Đề tài Một số biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số qua môn tiếng Êđê

Đề tài Một số biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số qua môn tiếng Êđê

 Những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị xã hội vốn được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau. Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó, đặc biệt là các địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng.

 Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có những biến đổi nhất định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn là một thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập. Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lực đối với người học. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ, đặc biệt là học sinh và sinh viên đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập xã hội. Các kĩ năng sống đã bị xem nhẹ trong một thời gian dài.

 Sự hướng dẫn của thầy cô giáo, nhà trường về kĩ năng sống cho học sinh chưa thật cụ thể, chưa dễ hiểu.

 Giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn học sinh thực hành rèn kĩ năng sống chưa kỹ.

 Học sinh thiếu sự quan tâm, ít trau dồi về kĩ năng sống.

 Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không ít đến quá trình hình thành kĩ năng sống cho học sinh.

 

doc 22 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1628Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số qua môn tiếng Êđê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quân leh 
a năn Âu Cơ
-Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng
-Tự nhận thức, đánh giá
-Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn
-Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm
29
Hriăm dlăng 
Mlam yăl dliê klei khanc
-Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu
-Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn
-Đảm nhận trách nhiệm
Mjuăt yua boh blu 
Pruê blu mguôp êlâo
-Giao tiếp: ứng xử, thể hiện sự cảm thông
-Thương lượng
-Đặt mục tiêu
30
Hriăm dlăng
Mlan tlâo lăn Dap Kngư
-Tự nhận tức, xác định giá trị bản thân
-Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng
Hriăm mjing..
Cih hră m’it
-Thu thập, xử lí thông tin
-Đảm nhận trách nhiệm công dân
31
Hriăm dlăng
Amiêt kahan knông lăn
-Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng
-Tự nhận thức, đánh giá
-Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn
-Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm
Yăl dliên
Ru ju hong anak Adiê
-Tự nhận thức: xác định giá trị bản thân
-Tư duy sáng tạo: bình luận, nhận xét
-Làm chủ bản thân: đảm nhận trách nhiệm
34
Hriăm dlăng
Kpă klơng mut kahan buôn
-Kiểm soát
-Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn
-Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận
 2. Thực trạng
 Quan điểm của giáo viên về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là ở phân môn đạo đức, là công việc của người khác , GV chỉ lo trang bị kiến thức cho học sinh. 
 Quan điểm của học sinh về kĩ năng sống là một cái gì mơ hồ, không thiết thực, chưa
có ý thức trau dồi kĩ năng sống.
 Quan điểm của cha mẹ HS: Nhiều người cho rằng việc giáo dục con em chủ yếu là ở nhà trường, nhà trường dạy như thế nào thì các em sẽ như thế đó cha mẹ không nhất thiết phải quan tâm nhiều.
 Giáo dục kĩ năng sống trong trường học là một việc làm cần thiết, không thể thiếu, bên cạnh đó việc khắc sâu và tạo thành kĩ năng thuần thục cho học sinh là việc làm thường xuyên không ai hết chính là những người gần gũi học sinh nhất đó là giáo viên và cha mẹ học sinh.
 * Thực trạng việc rèn kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học
