng ngữ điệu của câu cần phải dựa vào nghĩa, quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt nghỉ hơi cho đúng, khi đọc không được tách một từ ra làm hai. (Ví dụ: Trời thu bận xanh; không ngắt hơi: Trời / thu bận xanh).

 

doc 24 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 9614Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Dựa trên tình hình thực tế của nhà trường, dựa vào chất lượng của năm học trước, là một giáo viên được phân công giảng dạy lớp 3 tôi nhận thấy ở đầu năm học nhiều em đọc ngập ngừng, các em đọc quá to hoặc quá nhỏ, chỗ ngắt ngứ và nhất là các em đọc phát âm sai (đọc thêm dấu hoặc thiếu dấu thanh).
Như vậy đối với đặc điểm và khả năng đọc của các em như trên tôi luôn luôn đặt ra những yêu cầu mình cần làm gì? Học sinh chuẩn bị những gì? Để đạt được kết quả cao trong giờ Tập đọc và cuối cùng là sự kết hợp giữa giáo viên và học sinh trong giờ học sao cho hài hòa, gần gũi và đạt hiệu quả. 
Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học và cơ sở thực tiễn. Tôi nhận thấy: Thực tế dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu cần dạy Tập đọc ở Tiểu học. Vì thế, để khắc phục những hạn chế phát huy ưu điểm thường có ở địa phương tôi đã đưa ra một số biện pháp để rèn đọc cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số như sau:
Biện pháp 1: Chuẩn bị giờ dạy của giáo viên
Để có một giờ Tập đọc đạt hiệu quả cao điều không thể thiếu được đó là khâu chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, tôi soạn kĩ bài ở nhà chọn cách đọc, giọng đọc hay nhất để phù hợp với nội dung bài đọc.
Tham khảo tài liệu sách giáo viên Tiếng Việt 3, phương pháp dạy học Tiếng Việt,... để có phương pháp dạy phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh của lớp tôi. 
Tùy từng bài Tập đọc khác nhau mà tôi chọn ra những tiếng, từ có vần khó,... và chọn ra những câu văn luyện đọc cho phù hợp.
Ví dụ: Để dạy bài “Hai Bà Trưng” tôi đã chuẩn bị: Giáo án cho bài dạy, giọng đọc cho câu chuyện, tranh minh họa bài tập đọc và kể chuyện trong Tiếng Việt 3, tập 2. Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc ngắt nghỉ. Bản đồ hành chính Việt Nam (hoặc vùng Bắc Bộ).
Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng trực quan
Tranh, ảnh, vật thật không chỉ đóng vai trò trong quá trình hình thành kiến thức mới mà nó còn có vai trò rất lớn trong phần luyện nói ở các tiết Tập đọc.
Như chúng ta biết ở lứa tuổi học sinh Tiểu học nói chung, học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 nói riêng khả năng tư duy trừu tượng kém. Đa số các em tiếp thu kiến thức phải dựa trên những mô hình vật thật, tranh ảnh, do vậy việc chuẩn bị, sử dụng đồ dùng dạy học rất quan trọng trong các giờ học. Nhờ có đồ dùng dạy học mà tôi đã chuyển tải thông tin, truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách, rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh một cách khoa học. Nó có tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú cho học sinh học tập. Nếu một tiết học giáo viên không sử dụng đồ dùng dạy học thì tiết học đó diễn ra rất đơn điệu, các em không hứng thú, không tập trung, tiếp thu bài thụ động, kết quả học tập không cao. Vì thế đồ dùng dạy học đóng vai trò rất lớn quyết định hiệu quả trong mỗi giờ học, môn học nhất là đối với các em học sinh học chậm.
Ví dụ: Dạy bài “Tiếng đàn” (Tiếng Việt 3, tập 2) tôi sử dụng tranh phóng to, đủ màu sắc tạo nên tình huống sư phạm để lôi cuốn các em vào học tập, giao nhiệm vụ nhóm, tổ rõ ràng mang tính vừa sức, công bằng giúp các em khai thác tranh liên quan đến bài học. Hay như khi dạy bài “Chiếc áo len” (Tiếng Việt 3, tập 1) ngoài việc chuẩn bị tranh để giới thiệu bài thì tôi còn sử dụng thêm vật thật là chiếc áo len để khai thác nội dung bài học nhằm giúp các em có hình ảnh thực tế tạo điều kiện phát triển tư duy, nhận thức về mọi thứ xung quanh. 
