Đề tài Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1

Đề tài Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1

Thuận lợi.

 * Từ mô hình Công nghệ.

Hiện nay, huyện Krông Ana đã có 9 trường áp dụng mô hình Công nghệ Tiếng Việt 1. Nhận thấy được những ưu điểm đáng kể từ mô hình này, trường tôi tiến hành thực hiện theo mô hình này đến nay đã được 4 năm.

Với mô hình Công nghệ, một bài học Tiếng Việt được tổ chức theo quy trình 4 việc (Việc 1: Chiếm lĩnh kiến thức, Việc 2: Viết, Việc 3: Đọc, Việc 4: Viết chính tả) tất cả các việc có sự liên kết với nhau. Phần viết chính tả được thực hiện ở Việc 4, là việc cuối cùng của một bài học và là cơ hội để kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh 3 việc đã làm, để khẳng định sản phẩm của bài học.

Theo bảng so sánh trên, tôi nhận thấy rằng, việc áp dụng mô hình Công nghệ đem lại những thuận lợi nhất định:

- Việc viết chính tả thực hiện ngay từ đầu năm học, thời lượng học được rải đều ở các tiết học trong tuần sẽ giúp các em không quá bỡ ngỡ khi học, sớm hình thành thói quen viết chính tả, thực hành theo phương châm “Học đâu biết đó” các em có thể vận dụng kiến thức mới học để nắm chắc âm, vần và viết bài.

 

doc 31 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 7392Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kê ở chương trình Công nghệ có 158 bài viết/ 1 năm học và có 157 bài viết được viết theo hình thức Nghe – viết, điều đó giúp học sinh phát triển tư duy, kích thích phát triển trí não, ghi nhớ và vận dụng tốt các vần mới học cũng như các luật chính tả để viết bài.
- Nội dung các bài viết đa số là các bài đọc ở Việc 3, có các vần mới được tập viết ở Việc 2 và được chiếm lĩnh từ Việc 1, với liên kết đó giúp các em hình thành sẵn trong đầu nội dung cần viết, hạn chế lỗi khi viết bài.
- Ở mỗi bài học, khi học các âm, vần mới có luật chính tả thì nội dung đó được lồng ghép ở Việc 2 và vận dụng ngay vào việc 4 trong bài học đó:
 + VD: Khi học âm /ng/ các em sẽ được học luật chính tả âm /ng/ đứng trước âm e, ê, i ở Việc 2 và vận dụng luật ngay vào việc viết chính tả: Bé Nga nghĩ: Bà đã già mà chả hề nghỉ.
* Từ Nhà trường.
- Trong những năm qua, Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo, cán bộ ngành tạo điều kiện để trường có đầy đủ các thiết bị dạy học, các đồ dùng dạy học trực quan, phòng học khang trang, rộng rãi, số lượng học sinh trong lớp đảm bảo chất lượng dạy và học.
* Từ giáo viên.
- Giáo viên nhiệt tình, tận tâm với nghề, đặc biệt với học sinh lớp 1, giáo viên như một người mẹ được các em tin tưởng tuyệt đối.
* Từ phụ huynh.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, tạo điều kiện tốt nhất khi các em đến trường, thường xuyên hỏi han, tạo mối liên hệ giữa phụ huynh với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường.
b. Khó khăn.
Tranh biếm họa khó khăn của học sinh về Chính tả
	Có thể thấy rằng bên cạnh những thuận lợi, còn có những khó khăn như:
	* Từ mô hình Công nghệ.
	- Đối với chương trình học Chính tả ở mô hình Công nghệ đòi hỏi các em tư duy trí tuệ, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh tuy nhiên ở lứa tuổi các em chủ yếu là tư duy trực quan nên dẫn đến hiện tượng một số học sinh “đuối sức”; một số học sinh ghi nhớ và vận dụng luật chính tả còn hạn chế.
	- Trong chương trình học Chính tả chưa có các bài tập Chính tả, giáo viên phải tự soạn bài tập có liên quan đến luật chính tả để học sinh làm.
	* Từ giáo viên.
	- Giáo viên là người Quảng Nam nên vẫn còn ảnh hưởng tiếng địa phương, phát âm một số vần chưa đúng chuẩn.
- Chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm sư phạm còn hạn chế.
