Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp

Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp

Việc chọn lựa ban cán sự lớp phải phát huy tinh thần dân chủ và ý thức tập thể nên để học sinh tự bầu ra ban cán sự lớp bởi một khi ban cán sự lớp do chính các em bầu ra các em sẽ không còn phàn nàn gì về năng lực hoạt động của đội ngũ ban cán sự đó, ngược lại các em còn thấy đó là người các em tin tưởng và rất dễ nghe theo sự chỉ đạo, phân công của các bạn đó. Đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về ý thức giữa lớp này và lớp khác. Hơn nữa, những bạn được bầu cũng cảm thấy tự hào từ đó các bạn sẽ thể hiện hết khả năng của mình và có ý thức cao đối với tập thể.

Tuy nhiên, đối với học sinh mặc dù các em đã biết so sánh bạn này hơn bạn kia nhưng các em vẫn còn những suy nghĩ non nớt và không kém phần cảm tính. Vì thế để các em có thể lựa chọn đúng đối tượng không bầu chọn tràn lan, người giáo viên cần phải định hướng tốt cho các em. Và để làm tốt điều này, trước khi cho học sinh bầu cần định hướng cho các em chọn những bạn có những năng lực sau vào ban cán sự lớp:

- Là học sinh có kết quả học tập đạt từ loại khá trở lên.

- Năng nổ, nhiệt tình, mạnh dạn, có ý thức cao trong mọi hoạt động của lớp.

Sau khi xây dựng xong “đề án nhân sự”, để việc bầu cử vừa nhẹ nhàng vừa có hiệu quả, chúng ta cần đi theo các bước:

Bước 1: Hướng dẫn học sinh bầu đủ số lượng. Ví dụ, ban cán sự lớp gồm 3 bạn thì chỉ cần đưa lên 4 hoặc 5 bạn để bầu chọn 3.

Bước 2: Cho học sinh ứng cử và đề cử.

Bước 3: Biểu quyết

Sau khi có kết quả bầu cử, giáo viên nên nhìn nhận theo năng lực của học sinh và phân công bạn nào là lớp trưởng, bạn nào là lớp phó cho phù hợp.

 