Biện pháp 3: Chuẩn bị của học sinh
Để giúp các em nắm được kĩ năng đọc đúng, lưu loát, tôi hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị bài ở nhà, cụ thể:
- Đọc trước bài ở nhà nhiều lần.
- Tự tìm những câu văn dài, tự ngắt nghỉ hơi ở câu văn đó.
- Tìm và tự giải nghĩa từ theo mục chú giải cuối bài. 
- Đọc bài thơ, bài văn cho cha mẹ nghe và nhờ cha mẹ nhận xét để lên lớp đọc bài tốt hơn. 
Khi ở trên lớp học sinh cần: 
- Chú ý lắng nghe cô giáo hướng dẫn đọc phát âm tiếng dễ lẫn, tiếng có vần khó, cách đọc câu văn dài, đọc theo vai, đọc diễn cảm. 
- Học hỏi một số bạn có giọng đọc lưu loát, diễn cảm.
- Tham gia tất cả các trò chơi, cuộc thi đọc được tổ chức trong giờ tập đọc một cách tích cực. 
Nếu các em có ý thức đọc bài nghiêm túc, tích cực học hỏi và tìm tòi thì bản thân các em sẽ có kĩ năng đọc tốt môn Tiếng Việt. Kĩ năng đọc của các em ngày càng tiến bộ không những đọc đúng, đọc lưu loát, đọc hay mà còn đọc được diễn cảm bài văn, bài thơ.
Biện pháp 4: Đọc mẫu của giáo viên
Đây là một hình thức trực quan sinh động có hiệu quả, có tác dụng làm mẫu cho học sinh luyện đọc. Đã là công tác làm mẫu thì phải đủ điều kiện chuẩn xác, kĩ năng cao hơn đặc biệt là học sinh lớp 1, 2, 3 thường hay bắt chước và làm theo thầy, cô giáo. Do vậy, thầy cô có phong cách như thế nào thì học sinh mang ảnh hưởng như thế đó. Chính vì vậy, tôi luôn nhắc nhở mình phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Trong giờ Tập đọc, tôi luôn đảm bảo việc đọc mẫu của mình thật chu đáo, thật diễn cảm, nét mặt, nụ cười, điệu bộ,... Nếu đọc mẫu đảm bảo được 80% của bài đọc đó là sự thành công của giờ dạy. Nó tạo được không khí sôi động, gây hứng thú cho học sinh. Nó lôi cuốn học sinh vào áng thơ giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp của bài văn, bài thơ tùy theo từng bài giáo viên đọc mẫu.
Ví dụ: Bài “Cuộc chạy đua trong rừng” (Tuần 28 – Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 2). Đọc toàn bài chú ý giọng đọc của mỗi đoạn, cụ thể:
- Đoạn 1: Giọng đọc hào hứng, nhấn giọng ở những chi tiết miêu tả hình ảnh vui thích của ngựa con khi soi bóng mình dưới nước: “sửa soạn”, “mải mê”, “chải chuốt”,
- Đoạn 2: Giọng đọc âu yếm, ân cần đối với ngựa cha, ngựa con tự tin, ngúng ngẩy: “cha yên tâm”, “chắc chắn”, “sẽ thắng”.
- Đoạn 3: Giọng đọc chậm, nhấn giọng ở các từ ngữ tả muông thú chuẩn bị cuộc đua: “sốt ruột”, “ngắm nghía”, “giữ trật tự”, “ung dung”.
- Đoạn 4: Giọng đọc nhanh, hồi hộp, đoạn cuối đọc chậm thể hiện sự nuối tiếc vì chủ quan của ngựa con.
Bên cạnh đó, tôi chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh, vật thật cho giờ học, bảng phụ ghi câu văn, đoạn văn khó cần luyện cho học sinh.
Hoặc khi dạy bài: “Chú ở bên Bác Hồ” (Tiếng Việt 3, tập 2) cần đọc với giọng trầm lắng pha chút trang nghiêm. Kết hợp với cách ngắt nhịp, nhấn giọng kéo dài ở một số từ và cao giọng ở cuối câu hỏi. Để tạo nên âm hưởng biểu lộ sự xúc động niềm thương nhớ của Nga và bố mẹ trước sự hi sinh của người chú.