	* Từ học sinh.
	- Đầu năm học, học sinh chưa nhìn nhận rõ nhiệm vụ học tập của mình nên một số em chưa tự giác học tập, vẫn còn tâm lí vui chơi như ở mầm non.
	- Ở lứa tuổi còn nhỏ, một số học sinh còn tồn tại tình trạng phát âm chưa rõ tiếng, một số em nói lắp, nói ngọng dẫn đến phát âm lệch chuẩn; với lứa tuổi này, các em cũng chưa thể hiểu được tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả.
	- Trường học nằm trong địa bàn xã với đại đa số người dân là người Quảng Nam nên đa phần các em chịu ảnh hưởng từ tiếng địa phương.
	* Từ phụ huynh.
	- Về phía phụ huynh, đa số phụ huynh quan tâm dạy dỗ con cái nhưng lại sử dụng tiếng địa phương để hướng dẫn con học dẫn đến tình trạng học sinh nhầm lẫn, nhận dạng vần sai bởi cách dạy của thầy cô và của ba mẹ bị lệch cách phát âm.
	- Sự tiếp cận chương trình mới của phụ huynh còn hạn chế, dẫn đến tình trạng hướng dẫn sai hoặc “khoán trắng” cho giáo viên.
c. Thống kê lỗi chính tả học sinh thường mắc phải.
Viết thiếu âm đệm Nhầm lẫn vần ai/ay
 Nhầm lẫn âm đầu tr/ch	 Chưa nắm luật chính tả âm /ngờ/
Chưa nắm luật chính tả âm /cờ/ Nhầm lẫn dấu thanh
Hình ảnh về lỗi chính tả ở học sinh lớp 1
	Qua tìm hiểu thực tế tại trường, tôi lập bảng thống kê một số lỗi học sinh lớp 1 thường mắc phải như sau:
Các dạng lỗi
Các dấu thanh âm, vần học sinh thường mắc lỗi
Viết đúng chính tả
Viết sai chính tả
Lỗi về dấu thanh
- Viết nhầm dấu sắc và dấu huyền
Bà, cá
Bá, cà
- Không phân biệt được thanh hỏi và thanh ngã
quả na
già cả
nghỉ ngơi
quã na
già cã
nghĩ ngơi
Lỗi về âm đầu
tr/ch
Cây tre
cá trê
che chở
trở về
Cây che
cá chê
 tre trở
chở về
d/gi
Cặp da
Áo dạ
Gia đình
Con gián
Cặp gia 
Áo giạ
Da đình
Con dán
s/x 
Say xưa
Sổ ghi
Chim sẻ
Xay xưa
Xổ ghi
Chim xẻ
k/c
Con kiến
Cây kim
Con ciến
Cây cim
ng/ngh
Nghi ngờ
Con nghé
Ngi ngờ
Con ngé
g/gh 
Cái ghế
Con ghẹ
Cái gế
Con gẹ
Viết hoa tự do, chưa nắm được quy tắc viết hoa
Lỗi về phần vần
Âm đệm
Viết thừa hoặc thiếu âm đệm
Ba má
Cái loa
Hoa huệ
Boa móa
Cái la
Hoa hệ
Nhầm lẫn giữa hai âm đệm o và u khi đi với chữ /q/
Quen biết
Quét nhà
Qoen biết
Qoét nhà
Âm chính
ăm/am
ăp/ap
Cây tăm
Cái nắp
Cây tam
Cái náp
iê/i
Cái liềm
Rau diếp
Cái lìm
Rau díp
ươ/ư
Rượu
Con hươu
Quả bưởi
Rựu
Con hưu
Quả bửi
uô/u
uô/ô
Cá đuối
cây chuối
chú cuội
tê buốt
cánh buồm
luôm thuộm
Cá đúi
cây chúi
chú cụi
tê bút
cánh bồm
lộm thộm
ay/ây
Cây, mây
Bay, tay
Cay, may
Bây, tây
iê/ia
Cây mía
Cây miế
Âm cuối
c/t
Thời tiết
Mát mẻ
Đôi tất
Tắc kè
Thời tiếc
Mác mẻ
Đôi tấc
Tắt kè
n/ng
Trăng
Cái bàn
Khen ngời
Tiên Rồng
Trăn
Cái bàng
Kheng ngợi
Tiêng Rồng
n/nh
Xinh đẹp
Bình minh
Xin đẹp
Bìn min
ai/ay
Cái tai
Cái tay
d. Nguyên nhân.