doc 21 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 7249Lượt tải 10 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gíáo dục ý thức tự giác cho học sinh lớp 4 trường tiểu học Dray Sáp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đầu trong các phong trào của lớp mà không cần giáo viên phải nhắc nhở, hối thúc. Ngoài ra các em còn nhỏ nên dễ dàng uốn nắn. Một số bậc phụ huynh cũng đã dần quan tâm hơn tới việc giáo dục ý thức tự giác cho con em mình.
b. Khó khăn 
 Như chúng ta đã biết các em học sinh ở vùng nông thôn cuộc sống đã gặp nhiều khó khăn, mặt khác điều kiện giao tiếp với môi trường bên ngoài còn rất ít mà đặc thù trường tiểu học Dray Sáp là trường có hơn 50% học sinh là học sinh dân tộc thiểu số Ê-đê, Mnông. Kinh tế gia đình các em gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, chính vì thế đa số phụ huynh quanh năm suốt tháng lo chuyện làm ăn mà không có thời gian quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, học hành, kỹ năng sống cho con em. Bên cạnh đó ý thức tự giác của bộ phận lớn người dân vẫn còn rất kém mà hậu quả của nó đã được dự báo trước. Có thể nói ý thức tự giác kém của người dân cũng đang từng ngày ảnh hưởng sâu sắc đến con cái của họ. Một số học sinh có ý thức tự giác kém, chưa tự mình thực hiện các nhiệm vụ phải luôn cần có giáo viên nhắc nhở, hối thúc. 
Bên cạnh những sự phát triển về lối sống hiện đại con người lại đang phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Sự thay đổi thất thường của khí hậu đang là một vấn đề hết sức nhức nhối mà nguyên nhân của nó bắt nguồn từ ý thức của con người trong cách đối xử với môi trường để bây giờ chính con người đang phải tự dằn vặt mình với bao sự “giá như”. Chúng ta thấy rằng, trên rất nhiều con đường, từ những ngõ ngách trong xóm làng đến những con đường rộng lớn trên phố, hồ ao, sông suối hiện nay đang tràn ngập bao nhiêu rác thải. Hằng năm có biết bao nhà máy phải ngừng hoạt động vì “không thân thiện” với môi trường... 
Ngoài ra, có một số người khi tham gia giao thông nếu có cảnh sát giao thông thì đi chậm và chấp hành đội mũ bảo hiểm, còn nếu không có thì phóng nhanh, vượt đèn đỏ, uống rượu lái xe, không đội mũ bảo hiểm... Dẫn đến hàng năm có đến hàng nghìn người chết vì tai nạn giao thông.
Tất cả những việc đó, để thấy rằng ý thức tự giác của người dân rất kém mà hậu quả của nó thì ai cũng rõ.
Trong nhà trường tiểu học, ý thức tự giác của mỗi học sinh là rất cần thiết. Tuy nhiên không phải học sinh nào cũng đều có ý thức tự giác trong các hoạt động. Qua quá trình quan sát, theo dõi tôi nhận thấy có những mức độ tự giác như sau:
Mức độ 1: Những học sinh có ý thức tự giác cao.
- Đây là những học sinh luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp. Ví dụ một số em luôn đi học chuyên cần dù trời mưa nắng hoặc đau ốm nhẹ, tự giác ôn bài vào mỗi đầu giờ học, các em luôn hoàn thành các bài tập mà giáo viên đưa ra. Rất ít khi các em vi phạm các nội quy, quy định của lớp cũng như của nhà trường. Kể cả việc vệ sinh lớp học các em cũng rất tự giác. Tuy nhiên, số lượng học sinh có ý thức tự giác cao ở mỗi lớp không nhiều. Như lớp 4A (năm học 2014 – 2015) mà tôi chủ nhiệm, thống kê đầu năm chủ yếu tập trung ở đội ngũ ban cán sự lớp: lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng... . 
Mức độ 2: Những học sinh có ý thức tự giác ở mức trung bình.