 Học tập là một nhu cầu của con người trong mọi thời đại. Học tập không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường sống xung quanh. Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Chương trình học hiện nay đang gặp phải nhiều chỉ trích do quá nặng về kiến thức trong khi những tri thức vận dụng cho đời sống hàng ngày bị thiếu vắng. Hơn nữa, người học đang chịu nhiều áp lực về học tập khiến cho không còn nhiều thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội. Điều này đã dẫn đến sự “xung đột” giữa nhận thức, thái độ và hành vi với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
 Mặc dù, ở một số môn học, các hoạt động ngoại khóa, giáo dục kỹ năng sống đã được đề cập đến, tuy nhiên, do nội dung, phương pháp, cách thức truyền tải chưa phù hợp với tâm sinh lý của đối tượng nên hiệu quả lồng ghép còn chưa cao.
 Các chuyên gia cho rằng một khiếm khuyết rất lớn trong giáo dục và đào tạo học sinh là chúng ta mới chỉ nghiêng về đào tạo mà coi nhẹ phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Qua thực tế giảng dạy khối lớp 3 tôi thấy kĩ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tương đối tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. 
 Qua tiến hành khảo sát của từng lớp đầu năm học với chủ đề: “Kĩ năng của em.”; kết quả như sau:
Số bài KT
Kĩ năng Tốt
Có hình thành kĩ năng
Kĩ năng chưa tốt
SL
TLệ
SL
TLệ
SL
TLệ
44
20
45.5
10
22.7
14
31.8
 * Nội dung mức độ kỹ năng cần đạt được
 Nhóm kĩ năng nhận thức
Nhận thức bản thân; Xây dựng kế hoạch; Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; Khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu; Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo
 Nhóm kỹ năng xã hội
 Kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ; Kĩ năng giao tiếp không lời; Kĩ năng thuyết trình và nói được trước đám đông; Kĩ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi; Kĩ năng từ chối; Kĩ năng hợp tác; Kĩ năng làm việc nhóm; Kĩ năng vận động và gây ảnh hưởng; Kĩ năng ra quyết định
 Nhóm kỹ năng quản lý bản thân
Kĩ năng làm chủ cảm xúc; Phòng chống stress; Vượt qua lo lắng, sợ hãi; Khắc phục sự tức giận; Quản lý thời gian; Nghỉ ngơi tích cực; Giải trí lành mạnh
 2. 1. Những thuận lợi - khó khăn
 *Thuận lợi
 Được sự quan tâm của lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện thành lập tổ chuyên môn chuyên biệt, tạo điều kiện để các GV dạy tiếng dân tộc được giao lưu học hỏi nhằm nâng cao chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học.
 Lãnh dạo nhà trường chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra đôn đốc nhắc nhở thường xuyên, tạo điều kiện tham gia bồi dưỡng các lớp dạy tiếng dân tộc cũng như bồi dưỡng trình độ chuyên môn trên chuẩn
 Bản thân tôi là một giáo viên người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ nên việc dạy cho các em học sinh trong trường rất là thuận lợi, hơn nữa trường tôi đang công tác có 75% là học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ việc giao tiếp với các em dễ hơn cũng như với cha mẹ học sinh.
 * Khó khăn 
 Đa số cha mẹ HS chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cái, Kinh tế gia đình khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí thấp, nhiều cha mẹ còn không biết nói tiếng Việt nên khi đi học về các em lại giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ, sự hiểu biết về xã hội còn hạn chế, hơn nữa bản chất của người đồng bào dân tộc thiểu số tiếp thu kiến thức rất chậm, đặc biệt là việc nâng cao giáo dục đạo đức cho con cái. Một số phong tục, hủ tục lạc hậu vẫn tiềm ẩn trong nhân dân 