Khắc phục lỗi chính tả cũng giống như chữa bệnh, trước hết phải tìm hiểu bệnh, vậy để khắc phục lỗi chính tả trước hết phải hiểu được nguyên nhân học sinh mắc lỗi. Qua quá trình dạy học, tìm hiểu tôi nhận thấy học sinh mắc lỗi chính tả do các nguyên nhân chủ yếu sau:
* Nguyên nhân khách quan:
	+ Ảnh hưởng từ tiếng địa phương, phát âm như thế nào thì viết như thế ấy.
+ Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con, một số khác chưa nắm được chương trình dạy học mới, phát âm chưa đúng chuẩn khi hướng dẫn con học. 
+ Một số em (viết chậm, viết chưa đúng chính tả) lại rơi vào gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh không có nhiều thời gian chăm lo cho con, phó thác việc học tập của con cho giáo viên.
* Nguyên nhân chủ quan:
+ Tư duy của các em chủ yếu là tư duy trực quan, do vậy việc thực hiện viết chính tả theo hình thức Nghe – viết gặp nhiều khó khăn.
	+ Học sinh chưa nắm vững mặt chữ, nhận thức còn hạn chế, chưa tích cực học tập, rèn luyện kĩ năng viết chính tả.
	+ Không nắm được các luật chính tả, vận dụng luật chưa hiệu quả.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp.
	Từ những khó khăn trong việc viết chính tả của học sinh, tôi đưa ra các giải pháp hướng đến mục tiêu sau:
	- Giúp HS khắc phục một số lỗi chính tả thường gặp, ghi nhớ bền vững và vận dụng tốt các mẹo chính tả và luật chính tả.
	- Trang bị cho các em công cụ vững chắc để học tập các môn học khác.
	- Bồi dưỡng trong các em lòng yêu quý tiếng Việt, chữ Việt, góp phần nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn đặc thù và bản sắc văn hóa Việt Nam; thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Giáo dục Tiểu học.
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp.
b.1. Nội dung.
	Với kinh nghiệm 3 năm dạy lớp 1, cùng với việc tìm hiểu, nghiên cứu về những khó khăn cũng như nguyên nhân học sinh lớp 1 mắc lỗi chính tả, tôi đưa ra một số giải pháp để giải quyết những khó khăn, hạn chế tình trạng mắc lỗi chính tả ở học sinh lớp 1 như sau:
	- Biện pháp 1: Phát âm đúng chuẩn, sử dụng mẹo khi phát âm.
	- Biện pháp 2: Giúp học sinh hiểu nghĩa từ - ghi nhớ từ.
	- Biện pháp 3: Tăng cường thực hiện các bài tập phân biệt âm, vần để giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng tốt luật chính tả.
	- Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh tự nhìn thấy cái sai của mình, tự khắc phục lỗi.
- Biện pháp 5: Bồi dưỡng ở các em lòng yêu tiếng Việt, yêu thích môn Tiếng Việt, ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
b.2. Cách thực hiện các giải pháp.
* Phát âm đúng chuẩn và sử dụng mẹo khi phát âm.
	Theo nguyên tắc Ngữ âm học, Tiếng Việt là thứ tiếng không có biến hóa hình thái. Từ được đọc và viết giống nhau, đọc thế nào viết thế nấy, không có sự khác biệt nào. Hơn thế nữa, với hệ thống các bài viết chính tả đa số là thực hiện theo hình thức nghe - viết thì để viết đúng yêu cầu trước tiên là cần phát âm đúng chuẩn.
	Phát âm đúng chuẩn sẽ thật sự không dễ khi học sinh thuộc địa bàn mà đại đa số người dân nói tiếng Quảng Nam, ảnh hưởng từ tiếng địa phương, cả cô và trò đều gặp những khó khăn nhất định.