- Những học sinh này là những em vẫn làm những công việc mà giáo viên giao cho nhưng với điều kiện là giáo viên phải theo sát hoạt động của các em. Ví dụ, muốn những học sinh này ôn bài vào đầu giờ học, giáo viên phải theo sát và nhắc nhở thường xuyên, liên tục mới có thể hoàn thành được công việc. Theo tôi nhận thấy, tất cả giáo viên khối 4 trường tôi ngày nào cũng phải đến trường sớm để kèm cặp học sinh ôn lại bài cũ nếu không các em sẽ không thực hiện. Hoặc các em học sinh này vẫn sẽ giữ trật tự nếu giáo viên ở trong lớp nhưng chỉ cần giáo viên ra khỏi lớp một lúc thì ngay lập tức “vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm”. Trong việc vệ sinh lớp học mặc dù giáo viên đã phân công công việc đến đích danh nhưng cũng chỉ đến khi cô giáo đến lớp các em mới bắt đầu đi làm vệ sinh. Ở mức độ này số lượng học sinh lại chiếm đa số. Vì thế trong khoảng thời gian đầu năm học bao giờ giáo viên cũng phải bám sát các hoạt động của lớp để đôn đốc nhưng nhiều lúc vẫn không hoàn thành khối lượng công việc. Vì khối lượng công việc nhiều mà học sinh lại không có ý thức cao nên rất khó quản lí.
Mức độ 3: Những học sinh có ý thức tự giác kém. 
- Đây là những học sinh rất ít khi hoặc không bao giờ tham gia hoạt động nào của lớp. Theo dõi học sinh chúng ta có thể thấy, khi cả lớp đang tập trung ôn bài vào đầu giờ học thì các em lại không tập trung. Giao trực nhật lớp các thậm chí có khi không thực hiện. Tuy nhiên, số lượng học sinh này cũng không nhiều. Như lớp tôi năm học 2014 - 2015 có 7 em đầu năm các em rất ít khi tập trung ôn bài vào đầu giờ học và khi cô và các bạn nhắc nhở các em thường ậm ừ cho qua và hôm sau lại vẫn cứ như thế. Ở nhà ít khi ôn bài cũ đầy đủ mặc dù năng lực học của những em này không yếu thậm chí còn là học sinh có tố chất. Giao làm vệ sinh lớp học thì đến khi cô giáo đến các em mới bắt tay vào làm.
Qua quá trình nghiên cứu mức độ ý thức tự giác đầu năm học 2014 – 2015 của học sinh lớp 4A, trường tiểu học Dray Sáp tôi thu được kết quả như sau:
TSHS
Mức độ tự giác
Mức độ 1
Mức độ 2
Mức độ 3
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
31
 8
25,8%
 16
51,7%
 7
22,5%
Qua sự thống kê trên, chúng ta cũng có thể thấy học sinh đa phần có ý thức tự giác, nhưng ở mức độ chưa cao còn đang ở dạng “tiềm năng”, chưa được khơi dậy và phát huy. 
c. Các nguyên nhân
Thứ nhất, do bản thân mỗi học sinh chưa nhận ra được trách nhiệm của mình đối với việc học cho chính bản thân mình cũng như trách nhiệm đối với tập thể nên trong các hoạt động các em tỏ ra hời hợt, không quan tâm dẫn đến tình trạng công việc bị bỏ dở.
Thứ hai, học sinh chưa tự biết được phần công việc của mình trong khi đó giáo viên thường hay cào bằng, không giao việc đến nơi đến chốn nên học sinh không biết mình làm chỗ nào dẫn đến tình trạng những bạn nhiệt tình làm không hết việc còn những bạn khác thì lại không có việc hay không biết việc để làm. Việc học ở nhà thì không có ai quan tâm nhắc nhở nên các em không thấy được tầm quan trọng của việc học từ đó không coi trọng việc học nên không tự giác học
Thứ ba, một số giáo viên chỉ biết rằng lớp mình đã hoàn thành công việc mà không đánh giá xem những ai làm tốt, ai làm chưa tốt nên những học sinh nhiệt tình không cảm thấy vui, hứng thú nữa còn những học sinh không làm thì vẫn không việc gì cho nên những học sinh có ý thức dần dần cũng ít đi, học sinh thiếu ý thức ngày một nhiều hơn. Đối với việc học ở nhà nhiều giáo viên không coi trọng việc kiểm tra và tuyên dương những em làm tốt nên dần dần các em cũng lơ là việc tự giác học ở nhà.
