Đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác thư viện, cũng như sự chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo nhà trường đối với bộ phận thư viện do vậy đã tạo ra những thuận lợi nhất định trong việc triển khai các hoạt động theo kế hoạch và thực tiễn của đơn vị, phù hợp với đối tượng học sinh.
Do có nhiều điểm trường việc triển khai các hoạt động thư viện gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất khó có thể đáp ứng yêu cầu tại mỗi điểm trường, nhân viên thư viện mất nhiều thời gian cho công tác tổ chức, luân chuyển sách báo, học sinh không có điều kiện tiếp xúc với nhiều tư liệu.
Với những thực trạng trên nhà trường đã quan tâm chỉ đạo triển khai, thực hiện tốt công tác thư viện nhất là việc tổ chức đọc sách báo tại các điểm trường có nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số.
Từng bước nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện, đầu tư kinh phí, cở sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho thư viện.
Lồng ghép, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức thông qua các hoạt động để thu hút giáo viên, học sinh tham gia đọc, học qua sách báo trong thư viện nhiều hơn, tạo thói quen đến thư viện tham gia học tập, nghiên cứu.
n, việc đọc, học của giáo viên và học sinh trong thư viện nhà trường. Thư viện trường Tiểu học Y Ngông là thư viện hoạt động trong trường đóng chân trên địa bàn có vùng kinh tế đặc biệt khó khăn chính vì vậy mà thư viện đã được sự quan tâm đầu tư, giúp đỡ của các tổ chức trang bị sách vở, báo, trang thiết bị dạy và học từ đó tạo ra nguồn sách báo, dụng cụ học tập đa dạng hơn, đảm bảo cho công tác dạy,học. Từ những nguồn lực này nhà trường đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng có hiệu quả trong công tác đọc, học tại thư viện cũng như tại các lớp. Tuy nhiên tại trường đa số học sinh là người dân tộc thiểu số, nhận thức của các em về việc đọc, học qua sách báo chưa cao, cơ sở vật chất chưa đảm bảo, một số giáo viên vẫn còn xem nhẹ công tác thư viện, chưa có sự quan tâm đúng mức về các hoạt động của thư viện nhà trường, cán bộ thư viện chưa thực sự phát huy hết khả năng, vai trò của mình. Nhằm đạt được kết quả như mong muốn của công tác thư viện tại trường TH Y Ngông có nhiều học sinh dân tộc, việc chỉ đạo, đưa ra phương hướng hoạt động là vấn đề quan trọng vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác thư viện tại trường TH Y Ngông là trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, những vấn đề đặt ra trước mắt là: đề ra những giải pháp nhằm chỉ đạo, quản lý công tác thư viện. Khảo sát tình hình thực tế tại trường TH Y Ngông , đánh giá thực trạng công tác thư viện, từ đó đưa ra các biện pháp chỉ đạo nhân viên thư viện qua các việc làm cụ thể như: Hồ sơ sổ sách thư viện, tuyên truyền giới thiệu sách, trưng bày giá kệ sách, kế hoạch năm, tháng, tuần, công tác bạn đọc đưa vào đánh giá thi đua của nhà trường. Nâng cao công tác nghiệp vụ của thư viện, đầu tư cơ sở vật chất cho thư viện, tạo ra nhiều mô hình đọc và học tại thư viện nhằm thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động đọc và học tại thư viện. 3. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng hoạt động đọc sách báo của học sinh tại thư viện trường Tiểu học Y Ngông và đề xuất một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động đọc sách báo cho học sinh. 4. Phạm vi nghiên cứu Học sinh trường Tiểu học Y Ngông, xã Dur Kmăn, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, năm học 2015 - 2016. Một số văn bản chỉ đạo hoạt động thư viện trong trường phổ thông. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát thực tế. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp quy về thư viện trường học. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp điều tra biểu mẫu, số liệu. - Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Trong trường phổ thông học sinh ngoài việc lĩnh hôi những kiến thức do thầy cô giảng dạy qua các tiết học tại lớp thì việc đọc và học qua sách báo tại thư viện là việc làm hết sức cần thiết vì tham gia vào các hoạt động đọc và học tại thư viện các em học mang tính chủ động hơn, nhớ lâu hơn, tự tìm tòi nghiên cứu, áp dụng được nhiều hơn cho bản thân. Từ các hoạt động đọc và học tại thư viện các em tham gia mang tính cá nhân nói trên sẽ tạo ra chất lượng học tập của toàn trường. Có nhiều câu nói như: “Phải đọc sách báo để thu thập từ trong đó kiến thức loài người đã tích lũy được” (M.GOR-KI). “Sách cung cấp cho ta mọi sự hiểu biết, mà hiểu biết là sức mạnh lớn lao” (N.CRUP-KAI-A). “Đọc sách là cách học tốt nhất. Đó là khoa học thú vị nhất” (A.PUSKIN). Hiểu rõ việc đọc sách báo trong thư viện quan trọng như thế nào vì vậy Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành giáo dục đã quan tâm đến công tác thư viện, có rất nhiều công văn chỉ đạo về hoạt động thư viện, hoạt động học và đọc sách báo: Quyết định số 61/1998/QĐ-GD&ĐT, ngày 6/11/1998 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông. Quyết định số 01/2003/QĐ-GD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông”. Công văn số 11185/GDTH, ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông. Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của năm học cũng như thực hiện các kế hoạch hoạt động thư viện của Phòng GD&ĐT huyện Krông Ana, Sở GD&ĐT Đăk Lăk, trên cơ sở đó tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện để trường TH Y Ngông thực hiện. 2. Thực trạng 2.1. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức nhiều hoạt động để cán bộ thư viện có nhiều cơ hội giao lưu trao đổi kinh nghiệm như: Hội thi cán bộ thư viện giỏi cấp huyện (năm 2014), tổ chức chấm sáng kiến kinh nghiệm, bên cạnh đó công tác kiểm tra hoạt động thư viện tại các trường học đã giúp đơn vị kịp thời rút kinh nghiệm những hạn chế và phát huy những ưu điểm trong hoạt động thư viện. Nhà trường hàng năm đã quan tâm đầu tư một phần kinh phí trang bị cơ sở vật chất, mua sắm sách báo, trang thiết bị phục vụ cho thư viện, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, tạo mọi điều kiện để các em tới thư viện tham gia đọc và học. * Khó khăn Cơ sở vật chất đầu tư cho thư viện còn có những hạn chế do kinh phí còn hạn hẹp. Phòng thư viện, phòng đọc còn thiếu dẫn đến việc bố trí chưa được hợp lí, chưa đảm bảo quy định của phòng đọc. Đa số học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. Nhà trường có nhiều điểm trường. 2.2. Thành công, hạn chế * Thành công Trong những năm học trước hoạt động đọc đã được đa số giáo viên và học sinh quan tâm. Số học sinh tham gia đọc sách báo được tăng lên qua từng năm học. Số lượt giáo viên tham gia đọc tại thư viện nhằm bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn ngày một nhiều hơn. Cán bộ thư viện năng động nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, biết phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm và đội ngũ cộng tác viên thư viện để sắp xếp, đầu tư cho thư viện nên phong trào đọc sách ngày càng tăng cao. * Hạn chế Vẫn còn một số học sinh chưa thực sự quan tam đến việc đọc sách báo tại thư viện. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng thư viện và phòng đọc chưa được tách riêng. Hoạt động thư viện chưa cao, chưa có phòng đọc riêng nên không thể phục vụ bạn đọc đến với thư viện vì vậy phong trào đọc sách tại thư viện chưa được chú trọng. Kinh nghiệm tổ chức, quản lý, triển khai phong trào đọc sách báo của nhân viên thư viện chưa cao. Việc tổ chức đọc tại các điểm trường còn nhiều hạn chế. 2.3. Mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh Cán bộ thư viện nhiệt tình trong công việc, yêu nghề và có trách nhiệm cao đối với nghề. Đã có tính chủ động trong công việc, đặc biệt là tổ chức đọc sách báo, khắc phục những khó khăn, đặc thù của thư viện nhà trường để phục vụ bạn đọc. * Mặt yếu - Một số học sinh chưa thực sự chủ động tham gia vào các hoạt động đọc sách báo tại thư viện. - Kinh phí đầu tư cho thư viện chưa đáp ứng đủ với nhu cầu thực tế. - Cán bộ thư viện chưa phát huy hết vai trò cùa mình, đôi lúc vẫn còn thụ động trong công việc, chưa có sự sáng tạo để hoạt động đọc và học tại thư viện tốt hơn. 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động - Cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa có sự đầu tư về phòng đọc theo yêu cầu, kinh phí mua sắm tài liệu còn hạn chế, tài liệu chưa được phong phú đa dạng. - Học sinh là người dân tộc thiểu số nên các em chưa có nhận thức cao việc học cũng như việc đọc sách. - Các hình thức tổ chức, thu hút bạn đọc đến thư viện chưa phong phú. 2.5.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra. Trường Tiểu học Y Ngông là trường vùng sâu, vùng xa, có nhiều điểm trường, cơ sở vật chất của thư viện còn thiếu thốn, đa số học sinh là người dân tộc thiểu số do vậy việc tổ chức các hoạt động thư viện cũng như đọc sách báo tại thư viện gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo về công tác thư viện, cũng như sự chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo nhà trường đối với bộ phận thư viện do vậy đã tạo ra những thuận lợi nhất định trong việc triển khai các hoạt động theo kế hoạch và thực tiễn của đơn vị, phù hợp với đối tượng học sinh. Do có nhiều điểm trường việc triển khai các hoạt động thư viện gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất khó có thể đáp ứng yêu cầu tại mỗi điểm trường, nhân viên thư viện mất nhiều thời gian cho công tác tổ chức, luân chuyển sách báo, học sinh không có điều kiện tiếp xúc với nhiều tư liệu. Với những thực trạng trên nhà trường đã quan tâm chỉ đạo triển khai, thực hiện tốt công tác thư viện nhất là việc tổ chức đọc sách báo tại các điểm trường có nhiều học sinh là người dân tộc thiểu số. Từng bước nâng cao chất lượng phục vụ của thư viện, đầu tư kinh phí, cở sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho thư viện. Lồng ghép, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức thông qua các hoạt động để thu hút giáo viên, học sinh tham gia đọc, học qua sách báo trong thư viện nhiều hơn, tạo thói quen đến thư viện tham gia học tập, nghiên cứu.. 3. Các giải pháp, biện pháp 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Giúp nhân viên thư viện vận dụng hiệu quả một số giải pháp, biện pháp nhằm thu hút học sinh tham gia đọc sách, tạo mọi điều kiện để học sinh được đọc và vận dụng có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 3.2.1. Nắm bắt thực trạng hoạt động của thư viện. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện nhà đã có nhiều biện pháp, chính sách cụ thể nhằm động viên, khuyến khích học sinh dân tộc đến trường học tập, thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, đào tạo nguồn cán bộ công chức tại chỗ cho địa phương. Đồng thời thường xuyên chỉ đạo các trường thực hiện tốt kế hoạch năm học, trong đó có hoạt động thư viện. Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện chế độ chính sách, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả, không lãng phí, không thiếu sót, bất cập. Đối với Ban giám hiệu nhà trường: quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa trong việc dạy và học cũng như hoạt động thư viện của nhà trường. Đặt biệt quan tâm đến các em học sinh dân tộc thiểu số, thường xuyên động viên khuyết khích các em đến trường, thực hiện các chính sách hỗ trợ về kinh tế cho các em như: cấp phát sách giáo, vở viết, dụng cụ học tập đầy đủ, kịp thời vào đầu năm học mới, các em học sinh dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học tập theo từng năm học. 3.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất, vốn tài liệu phong phú, đa dạng hơn: Cơ sở vật chất, vốn tài liệu là điều kiện tiên quyết để tổ chức tốt các hoạt động thư viện, các hoạt động đọc đạt kết quả và chất lượng cao do vậy: Nhà trường đã đầu tư: kho sách bao gồm các giá, kệ đựng sách để bảo quản sách báo tốt hơn, phòng đọc từ 30 đến 50 chỗ ngồi đáp ứng nhu cầu đọc sách của cán bộ giáo viên và học sinh trong nhà trường. Để cơ sở vật chất, vốn tài liệu của thư viện khang trang hơn, đầy đủ hơn ngoài việc dùng kinh phí của nhà nước cấp nhà trường động viên các tổ chức, cá nhân, giáo viên, học sinh trong và ngoài nhà trường hỗ trợ, tài trợ làm cho vốn tài liệu phong phú hơn. Bổ sung vào thư viện nhà trường các loại tài liệu phù hợp với cấp học, phong phú về nội dung để bạn đọc tham khảo và đa dạng về hình thức để thuận tiện khi tra cứu tài liệu. Cán bộ thư viện thường xuyên điều tra về nhu cầu của giáo viên và học sinh trường mình, để biết được giáo viên hay dùng nội dung sách gì nhất, học sinh thích đọc truyện nào nhất, sách tham khảo nào các em cần cho việc bổ sung kiến thức của mình... Nắm bắt được nhu cầu này tham mưu với lãnh đạo tiến hành bổ sung kịp thời, đầy đủ. Tuy nhiên ở một số trường do điều kiện tài chính của nhà trường bước đầu chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của một thư viện hoàn chỉnh, cán bộ thư viện cần tranh thủ sự hỗ trợ của các thư viện bạn thông qua việc trao đổi sách, báo với nhau, sự ủng hộ của các cá nhân hay tập thể về tài chính để đầu tư cho thư viện của mình, thường xuyên tổ chức quyên góp sách báo của cán bộ, giáo viên và học sinh trong nhà trường cũng như người dân và chính quyền địa phương. Bằng những hình thức trên, thư viện sẽ ngày càng phong phú vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của nhà trường. Đầu năm học 2015 – 2016 nhà trường đã đầu tư mua sắm cho thư viện: 30 đầu sách báo, truyện với 90 cuốn, trị giá 7.000.000 đồng. 3.2.3. Tổ chức nhiều hình thức thu hút học sinh đến thư viện Vệc tổ chức nhiều hình thức hoạt động phong phú nhằm thu hút học sinh đến đọc và học tại thư viện là việc làm rất cần thiết của mỗi thư viện cũng như nhân viên thư viện. Hiện nay, thư viện trường Tiểu học Y Ngông thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số cán bộ thư viện vẫn còn thụ động trong công việc của mình. Ngoài giờ hành chính đến trường và có thể làm một số công việc khác do lãnh đạo nhà trường phân công còn chưa chú tâm đến làm thế nào để thu hút học sinh đến với thư viện, có thể do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan đưa đến. Nhưng nếu cán bộ thư viện biết nắm bắt và tận dụng vốn có sẵn của nhà trường thì có thể đưa thư viện dần dần đi vào hoạt động tốt hơn. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo vào thứ 2 đầu tuần cũng như giới thiệu tóm tắt nội dung sách trên bảng tin của thư viện để tạo trí tò mò thu hút các em tham gia tìm đọc. Cụ thể, tại thư viện trường trường TH Y Ngông chưa có phòng đọc, kho sách vẫn chưa được sắp xếp gọn gàng khoa học. Để cải thiện thời gian đọc sách cho các em, cán bộ thư viện có thể tham mưu với lãnh đạo nhà trường vào giờ ra chơi tổ chức cho các em đọc sách tại phòng hội đồng hoặc tổ chức hình thức thư viện lưu động, thư viện xanh bố trí một số bàn và ghế để các em đọc trong lớp, ngoài hành lang, dưới bóng cây Với hình thức mới lạ chắc chắn các em sẽ rất hứng thú tham gia, từ đó cải thiện được thời gian đọc sách của các em cũng như tạo thói quen cho các em đến với thư viện để các em mở mang thêm kiến thức của mình. Tổ chức các hoạt động trò chơi tìm hiểu về sách báo để thu hút các em như: - Tổ chức một sân chơi hay được gọi là “Bữa tiệt Buffet” sách: Chuẩn bị một bàn trưng bày sách. Chọn 10 em học sinh đứng vòng quanh bàn sách, mỗi em chọn cho mình 1 cuốn sách và đọc 5 phút, hết thời gian 5 phút cho đổi lần lượt theo vòng kim đồng hồ, mỗi học sinh truyền cuốn sách trên tay mình cho bạn đứng bên cạnh mình và lần lượt đọc tiếp, hết 5 phút lại đổi. Đến khi nào mỗi em đọc được 20 phút thì dừng lại. Sau thời gian 20 phút các em sẽ nhận ra: Cuốn sách ban đầu mình chọn là theo sở thích của mình (có thể là truyện tranh), nhưng mới đọc được 5 phút thì bị bắt buộc đổi cuốn sách đó cho bạn khác, ban đầu sẽ rất nuối tiếc vì đang đọc dở dang nhưng khi đọc cuốn sách thứ 2 thứ 3 thì học sinh đó nhận ra rằng: không phải cuốn sách mình chọn ban đầu là đúng mà mình có thể thích nhiều thể loại khác như tác phẩm văn học, khoa học thường thức... tất cả đều rất thú vị. 3.2.4. Tăng cường việc đọc sách tại các điểm lẻ. Tại điểm trường chính còn có 2 điểm trường lẻ tại các buôn, làng gần với nhà dân, tạo điều kiện cho các em học sinh dân tộc thiểu số tại đây đến lớp gần hơn. Tuy nhiên tại những điểm trường này cơ sở vật chất còn thiếu so với điểm chính, ngoài các lớp học ra các phòng làm việc đều tập trung tại điểm chính. Để các em học sinh tại các điểm trường lẻ được đọc sách như các bạn ở điểm chính nhà trường đầu tư tủ sách, bàn ghế đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho việc tổ chức đọc, cán bộ thư viện cần bố trí thời gian đến tổ chức cho các em đọc sách bằng các hình thức: Tủ sách lưu động, kệ sách trong lớp học (góc thư viện), ngăn sách dưới bóng cây để học sinh tại các điểm lẻ có điều kiện được tiếp xúc và đọc sách, báo nhiều hơn. 3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp Nắm vững, triển khai thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác thư viện của các cấp, Phòng Giáo dục và Đào tạo... Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thư viện, cán bộ thư viện tự học, tự rèn nâng cao nghiệp vụ, áp dụng những cái mới, sáng tạo để phục vụ bạn đọc. Vận động, xã hội hóa trong công tác thư viện, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn tài liệu cho thư viện. Thường xuyên nghiên cứu triển khai nhiều hình thức thu hút giáo viên, học sinh tham gia đọc tại thư viện, phù hợp với điều kiện nhà trường. 