 Cơ sở vật chất trong nhà trường còn thiếu nhiều, chưa đủ phòng để tổ chức dạy học tiếng Ê đê đủ số tiết theo quy định.
 2. 2. Thành công - Hạn chế
 *Thành công
 Việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp. Vì thế trong giáo dục qua kĩ năng sống cho học sinh tiểu học cần phải biết chào hỏi, linh hoạt, sáng tạo, kết hợp nhiều biện pháp. 
 * Hạn chế.
 Trong thực tế hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh tiểu học nói chung và của học sinh dân tộc thiểu số nói riêng có phần giảm sút bởi ảnh huởng của nhiều nguyên nhân: 
 Sự cạnh tranh của cơ chế thị truờng có mặt tích cực là thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, song lại là mảnh đất tốt cho tư tưởng cơ hội, thực dụng vụ lợi phát triển chủ nghĩa cá nhân ích kỷ coi đồng tiền là trên hết dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức xã hội từ người lớn đến trẻ em, đến mọi mặt của đời sống xã hội cụ thể là: 
 Trong gia đình: một số cha mẹ học sinh thiếu gương mẫu, ông bà cha mẹ, chửi mắng lẫn nhau, một số gia đình còn khoán trắng bỏ mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí còn nuông chiều con cái thiếu văn hoá, dẫn đến một số học sinh vô lễ với người trên, nhiều em không vâng lời ông bà, bố mẹ, lười lao động lười học, trộm cắp  Trong giao tiếp nói năng thô lỗ, cục cằn. 
 Trong nhà trường: học sinh tiểu học phần lớn là ngoan, biết vâng lời cô giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan mà nói học sinh hiện nay rất nhạy cảm, rất dễ thích ứng với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội: hiện tượng nói tục, các hành vi thiếu văn hoá vẫn còn. Đặc biệt học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Chẳng hạn học sinh lớp 2 vừa đuợc học bài “Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng” nhưng lại rất mất trật tự trong giờ học hoặc vứt rác bừa bãi ở sân trường. Học sinh vừa được học bài “Lễ phép vâng lời thầy cô giáo’’ nhưng lại chỉ chào hỏi thầy cô giáo dạy mình hoặc không biết cảm ơn, xin lỗi khi được người khác giúp hay làm điều gì đó không phải. Sở dĩ vẫn còn có các hiện tượng trên tôi nghĩ nguyên nhân do:
 Gia đình chưa thật sự quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái.
 Do tác động mặt trái của cơ chế thị trường vào môi trường sống của học sinh.
 Xuất phát từ mục đích yêu cầu và tầm quan trọng của việc giáo dục cho học sinh, trước tình hình thực tế, là người giáo viên tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, đề ra biện pháp từng bước tháo gỡ những tồn tại trên. Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này.
 2. 3. Mặt mạnh - Mặt yếu
 * Mặt mạnh
 Thông qua việc giáo dục kỹ năng sống cho HSDTTS các em cũng phần nào hiểu rõ được cách giao tiếp, ứng xử và có thái độ đúng đắn trong học tập và nâng cao chất lượng học tập
 Do đặc điểm chung của nền giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện theo mục tiêu giáo dục của Đảng đã đề ra. Vì vậy một trong những nội dung quan trọng của công tác dạy học và chỉ đạo của Ban giám hiệu là giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường là nhiệm vụ hàng đầu trong đó có giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống để các em có thói quen đi vào nề nếp, kỉ cương chung của nhà trường và của xã hội để góp phần phát triển Đức,trí, thể, mỹ cho học sinh và giữ vững khẩu hiệu. “Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm” trong công tác giáo dục góp một phần hạn chế thanh thiếu niên hư trong xã hội chúng ta hiện nay thực sự văn minh, thực hiện mục tiêu của toàn Đảng, toàn dân ta làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
 * Mặt yếu
