Đề tài Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi người dân tộc thiểu số. Tại trường mầm non Bình Minh - Xã Đray sap - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đăk Lăk

Đề tài Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi người dân tộc thiểu số. Tại trường mầm non Bình Minh - Xã Đray sap - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đăk Lăk

Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục, phụ huynh học sinh là một phần quan trọng không thể thiếu trong việc giáo dục trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Muốn thực hiện được điều đó thì giáo viên phải thường xuyên trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về những hành vi của trẻ, những nội dung trẻ được học trong lớp để phụ huynh quan tâm đến việc học của con mình. Từ đó, thống nhất nội dung giáo dục giữa gia đình và nhà trường cho trẻ. Tránh trường hợp “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” Như vậy, sẽ không mang lại hiệu quả giáo dục cho trẻ. Ví dụ: Chủ điểm “Trường mầm non”. Giáo viên giáo dục trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh phải rửa tay, trước khi ăn cơm phải mời người lớn, bạn bè . Trong khi ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi thức ăn .Thì về nhà phụ huynh cũng phải tập cho trẻ những thói quen như vậy, chứ đừng vì cưng chiều con của nhiều gia đình trẻ bảo: Mẹ ơi, cô con dạy trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh phải rửa tay. Mẹ bảo, thôi không cần rửa cũng được ăn đi, nhiều chuyện .Như vậy, vô hình dung đã phá vỡ những thói quen mà giáo viên đã rèn luyện cho trẻ ở trường.

Tuyên truyền, vận động phụ huynh đóng góp cây xanh để trẻ trồng sau đó chăm sóc và bảo vệ hằng ngày. Hỗ trợ các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi. Ví dụ: Chai nhựa, vỏ hộp sữa, lốp xe máy, xe ô tô con hỏng, lon bia, lon nước ngọt, vỏ sữa chua

 

doc 24 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2366Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi người dân tộc thiểu số. Tại trường mầm non Bình Minh - Xã Đray sap - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đăk Lăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h dạn tham gia vào các hoạt động. Sự chú ý hào hứng của trẻ còn hạn chế.
Phụ huynh học sinh phần lớn là nông dân, lao động nghèo, chưa có ý thức cao trong việc đưa con em mình đến trường lớp học là một việc làm thiết thực và cần thiết. Họ nhận thức rằng việc giáo dục con cái chỉ là dạy trẻ học đếm, học chữ cáicòn về việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là việc làm không cần thiết và họ nhận thức bảo vệ môi trường không phải trách nhiệm của họ.
Khi dạy trẻ tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở lớp một số giáo viên chưa linh hoạt trong giảng dạy, chưa biết cách vận dụng lấy tài liệu, hình ảnh, tranh truyện, thơ ca có nội dung về bảo vệ môi trường để áp dụng phù hợp vào từng hoàn cảnh để giáo dục cho trẻ.
*Nguyên nhân chủ quan:
- Trẻ cùng một độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ về bảo vệ môi trường chưa được đồng đều còn hạn chế.
- Giáo viên đôi lúc chưa linh hoạt trong việc tổ chức gáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
- Hầu hết cha mẹ của học sinh là nông dân nghèo, có mặt bằng về trình độ văn hóa tương đối thấp, theo như phương pháp điều tra thu thập thông tin cá nhân trẻ và phụ huynh thì tỷ lệ trẻ tiếp thu chậm trong quá trình nhận thức đặc biệt là ý thức bảo vệ môi trường của các cháu có bố mẹ bị mù chữ chiếm tỉ lệ cao nhất (50%), các cháu có bố mẹ học song tiểu học thì chiếm (35%), các cháu có bố mẹ học song trung học (15%). Độ chênh lệch tỷ lệ về trình độ văn hóa đã chứng minh được trình độ học vấn của bố mẹ cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng của đề tài.
 *Nguyên nhân khách quan:
 - Trường lớp cảnh quan tương đối đầy đủ nhưng chưa đa dạng và phong phú về chủng loại: cây xanh, cây cảnh, vườn hoa chưa thật sự đẹp.
 - 100% trẻ là người dân tộc thiểu số, trẻ nói tiếng phổ thông còn hạn chế, nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin khi tham gia vào các hoạt động giáo dục môi trường. Ý thức bảo vệ môi trường của trẻ còn ở mức thấp.