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Từ các biện pháp, giải pháp nêu trên có thể thấy muốn nâng cao chất lượng, số lượng giáo viên, học sinh tham gia đọc và học tại thư viện chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp và biện pháp đây là điều kiện tiên quyết trong quá trình triển khai, thực hiện. Trước hết phải xác định rõ mục tiêu của việc đọc sách báo cũng như công tác thư viện từ đó xây dựng các hình thức tổ chức thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động thư viện. Xác định được mục tiêu nhà trường sẽ có sự chỉ đạo sát sao, cụ thể hơn đối với công tác thư viện. Để các hoạt động thư viện, hoạt động đọc đạt kết quả cao cần làm tốt việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu cho thư viện, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thư viện, cán bộ thư viện tự học tự rèn nâng cao trình độ, sáng tạo trong công việc, trong điều kiện thực có tại nhà trường. Thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình triển khai hoạt động của bộ phận thư viện, có các hình thức tuyên truyền, động viên học sinh tham gia đọc, học tại thư viện... 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề Để đánh giá được hiệu quả của công tác chỉ đạo hoạt động thư viện đối với trường TH Y Ngông có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, qua thời gian triển khai, thí điểm kết quả đạt được là rất khả quan. Học sinh đến thư viện tham gia đọc sách báo ngày một tăng. Đa số giáo viên, học sinh cũng như nhân viên thư viện đã có nhận thức rõ hơn, hiểu được tầm quan trọng của việc học và đọc sách báo. Từng bước nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Các em học sinh tìm thấy niềm vui trong học tập tham gia đi học chuyên cần hơn. Qua tổ chức phát phiếu khảo sát tại trường với tổng số 19 lớp; 285 học sinh tham gia, kết quả khảo nghiệm như sau: * Phiếu khảo sát: PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH THAM GIA ĐẾN ĐỌC VÀ HỌC TẠI THƯ VIỆN TT KHỐI LỚP TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Chưa bao giờ đến thư viện Đã từng đến thư viện Thường xuyên đến thư viện Chưa bao giờ đến thư viện Đã từng đến thư viện Thường xuyên đến thư viện 1 Khối 1 29 em 20 em 15 em 4 40 22 2 Khối 2 15 em 15 em 09 em 5 15 19 3 Khối 3 30 em 20 em 20 em 6 30 24 4 Khối 4 20 em 15 em 10 em 4 21 20 5 Khối 5 28 em 20 em 20 em 5 33 30 * Kết quả sau khi khảo sát tại trường: Nội dung Học sinh DTTS không thích đọc sách Học sinh DTTS thích đọc sách Số lượng % Số lượng % Trước khi áp dụng đề tài 122 43% 163 57% Sau khi áp dụng đề tài 24 8% 261 92% 5. Kết quả Từ những kết quả đạt được trong thời gian nghiên cứu triển khai đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác thư viện tại trường tiểu học Y Ngông” cho thấy đề tài có thể áp dụng cho các trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, có điều kiện kinh tế khó khăn trên địa bàn huyện. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Qua nghiên cứu thực tế và áp dụng các biện pháp chỉ đạo và quản lý thực hiện về công tác thư viện tại trường TH Y Ngông có đông học sinh là người dân tộc thiểu số trong huyện cần: - Có sự đầu tư thường xuyên, nhiều hơn nữa về kinh phí, cơ sở vật chất, sách báo, tài liệu cho thư viện nhà trường. - Lãnh đạo trường thường xuyên quan tâm, kiểm tra đôn đốc cán bộ thư viện và các hoạt động của thư viện trường nhằm nâng cao hiệu quả và các nội dung hoạt động, nội dung hoạt động của thư viện tại các trường này cần cụ thể, chi tiết thực sự phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số. - Giáo viên thư viện phải thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức, tay nghề, tìm tòi, sáng tạo trong công tác hoạt động, tập trung thu hút giáo viên, học sinh vào thư viện... - Thường xuyên đổi mới và tổ chức nhiều hình thức, hoạt động, tuyên truyền để thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động thư viện, đọc sách báo. 2. Kiến nghị - Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo sát sao trong công tác hoạt động thư viện tại các trường. -
Tài liệu đính kèm: