Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn

Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn

Kế hoạch dạy học: kiểm tra tiến độ thực hiện và nội dung (phù hợp đối tượng, tích hợp, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, tăng cường tiếng Việt, ).

 Giáo án (kỹ năng soạn bài): kiểm tra hình thức trình bày, kỹ năng xác định mục tiêu bài dạy, kỹ năng xác định nội dung và cấu trúc bài dạy, kỹ năng xác định phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp (thiết kế bài có sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp dạy, hình thức tổ chức, việc tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, kỹ năng sống,.).

 Sổ dự giờ: kiểm tra số lượng, việc ghi chép tiến trình giờ dạy, nhận xét đúc rút được kinh nghiệm qua tiết dự.

 Sổ tích lũy chuyên môn: kiểm tra việc ghi chép các nội dung do các cấp chuyên đề, tập huấn; nội dung giáo viên có học hỏi, tích lũy thêm qua công tác tự học tự rèn. Đây là cẩm nang để giúp giáo viên có thêm kiến thức chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học.

 Sổ hội họp: việc ghi chép nội dung hội họp để đảm bảo mọi hoạt động của nhà trường được thực hiện đúng tiến độ.

 Sổ theo dõi chất lượng giáo dục: kiểm tra tiến độ đánh giá học sinh, cách đánh giá theo quy định.

 