 Chú ở đâu, / ở đâu ? //
 Trường Sơn dài dằng dặc ? //
 Trường Sa đảo nổi, / chìm ? //
 Hay Kon Tum, / Đắk Lắk ? //
 Mẹ đỏ hoe đôi mắt /
 Ba ngước lên bàn thờ : //
 - Đất nước không còn giặc /
 Chú ở bên Bác Hồ.//
 (Dương Huy)
Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng đọc 
Để thực hiện được tốt 4 kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh, đọc thầm – đọc hiểu và đọc diễn cảm, cần phải có những biện pháp thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. Mọi sự thành công trong tiết học phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết kế một bài dạy tùy từng nội dung của từng bài, từng tiết học. Do đó, cần thiết kế giáo án cho phù hợp thì tiết học mới đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy tôi đã vận dụng các biện pháp sau xen lẫn vào các tiết dạy.
* Luyện đọc đúng
- Khi học sinh luyện đọc nối tiếp câu chọn ra những tiếng từ khó mà học sinh hay phát âm sai cho học sinh luyện đọc. Việc làm này là hết sức cần thiết, vì có đọc được đúng mới tiến tới đọc được hay song đòi hỏi phải hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể rõ ràng, có thể sử dụng trực quan để học sinh thấy được hệ thống môi, răng, lưỡi, bộ máy phát âm khi phát âm nó như thế nào. 
Ví dụ: Dạy bài “Hội Vật” các em học sinh dân tộc thiểu số thường đọc sai các tiếng, từ như là: “Hội vật” thì lại đọc là “hội vất”, “chống đỡ” lại đọc “chông đơ”, “mất đà” đọc “mật đa”, “Cản Ngũ” lại đọc “Cản Ngu”, “Quắm Đen” đọc “Quoắn Đen”, “loay hoay” lại đọc “loáy hoáy”, Để hướng dẫn các em đọc đúng các tiếng, từ đó tôi gọi học sinh đọc đúng đọc mẫu tiếng, từ khó cho những học sinh đọc chưa đúng nghe, quan sát và luyện phát âm lại. Tôi gọi những học sinh đọc còn sai phát âm lại nhiều lần. Như vậy mỗi một từ khó học sinh trực tiếp nhìn bằng mắt (nhìn lỗi mình đọc sai), được tập phát âm bằng miệng, được nghe bằng tai. Từ đó các em nhớ lâu và đọc đúng. 
- Khi luyện đọc từ tôi đưa ra các từ khó mà các em hay phát âm sai. Tôi ghi lên bảng bằng phấn trắng, dùng phấn màu gạch chân dưới phụ âm đầu hoặc vần mà học sinh dễ lẫn để các em chú ý hơn. Tôi phân tích cho học sinh hiểu được sự khác biệt giữa cách phát âm đúng và cách phát âm sai mà các em thường mắc. Ngoài việc luyện đọc trong giờ Tập đọc, tôi hướng dẫn học sinh đọc yếu hay sai luyện đọc ở các tiết ôn luyện bằng cách: Liệt kê những cặp từ dễ lẫn cho học sinh phân biệt và luyện đọc. Ngoài ra tôi yêu cầu mỗi em có một quyển vở ô luyện đọc. Sau mỗi bài tập đọc tìm từ và ghi lại tất cả các tiếng và từ mà mình hay đọc sai vào vở luyện đọc và tự đọc dưới sự kiểm tra của giáo viên và phụ huynh.
- Đọc đúng là sự tái hiện không đọc thừa, không xót từng âm, vần, tiếng, đọc đúng phương pháp, thể hiện đúng hệ thống ngôn ngữ chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương lệch chuẩn. Đọc đúng bao gồm đọc đúng dấu thanh, vần, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu). Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị tiếng Việt. Học sinh lớp tôi thường hay đọc sai dấu thanh, thiếu dấu thanh là do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Như vậy, cần luyện cho học sinh cách đọc như sau:
+ Luyện đọc đúng các tiếng, từ có dấu thanh, có ý thức phân biệt sai nghĩa của từ. Khi học sinh đọc sai, tôi hướng dẫn các em tự phát hiện ra lỗi sai của mình và yêu cầu các em đọc phát âm lại nhiều lần hoặc tôi gọi học sinh đọc chuẩn đọc lại tiếng từ đó để bạn đọc sai phát hiện ra lỗi của mình và đọc lại. 
+ Luyện đọc đúng các tiếng, từ có vần ay/ai, an/at, oa/ao, uyu/uy, ot/on, anh/ang, khi học sinh phát âm sai, tôi phát âm mẫu cho học sinh đọc theo, nếu học sinh nào yếu thì tôi đánh vần những vần đọc sai đó. 