- Ví dụ: số tám số tốm; đi làm đi lồm; xe đạp xe độp
 đèn pin đèng bin; cụ già cụ dòa;
	Để phát âm đúng chuẩn, trước hết giáo viên phải tự sửa lỗi cho mình rồi xây dựng kế hoạch chữa lỗi phát âm cho học sinh. Giáo viên phải luôn tận tình, kiên trì, tạo động lực để học sinh tích cực chữa lỗi phát âm cho mình. 
Trước khi hướng dẫn học sinh, giáo viên cần chỉ ra cách phát âm, phát âm mẫu để học sinh phân biệt được các âm dễ nhầm lẫn.
Lỗi về phát âm âm đầu, học sinh chủ yếu phát âm lẫn lộn giữa các cặp âm tr/ch, b/p, s/x, r/d/gi vì vậy giáo viên cần phát âm đúng chuẩn, phân tích, chỉ ra điểm khác nhau khi phát âm các âm này.
	- Ví dụ 1: Khi phát âm âm /b/ và âm /p/ đa số học sinh có sự nhầm lẫn. Tôi phát âm mẫu âm /b/ và âm /p/ sau đó cho học sinh đặt tay lên thanh quản và phát âm âm /b/ các em có thể thấy thanh quản rung nhẹ, tương tự khi phát âm âm /p/ thanh quản rung mạnh hơn và miệng bật hơi mạnh.
- Ví dụ 2: Đối với âm /d/ và âm /gi/, tôi cho học sinh đặt lòng bàn tay trước miệng và cảm nhận: âm /d/ khi phát âm luồng hơi đi ra nhẹ, âm /gi/ luồng hơi đi ra bật mạnh hơn. 
Đối với phần vần, có thể với học sinh miền Bắc, việc phân biệt các vần có âm cuối n/ng, c/t, n/nh, không quá khó nhưng đối với học sinh ảnh hưởng từ tiếng Quảng Nam thì đó không phải là chuyện dễ, các em thường xuyên phát âm lẫn lộn các vần có âm cuối n/ng, c/t, n/nh, để khắc phục lỗi này, bên cạnh việc nghe phát âm, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát khẩu hình khi cô phát âm. Để giúp các em phân biệt, tôi thường chỉ học sinh quan sát khẩu hình theo một số mẹo nhỏ:
- “ n/t cong lưỡi”: khi phát âm các vần có âm cuối n hoặc t thì kết thúc âm lưỡi cong lên, đầu lưỡi chạm vào ngạc.
- “m/p ngậm miệng”: khi phát âm các vần có âm cuối m hoặc p thì kết thúc âm miệng ngậm lại.
- “ng/c rộng miệng”: khi phát âm các vần có âm cuối ng hoặc c thì kết thúc âm miệng mở rộng giống chữ c ( trừ các vần có âm chính là âm tròn môi: ong, oc, ông, ôc, ung, uc)
Ví dụ 1: Đối với vần /an/ và vần /ang/: Khi phát âm vần /an/ kết thúc âm lưỡi cong lên chạm ngạc, khi phát âm vần /ang/ kết thúc âm miệng mở rộng.
Cái bàn/ cây bàng: Tiếng “bàn” kết thúc âm cong lưỡi còn tiếng “bàng” kết thúc âm miệng mở rộng.
Ví dụ 2: Đối với vần /ac/ và vần /at/: Khi phát âm vần /ac/ kết thúc âm miệng mở rộng, khi phát âm vần /at/ kết thúc âm lưỡi cong lên chạm ngạc.
 Khát nước/ khác nhau: Tiếng /khát/ kết thúc âm cong lưỡi còn tiếng /khác/ kết thúc âm miệng mở rộng (giống chữ c).
* Giúp học sinh hiểu nghĩa từ - ghi nhớ từ.
	Cùng với việc phát âm đúng, giáo viên cần giúp học sinh hiểu nghĩa của từ. Với việc này tôi lồng ghép việc giải nghĩa từ trong Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm của các tiết Tiếng Việt. Ở việc này, khi thực hiện tìm tiếng có chứa vần mới, tôi khuyến khích học sinh tìm các tiếng mà các em thường gặp trong cuộc sống hằng ngày hoặc tên của các bạn trong lớp có chứa vần đó, để các em chủ động tìm hiểu, nắm chắc vần và nghĩa của từ chứa vần bằng quan sát trực quan hoặc hiểu biết thực tế.