 Việc học sinh dân tộc thiểu số học tiếng mẹ đẻ đã khó, các em còn phải học Tiếng Việt, tiếng Anh nên càng khó khăn hơn trong việc dạy kỹ năng sống
 Trong công việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp. Một số gia đình chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc giáo dục đạo đức của con em khi mà cuộc sống còn lam lũ. Mặt khác với các em do óc khái quát chưa cao thường chú trọng đi sâu vào những chi tiết cụ thể, các em thiếu khả năng giáo dục tổng hợp vấn đề.
 * Thực tế học sinh đã học đã thực hành và thu được kết quả gì qua giờ học
 Học sinh thể hiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng bản thân. 
 Học sinh ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi của học sinh còn hạn chế.
 2. 4. Các nguyên nhân yếu tố tác động
 Những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị xã hội vốn được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ sở giao thoa giữa các nền văn hóa, văn minh khác nhau. Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó, đặc biệt là các địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng.
 Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái của gia đình cũng có những biến đổi nhất định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến con cái hơn là một thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động kinh tế, tìm kiếm thu nhập. Trong nhà trường, hiện tượng quá tải với các môn học cũng đang gây nhiều áp lực đối với người học. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ, đặc biệt là học sinh và sinh viên đang đứng trước nhiều thách thức khi hòa nhập xã hội. Các kĩ năng sống đã bị xem nhẹ trong một thời gian dài.
 Sự hướng dẫn của thầy cô giáo, nhà trường về kĩ năng sống cho học sinh chưa thật cụ thể, chưa dễ hiểu.
 Giáo viên chưa chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn học sinh thực hành rèn kĩ năng sống chưa kỹ.
 Học sinh thiếu sự quan tâm, ít trau dồi về kĩ năng sống.
 Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không ít đến quá trình hình thành kĩ năng sống cho học sinh.
 2. 5. Phân tích đánh giá các vấn đề và đề tài đã đặt ra
 Về vấn đề phẩm chất đạo đức không thể lấy số liệu để so sánh. Nhưng có thể nói rằng các em đã tiến bộ rất lớn về đạo đức cũng như kĩ năng sống. Bằng chứng là hai năm liên tục những học sinh hoàn thành chương trình tiểu học từ trường tiểu học Êa Bông khi lên học ở trường THCS Tô Hiệu, thầy hiệu trưởng đã khen ngợi và tuyên dương nhiều em có tiến bộ. 
 Từ thành công của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã tác động rất lớn đến chất lượng học tập và chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường một cách vững chắc.
 Những biện pháp quản lý nhằm giải quyết những vấn đề ưu tiên: Ban giám hiệu nhà trường cần quán triệt tư tưởng, xác định được tầm quan trọng và ảnh hưởng tích cực của hoạt động giáo dục trong nhiệm vụ dạy học ở trường. Giáo viên phải có ý thức trách nhiệm đối với công việc.
 Ban giám hiệu nhà trường cần xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể rõ ràng đầy đủ từ kế hoạch năm, học kì, tháng. Phù hợp với thực tế của đơn vị, địa phương. Là hoạt động đòi hỏi nhiều về tính tập thể vì vậy nội dung và hình thức hoạt động phải thường xuyên đổi mới, nhưng cũng cần có tính kế thừa, các hoạt động nên nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi. Các chủ đề hoạt động phải thiết thực cần gắn liền với chủ đề năm học.
 Cần phối hợp tốt giữa các ban ngành trong và ngoài nhà trường. Tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của phụ huynh học sinh trong các phong trào.