Thứ tư, khi giáo viên giao việc không chú ý đến năng lực của học sinh nên học sinh thường không hoàn thành vì không thể làm được chứ không phải không làm, dần dần các em cũng đánh mất tính tự giác của mình vì các em thiếu tự tin khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Các giải pháp, biện pháp mà đề tài đưa ra ra nhằm giúp cho giáo viên chủ nhiệm lớp rèn luyện tính tự giác của học sinh, giúp cho học sinh trở thành những học sinh có tính tự giác cao khi còn ngồi trên ghế nhà trường và khi trở thành những người trưởng thành thì sẽ là những công dân tích cực của xã hội
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
*Biện pháp 1: Xây dựng đội ngũ cán sự lớp
Đội ngũ cán sự lớp là nòng cốt của lớp, là cánh tay đắc lực của giáo viên chủ nhiệm. Nếu người giáo viên biết phát huy thế mạnh của đội ngũ này thì công việc của người giáo viên chủ nhiệm sẽ nhẹ đi rất nhiều. Tuy nhiên, học sinh nào cũng có thể làm cán sự lớp nhưng không phải ai cũng có thể làm tốt. Và việc chọn lựa dưới hình thức nào để những học sinh còn lại trong lớp cảm thấy nể phục đó mới là điều quan trọng.
Việc chọn lựa ban cán sự lớp phải phát huy tinh thần dân chủ và ý thức tập thể nên để học sinh tự bầu ra ban cán sự lớp bởi một khi ban cán sự lớp do chính các em bầu ra các em sẽ không còn phàn nàn gì về năng lực hoạt động của đội ngũ ban cán sự đó, ngược lại các em còn thấy đó là người các em tin tưởng và rất dễ nghe theo sự chỉ đạo, phân công của các bạn đó. Đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về ý thức giữa lớp này và lớp khác. Hơn nữa, những bạn được bầu cũng cảm thấy tự hào từ đó các bạn sẽ thể hiện hết khả năng của mình và có ý thức cao đối với tập thể.
Tuy nhiên, đối với học sinh mặc dù các em đã biết so sánh bạn này hơn bạn kia nhưng các em vẫn còn những suy nghĩ non nớt và không kém phần cảm tính. Vì thế để các em có thể lựa chọn đúng đối tượng không bầu chọn tràn lan, người giáo viên cần phải định hướng tốt cho các em. Và để làm tốt điều này, trước khi cho học sinh bầu cần định hướng cho các em chọn những bạn có những năng lực sau vào ban cán sự lớp: 
- Là học sinh có kết quả học tập đạt từ loại khá trở lên.
- Năng nổ, nhiệt tình, mạnh dạn, có ý thức cao trong mọi hoạt động của lớp.
Sau khi xây dựng xong “đề án nhân sự”, để việc bầu cử vừa nhẹ nhàng vừa có hiệu quả, chúng ta cần đi theo các bước:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh bầu đủ số lượng. Ví dụ, ban cán sự lớp gồm 3 bạn thì chỉ cần đưa lên 4 hoặc 5 bạn để bầu chọn 3.
Bước 2: Cho học sinh ứng cử và đề cử.
Bước 3: Biểu quyết	
Sau khi có kết quả bầu cử, giáo viên nên nhìn nhận theo năng lực của học sinh và phân công bạn nào là lớp trưởng, bạn nào là lớp phó cho phù hợp.
Bên cạnh việc chọn ra được ban cán sự lớp là lớp trưởng, lớp phó thì việc chọn ra tổ trưởng, tổ phó cũng không kém phần quan trọng. Bởi đây là lực lượng giúp đỡ trực tiếp cho đội ngũ ban cán sự lớp, theo dõi trực tiếp đến các hoạt động của các thành viên trong tổ. Trách nhiệm của tổ trưởng, tổ phó cũng nặng nề không kém một lớp trưởng, lớp phó học tập. Tuy nhiên, để chọn tổ trưởng, tổ phó nên cho học sinh tổ đó đề xuất một vài em sau đó lấy ý kiến biểu quyết của các bạn trong tổ. Bạn nào tán thành nhiều thì làm tổ trưởng, bạn nào tán thành ít hơn thì làm tổ phó.