doc 18 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2737Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tích nguyên nhân, đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Từ đó tư vấn, thúc đẩy đối tượng điều chỉnh kịp thời, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ; giúp cho việc động viên, khen thưởng các cá nhân và đơn vị chính xác, thực sự tiêu biểu. Vì vậy, công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung và kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực đội ngũ cũng như chất lượng giáo dục trong nhà trường. 
2. Thực trạng
 2.1. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi:
 Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương, lãnh đạo nhà trường cũng như sự hỗ trợ của các ban ngành đoàn thể trong nhà trường. 
Tập thể giáo viên nhiệt tình, có lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh 
thần đoàn kết, trách nhiệm cao trong công việc. 
* Khó khăn:
Trường đóng trên địa bàn đặc biệt khó khăn, có ba điểm trường cách xa nhau, tỉ lệ học sinh dân tộc tiểu số hàng năm chiếm trên 98% tổng số học sinh toàn trường. 
Đa số giáo viên ở vùng thuận lợi vào công tác, đường từ nhà đến trường khá xa, vào mùa mưa đi lại còn gặp nhiều khó khăn.
2.2. Thành công- hạn chế
* Thành công:
Trong những năm học trước đây, nhà trường đã thực hiện tương đối hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn. Hệ thống văn bản của công tác thanh tra được nhà trường triển khai kịp thời, đầy đủ. 100% giáo viên được kiểm tra, giám sát trong năm học. Chất lượng giáo dục tại đơn vị được nâng dần qua các năm. 
* Hạn chế:
	Năng lực đội ngũ giáo viên không đồng đều. Một số giáo viên chưa đầu tư đúng mức cho chuyên môn, hạn chế về năng lực, chưa sáng tạo trong dạy học. Nhận thức của một số giáo viên về công tác kiểm tra còn hạn chế.
2.3. Mặt mạnh- mặt yếu
* Mặt mạnh: 
Lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn có uy tín, có phẩm chất đạo đức tư cách tốt, được đạo tạo trên chuẩn, trình độ chuyên môn nhiệp vụ vững vàng. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng nhà trường đã được đào tạo qua lớp quản lý giáo dục nên có kinh nghiệm trong công tác quản lý.
	Ban kiểm tra nội bộ luôn khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. 
* Mặt yếu: 
Ban kiểm tra nội bộ nhà trường chưa được đào tạo nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để làm việc nên vẫn còn những hạn chế 
nhất định.
Một số thành viên của ban kiểm tra nội bộ chưa mạnh dạn trong công tác phê bình và tự phê bình, ngại va chạm.
	2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương. 
Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiện trong công tác, đoàn kết, nhất trí cao về mọi mặt, có ý thức tự học tự rèn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Trường có ba điểm trường cách xa nhau, đa số học sinh là con em dân tộc thiểu số; trình độ dân trí của nhân dân trên địa bàn thấp, hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn nên có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng công việc. 
Năng lực đội ngũ không đồng đều nên việc nên việc khắc phục tồn tại sau kiểm tra đôi lúc chưa đạt kết quả như mong muốn. 
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
	Trong những năm học vừa qua, công tác kiểm tra nội bộ trường học được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương. Lãnh đạo nhà trường luôn xác định đúng tầm quan trọng của việc kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý chỉ đạo tại đơn vị, vì vậy đã xây dựng được chuẩn kiểm tra dựa trên hệ thống các văn bản pháp luật, văn bản pháp quy, hướng dẫn của cấp trên. Hàng năm, 100% số giáo viên toàn trường kiểm tra, giám sát bằng nhiều hình thức khác nhau.	
	Ban kiểm tra nội bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm, luôn biết khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sau khi kiểm tra, người kiểm tra góp ý chân tình, chỉ ra những mặt mạnh, những hạn chế và tư vấn cách khắc phục; có đánh giá công tác kiểm tra theo từng tháng, học kỳ và năm học. Chính vì thế mà giáo viên hạn chế được cảm giác bất an khi được kiểm tra, tích cực và chủ động hơn trong việc khắc phục hạn chế để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trường Tiểu học Y Ngông có ba điểm trường đóng trên ba buôn đặc biệt
khó khăn của xã Dur Kmăl. Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số hàng năm chiếm trên 98% tổng số học sinh toàn trường. Hầu hết các em thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhận thức về giáo dục và chăm lo việc học hành của cha mẹ học sinh đối với con em còn nhiều hạn chế. Vì vậy có ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như hiệu quả công tác. 
Các thành viên của ban kiểm tra làm việc chưa đều tay, một số thành viên chưa nắm bắt chuyên môn của tất cả các khối lớp nên ít nhiều gây khó khăn trong việc xếp loại tay nghề giáo viên. Vẫn còn tình trạng cả nể, ngại va chạm dễ dãi trong việc kiểm tra và đánh giá. Nhận thức của một số giáo viên về công tác kiểm tra còn hạn chế, năng lực đội ngũ không đồng đều nên việc nên việc khắc phục tồn tại sau kiểm tra đôi lúc chưa đạt kết quả như mong muốn. 