 Động viên khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Tích cực tuyên truyền để cha mẹ học sinh hiểu về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để họ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh tham gia các phong trào lớn cần có sự đầu tư về tài chính.( Như trang phục văn nghệ, giầy dép phục vụ thể thao ... )
 3. Giải pháp, biện pháp
 3.1. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
 Để giúp cho học sinh có hứng thú học tập, phát hiện ra kĩ năng cần có tôi có một số biên pháp sau đây:
 a. Biện pháp 1
 Người giáo viên phải xác định rõ nhiệm vụ của môn học và nhiệm vụ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn học.
 Chúng ta phải xác định dạy học sinh học môn tập làm văn là giúp cho các em nói, viết lưu loát. Học sinh phát triển vốn từ ngữ, bồi dưỡng cảm xúc tình cảm lành mạnh trong sáng, khả năng lựa chọn sắp xếp ý rõ ràng.
 Rèn khả năng tư duy, trí tưởng tượng phong phú. Qua đó vốn sống của các em được tăng lên giúp các em tự tin, có khả năng ứng xử sinh hoạt trong cuộc.
Ở bài viết này tôi xin được đề cập một số biện pháp cơ bản:
 Tổ chức họp Cha mẹ học sinh đầu năm, triển khai kế hoạch dạy học và đưa ra một số vấn đề còn vướng mắc trong năm học trước mà chưa được khắc phục.
 Thông qua sổ liên lạc hoặc trao đổi trực tiếp với giao đình về việc học của học sinh và thông qua các cuộc họp thường niên khác
 Thông qua các đoàn thể khác ở địa phương, nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức trong thôn buôn, động viên kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó khăn
 b. Biện pháp 2
 Giáo viên chuẩn bi nội dung lồng ghép kĩ năng sống
 Chọn những kĩ năng cần thiết phù hợp địa phương: 
 Chọn những kĩ năng phù hợp, gần gũi với học sinh. Các em có khả năng trực tiếp thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận.
 Ví dụ: Thực hành kĩ năng: Giao tiếp, ứng xử lịch sự, xưng hô đúng mực trong giao tiếp với bạn.
 Học sinh dự đoán các kĩ năng, yêu cầu của các kĩ năng cần đạt được sau khi học tiết học này.
 Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với giáo viên và học sinh.
 Học sinh đọc nội dung bài học, yêu cầu bài.
 Gợi ý học sinh nêu các kĩ năng thông qua bài học
 Giáo viên cho học sinh nêu các yêu cầu, kĩ năng sau khi đọc trước bài học
 Hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu cần đạt sau bài học. từ đó xác định các kĩ năng cần đạt.Tạo ra hứng thú, cảm xúc, lưu ý đó phải là cảm xúc riêng, thật, phải có sự liên tưởng từ đó xác định những yêu cầu của kĩ năng cần đạt.
 GV phải chuẩn bị các câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh tự xác định các kĩ năng sống cần đạt.
 Ví dụ: Bài yêu cầu gì 
 Theo em cần phải làm gì để dạt được điều đó gì ?
 Trọng tâm bài ở chỗ nào?
 Em cần có kĩ năng gì để thực hiện các vấn đề đó ?
 Sau khi học xong bài này em rút ra điều gì?
 Em sẽ ứng dụng như thế nào, làm gì trong cuộc sống hàng ngày khi gặp trường hợp như trong bài?
 Giáo viên cần chuẩn bị một giáo án lồng ghép thật cẩn thận (có nêu
 ra cụ thể các kỹ năng học sinh cần đạt sau khi học bài này; các kỹ thuậ dạy học sử dụng trong bài dạy; các phương tiện cần thiết phục vụ cho tiết dạy)
 c. Biện pháp 3
 Tổ chức cho học sinh thực hành kĩ năng sống vừa được học
 Tuỳ theo bài, giáo viên tổ chức cho các em hoạt động ngay tại lớp với tình 
huống tương tự bài học để học sinh tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề, sau dó học sinh tự nêu các kỹ năng mà em đã ứng dụng để giải quyết vấn đề đó.
 Nếu không thể tổ chức thực hành được thì giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu các tình huống tương tự mà các em đã gặp ở cuộc sống thường ngày, ghi chép lại và nêu cách giải quyết của bản thân để hôm sau trình bày trước lớp cho các bạn nghe và bổ sung chọn cách giải quyết tốt nhất.