+ Luyện đọc đúng tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi đúng ngữ điệu của câu cần phải dựa vào nghĩa, quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt nghỉ hơi cho đúng, khi đọc không được tách một từ ra làm hai. (Ví dụ: Trời thu bận xanh; không ngắt hơi: Trời / thu bận xanh).
+ Không tách với danh từ đi sau. (Ví dụ: Không đọc “Trăm cô / gái tựa / tiên sa” mà phải đọc “Trăm cô gái / tựa tiên sa”).
Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “Mồ Côi xử kiện” (Tiếng Việt lớp 3, tập 1), tôi gọi một em đọc tốt đọc mẫu để cả lớp cùng được nghe sau đó yêu cầu các em phát hiện những tiếng, từ mà các em hay đọc và nói sai sau đó hướng dẫn phát âm đúng các từ đó. Ví dụ như từ: ngày xưa, công đường, bồi thường, bằng cách cho các em phân tích lại cấu tạo các tiếng, từ rồi gọi nhiều em đọc, em nào đọc chưa chuẩn tôi cho các em đọc lại từ đó nhiều lần, rồi tôi cùng sửa cho các em. Đối với em yếu, tôi hướng dẫn các em đánh vần sau đó đọc trơn lại và nhiều em được luyện đọc từ khó. Khi đọc đoạn, tôi lắng nghe phát hiện và sửa sai ngay những tiếng, từ các em còn đọc sai nhất là cách ngắt nghỉ. Bên cạnh đó, tôi còn giúp các hiểu nghĩa của các từ ngữ trong phần chú giải và cung cấp thêm từ mới sau đó giải nghĩa để học sinh hiểu được nghĩa của từ “đa tình” và cho các em nhắc lại nghĩa của từ đó.
Thường xuyên tích hợp việc cung cấp, giảng từ, xác định từ loại, nhận xét cấu trúc ngữ pháp của câu khi dạy các phân môn khác của Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Từ đó khắc phục được một phần hạn chế của học sinh là khó nhớ nhưng dễ quên.
Với cách dạy như trên số học sinh đọc sai giảm xuống rõ rệt và tôi đã thu được kết quả nhất định khi hướng dẫn đọc đúng tiếng, từ cho học sinh dân tộc thiểu số.
* Luyện đọc nhanh
Đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát, đọc trôi chảy, biện pháp đọc nhanh tôi hướng dẫn cho học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị đọc nhanh là cụm, từ, câu, đoạn bài. Tôi điều chỉnh tốc độ đọc, đo tốc độ đọc bằng cách soạn sẵn bài có số tiếng cho trước và dự tính trong bao nhiêu phút, định tốc độ như thế nào còn phụ thuộc vào độ khó của bài đọc. Trong quá trình rèn đọc, tôi thường tổ chức học sinh thành các nhóm như sau:
Nhóm 1: Học sinh khó khăn (Những học sinh tiếp thu chậm, rụt rè, nhút nhát) tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em học chưa tốt, thường xuyên khuyến khích, động viên, không gắt gỏng để các em khỏi luống cuống. Giúp các em tự giác, tích cực, tự tin và chủ động hơn trong học tập.
Nhóm 2: Đối với học sinh nghịch ngợm phân tán tư tưởng, không chú ý đến tiết học, tôi thường để ý thỉnh thoảng chỉ định các em đọc tiếp. Tôi thường xuyên quan sát, nhắc nhở, giao nhiệm vụ luyện đọc cụ thể để mỗi tiết học các em được học tập không cảm thấy nhàm chán.
Nhóm 3: Học sinh đạt chuẩn (Gồm những học sinh đọc lưu loát, diễn cảm). Đối với những học sinh đọc tốt tôi động viên, khuyến khích các em phát huy hơn nữa thành tích học tập của mình. Đồng thời cho các em hỗ trợ thêm các bạn học khó khăn. Sắp xếp chỗ ngồi sao cho các em có thể giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
Đối với học sinh khó khăn, đọc còn chậm tôi chỉ yêu cầu các em đọc tiếng từ khó, đọc câu ngắn và đọc được một đoạn của bài đọc. Tôi hướng dẫn các em đánh vần sau đó đọc trơn lại và nhiều em được luyện đọc từ khó. Khi đọc đoạn, tôi lắng nghe phát hiện và sửa sai ngay những tiếng, từ các em còn đọc sai nhất là cách ngắt nghỉ. Bên cạnh đó, tôi còn giúp các em hiểu nghĩa của từ ngữ trong phần chú giải, cung cấp thêm từ mới sau đó giải nghĩa để học sinh hiểu được nghĩa của từ, ra nhiệm vụ rèn đọc thêm ở nhà. Tôi kiểm tra lại những yêu cầu đã đề ra đối với học sinh khó khăn, việc làm này tôi tiến hành thường xuyên không ngắt quãng.