	Để công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn hiệu quả, phát huy được tính tích cực, tạo tâm thế thoải mái cho người kiểm tra và người được kiểm tra, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải tâm huyết với nghề, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, gần gũi đồng nghiệp để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất.
 3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giải pháp, biện pháp đưa ra trong đề tài nhằm từng bước nâng cao năng lực quản lý, chất lượng đội ngũ; giúp giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị. 
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ về công tác kiểm tra, giám sát
Trong trường học, lực lượng chủ yếu tham gia quá trình giáo dục là tập thể sư phạm nhà trường. vì vậy, người quản lý cần nhận thức rõ vị trí, vai trò của từng thành viên, đặc biệt là phạm vi, nhiệm vụ chức danh của họ. Cần thấy được ý nghĩa các mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường. Từ đó có biện pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cũng như nhận thức cho đội ngũ.
Kiểm tra, giám sát là một công việc nhạy cảm, vì vậy người quản lý cần
phải giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn về công việc này. Để làm được điều đó, cán bộ quản lý phải tổ chức cho đội ngũ học tập các văn bản của ngành liên quan đến vấn đề kiểm tra, giám sát thông qua các buổi họp hội đồng và sinh hoạt chuyên môn của trường. Giúp đội ngũ nhà giáo nhận thức được vị trí, vai trò, nhiệm vụ, mục đích yêu cầu của công tác kiểm tra nội bộ trường học. Biến các văn bản pháp quy của ngành, những nội quy quy định của nhà trường thành ý thức tự giác, tự nguyện, hoàn thành trách nhiệm cá nhân của nhà giáo.
 Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau trong công tác, sinh hoạt, tạo bầu không khí đầm ấm, dư luận lành mạnh trong tập thể. Thường xuyên bồi dưỡng lý tưởng cách mạng của Đảng trong đội ngũ cán bộ giáo viên. Động viên giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn bằng nhiều hình thức khác nhau, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. 
3.2.2. Xây dựng lực lượng kiểm tra, giám sát 
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới”, vì vậy việc xây dựng lực lượng kiểm tra nội bộ nói chung và kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn nói riêng là hết sức cần thiết. Bởi làm tốt công tác này sẽ góp phần quan trọng trong việc quản lý các hoạt động của nhà trường, đưa các hoạt động dần đi vào nề nếp, nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục cũng như công tác kiểm tra, giám sát.
	Lực lượng kiểm tra, giám sát phải đảm bảo yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, trung thực thẳng thắn trong công tác, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, luôn có tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp. Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, hiệu trưởng quyết định đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng cho công tác kiểm tra nội bộ (trong đó quan trọng là công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn). Thành viên trong ban kiểm tra gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn và những giáo viên có nhiều kinh nghiệm, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín. Hiệu trưởng giao cho Phó hiệu trưởng cùng các tổ trưởng tổ chuyên môn kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn của giáo viên.
 	Để đảm bảo tính khách quan, trung thực, hiệu quả và có sự thống nhất trong phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn trong nhà trường, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho đội ngũ kiểm tra viên cần được quan tâm đúng mức. Ngay đầu năm học, nhà trường tổ chức quán triệt các văn bản hướng dẫn chuyên môn, thống nhất về hồ sơ sổ sách, vở ghi của học sinh (thống nhất về hình thức và thể hiện nội dung), các quy định về chuyên môn đến tất cả giáo viên trong đơn vị. Các thành viên trong đơn vị cùng tham gia xây dựng quy chế chuyên môn của nhà trường. Qua đó giúp mọi người nắm được chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm thuận tiện cho lực lượng kiểm tra hoạt động. 
	Mặt khác, nhà trường cần tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, giám sát cho các thành viên của ban kiểm tra hàng năm, nhằm trang bị cho họ một số kĩ năng cần thiết. Quán triệt các nguyên tắc kiểm tra, giám sát đến từng thành viên; thảo luận và thống nhất các nội dung, phương pháp kiểm tra, giám sát nhằm giúp các thành viên trong ban kiểm tra thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Bởi chính họ cũng là những người giúp lãnh đạo nhà trường đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý, đôn đốc, thúc đẩy đội ngũ giáo viên thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
3.2.3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát
Kế hoạch kiểm tra nội bộ nói chung và kiểm tra giám sát hoạt động chuyên môn nói riêng là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm học, đồng thời là mắt xích trọng yếu của chu trình quản lý. Vì vậy, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của các cấp lãnh đạo, trực tiếp là Phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo nhà trường cần xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của đơn vị và có tính khả thi cao. 