 d. Biện pháp 4
 Ví dụ cụ thể
 Trong phạm vi đề tài tôi xin chọn Bài dạy:
 YĂL DLIÊ KƠ GO ÊSEI ADEI (6 tiết)
 Môn Tập làm văn – Tiếng Êđê tuần 11
 Sau khi học bài này học sinh cần đạt:
 Về kiến thức: 
 Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi. 
 Lập được ý trao đổi đạt mục đích đề ra
 Diễn đạt rõ ràng nội dung trao đổi, có thái độ cử chỉ phù hợp với vai trao đổi.
 * Các kĩ năng sống cơ bản được hình thành
 Kĩ năng đặt mục tiêu
 Kĩ năng kiên định
 Kĩ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng
 Kĩ năng trao đổi thảo luận
 Kĩ năng lắng nghe, thông cảm, chia sẽ.
 * Các phương pháp và kĩ thuật sử dụng trong bài
 Phương pháp: Thảo luận nhóm, đóng vai
 Kĩ thuật: Động não, trình bày 01 phút 
 * Các phương tiện cần có
 Tranh ảnh về các môn năng khiếu (nhạc, hoạ, võ thuật)
 Bảng phụ ghi đề bài tập làm văn.
 * Tiến trình dạy học
 d.1. Kiểm tra bài cũ
 d. 2. Học bài mới
 d.2.1. Giới thiệu bài (khám phá) Giáo viên đua tình huống trong bài tập đọc đầu tuần 11, Cương thuyết phục mẹ cho học nghề rèn bằng cách đưa ra những 
lý lẽ thuyết phục.Giáo viên nêu các câu hỏi để học sinh trả lời: 
 Em đã bao giờ đạt được nguyện vọng, mong muốn gì với người thân chưa? Nguyện vọng mong muốn của em là gì?
 Người thân có ý kiến gì khi nghe em truyền đạt?
 Kết quả việc trao đổi giữa em và người thân như thế nào?
 Nếu thực hiện lại cuộc trao đổi đó, em có thay đổi gì trong cách thuyết 
phục người thân của em không?
 d.2.2. Phát triển bài
 Phân tích đề:
 Học sinh đọc đề (không đọc phần gợi ý) lớp đọc thầm, giáo viên gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài (đã chép ở bảng phụ)(Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (nhạc, hoạ, võ thuật) Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh chị hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em.
 Hãy cùng bạn đóng vai em và anh chị thực hiện cuộc trao đổi.
 Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh nắm trọng tâm đề:
 Nội dung trao đổi là gì? (nguyện vọng muốn học môn năng khiếu)
 Đối tượng trao đổi ? (Anh hoặc chị của em)
 Mục đích trao đổi là gì? (Làm cho anh hoặc chị hiểu rõ nguyện vọng của em để anh chị ủng hộ nguyện vọng của em)
 Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì? (em và bạn trao đổi, bạn đóng vai anh hoặc chị của em).
 Giáo viên dành thời gian cho học sinh suy nghĩ chọn môn năng khiếu mình yêu thích nhất và nêu trước lớp.
 d. 2. 3. Lập dàn ý để trao đổi
 Học sinh đọc phần gợi ý, cả lớp đọc thầm.
 Học sinh làm việc theo cặp. Cùng trao đổi để viết nháp ra giấy dàn ý cuộc trao đổi (cần hình dung ra những thắc mắc, khó khăn mà anh chị nêu ra để tìm cách giải đáp).
 Giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ các em yếu.
 d.3. Thực hành trao đổi
 Sau khi đã chuẩn bị xong kịch bản cho học sinh trao đổi theo cặp, lúc đầu cho học sinh nhìn vào giấy nháp, sau thuộc lòng lời trình bày kết hợp cử chỉ, nét mặt, điệu bộ phù hợp khi thực hiện cuộc trao đổi câu hỏi sau:
 Go ê sei sang adei mâo dum cô ?
 ( gia đình em có mấy người ? )
 Grăp cô di gỡ ară anei, ya bruă ngă ?
 ( Từng thành trong nhà làm những việc gì ? )
 ( Hai học sinh đóng vai trao đổi xong rồi đổi cho nhau )
 Giáo viên theo dõi hướng dẫn cho từng cặp trao đổi sau đó chọn một số cặp tiêu biểu trình bày trước lớp.
 Sau mỗi cặp trình bày Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét theo các tiêu chí (được ghi trước trên bảng đen):
 Nội dung trao đổi có đúng đề tài không?
 Cuộc trao đổi như thế có đạt mục đích không?
 Lời nó cử chỉ hai bạn có 

Tài liệu đính kèm:

  • docth_132_0925_2022005.doc