- Phụ huynh học sinh chưa nhận thức được trách nhiệm gáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ là điều cần thiết và quan trọng đối với họ.
3.Nội dung và hình thức của giải pháp
a.Mục tiêu của giải pháp.
Thông qua mọi hoạt động ở trường mầm non sẽ góp phần giúp trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc theo nguyên tắc đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, chính xác mang tính khoa học nhưng phải theo nguyên tắc vừa sức, không mang tính trừu tượng khó hiểu và khô khan.
Phát triển toàn diện 5 mặt phát triển cho trẻ nhằm hoàn thiện nhân cách và kỹ năng sống cho trẻ. Bên cạnh đó còn giúp trẻ có tâm thể vững vàng trước khi bước vào lớp 1.
Giúp trẻ tham gia vào các hoạt động với tâm thế phấn khởi, vui tươi, thích thú, phát triển các khả năng của trẻ như: quan sát, so sánh, ghi nhớ, chú ý
Thúc đẩy quá trình học tập của trẻ ở trường lớp ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Bởi vì khi trẻ tham gia vào tất cả các hoạt động thì bắt buộc trẻ phải tư duy, nhận biết, ghi nhớ và đó cũng là tiền đề để trẻ tiếp tục phát triển ở phổ thông sau này. Giáo dục trẻ sống gần gũi với thế giới xung quanh trẻ.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Từ kết quả khảo sát và những ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như trên tôi luôn suy nghĩ và trăn trở rằng mình phải làm gì? và làm như thế nào? để nâng cao kết quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi người đông bào thiểu số đồng thời nhắc nhở đến phụ huynh của trẻ, đánh thức ở họ ý thức bảo vệ môi trường, hãy sống cho mình và cả tương lai của con em mình sau này. Biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh là dạy cho trẻ: Bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, không bẻ cành, ngắt hoa, biết tiết kiệm điện nước, biết bảo vệ sức khỏemà không cần sự nhắc nhở của người lớn ở mọi lức mọi nơi. Muốn cho trẻ đạt được kết quả cao nhất tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau đây: 
*Biện pháp 1: Xây dựng môi trường học tập bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.
 Trường Mầm non Bình Minh là trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn I. Năm học 2015-2016 đã được Sở Giáo dục Tỉnh Đăk Lắc công nhận lại. Trường học được xây dựng bảo đảm an toàn kiên cố, đúng với quy định của Điều lệ trường Mầm non. Đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ và sạch đẹp nhưng qua nhiều năm sử dụng các công trình, đồ dùng đồ chơi của trường lớp đã xuống cấp. Nhiệm vụ của giáo viên là phải thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất của lớp. Ví dụ: Bàn ghế, các kệ đựng đồ dùng đồ chơi, nhà vệ sinh, nơi trẻ vui chơixem có hư hỏng, có đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia hoạt động không? Nếu bị hư hỏng thì báo cáo với nhà trường để sửa chữa điều chỉnh kịp thời. Nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ khi ở trường lớp, tạo sự tin cậy của phụ huynh học sinh khi gởi con em mình ở tại trường. 
Không những thế giáo viên còn phải tìm hiểu trên thông tin đại chúng, sách báo, mạng internet những kỹ năng về việc phòng chống và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ khi ở trường lớp. 
*Biện pháp 2: Xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học
- Sân trường rộng rãi, thoáng mát, cây xanh nhiều cùng với việc xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp thì việc tạo cảnh quan sư phạm trong lớp học và môi trường xung quanh cũng cần được chú trọng. Ví dụ: Đồ dùng, đồ chơi trong lớp phải sắp xếp gọn gàng thành từng góc riêng biệt, có khoa học. Ở mỗi kệ, góc đều trang trí, hấp dẫn trẻ và theo chủ đề, tạo cảm giác thích thú, ưa nhìn đối với trẻ đồng thời giáo viên dạy trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp sau mỗi lần hoạt động xong. Nhưng phải đúng với quy định đồ chơi ở từng góc.
Cuối tuần, giáo viên tổ chức cho trẻ thi đua lau dọn, sắp xếp đồ chơi gọn gàng, mỗi nhóm làm một góc. Đặc biệt, góc thiên nhiên được trang trí và trồng cây cảnh tạo cho trẻ một không gian xanh, mỗi ngày trẻ có ý thức tự mình chăm sóc cây xanh. Ví dụ: Tưới cây mỗi ngày, thỉnh thoảng nhổ cỏ, nhắc nhở bạn bè không được bẻ cành, ngắt hoa.Qua đó, khơi gợi ở trẻ tình yêu thiên nhiên, kích thích trẻ lao động để phát triển thể chất, phát triển tình cảm gần gũi , yêu thương với thế giới tự nhiên.
