Sau ba năm thực hiện mô hình thí điểm VNEN, theo đánh giá khách quan đã đạt được kết quả bước đầu. Tất cả giáo viên trong trường đã biết cách trang trí và sử dụng công cụ vào dạy học. Hầu hết giáo viên đã hiểu rõ tác dụng của các Công cụ lớp học. Nó góp phần không nhỏ trong sự thành công của từng bài học. Học sinh mạnh dạn, tự tin, không khí học tập trong lớp tự nhiên, nhẹ nhàng, thân thiện, giáo viên và học sinh tương tác với nhau nhiều hơn và kết quả học tập, chất lượng giáo dục bước đầu được cải thiện. Cụ thể, giáo viên đã linh hoạt hơn trong việc tổ chức các hoạt động cho học sinh. Giáo viên không còn phải soạn bài nhưng có ý thức nghiên cứu tài liệu học tập, điều chỉnh một số hoạt động cho phù hợp với đối tượng học sinh; làm đồ dùng dạy học để giúp học sinh có phương tiện học tập tốt hơn. Còn với các em học sinh khi áp dụng mô hình thực nghiệm này, tại các lớp học đã thành lập hội đồng tự quản của lớp, bước đầu các em đã biết làm quen với nhiệm vụ của mình. Đáng ghi nhận là sự phát triển năng lực tự học của học sinh. Các em biết tương tác với các Công cụ hỗ trợ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giúp cho việc tiếp thu bài học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn (đây được coi là điểm mới của học sinh học lớp VNEN, hơn hẳn các lớp không học theo mô hình này). Nhiều em đã thể hiện được khả năng của mình khi điều khiển và có thể hướng dẫn các bạn khác học. Một điều dễ nhận thấy, đó là học sinh đã mạnh dạn, linh hoạt và sáng tạo hơn trong học tập, có tư duy độc lập khi phát hiện kiến thức mới.
Mặt khác, phong trào trang trí lớp học phát triển rầm rộ, có chất lượng và được nhiều trường bạn đến tham quan.
Đa số phụ huynh hài lòng với môi trường học tập của con em mình.
thuyết phục được học sinh, phụ huynh cùng tham gia. Phải có kế hoạch sử dụng các Công cụ như thế nào cho đạt hiệu quả. Không được để các Công cụ chỉ là “cho đẹp, cho đúng với hình thức lớp VNEN” mà phải là một phần trong các tiết học nếu có nội dung phù hợp. Đó mới là cải đích mà VNEN momg muốn. Phải khẳng định rằng, công cụ để tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trường VNEN là rất quan trọng, thông qua các công cụ này, giáo viên có thể phát hiện và nuôi dưỡng các tiềm năng; giải đáp những băn khoăn, lo lắng; giúp các em phát triển sự đam mê, sự sáng tạo và hình thành nhân cách cùng các kỹ năng hợp tác trong học tập. Học sinh sử dụng các công cụ để tham gia hoạt động dựa trên vốn từ vựng và năng lực của mình. Giáo viên có thể hỗ trợ để giúp các công cụ này phát huy được tác dụng trong quá trình học tập của học sinh. Vì vậy, giáo viên cần tận dụng tối đa những công cụ mà lớp lựa chọn để phục vụ cho học tập và các hoạt động của lớp. Các công cụ đã được chứng minh là hữu ích cho công tác quản lý các hoạt động ở lớp học, trường học. 3. Giải pháp, biện pháp 3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Nhằm đề xuất các giải pháp giúp giáo viên biết cách trang trí và sử dụng các Công cụ hỗ trợ học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Qua đó, giúp các em chia sẻ, tư duy sáng tạo, chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, tự tin góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay trong thời kỳ hội nhập. Định hướng cho giáo viên xác định đúng mục đích của việc trang trí lớp: Lớp học có thân thiện thì học sinh mới tích cực. Giúp giáo viên biết cách sử dụng các công cụ như thế nào cho hợp lí và đạt hiệu quả cao. Đưa phong trào trang trí lớp vào thi đua, góp phần khơi dậy sự sáng tạo, linh hoạt, có trách nhiệm trong dạy học. Ban giám hiệu không để giáo viên đơn độc mà huy động cả công đồng cùng tham gia vào công tác giáo dục. Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai được nằm trong dự án của chương trình "Dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)”. Điều đó cho thấy, cơ hội cho trường cũng cao nhưng thách thức cũng không phải là nhỏ. Chính vì vậy chúng tôi luôn cố gắng để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Với xu hướng “Dạy thật - học thật - chất lượng thật”, việc dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) sẽ giúp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đồng thời giúp cho người giáo viên nhẹ nhàng hơn trong khâu soạn giảng, có nhiều thời gian đầu tư nghiên cứu bài dạy. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện không thể không gặp những khó khăn nhất định. Vì vậy, sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu là rất quan trọng, chính là đòn bẩy để giúp giáo viên vượt qua những khó khăn ban đầu. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Biện pháp 1: Công tác tuyên truyền Để thực hiện tốt chương trình VNEN, khâu đầu tiên là công tác tuyên truyền. Đặc biệt, người quản lí phải thực sự thấm nhuần bản chất của mô hình VNEN. Từ đó truyên truyền sâu rộng trong nhân dân, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là trong Hội đồng sư phạm. Tôi luôn xác định: mỗi giáo viên là một “tuyên truyền viên” xuất sắc để giúp phụ huynh và học sinh hiểu rõ về VNEN. Có như vậy mới tìm được sự đồng thuận của cả xã hội. Vì thế, khi được Phòng giáo dục phân công chọn trường dạy thí điểm của dự án, tôi đã không khỏi băn khoăn lo lắng. Chúng tôi tham gia các cuộc họp dân của cả ba thôn, giải thích cụ thể về cách dạy, cách học và đặc biệt là sự hợp tác của cha mẹ học sinh. Mới đầu thật là khó khăn vất vả, nhưng dần dần họ cũng hiểu và ủng hộ nhà trường. Về phía giáo viên và học sinh, sau khi được đi tập huấn tại Sở giáo dục, phòng giáo dục, tôi đã tổ chức chuyên đề cấp trường để tất cả giáo viên thấm nhuần việc dạy học theo mô hình Vnen. Đặc biệt, với công tác trang trí lớp, tôi luôn tìm hiểu, sưu tầm qua các tài liệu để định hướng cho giáo viên cách thực hiện tốt nhất. Những năm trước, chúng ta đã thực hiện trang trí “Trường học thân thiện- học sinh tích cực” nhưng mới đạt ở mức độ hình thức. Với VNEN, việc trang phải xác định rõ: Trang trí cho ai ? Trang trí để làm gì ? Trang trí như thế nào? Bộ phận nào thực hiện ? Vì vậy, cần thông tin, tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh học sinh, chia sẻ với phụ huynh những điều họ còn băn khoăn trong việc giảng dạy theo mô hình trường học mới (VNEN) nhất là vào buổi họp phụ huynh đầu năm học để từ đó họ hiểu và ủng hộ nhà trường, đăc biệt là trong công tác trang trí lớp học. Đồng thời, việc tạo ra một môi trường học tập tốt, để các em coi lớp học như gia đình của mình là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo. Từ đó các em sẽ thấy mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. Biện pháp 2: Công tác chỉ đạo Triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp; chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà trường. Ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch và đề ra những giải pháp cụ thể trong công tác quản lý nhằm khắc phục những khó khăn khi thực hiện việc dạy học theo mô hình trường học mới. Cử giáo viên tham gia tập huấn các chuyên đề do Sở giáo dục tổ chức. Phân công giáo viên theo tình hình thực tế của trường và chú ý đến việc phân công giáo viên giảng dạy theo mô hình trường học mới (VNEN). Tham khảo ý kiến trong Hội đồng trường, tổ chuyên môn và thống nhất trong Ban giám hiệu phân công giáo viên theo đúng trình độ chuyên môn, sở trường sở đoản của giáo viên nhằm tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng của mình trong công tác giảng dạy. Lên kế hoạch thực hiện cụ thể theo từng khối lớp. Phân công thực hiện các chuyên