Căn cứ vào các nhóm đối tượng học sinh, tôi thiết kế bài dạy đảm bảo dạy cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. Trong các giờ học, tôi luôn luôn gần gũi, thân thiện, quan tâm tất cả học sinh nắm bắt đặc điểm tâm sinh lí từng em. Kiểm tra sĩ số hàng ngày và giành thời gian giúp đỡ học sinh đọc chậm, yếu. Các tiết ôn luyện tôi yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong cùng một giờ học. Trong lúc các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu thì tôi theo dõi quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ khi các em gặp khó khăn mà đặc biệt là các em đọc yếu.
* Luyện đọc thầm – đọc hiểu
Đây là kĩ năng đọc chuyển từ ngoài vào trong, từ đọc to đến đọc nhỏ, đọc mấp máy môi đến đọc bằng mắt. Tôi kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách xác định đọc thầm cho học sinh từng đoạn, khi các em đọc thầm tôi cũng phải đọc thầm theo để phát hiện những học sinh không đọc thầm mà đã giơ tay (nếu thấy học sinh đọc quá nhanh, nhanh hơn cả cô), tôi đưa ra câu hỏi từ đoạn đó. Nếu thấy học sinh lúng túng thì có nghĩa là em đó không đọc bài.
Ví dụ: Bài “Đôi bạn”, tôi đọc thầm một đoạn, thấy học sinh đọc quá nhanh thì tôi đưa ra câu hỏi ở đoạn đó (Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?).
Với những biện pháp như trên, bắt buộc học sinh phải đọc thầm để tìm hiểu nội dung bài. Từ đó giúp các em tích cực tự giác học tập. Đối với học sinh tiếp thu chậm, tôi luôn động viên, khuyến khích các em đó gây được phong trào đọc thầm cho học sinh.
Kết hợp chặt chẽ giữa việc tìm hiểu bài với việc luyện đọc. Tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đến đâu rèn đọc ngay đến đó. Không tách rời hai khâu tìm hiểu bài và rèn đọc. Một giờ Tập đọc tôi cho học sinh đọc thầm nhiều lần. Đồng thời giao nhiệm vụ cho các em trong khi đọc thầm để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu.
Ví dụ: Dạy bài “Giọng quê hương” (Tiếng Việt 3, tập 1).
- Đọc thầm lần 1: Cả lớp đọc thầm đoạn 1. Tôi giao nhiệm vụ: Tìm hiểu xem Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?   
- Đọc thầm lần 2: Cả lớp đọc thầm đoạn 2 để trả lời câu hỏi: Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên?
- Đọc thầm lần 3: Trước khi tìm hiểu nội dung đoạn 3, gọi 1 học sinh đọc đoạn 3. Đồng thời cả lớp đọc thầm. Tôi giao nhiệm vụ: Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương? Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương?
Như vậy là tôi đã cho học sinh đọc thầm trước khi phân tích nội dung bài, đồng thời cá nhân đọc thành tiếng để cả lớp nắm được nội dung văn bản và từ đó có cách đọc đúng. Qua đó tôi đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa đọc thành tiếng và đọc thầm, từ đó giúp học sinh tìm hiểu nghĩa của từ, đặt câu để làm rõ nghĩa từ, tìm các từ gần nghĩa, cùng nghĩa, trái nghĩa, thấy được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, hướng dẫn các em phát hiện những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung.
Ngoài hệ thống câu hỏi tôi khuyến khích, rèn cho các em kĩ năng tự đặt câu hỏi, tạo các tình huống có vấn đề một cách nhẹ nhàng, thoải mái, giúp học sinh phát triển vốn ngôn ngữ, tư duy của mình thông qua giờ Tập đọc. Trong những bài Tập đọc cũng như một số phân môn khác, học sinh lớp tôi đều được rèn kĩ năng này. Chính vì được đặt câu hỏi, được nghe và nhận xét bạn trả lời, được đưa ra đáp án cho câu trả lời của bạn, tạo cho giờ học một không khí thoải mái, nhẹ nhàng, tự nhiên, sinh động, kích thích tính độc lập, tích cực của các em. Chính điều này đã góp phần củng cố cho học sinh đức tính tự tin, giúp các em tự đánh giá được năng lực của chính mình.