	Kế hoạch kiểm tra nội bộ cần được xây dựng ngay từ đầu năm. Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ. Các thành viên trong ban kiểm tra cùng tham gia xây dựng kế hoạch kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra được công khai trước hội đồng sư phạm để lấy thêm ý kiến đóng góp cho phù hợp với nhu cầu công tác và nguyện vọng của giáo viên, nhằm phát huy mọi khả năng và điều kiện thuận lợi, khắc phục những điểm hạn chế như đã phân tích ở thực trạng. Kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn trong năm được ghi nhận toàn bộ các “đầu việc” theo trình tự thời gian từ tháng 8 năm trước đến tháng 5 năm sau. Kế hoạch 
 kiểm tra tháng, tuần xây dựng chi tiết cùng với kế hoạch chuyên môn.
	Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra cần đảm bảo những yêu cầu sau: kế hoạch phải đảm bảo mục tiêu, yêu cầu, thời hạn, nguyên tắc và nội dung kiểm tra giám sát; cơ cấu thành phần kiểm tra cần phù hợp với đối tượng kiểm tra, hình thức kiểm tra gọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho người được kiểm tra; kế hoạch phải chi tiết phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của nhà trường và có tính khả thi; xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần đầy đủ, kiểm tra theo từng mốc thời gian và cụ thể hoá kế hoạch tháng cho phù hợp với tình hình điều kiện cụ thể ở trường; kế hoạch phải được xây dựng sớm vào đầu tháng 8 và thông báo đến tất cả các thành viên trong đơn vị.
	* Lưu ý: Mục đích chính của việc kiểm tra là nhằm bồi dưỡng đội ngũ. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch kiểm tra cần tránh xây dựng cụ thể tên giáo viên được kiểm tra. Điều đó chỉ làm tăng sự lo lắng giáo viên và thường tạo tâm lý đối phó để hoàn thành công việc đến thời điểm kiểm tra, sau khi kiểm tra sẽ lơ là trong công việc dẫn đến hiệu quả công việc bị giảm sút.
3.2.4. Thực hiện hiệu quả kế hoạch kiểm tra, giám sát
 	* Xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá. 
	Muốn đánh giá đúng đối tượng 	kiểm tra thì phải có khung chuẩn để làm công cụ so sánh. Chuẩn kiểm tra phải được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp luật, pháp quy của nhà nước, các chỉ tiêu phát động của nhà trường. Việc xây dựng chuẩn cần được thảo luận đóng góp ý kiến, được sự thống nhất của tập thể sư phạm và đưa vào nghị quyết của nhà trường. Chuẩn kiểm tra đánh giá không những giúp người kiểm tra căn cứ làm thước đo đánh giá công việc mà còn giúp người được kiểm tra tự kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành công việc của bản thân. Khi xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá các hoạt động chuyên môn, cần thực hiện theo các bước sau:
	Bước 1: Phó Hiệu trưởng thu thập các thông tin từ các văn bản cấp trên,
 từ tình hình thực tế của trường, cách đánh giá của các năm học trước.
	Bước 2: Chọn lọc, tổng hợp, phân tích các thông tin, từ đó đưa ra dự 
 thảo chuẩn.
	Bước 3: Đưa dự thảo ra ban kiểm tra bàn bạc, góp ý, nhằm giúp Phó
Hiệu trưởng hoàn thành công cụ đánh giá của mình đồng thời gây được bầu không khí thoải mái trong quá trình đánh giá.
	Bước 4: Phó Hiệu trưởng bổ sung và điều chỉnh kế hoạch.
	Bước 5: Phó Hiệu trưởng ra thông báo để mọi người thực hiện theo chuẩn kiểm tra. 
	Khi xây dựng chuẩn kiểm tra cần chú ý nhiều đến thực tế của trường, đặc biệt có lưu ý đến đối tượng học sinh để đánh giá khách quan, tránh thiệt thòi cho giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên giảng dạy lớp có nhiều học dân tộc thiểu số, học sinh khó khăn về học, học sinh khuyết tật. Chuẩn kiểm tra đánh giá cũng chính là quy chế hoạt động chuyên môn mà tập thể giáo viên đã xây dựng. Vì vậy, ban kiểm tra phải căn cứ vào chuẩn để tiến hành kiểm tra, giám sát. 
	* Tổ chức kiểm tra, giám sát linh hoạt. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười lần, gấp trăm lần”. Vì vậy để công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn đạt hiệu quả tốt nhất cần tổ chức kiểm tra một cách linh hoạt, thường xuyên và phù hợp tình hình thực tế của đơn vị. 
Thông qua kiểm tra, ban kiểm tra xem xét cụ thể việc thực hiện các nhiệm vụ và kết quả thực hiện cuả giáo viên, đối chiếu với những yêu cầu, tiêu chuẩn, những quy định để xem giáo viên đạt hay chưa đạt, làm tốt hay chưa tốt các nhiệm vụ được giao. Kết quả kiểm tra là cơ sở chủ yếu cho việc đánh giá, tư vấn và thúc đẩy. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn tập trung một số nội dung sau:
	- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn gồm:
	Kế hoạch dạy học: kiểm tra tiến độ thực hiện và nội dung (phù hợp đối tượng, tích hợp, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, tăng cường tiếng Việt,).
	Giáo án (kỹ năng soạn bài): kiểm tra hình thức trình bày, kỹ năng xác định mục tiêu bài dạy, kỹ năng xác định nội dung và cấu trúc bài dạy, kỹ năng xác định phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp (thiết kế bài có sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp dạy, hình thức tổ chức, việc tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, kỹ năng sống,..).
	Sổ dự giờ: kiểm tra số lượng, việc ghi chép tiến trình giờ dạy, nhận xét đúc rút được kinh nghiệm qua tiết dự.