đề, thường xuyên thăm lớp dự giờ để giúp đỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của giáo viên. Chỉ đạo cán bộ thư viện trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo và những tài liệu chuyên môn cần thiết cho công tác giảng dạy. * Về công tác chủ nhiệm lớp: Tôi thấy rằng để xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” là phải bắt đầu từ việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi lớp học thân thiện, mỗi học sinh tích cực là một viên gạch nền móng vững chắc cho một ngôi trường thân thiện. Vì thế, vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng. Họ là người quyết định sự thành công và chất lượng của từng lớp. Nhiều lớp tốt sẽ có trường tốt. Họ là nhịp cầu nối giữa gia đình và nhà trường, là một “tuyên truyền viên” để cộng đồng ủng hộ chúng ta trong lĩnh vực giáo dục hiện nay. Yêu cầu giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Họp cha mẹ học sinh đầu năm để triển khai kế hoạch của nhà trường. Cùng cha mẹ học sinh thực hiện kế hoạch trang trí lớp học. Vận động họ phối hợp nhịp nhàng trong việc giáo dục các em. Đưa hoạt động trang trí lớp vào tiêu chuẩn thi đua và xếp loại GVCN. Đưa việc sử dụng các Công cụ vào tiêu chí đánh giá giờ dạy của mỗi giáo viên. * Về công tác trang trí lớp học: Môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện là yếu tố rất quan trọng góp phần thu hút trẻ đến trường, đến lớp, góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động. Vì vậy, tôi đã hướng dẫn, tư vấn cho giáo viên cách trang trí để mỗi lớp mang một sắc màu riêng. Tổ chức chuyên đề cách sử dụng để tăng hiệu quả tiết dạy, phát huy tối đa hiệu quả của từng Công cụ. Từ đó, giúp giáo viên hiểu rõ về các Công cụ và tác dụng của nó. Không những thế, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết tương tác với các Công cụ, biết phối hợp với học sinh qua từng hoạt động. Quan trọng nhất, giáo viên phải hiểu được Công cụ lớp học là gì? Ai làm? Trang trí ở đâu? Sử dụng như thế nào? Vì vậy, ngay đầu năm học, tôi đã thực hiện chuyên đề về trang trí lớp và cách sử dụng các Công cụ lớp học. Chúng ta cần biết lựa chọn những Công cụ nào phù hợp với học sinh lớp mình, không nên lạm dụng vì sẽ gây tốn kém và lãng phí. Quan trọng nhất là bản thân mỗi giáo viên phải hiểu rõ tác dụng và mục đích của từng loại Công cụ. Có rất nhiều loại nhưng tôi hướng dẫn giáo viên lựa chọn như sau: - Bảng 10 bước học tập - Hòm thư cá nhân- (Nhịp cầu bè bạn) - Góc sinh nhật - Bảng theo dõi Ngày em đến lớp - Cây nội quy lớp học - Bản đồ cộng đồng - Góc địa phương - Góc thiên nhiên - Góc thi đua - Góc học tập (góc Toán, góc Tiếng Việt, góc TNXH) Trong buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi hướng dẫn giáo viên quy trình thực hiện như sau: Sau khi được sự thống nhất chỉ đạo của Ban giám hiệu, các khối họp tổ bàn bạc, thảo luận và đề xuất phương án thực hiện để lãnh đạo nhà trường duyệt. Sau đó, họp cha mẹ học sinh, thông qua kế hoạch của nhà trường, của lớp và cùng thống nhất cách làm. Tôi luôn nhắc nhở giáo viên làm thể nào để có sự sáng tạo nhưng lại tiết kiệm trong việc lựa chọn nguyên vật liệu. Có thể tận dụng những vật dụng trong gia đình như hộp bánh để làm Hòm thư, bìa cát tông, tờ lịch cũ để làm bảng Ngày em đến lớp; giấy màu, ống hút hoặc báo để làm hoa, có thể tận dụng đũa tre, que kem, xốp để trang trí Mỗi lớp đều có sự đầu tư, suy nghĩ để làm sao cho lớp mình trở nên vui tươi, nhiều màu sắc mà vẫn đạt thẩm mĩ, không bị rối mắt, giúp các em có cảm giác hưng phấn khi bước chân vào lớp học hàng ngày. Trong buổi chuyên đề, tôi giải thích rõ về mục đích, tác dụng, cách xây dựng và vận dụng từng loại công cụ vào dạy học. Việc này phải thực hiện ngay từ tháng tám. Sau đây là một vài ví