Giáo viên cần bố trí thùng rác trong và ngoài lớp học để hướng dẫn trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định và biết phân loại rác. Không nên vất rác bừa bãi, nếu vất rác bừa bãi là hành động sai, lớp học sẽ dơ bẩn nếu các bạn vất rác xung quanh lớp. Như vậy có thể gây ô nhiễm môi trường, tạo ra các mùi hôi thối đồng thời là cơ hội để cho ruồi, muỗi sinh sống.
Giáo viên xây dựng góc tuyên truyền với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn. Ví dụ: Sưu tầm tranh ảnh đẹp kèm theo những bài thơ, câu chuyện hay, nội dung phù hợp với hình ảnh để thu hút sự chú ý của trẻ. Từ đó tạo sự tò mò của trẻ muốn được xem nhiều hơn nữa những hình ảnh về các nội dung khác.
* Biện pháp 3: Giáo viên luôn gương mẫu chuẩn mực.
Đặc điểm của trẻ mầm non là hay bắt chước, có thể bắt chước cái đúng, cái tốt, nhưng cũng có thể bắt chước cái sai, cái xấu. Trong cuộc sống có rất nhiều hành động bảo vệ môi trường hằng ngày chúng ta có thể thực hiện. Vì vậy cô giáo và mọi người xung quanh trẻ cần thực hiện triệt để lời nói phải đi đôi với việc làm để thực sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo. Cô và mọi người xung quanh trẻ cần tích cực bảo vệ môi trường. 
Ví dụ: Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, tham gia quét dọn vệ sinh sân trường, lớp học hàng ngày; sử dụng điện tiết kiệm: tắt đèn, tắt quạt khi không sử dụng; tiết kiệm nước: mở vòi nước vừa đủ dùng, không để nước chảy tràn nan, khóa vòi nước khi không sử dụng, nên sửa chữa ngay khi thấy ống nước bị rò rỉ; không vứt rác xuống ao hồ; chăm sóc và bảo vệ cây cối ; bảo vệ các loài động vật; thường xuyên xem ti vi về nội dung bảo vệ môi trường và phổ biến đến nhiều người khác những hiểu biết mà bản thân đã thu nhận được
Hằng ngày ở trường lớp mầm non, giáo viên thường xuyên làm những việc như trên. Những trẻ có ý thức tốt sẽ giúp cô đổ rác vào thùng rác, lượm bịch rác, lá cây rụng bỏ vào thùng rác. Những trẻ chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường sẽ nhìn và bắt chước làm theo những hành vi tốt đó vào lúc khác. Như vậy đã hình thành cho trẻ sự gưỡng mộ đồng thời thúc đẩy ý thức của trẻ phải làm được như cô và các bạn mới là cháu ngoan, cháu giỏi.
*Biện pháp 4: Lồng ghép tích hợp bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua hoạt động có chủ đích.
Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong hoạt động có chủ đích một cách nhẹ nhàng, đơn giản, hấp dẫn, không gượng ép và thật gần gũi với cuộc sống xung quanh trẻ, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp từng độ tuổi.
- Đối với hoạt động tạo hình: Tuyên truyền, tập cho trẻ thu thập và tận dụng các nguyên vật liệu phế thải trong cuộc sống như: vỏ chai, lọ nhựa, thìa nhựa, vỏ hộp sữa, chai nước rửa chén, họa báo, tạp chíđể tạo ra các đồ dùng, đồ chơi sinh động cho trẻ.
Ví dụ: Làm đoàn tàu từ những vỏ hộp sữa chua, làm những chiếc thuyền từ chai nước rửa chén, làm những bông hoa từ nhiều chiếc muổng nhựa ghép lại. Làm bông hoa từ họa báo bằng cách xé những màu ở họa báo ghép màu sắc để tạo thành bông hoaSau khi thực hiện xong nhiệm vụ, nhắc nhở trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi, bỏ rác đúng nơi quy định.
Qua những việc làm trên, phát triển năng khiếu thẩm mĩ, khả năng sáng tạo của trẻ, giúp trẻ nhận thấy sự cần thiết phải có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh mình.