	Ví dụ: Khi dạy vần /oa/, ở Việc 1, tôi cho học sinh tìm tiếng có chứa vần /oa/ như: hoa, loa, xóa,đồng thời giải thích nghĩa của các tiếng các em tìm được. Khi thực hiện việc này sẽ tạo tình huống để học sinh nói lên một số tiếng các em phát âm sai do ảnh hưởng tiếng địa phương để từ đó các em thấy được chỗ sai và chú ý khắc phục. Học sinh có thể nói một số tiếng: cái coa, cái lóa,lúc này cần phải giải thích để các em biết phải là cái ca, cái lá mới đúng. 
Với việc làm này, các em sẽ trang bị thêm cho mình những tiếng có chứa vần mới, hiểu và viết được những tiếng các em thường nghe, nói mà chưa biết phải viết như thế nào. Đó cũng là cách tạo cho học sinh hứng thú hơn trong việc tìm và hiểu nghĩa của từ.
	Bên cạnh đó, để giúp các em hình thành được nội dung bài cần viết, khi làm việc ở Việc 3: Đọc, giáo viên phân tích nghĩa một số tiếng dễ lẫn lộn trong bài.
	Ví dụ: Dạy bài Chính tả (Nghe – viết): Quà bà cho – TVCGD 1 – Tập 2, tr 9.
Tôi phân tích một số tiếng dễ nhầm lẫn: 
gì/dì: gì là từ dùng để hỏi như cái gì?, con gì?
 dì là từ dùng để gọi em ruột của mẹ mình.
Bước vào Việc 4: Viết chính tả, một lần nữa để chắc chắn học sinh nắm được nội dung bài , giáo viên khảo sát lại bằng cách hỏi – đáp về nội dung bài rồi mới bắt đầu viết. Từ các bước hình thành được liên kết theo quy trình 4 Việc, các em sẽ hình thành chắc chắn các biểu tượng âm, vần, nội dung cần viết, và hạn chế được nhiều lỗi chính tả khi viết bài.
* Tăng cường thực hiện các bài tập phân biệt âm, vần, dấu thanh; các bài tập vận dụng luật chính tả, kết hợp hướng dẫn học sinh một số mẹo ghi nhớ luật chính tả.
	Trong chương trình Công nghệ Tiếng Việt 1 có các luật chính tả như: luật chính tả e, ê, i, luật chính tả về dấu thanh, luật chính tả âm đệm, luật chính tả về nguyên âm đôi, luật viết hoa. Nội dung các luật chính tả được xây dựng trong một bài học riêng hoặc được lồng ghép ở Việc 2. 
	Ở lứa tuổi của các em, việc ghi nhớ nhiều luật như vậy đã khó, càng khó hơn khi các em hiểu được luật và vận dụng luật như thế nào cho đúng. Phương án tối ưu nhất ở đây, tôi chọn việc “nhắc đi nhắc lại, gặp đâu nhắc đó, làm đi làm lại”, có như vậy các em mới có thể khắc sâu hơn, viết chính tả tốt hơn, hạn chế các lỗi do không nắm được luật.
Ở mô hình Công nghệ không có các bài tập Chính tả, vì vậy bên cạnh việc nhắc lại hằng ngày các luật chính tả, giáo viên cần xây dựng các bài tập phân biệt âm, vần, các bài tập có liên quan đến luật chính tả và thực hiện ở các tiết học tăng cường.
- Dạng bài tập liên quan đến luật chính tả e, ê, i: Trong quan hệ âm – chữ của Tiếng Việt thì một chữ cái chỉ có thể ghi lại một âm nhưng một âm có thể ghi bằng một, hai, ba hoặc bốn chữ cái như: âm /cờ/ ghi bằng 3 con chữ c, k, q; âm /ngờ/ ghi bằng 2 con chữ ng và ngh, âm /iê/ ghi bằng 4 cách /iê/, /ia/, /yê/, /ya/. Vì vậy, để giúp các em biết được đối với âm này thì ghi bằng con chữ nào cho đúng luật, giáo viên cần xây dựng các bài tập giúp học sinh ghi nhớ luật chính tả cụ thể như: âm /cờ/ đứng trước âm e, ê, i thì viết bằng chữ k, viết chữ q trước âm đệm u và viết chữ c với các âm còn lại; âm /gờ/ đứng trước âm e, ê, i thì viết bằng chữ gh (gờ kép), viết chữ g với các âm còn lại; âm /ngờ/ đứng trước âm e, ê, i, viết chữ ngh (ngờ kép) với các âm còn lại.