dụ về cách xây dựng và sử dụng một số công cụ trong lớp học: * Hòm thư cá nhân hay Nhịp cầu bè bạn: Trước hết, giáo viên phải hiểu rằng: Hòm thư kết bạn tạo cơ hội cho GV và HS trong lớp được chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ, hình thành cho HS thói quen biết quan tâm, chia sẻ với mọi người; rèn luyện HS biết tôn trọng sự riêng tư của bạn, góp phần nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Việt cho các em. Công cụ này còn là cách để động viên, khích lệ HS hiểu nhau và thương yêu nhau hơn. Có thể vận dụng vào các bài học GD Đạo đức, môn Tiếng việt, các tiết SHTT hoặc NGLL... - Cách thực hiện như sau: + Bước 1: GV cho mỗi HS tự tạo một hộp thư nhỏ từ các vật dụng như hộp bánh nhỏ, giấy bìa, tranh ảnh, giấy màu, giấy trắng GV để HS tự vẽ, cắt dán, trang trí những hình ảnh các em yêu thích. Trên mỗi hộp thư cá nhân có tên của HS. GV có thể hỗ trợ HS, HS có thể hỗ trợ lẫn nhau để tạo hộp thư. Công việc này cũng có thể thực hiện ở nhà với sự hỗ trợ của PHHS. GV lưu ý HS về kích cỡ tối đa cho mỗi hộp thư cá nhân. + Bước 2: HS cùng gắn những hộp thư cá nhân của mình tại một vị trí trong lớp. Hộp thư bè bạn được trang trí đẹp mắt, được gắn ở vị trí đảm bảo tất cả các HS trong lớp đều có thể với tới được. - Cách sử dụng: GV cùng trao đổi với HS về tác dụng của hộp thư bè bạn, giải thích cho HS thấy mỗi cá nhân trong lớp đều có một hộp thư riêng nên bất cứ điều gì các em muốn chia sẻ, trao đổi với bạn bè hoặc GV, các em có thể viết thư và bỏ vào hộp thư riêng của bạn, của Cô. Các em có thể đề tên của mình trong thư hoặc không. GV nên sử dụng hộp thư bè bạn để khích lệ, động viên, góp ý với HS mà không làm các em xấu hổ trước lớp. GV cũng có thể bỏ vào hộp thư cá nhân của các em những bài toán, câu đố để tăng thêm hứng thú học tập cho các em. GV nên mở hộp thư hàng ngày hoặc hàng tuần để ghi nhận, trả lời những ý kiến của HS cũng như giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp. Tốt nhất nên mở hộp thư hàng ngày để đảm bảo cập nhật và giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh. Tôi lưu ý GV, những vấn đề mang tính cá nhân thì cần trao đổi với cá nhân HS, những vấn đề mang tính tập thể thì cần có sự trao đổi, bàn bạc trước cả lớp để tìm ra phương án giải quyết. Nói chung, Hộp thư Bè bạn hay Hòm thư cá nhân đều là con đường dẫn dắt giáo dục học sinh hoàn thiện dần cái hay cái đẹp, giúp tình cảm bạn bè của học sinh ngày càng thắm thiết qua những lời tâm sự mộc mạc, ngây thơ của tuổi học trò; từ đó khơi dậy, thôi thúc các em thêm yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè qua những lời tâm tư tình cảm, còn là chiếc cầu nối của các em với phụ huynh và thầy cô giáo trong những trường hợp cần thiết mà các em không thể nói trực tiếp. Nhiều giáo viên của trường cũng viết thư cho học sinh tâm sự như những người bạn thân, giúp cho các em chuyển biến từ nhận thức tiêu cực sang nhận thức tích cực. Có những lời tâm sự qua thư trở thành những kỉ niệm đẹp khó quên, in đậm mãi trong tâm hồn của trẻ, hơn hẳn những lời dạy bảo khác. Cũng có những bức thư làm cô giáo xúc động, thương các em nhiều hơn. Qua những lá thư, tình cảm giữa cô trò càng thêm gắn bó và có trách nhiệm hơn. Đăc biệt, có thể phối hợp với cha mẹ học sinh để khai thác tác dụng của Công cụ này trong việc rèn Kĩ năng sống hoặc giáo dục đạo đức cho các em. Đó cũng là một cách để tăng cường Tiếng việt cho học sinh. Ví dụ: Trước buổi họp CMHS, giáo viên tổ chức cho các em viết thư cho người thân, những điều mà các em không muốn nói trực tiếp, hãy nhờ hộp thư chia sẻ những tâm tư tình cảm để bố mẹ, ông bà hiểu mình hơn. Và điều không ngờ đã xảy ra. Học sinh hào hứng tham gia. Bố mẹ các em thì rất ngạc nhiên với hình thức mới mẻ này. Đọc