	Sổ tích lũy chuyên môn: kiểm tra việc ghi chép các nội dung do các cấp chuyên đề, tập huấn; nội dung giáo viên có học hỏi, tích lũy thêm qua công tác tự học tự rèn. Đây là cẩm nang để giúp giáo viên có thêm kiến thức chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học.
	Sổ hội họp: việc ghi chép nội dung hội họp để đảm bảo mọi hoạt động của nhà trường được thực hiện đúng tiến độ.
	Sổ theo dõi chất lượng giáo dục: kiểm tra tiến độ đánh giá học sinh, cách đánh giá theo quy định.
	Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm): kiểm tra nội dung và tiến trình thực hiện, hiệu quả.
	- Kiểm tra việc ghi chép vở của học sinh và nhận xét, đánh giá của giáo viên trong vở học sinh: kiểm tra cách trình bày, nội dung, việc nhận xét, đánh giá của giáo viên,
	- Dự giờ, khảo sát chất lượng học sinh: kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng sư phạm của giáo viên, hiệu quả của tiết dạy (học sinh có được chủ động học tập, hứng thú học, khả năng tiếp thu, sự hợp tác,).
	- Kiểm tra công tác chủ nhiệm (nề nếp lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, việc tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp,.): xem giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh như thế nào, hiệu quả ra sao.
	- Kiểm tra việc thực hiện giờ giấc ra vào lớp.
	- Kiểm tra hoạt động của thư viện: Kiểm tra việc bảo quản và hiệu quả sử dụng các thiết bị và tài liệu.
	- Kiểm tra hồ sơ tổ khối: xem tổ trưởng chỉ đạo hoạt động tổ như thế 
nào, chất lượng sinh hoạt, chất lượng giáo dục,
Nhà trường cần căn cứ vào tình hình thực tế để tổ chức kiểm tra, giám sát giáo viên, học sinh và đảm bảo 100% số giáo viên được kiểm tra, giám sát trong năm học. Tùy vào năng lực và hiệu quả công việc của từng người mà ban kiểm tra tiến hành kiểm tra định kỳ hay đột xuất, số lần kiểm tra nhiều hay ít.
 Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, ban kiểm tra nên sử dụng các hình thức và phương pháp kiểm tra linh hoạt, sáng tạo (kết hợp giữa kiểm tra gián tiếp và kiểm tra trực tiếp, nhưng kiểm tra trực tiếp cần được sử dụng nhiều hơn). Không những thế, công tác kiểm tra phải đảm bảo nguyên tắc: chính xác, khách quan, hiệu quả; thường xuyên, kịp thời, công khai thì mới đạt được kết quả như mong muốn. 
	* Chú trọng tư vấn, thúc đẩy sau kiểm tra.
	Đánh giá chính xác và khách quan là một biện pháp giúp đỡ đối tượng nhưng để giúp đỡ có hiệu quả hơn thì không chỉ dừng lại ở việc đánh giá, mà người kiểm tra còn có nhiệm vụ tư vấn và thúc đẩy sau kiểm tra. Bởi vì, kiểm tra không phải là “bới lông tìm vết” mà nó phải có tác dụng tư vấn các giải pháp khả thi để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, thúc đẩy việc thực hiện được tốt hơn.
	Sau khi kiểm tra, người kiểm tra cần phát hiện và khẳng định những kinh nghiệm tốt của giáo viên, tạo sự tự tin, đồng thời tìm cách phổ biến cho giáo viên khác nhằm góp phần thúc đẩy hệ thống. Chỉ ra những gì đối tượng hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ trong nội dung giảng dạy, trong việc thực hiện nhiệm vụ nhà giáo; chỉ ra những chỗ chưa hợp lý trong việc sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục,Từ đó, người kiểm tra đưa ra những những lời khuyên từ những kinh nghiệm của mình đã tích lũy được, kiến nghị để giáo viên khắc phục; mặt khác phát hiện những khó khăn khách quan để kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện cho họ làm tốt nhiệm vụ.
	Để đạt được kết quả, khi trao đổi phải trên tinh thần đồng nghiệp, chân tình. Những nội dung tư vấn phải dựa trên thực tế đã quan sát được khi kiểm tra, phải trân trọng những thành tích, những sáng kiến của giáo viên. Những nội dung góp ý để giải quyết những khó khăn tồn tại phải khả thi, không mang tính áp đặt, phù hợp với hoàn cảnh công tác của giáo viên, giải đáp được những băn khoăn của giáo viên.
	Đối với những kiến nghị để giáo viên khắc phục hạn chế cũng cần phải
cụ thể, xuất phát từ thực tế đã quan sát được trong quá trình kiểm tra và trao đổi với giáo viên, không đưa ra những kiến nghị có tính chất phương hướng lâu dài. Kiến nghị phải khả thi, sao cho những đối tượng được kiến nghị có thể thực hiện được sau một thời gian nhất định. Ban kiểm tra cần có kế hoạch kiểm tra sau kiểm tra để đánh giá việc khắc phục khuyết điểm của đối tượng, từ đó có biện pháp tư vấn, thúc đẩy hiệu quả hơn.
	* Tổng kết công tác kiểm tra.
	Tổng kết công tác kiểm tra là việc làm hết sức cần thiết, bởi các kết luận kiểm tra là cơ sở giúp nhà trường tự đánh giá việc quản lý và thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phù hợp. Thông qua kết quả kiểm tra giám sát, hiệu trưởng sẽ thực hiện hiệu quả hơn việc cải tiến quá trình quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
	Để công tác kiểm tra giám sát đạt kết quả tốt, việc tổng kết kiểm tra cần được tiến hành một cách nghiêm túc, thực hiện đánh giá sơ kết theo từng tháng, từng học kỳ và tổng kết vào cuối năm học. Những ưu điểm, hạn chế trong công tác kiểm tra, giám sát của năm học này sẽ là căn cứ giúp nhà trường xây dựng được kế hoạch kiểm tra nội bộ phù hợp hơn ở những năm học sau. 	
3.3. Điều ki

Tài liệu đính kèm:

  • docth_134_0966_2022007.doc