	Ví dụ:
Bài tập 1: Điền vào chỗ chấm.
	a. k hay c
	 ái ghế	 	 em que tìm iếm on gà
	b. g hay gh
 ọn àng con ẹ
	Bài tập 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống.
	nghỉ lễ nge ngóng ngôi nhà 
	- Dạng bài tập về luật chính tả âm đệm: Với dạng này, giáo viên chủ yếu xây dựng bài tập về luật âm /cờ/ đứng trước âm đệm ghi bằng con chữ q và âm đệm ghi bằng con chữ u hoặc bài tập giúp học sinh xác định đúng âm đệm đi với các âm khác.
	Ví dụ:
	Bài tập 1: Khoanh tròn vào đáp án đúng:
Qoen biết	B. Coen biết	C. Quen biết
Bài tập 2: Điền u hay o.
qả na	hoa hè	
Tóc xăn	mùa xân 	
- Dạng bài tập về luật chính tả nguyên âm đôi: Trong tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi: /iê/, /uô/, /ươ/. Mỗi nguyên âm đôi có thể viết bằng hai hoặc bốn chữ.
+ Âm /iê/: Viết iê khi có âm cuối, viết yê khi có âm đệm và âm cuối.
Viết ia khi không có âm cuối, viết ya khi có âm đệm và không có âm cuối.
+ Âm /uô/: Viết uô khi có âm cuối, viết ua không có âm cuối.
+ Âm /ươ/: Viết ươ khi có âm cuối, viết ưa không có âm cuối.
Vì vậy, với dạng bài tập này, giáo viên cần xây dựng các bài tập nhằm giúp học sinh xác định âm, chữ của nguyên âm đôi trong từng từ, khắc phục sự nhầm lẫn khi sử dụng các nguyên âm đôi.
Ví dụ:
Bài tập 1: Điền vào chỗ chấm.
iê/ yê/ ia/ ya
Bờ b..’.n	 ch li	vành khun	đêm khu
b. uô hay ua.
b..`.n bã	con c	 sáng s..’..	 b.n bán
- Dạng bài tập phân biệt âm, vần, dấu thanh: Với ảnh hưởng lớn từ tiếng địa phương, đa số học sinh mắc lỗi chính tả do nhầm lẫn giữa cách phát âm chuẩn với cách phát âm ở địa phương, các em chưa nắm rõ được âm, vần như thế nào là đúng. Vì vậy, giáo viên nên hướng dẫn học sinh các bài tập phân biệt âm, vần, dấu thanh từ cách phát âm, phân biệt dựa vào ngữ nghĩa.
Ví dụ:
Bài tập 1: Điền vào chố chấm.
tr hay ch
Cây e	e chở	ả giá	ả cá.
r, d, hay gi
	Đi a	a đình	a thịt
Bài tập 2: Nối cột A với cột B sao cho đúng.
bàng 
Cái 
 	A	B
bàn 
Cây
	Bài tập 3: Điền vào chỗ chấm.
	a. uôi hay ui
	cây ch..... 	 cái t
c. ươu hay ưu
	con h.	con c.
	Bài tập 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S.
	 suy nghĩ suy nghỉ
	 nghĩ mát	 nghỉ mát
 	Bên cạnh việc xây dựng bài tập cho học sinh làm lại nhiều lần để ghi nhớ luật, tôi còn giúp học sinh ghi nhớ luật bằng một số mẹo nhỏ như sau:
	- Đối với luật ghi dấu thanh: Dấu thanh được đặt ở âm chính, việc các em xác định được âm chính là âm đơn thì không khó, nhưng đa số học sinh gặp khó khăn trong việc xác định vị trí dấu thanh ở âm chính là nguyên âm đôi, vì vậy, tôi hướng dẫn học sinh cách xác định: Đối với các tiếng có nguyên âm đôi, dấu thanh được đặt ở con chữ thứ 2 tính từ sau về trước, trừ các vần có âm cuối ng dấu thanh được đặt ở con chữ thứ 3 tính từ sau về trước.