- Đối với hoạt động khám phá khoa học: Giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát, làm những thí nghiệm đơn giản để trẻ được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, giúp trẻ tìm hiểu, khám phá những điều thú vị, bổ ích từ môi trường. 
Ví dụ: Trong chủ đề “Các hiện tượng thiên nhiên”. Giáo viên trình chiếu cho trẻ xem những đoạn vi deo về lũ lụt, về ô nhiễm nguồn nước, từ đó giúp trẻ hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và sự ô nhiễm đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của các loài động vật sống dưới nước, con người. Điều này làm trẻ ngày càng tò mò tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ xung quanh cuộc sống gần gũi của trẻ.
Hay trong chủ đề bản thân. Bé khám phá: “Năm giác quan của bé”. Cho trẻ khám phá thực hành trải nghiệm các giác quan và qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc giữ gìn đôi mắt ( không dụi tay bẩn lên mắt, rửa mặt hàng ngày bằng nước và khăn sạch ). Giáo dục trẻ biết giúp đỡ những bạn bị khiếm thị, bị cận... không cho tay bẩn vào tai, không dùng que ngoáy tai của mình và của bạn, khi tắm gội chú ý không để 
nước chui vào tai... biết đội mũ ô khi ra nắng và đeo khẩu trang, thường xuyên 
đánh răng và không ăn những thức ăn quá nóng, quá lạnh phải giữ vệ sinh răng 
miệng hàng ngày, tiết kiệm nước khi rửa tay và đánh răng... 
- Đối với hoạt động giáo dục âm nhạc: Việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ giáo viên thực hiện một cách nhẹ nhàng thông qua việc lựa chọn một số bài hát có nội dung ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước. Ví dụ: Chủ đề quê hương đất nước Bác Hồ cho trẻ hát bài: “Quê hương tươi đẹp; ra chơi vườn hoa” hay những bài hát có ý nghĩa giáo dục cây xanh có lợi cho môi trường. Ví dụ: Chủ đề “cây xanh và môi trường sống” hát bài: “Em yêu cây xanh; lá xanh..”. Giáo dục trẻ phải chăm sóc, tưới cây, cây tươi tốt sẽ có bóng mắt cho trẻ chơi không bị nắng, cây là nơi để cho chim đậu nhảy nhót, cây làm cho sân trường thêm đẹp, thêm xanh.
 Hay thông qua chủ đề: “Phương tiện và luật lệ giao thông”: Giúp trẻ hiểu được luật lệ giao thông, một số quy định đơn giản để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Ví dụ: bài hát “Đi đường em nhớ, em đi qua ngã tư đường phố, đường em đi”. 
 Giáo dục trẻ đi đường: Người đi bộ đi trên vỉa hè, đi đúng luật giao thông, biết bịt khẩu trang, đội mũ bảo hiểm tránh tai nạn, bố mẹ đưa đến trường phải để xe đúng quy định, không cho xe đi vào sân trường khói bụi làm ô nhiễm môi trường...Trẻ biết nhận ra cái đẹp trong việc giữ gìn các đồ dùng, phương tiện đi lại của gia đình sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp... 
- Đối với hoạt động làm quen văn học: Cần sưu tầm, lựa chọn những câu chuyện, bài thơ trong và ngoài chương trình có nội dung về thiên nhiên tươi đẹp, về mối quan hệ giữa con người với thế giới động - thực vật, với các hiện tượng tự nhiên. Ví dụ: Chuyện ‘Chú đỗ con, niềm vui từ bát canh cải” kể cho trẻ nghe trong chủ điểm thế giới thực vật. Chuyện “Chú chim lạc mẹ” kể cho trẻ nghe ở chủ điểm thế giới động vật.Tổ chức trò chuyện, đàm thoại với trẻ về nội dung câu chuyện, đồng thời lựa chọn phương pháp, biện pháp phù hợp để nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đến trẻ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên giúp trẻ hiểu thêm về đặc điểm các con con vật, cây cối. Từ đó, trẻ biết được tác dụng của của động vật, thực vật đối với con người và môi trường để trẻ ngày càng yêu quý thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên.
*Biện pháp 5: Lồng ghép tích hợp giáo dục chăm sóc và bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi.
- Thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời: Giáo viên cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức, kĩ năng và hình thành cơ sở ban đầu trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ. Trong khi dạo chơi, trẻ trực tiếp tiếp xúc với thiên nhiên, đất, cát, nướcViệc quần áo bị ướt hay chân tay bẩn không quan trọng bằng những điều trẻ được trải nghiệm. Chính những tình huống trong lúc vui chơi đã tạo thêm tình huống để giáo viên giáo dục trẻ.
Ví dụ: Ở chủ đề: “Nghề nghiệp” trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi ngoài trời. Các bé giúp bác lao công nhặt rác bỏ vào thùng, nhổ cỏ, tưới nước cho cây; biết cách phân loại rác, nhặt riêng các loại rác có thể tái sử dụng để làm đồ chơi trong lớp như: vỏ hộp sữa chua, vỏ hộp sữa, vỏ hộp kẹo dẻo bằng nhựa, các loại rác hữu cơ, rác không thể tái sử dụng bỏ vào thùng rác. Ngoài ra trẻ còn được hướng dẫn cách bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước khi trẻ đi rửa tay sau khi tham gia các hoạt động chơi như: Xả nước vừa đủ để rửa tay, cách rửa tay dưới vòi nước sạch, rửa tay song đóng vòi nước lạiGiúp trẻ nhận thức được những việc làm đúng-những việc làm sai như: không được bẻ cành, ngắt hoa, dẫm lên thảm cỏ, việc làm đúng là tưới cây, chăm sóc con vật, nhổ cỏ Những hoạt động này có tác dụng rất lớn vì trẻ được tự học và trải nghiệm thực tế. Thông qua ngững việc làm đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh trườn, lớp. Từ đó, sẽ hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Cũng như trong khi chơi ngoài trời, có thể tạo cho trẻ những bộ sưu tập từ các nguyên liệu thiên nhiên mang về lớp. Ví dụ: Những vòng sâu lượm từ những cánh hoa rụng; lượm hột hạt sâu thành những chuỗi vòng đeo tay, đeo cổ; lượm lá cây làm con trâu.
- Thông qua hoạt động vui chơi ở các góc: Như chúng ta đã biết trẻ Mầm non thường học mà chơi, chơi mà học. Qua giờ vui chơi, trẻ được thực hành và trải nghiệm với nhiều vai chơi khác nhau. Trẻ bắt chước các hoạt động của người lớn, đồng thời phản ánh sinh động những điều mà trẻ đã tiếp nhận được từ môi trường bên ngoài, cũng từ đó giáo viên kịp thời uốn nắn, chỉnh sửa khi trẻ có dấu hiệu chưa chuẩn mực.
Ví dụ: Ở góc phân vai. Trẻ đóng vai người công nhân chăm sóc, vệ sinh môi trường, trẻ mô phỏng lại công việc của người lớn như: Nhổ cỏ, tưới nước, chăm sóc cây, thu gom rác bỏ vào thùngTrong quá trình trẻ chơi, có thể trẻ để đồ chơi không gọn gàng, giáo viên cần nhẹ nhàng khuyến khích, uốn nắn và nhắc nhở trẻ.
Hay trò chơi gia đình: Phải dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, quần áo gấp gọn gàng, ngăn nắp đi mua đồ dùng gia đình giữ gìn không rơi vỡ, quét màng 
nhện... trước khi ăn phải rửa tay, rửa mặt sạch sẽ nhắc nhở mọi người phải sống tiết 
kiệm. 
Ở các góc hoạt động khác trong lớp, giáo viên bố trí thêm nhiều góc mở cho trẻ hoạt động không nhất thiết phải các góc rập khuôn như các năm học trước. Bởi vì theo chương trình hiện hành trẻ học theo chương trình Mầm non mới là chương trình mở, cho trẻ tự sáng tạo theo hứng thú của trẻ. 
Ví dụ: Giáo viên tạo thêm góc: “Bé với môi trường” cô chuẩn bị những tranh diễn tả hành động đúng, hành động sai về bảo vệ môi trường, trẻ sẽ chọn những tranh miêu tả hành động đúng để tô màu và dán vào khung tranh hình vuông cô đã chuẩn bị. Tô màu tranh miêu tả hành động sai dán vào hình tròn có màu xanh. Qua đó, trẻ sẽ phân biệt được hành động nào nên làm và không nên làm với môi trường xung quanh bé.
Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh
Vai trò của phụ huynh góp phần không nhỏ trong việc giáo dục trẻ, nhờ có phụ huynh phối kết hợp mà việc chăm sóc giáo dục của trẻ ở trường Mầm non mới luôn đạt kết quả cao. Cùng với mục tiêu xã hội hóa giáo dục, phụ huynh học sinh là một phần quan trọng không thể thiếu trong việc giáo dục trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Muốn thực hiện được điều đó thì giáo viên phải thường xuyên trò chuyện, trao đổi với phụ huynh về những hành vi của trẻ, những nội dung trẻ được học trong lớp để phụ huynh quan tâm đến việc học của con mình. Từ đó, thống nhất nội dung giáo dục giữa gia đình và nhà trường cho trẻ. Tránh trường hợp “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” Như vậy, sẽ không mang lại hiệu quả giáo dục cho trẻ. Ví dụ: Chủ điểm “Trường mầm non”. Giáo viên giáo dục trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh phải rửa tay, trước khi ăn cơm phải mời người lớn, bạn bè. Trong khi ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi thức ăn.Thì về nhà phụ huynh cũng phải tập cho trẻ những thói quen như vậy, chứ đừng vì cưng chiều con của nhiều gia đình trẻ bảo: Mẹ ơi, cô con dạy trước khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh phải rửa tay. Mẹ bảo, thôi không cần rửa cũng được ăn đi, nhiều chuyện.Như vậy, vô hình dung đã phá vỡ những thói quen mà giáo viên đã rèn luyện cho trẻ ở trường.
Tuyên truyền, vận động phụ huynh đóng góp cây xanh để trẻ trồng sau đó chăm sóc và bảo vệ hằng ngày. Hỗ trợ các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi. Ví dụ: Chai nhựa, vỏ hộp sữa, lốp xe máy, xe ô tô con hỏng, lon bia, lon nước ngọt, vỏ sữa chua
Phụ huynh và giáo viên phải thực sự gương mẫu trong việc bảo vệ môi trường vì trẻ sẽ là tấm gương phản chiếu lại mọi hoạt động của người lớn với hình thức là bắt chước.
c. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp
Để thực hiện tốt đề tài: “Một số biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số tại trường Mầm non Bình Minh” thì người nghiên cứu đề tài cần phối hợp nhiều giải pháp, biện pháp với nhau. Song những giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ khăng khít và hỗ trợ cho nhau nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục trẻ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 
Biện pháp xây dựng trường học bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ; biện pháp xây dựng cảnh quan sư phạm trong lớp học; biện pháp giáo viên gương mẫu chuẩn mực và biện pháp phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường sẽ hỗ trợ cho các biện pháp khác. Bởi lẽ khi xây dựng được trường học bảo đảm tuyệt đối an toàn cho trẻ rồi thì mọi hoạt động ở trường, lớp trẻ đều tự tin, hứng thú tham gia. Cảnh quan sư phạm trong lớp đẹp, đồ dùng, đồ chơi sắp xếp gọn gàng, găn nắp tạo cảm giác sạch sẽ và trẻ thích đến trướng lớp. Giáo viên gương mẫu chuẩn mực là thần tượng và trẻ mong ước được giống cô, muốn bắt chước những việc làm tốt giống như cô. Đồng thời với sự phối hợp của phụ huynh thì mọi nhiệm vụ giáo dục đối với trẻ là việc thuận lợi, không có việc gì phải lo lắng. Từ đó ý thức bảo vệ môi trường của trẻ ngày càng được nâng cao và phát triển rõ rệt thông qua các hoạt động học có chủ đích, hoạt động vui chơi. Ngoài ra còn phát triển ngôn ngữ phổ thông cho trẻ rất nhiều . Như vậy khi tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin có hứng thú hơn, thích tham gia vào hoạt động hơn. 
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
* Kết quả khảo nghiệm. 
Qua thời gian nghiên cứu, với sự lỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường cùng với việc áp dụng đúng phương pháp vào đề tài đã phát triển được ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Tôi thấy khả năng tiếp thu của trẻ trong mọi hoạt động liên quan đến giáo dục môi trường đã có sự chuyển biến một cách rõ rệt. Sự chênh lệch số trẻ đạt và chưa đạt trong nội dung nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5-6 tuổi người dân tộc thiểu số. Trước khi và sau khi áp dụng đề tài được thể hiện qua bảng sau:
Nội dung khảo sát
Trước khi thực hiện 
đề tài
Sau khi thực h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_2016_2017_tuoi_bm_2517_2021834.doc