Vậy là khi được tham gia vị trí người hỏi, lắng nghe bạn trả lời, đưa ra đáp án đúng – sai, tôi nhận thấy giờ học sinh động, học sinh hứng thú học bài, học sinh tích cực chủ động để chiếm lĩnh tri thức mới.
Bên cạnh đó trong khi rèn kĩ năng đọc cũng nên chú trọng quan điểm “tích hợp”, rèn đọc cho các em không chỉ giờ Tập đọc mà tất cả các môn khác. Tập cho học sinh lướt qua văn bản để phân loại được thể loại văn bản, từ đó có phong cách, giọng đọc phù hợp với nội dung.
* Luyện đọc diễn cảm
- Đọc diễn cảm tức là biết làm chủ ngữ điệu để bộc lộ cảm xúc của bài đọc, đọc diễn cảm không những đạt được yêu cầu đọc đúng mà còn kèm theo cử chỉ, lời nói để góp phần diễn tả nội dung bài.
- Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy để đọc được diễn cảm cần chuẩn bị các bước sau:
+ Soạn bài chu đáo, nắm được nội dung bài, đọc kĩ bài để thể hiện được ngữ điệu đọc, cường độ đọc bài đó ra sao, đọc cao giọng, nhấn giọng ở những từ nào, nét mặt vui, buồn thể hiện ở những từ ngữ nào trong bài.
+ Yêu cầu học sinh đọc bài nhiều lần ở nhà, tập đọc theo ngữ điệu sao cho phù hợp với nội dung bài đọc đó. Khi đến lớp tôi hướng dẫn học sinh có thể tiếp thu nhanh cách đọc đúng và đọc diễn cảm.
Ví dụ: Vui tươi, hồn nhiên như khi dạy đọc bài “Cùng vui chơi”.
Ngày đẹp lắm / bạn ơi / Quả cầu giấy / xanh xanh /
Nắng vàng trải khắp nơi / Qua chân tôi, / chân anh /
Chim ca trong bóng lá / Bay lên / rồi lộn xuống /
Ra sân / ta cùng chơi. // Đi từng vòng quanh quanh. //
Đối với các bài thơ, tuỳ theo từng thể loại thơ mà tôi hướng dẫn học sinh cách đọc sao cho đúng nhịp câu thơ.
Đồng Đăng / có phố Kì Lừa, / (2/4)
Có nàng Tô Thị, / có chùa Tam Thanh. // (4/4)
Đường vô xứ Nghệ / quanh quanh, / (4/2)
Non xanh nước biếc / như tranh hoạ đồ. // (4/4)
Đồng Tháp Mười / cò bay thẳng cánh / (3/4)
Nước Tháp Mười / lóng lánh cá tôm. // (3/4)
	 (Cảnh đẹp non sông - Tiếng Việt 3, tập 1)
Thường thì các bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát mang một âm điệu mượt mà, tình cảm của thể thơ truyền thống dân tộc. Tuy vậy cũng phải dựa vào các dòng cụ thể để ngắt nhịp cho đúng. Khi ngắt nhịp đúng câu thơ thì ý nghĩa đoạn thơ mới được bộc lộ để người nghe thấy được vẻ đẹp của đất nước Việt Nam.
Đối với bài tập có lời đối thoại, tôi xây dựng màn kịch ngắn với nội dung của bài, học sinh sắm các vai nhân vật đó để đọc bài.
Ví dụ: Bài “Cuốn sổ tay”, các nhân vật trong chuyện rất phù hợp với lứa tuổi của các em, sôi nổi, hào hứng, hồn nhiên, các em sắm vai: (Thanh, Tuấn, Lân, Tùng). Lời nói của người dẫn chuyện giọng điệu hồn nhiên, giọng của Lân có vẻ ngại ngần, giọng của Thanh quả quyết, dứt khoát, hào hứng; giọng của Tùng vẻ thách thức, dí dỏm và rất tự tin
Sau đó tôi gọi từng nhóm học sinh lần lượt lên bảng nhập vai đọc bài, như vậy tất cả học sinh đều làm việc, được luyện nói và thể hiện nét mặt thông qua các nhân vật mà mình nhập vai. Qua các giờ học như vậy, học sinh sẽ tiến bộ dần, các em sẽ tự tin hơn ở bản thân mình, tạo ra tiết học đạt kết quả cao.
* Luyện đọc thuộc lòng
Ở những bài dạ

Tài liệu đính kèm:

  • docth_107_8884_2021980.doc