	Ví dụ: 
	+ v ư ờ n vườn; 	d ừ a dừa;	c h u y ề n 	 chuyền
	 2 1 2 1 2 1
	+ r u ộ n g ruộng;	g i ư ờ n g giường; g i ế n g giếng
	 3 2 1 	 3 2 1 3 2 1
	- Đối với luật viết hoa: Ở giai đoạn đầu mới học các chữ viết hoa, các em thường quên viết hoa ở đầu dòng, viết hoa tự do, giáo viên cần nhắc đi nhắc lại, hỏi đi hỏi lại học sinh một số trường hợp cần viết hoa thường gặp:
	+ Chữ đầu câu, đầu đoạn văn viết như thế nào?
	+ Chữ đầu tiên sau dấu chấm, dấu hai chấm phải viết như thế nào.
	+ Tên riêng được viết như thế nào?
	+ Tên các địa danh, địa lí, viết như thế nào?
	+ Phiên âm tiếng nước ngoài viết như thế nào?
	Tùy vào tình hình học tập của mỗi học sinh mà chúng ta áp dụng dạng bài tập, hay mẹo chính tả cho phù hợp.
* Hướng dẫn học sinh tự nhìn thấy cái sai của mình, tự khắc phục lỗi và biết trình bày bài viết chính tả đúng, đẹp.
	Xét về mặt tâm lí, chúng ta có thể hiểu rằng khi biết được mình sai sẽ nhanh chóng chấp nhận và khắc phục được lỗi, còn việc mình bị cho là sai nhưng không hiểu mình sai chỗ nào chắc chắn tạo ra một tâm lí mơ hồ, không thoải mái, ngờ vực những điều mình đang làm. Là một giáo viên, chúng ta cũng cần hiểu được việc các em mắc lỗi là chuyện không thể tránh khỏi, cần phải chấp nhận những điều các em làm sai rồi từ cái sai đó giúp các em nhìn nhận và biết cách sửa lỗi. 
Chúng ta nên lấy những điều các em làm sai làm vật liệu để “nhào nặn” và hướng các em về cái đúng. Ở đây, tôi thực hiện bằng phương pháp so sánh giữa cái đúng và cái không đúng để các em hiểu rõ hơn. Đặc biệt, giáo viên cần chỉ rõ từ đúng và từ không đúng trong cùng trường hợp đó, tránh trường hợp học sinh mặc định nghĩ từ đó là sai và không bao giờ viết lại nữa.
	Ví dụ: Khi cho học sinh viết tiếng năm học, nhưng do ảnh hưởng tiếng địa phương một số em lại viết là nam hạc. Để giúp học sinh sửa lỗi, tôi cho học sinh phát âm lại tiếng các em vừa viết, đồng thời tôi phát âm lại tiếng cần viết để học sinh thấy được sự khác biệt giữa hai tiếng và nhận ra được lỗi của mình. Sau đó, tôi phân tích ở từ chưa đúng cần chỉ: tiếng nam và tiếng hạc trong các trường hợp khác như là bạn nam hay con hạc thì là viết đúng, đó không phải là từ sai mà là không đúng khi viết từ năm học.
	Từ việc viết đúng, giáo viên thực hiện mục tiêu cao hơn là viết đẹp. Trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách trình bày bài viết đảm bảo đẹp, thuận lợi cho việc viết bài viết, sau đó theo dõi, nhắc nhỡ học sinh viết chữ đúng theo mẫu. Từ đó, giáo viên lồng ghép giáo dục các kỹ năng, rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ cho học sinh.
Để làm được những điều này, giáo viên cần kiên trì, kiềm chế cảm xúc cá nhân, không nên áp đặt, tạo áp lực cho học sinh dẫn đến trình trạng các em nhút nhát, không dám đặt bút viết những điều các em nghĩ. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần có tình thần trách nhiệm cao, chấm bài kĩ để kịp thời phát hiện lỗi của học sinh và có phương án giúp đỡ, đồng thời áp dụng các hình thức khen thưởng đối với học viết đúng, viết đẹp, tạo hứng thú cho các em khi viết bài 
* Bồi dưỡng ở các em lòng yêu tiếng Việt, yêu thích

Tài liệu đính kèm:

  • docth_165_9726_2010886.doc