Khi các em được thực hiện quyền dân chủ của mình, bạn nào cũng cảm thấy hào hứng và vui mừng, còn những bạn được bầu chọn cũng cảm thấy vinh dự và đầy quyết tâm cao.
*Biện pháp 2: Giao việc cho học sinh
Nếu giáo viên nào không phân công cụ thể từng em một thì chắc chắn lớp đó sẽ không hoàn thành công việc hoặc nếu muốn hoàn thành thì ngày nào giáo viên cũng phải đứng bên cạnh và thúc giục công việc. Chính vì thế muốn học sinh tự giác làm thì chúng ta cần phải biết phần công việc không hoàn thành là của ai và trách nhiệm này thuộc về bạn nào hay ai làm tốt những việc này, bạn nào xứng đáng được khen ngợi. Từ đó thúc đẩy hiệu quả công việc đi lên mà ý thức tự giác của học sinh cũng dần được hình thành.
Để làm được điều này cần phải phân công công việc ngay từ đội ngũ ban cán sự lớp, cần phải chỉ cho học sinh biết nhiệm vụ của mình là gì. Tránh trường hợp bầu ban cán sự lớp nhưng chỉ có lớp trưởng hoạt động còn những bạn khác không có việc gì làm. Đối với ban cán sự lớp cần phân công cụ thể như sau:
* Nhiệm vụ của lớp trưởng:
- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
- Báo cáo sĩ số ngay sau khi xếp hàng vào lớp.
- Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục.
- Giữ trật tự lớp khi giáo viên chữa bài, khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần, tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Tổng hợp báo cáo của các tổ trưởng, báo cáo trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.
- Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể.
* Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách học tập:
- Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm bài.
- Theo dõi hoạt động của các nhóm “Đôi bạn cùng tiến” và báo cáo cho giáo viên.
- Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
* Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách văn nghệ:
- Cất hát đầu giờ, cuối giờ.
- Quản lý đội văn nghệ của lớp khi tập luyện.
* Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách lao động:
- Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt khi ra về.
- Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. 
Nhiệm vụ của mỗi em được hướng dẫn cụ thể cách thực hiện nhiệm vụ của mình một cách khoa học, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình.
Ngoài ra, cùng phối hợp với các em còn có các tổ trưởng, tổ phó. Nhiệm vụ của các tổ trưởng tổ phó là cụ thể hóa nhiệm vụ của từng bạn trong tổ. Tổ trưởng phải theo dõi nề nếp thực hiện của các bạn đồng thời phân công các bạn làm công tác vệ sinh trực nhật. Ngay từ đầu năm học tôi cung cấp cho các em mẫu theo dõi sau đó các em sẽ tổng hợp các kết quả lại cho lớp trưởng, lớp phó. Bảng theo dõi như sau:
Bảng 1: THEO DÕI NỀ NẾP TUẦN...
HỌ TÊN
Không làm bài tập
Nói chuyện
Xếp hàng không nghiêm túc
Quên sách, vở
Không học bài cũ
Đi học muộn
Nghỉ học ko lí do
Ăn quà vặt, vứt rác bừa bãi
Ko làm vệ sinh
Tổng điểm
Xếp thứ
PHÂN CÔNG TRỰC NHẬT TUẦN.......
Thứ ngày
Tên người trực
Kết quả
2
3
4
5
6
THEO DÕI NHÓM ĐÔI BẠN CÙNG TIẾN TUẦN.......
Thứ ngày
Tên nhóm
Kết quả
2
3
4
5
6
Qua bảng phân công và theo dõi trên, giáo viên dễ dàng biết được bạn nào làm tốt, bạn nào không tốt. Nếu ngày nào lớp bị nhắc nhở thì biết ngay trách nhiệm đó thuộc về bạn nào, tổ nào. Qua đó tránh được tình trạng đánh giá “không đúng người, đúng tội” như cách làm cào bằng không có sự phân chia. Còn học sinh sẽ tự giác thực hiện mà không hề phàn nàn hay tị nạnh nhau bởi các em cảm thấy sự công bằng trong công việc. Và giáo viên đỡ vất vả hơn khi ngày nào cũng phải nhắc nhở học sinh. Nề nếp lớp sẽ nhanh chóng được cải thiện.
*Biện pháp 3: Thường xuyên đánh giá kết quả của học sinh
Khi chúng ta làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng cần biết hiệu quả công việc ra sao, người khác nhìn nhận đánh giá như thế nào về việc làm của mình. Học sinh cũng vậy, khi các em làm xong công việc các em cần được biết hôm nay mình làm như thế nào, đã tốt chưa? Chính vì vậy, nhận xét việc làm của các em cũng được coi là một cách để hình thành và phát huy tính tự giác của các em.
Hằng ngày, khi đến trường mặc dù chúng ta đã có sự phân công công việc một cách cụ thể nhưng để đánh giá một cách chính xác chúng ta cũng cần có sự theo dõi từ xa. Sau đó chúng ta sẽ đánh giá, nhận xét xem trong buổi hôm nay bạn nào thực sự làm tốt, bạn nào còn lười. Nhưng nên đánh giá vào thời gian nào cho hợp lí?
Để đánh giá kịp thời, cần đánh giá ngay trong buổi học hôm đó. Nhiều giáo viên cho rằng, 15 phút sinh hoạt đầu giờ không quan trọng nhưng với tôi thời gian đó là khoảng thời gian đáng quý nhất của một buổi học vì đây chính là lúc chúng ta ổn định nề nếp của cả những tiết học sau và chính trong thời gian này, chúng ta có thể đưa ra một số đánh giá như chúng ta đã quan sát được. Điều này tác động rất lớn đến tâm lí của các em. Những bạn được tuyên dương sẽ cảm thấy vui sướng và sẽ làm cho những bạn khác chưa thực hiện sẽ cố gắng làm thật tốt phần công việc của mình. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý đến những đối tượng cá biệt, nếu các em chỉ cần có biểu hiện tốt hơn mọi ngày chúng ta phải tuyên dương ngay vì đó là liều thuốc tinh thần để các em phấn đấu. Học sinh tiểu học dù có là cá biệt đến đâu thì các em cũng rất thích được khen. Chúng ta cũng cần lưu ý, việc đánh giá cần phải thường xuyên, liên tục để các em biết được sự tiến bộ của mình và tránh tình trạng các em có cảm giác mình bị lãng quên trong các lần nhận xét của giáo viên khiến các em cảm thấy nản lòng. Đừng vì một lí do nào đó mà một buổi học không nhận xét, điều đó khiến cho các em cảm thấy không vui vì bạn nào cũng mong đợi đến lúc mình được khen.
Ngoài ra, vào giờ sinh hoạt lớp cũng cần tạo điều kiện cho các em được nhận xét, bày tỏ ý kiến của mình. Qua các ý kiến của các em chúng ta sẽ nhìn nhận đầy đủ hơn các vấn đề trong lớp mà không phải lúc nào mình cũng theo dõi được để từ đó có cách đánh giá phù hợp. Trên cơ sở đánh giá từng cá nhân, chúng ta cần tổng hợp lại xem tổ nào làm tốt để tuyên dương cả tổ và nhận định tổ trưởng nào hoạt động tốt làm cho các bạn khác cũng noi theo.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, việc đánh giá kết quả công việc thường xuyên của học sinh là một trong những biện pháp tạo ra động lực thúc đẩy học sinh tự giác hơn trong công việc.
*Biện pháp 4: Tạo ra các phong trào thi đua trong lớp
Bác Hồ của chúng ta từng nói: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”. Để nói rằng một đất nước muốn có sự phát triển thì những con người trong đất nước đó phải có sự thi đua nhau. Hay ta có thể hiểu thi đua chính là động lực tạo nên sự phát triển, là nguồn gốc của sự phát triển. Chỉ những ai thực sự muốn thi đua thì ở họ mới có tính cầu tiến và công việc của học bao giờ cũng đạt đến thành tích cao nhất. Còn những người không có tính thi đua thì họ chỉ làm một cách hời hợt cho qua chuyện và chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không cao.
Đối với học sinh, thi đua mang lại cho các em sự vui thích, thú vị, hào hứng đôi khi chỉ vì mong được cô thầy khen. Chính vì thế muốn các em thực hiện mọi hoạt động một cách tốt nhất thì phải đưa các em vào các phong trào thi đua. Thực tế, ta cũng nhận thấy rằng khi tạo ra được những phong trào trong lớp đôi khi các em chỉ muốn chứng tỏ bản thân mình với bạn bè mà các em nổ lực hết mình làm việc, làm một cách tự giác. Chính vì thế có thể nói, các phong trào trong lớp học tạo nên tinh thần tự giác cao cho học sinh.
Trong lớp chúng ta có thể tạo ra các phong trào:
Phong trào “ Tổ nề nếp”
Phong trào này xây dựng nhằm mục đích giữ cho nề nếp luôn thực hiện tốt như việc thường xuyên mặc đồng phục, xếp hàng ra vào lớp, hay trực nhật vệ sinh tốt, đi học đều, đúng giờ... Tất cả những vấn đề đó khi đưa vào thi đua sẽ khiến các em thực hiện một cách nghiêm túc hoặc những bạn nào không thực hiện nghiêm túc sẽ khiến các bạn khác không hài lòng và thường xuyên nhắc nhở nên tạo ra cho các em được các thói quen tốt.
Đánh giá kết quả của phong trào này chúng ta dựa vào kết quả mà các tổ trưởng đã theo dõi nề nếp như bảng phân công theo dõi ở bảng 1. Để kết quả theo dõi mang tính khách quan thì chúng ta nên để cho học sinh kiểm tra chéo, tức là tổ này để tổ kia theo dõi. Làm như thế sẽ khiến tính thi đua càng thêm nghiêm túc và học sinh càng cố gắng thực hiện vì tổ nào cũng muốn tổ mình là tổ nề nếp nhất. Đánh giá kết quả thi đua chúng ta nên đánh giá theo từng tuần, nhưng tổng kết thi đua chúng ta nên tổng kết theo từng tháng. Vì làm như thế từng tuần các em sẽ biết được tổ mình đã tốt ở chỗ nào còn thiếu sót ở điểm nào để từ đó các em cố gắng thực hiện ở tuần sau và như thế trong tháng thi đua các em có thể phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt chưa tốt.
Phong trào học tập 
Phong trào này nhằm tạo ra phong trào học tập sôi nổi trong học tập. Khắc phục một số vấn đề thường gặp ở học sinh: học sinh không ôn bài cũ ở nhà, học sinh không có ý thức làm bài tập trên lớp thường xuyên giáo viên phải nhắc nhở, phát biểu xây dựng bài... Thực hiện tốt phong trào này, ý thức học tập của học sinh được nâng lên. 
Đối với phong trào này chúng ta nên cụ thể hóa thành phong trào của các tháng. Hầu hết mỗi tháng sẽ có một ngày kỉ niệm vì thế các phong trào nên gắn liền với ngày kỉ niệm đó. Làm như thế sẽ tăng thêm ý nghĩa của phong trào thi đua. Ví dụ: tháng 10, xây dựng phong trào “Hoa thơm tặng mẹ”, tháng 11, phong trào “Học tốt”, tháng 12, phong trào “Tiếp bước anh bộ đội Cụ Hồ”...
Nội dung của phong trào này như sau: Mỗi tổ sẽ có một bảng thi đua hàng tháng, nếu bạn nào đạt nhận xét tốt trong vở sẽ được dán một bông hoa vào sổ thi đua. Nhưng bạn nào được đạt nhận xét tốt mà vi phạm những lỗi sau thì không được dán: không học bài cũ, bị cô nhắc nhở nhiều trong buổi học. Cuối tháng tổng kết tổng số bông hoa sẽ biết bạn nào xuất sắc nhất lớp.
Bảng 2: THÁNG ..
Năm học: 2014- 2015
PHONG TRÀO
HỌ TÊN
SỐ NHẬN XÉT TỐT
TỔNG
Tuy nhiên, muốn phong trào thật sự có hiệu quả và thu hút được học sinh người giáo viên cần lưu ý: Khi chấm bài phải nghiêm túc và không được chấm quá “rẻ” để học sinh cố gắng. Ví dụ, hai bạn làm bài đúng giống nhau nhưng một bạn trình bày sạch sẽ và đẹp, còn bạn kia trình bày chưa đẹp thì không nên cho nhận xét như nhau và cần phải nêu lí do vì sao lại như thế

Tài liệu đính kèm:

  • docth_141_1515_2010862.doc