thư của con, người thì cười tủm tỉm, có người lại quay đi giấu những giọt nước mắt. Giáo viên chủ nhiệm nhờ cây cầu tình cảm đó mà thắt chặt mối quan hệ nhà trường với cộng đồng. Một điều không thể thiếu trong việc giáo dục các em học sinh. Tôi vẫn nhớ một kỷ niệm khó quên ở lớp 5C, khi tôi dự giờ một tiết Sinh hoạt lớp. Cô giáo tổ chức cho học sinh kiểm tra Hộp thư bè bạn và Điều em muốn nói. Có một lá thư đã làm cả lớp xúc động, riêng tôi phải rơi nước mắt. Một lá thư của HS Sau tiết học đó tôi và cô giáo chủ nhiệm đã tìm hiểu hoàn cảnh gia đình em và động viên để em có niềm vui trong học tập. Em Hiếu nhận món quà nhỏ của tôi tại văn phòng Như vậy, nếu chúng ta biết cách khai thác dù là những chuyện nhỏ nhưng hiệu quả giáo dục đem lại rất lớn. *Về Góc sinh nhật: Giáo viên cần hiểu rõ ý nghĩa của Góc sinh nhật: Tạo sự vui tươi trong lớp học, giúp cho HS biết cách quan tâm đến bạn bè, biết cách tổ chức các buổi lễ kỉ niệm nho nhỏ tạo sự gắn kết các thành viên trong lớp. Ở lứa tuổi Tiểu học, nhiều em không nhớ mình sinh vào ngày, tháng, năm nào? Có những em chưa một lần được bố mẹ tổ chức sinh nhật cho. Thậm chí có em không biết “sinh nhật” là gì?. Cũng có em đã được bố mẹ tổ chức một, hai lần ở nhà nhưng cũng chỉ có những người thân, các anh, chị và bạn bè trong thôn, xóm mà thôi. Việc xây dựng “Góc sinh nhật” là một trong những điểm mới của mô hình “Lớp học VNEN”. Nó giúp các em hưởng trọn niềm vui, niềm hạnh phúc trong ngày kỷ niệm trọng đại đó bên thầy cô, bố mẹ và bạn bè cùng trang lứa. Cách xây dựng: GV không nên tự làm mà nên trao đổi với HS trong lớp về cách xây dựng góc sinh nhật. Có thể là một cây với 12 bông hoa hoặc quả tương ứng với 12 tháng trong năm và trên mỗi bông hoa ghi tên các bạn có ngày sinh trong tháng. GV hãy để các em tự trao đổi và thống nhất cách thực hiện. Cũng có cách xây dựng khác nữa là GV chia lớp thành các nhóm có cùng tháng sinh. Nhóm đó sẽ cùng bàn bạc để tìm cách mừng sinh nhật mà các em thích nhất cho từng thành viên trong nhóm của mình. Có thể cả phụ huynh cùng tham gia. - Cách sử dụng: GV và HS có thể lên kịch bản cho một chương trình văn nghệ, trò chơi... trong tiết Sinh hoạt lớp hoặc tiết SHTT. GV cần hướng dẫn cho HS trong lớp chúc mừng bạn mình và gợi ý HS sử dụng các công cụ khác (vd: hộp thư bè bạn, những lời yêu thương...) để hiện tình cảm với bạn mình trong ngày sinh nhật của các em. GV nên tạo điều kiện cho HS được mừng sinh nhật nói về bản thân mình, về những thay đổi khi một tuổi mới đến với em hoặc những tâm tư tình cảm của các em. Như vậy, qua Công cụ này giúp học sinh được Tăng cường Tiếng việt và rèn kĩ năng tự tin, mạnh dạn trước tập thể. * Bảng theo dõi: Ngày em đến lớp. Mục đích: Bảng Ngày em đến lớp được thiết kế để theo dõi sĩ số hàng ngày của lớp. Công cụ này như một bảng đánh giá sự chuyên cần của HS. Giúp HS phát triển tính tự giác, đi học đúng giờ, có tinh thần trách nhiệm trong học tập. HS cảm thấy vui vẻ, hứng thú khi đến trường. Cách xây dựng: Làm một bảng chung cho cả lớp, ghi tên HS, ngày tháng vào các ô tương ứng. Có thể trang trí xung quanh bảng cho đẹp và vui mắt. Tôi còn nhớ năm đầu tiên thực hiện VNEN, từ quản lí đến giáo viên đang còn bỡ ngỡ, chỉ biết trang trí lớp cho thật nhiều, thật đẹp mà không nghĩ đến cách sử dụng. Vì vậy, bảng Ngày em đến lớp treo thật cao, giáo viên cũng phải bắc ghế mới tới nơi. Sau vài năm, khi đã hiểu rõ về VNEN, chúng tôi mới “vỡ” ra nhiều điều. Góc trang trí “Ngày em đến lớp” sẽ do các em tự điền dấu tích đánh dấu mỗi ngày đến trường. Qua đó, hình thành ý thức đi học chuyên cần, sự thi đua giữa các bạn với nhau. Vì thế, phải đặt ở vị trí thấp và dễ cho học sinh đánh dấu. Cũng không cần đóng bảng cầu kì, chỉ cần một lốc Lịch cũ, lật ngược mặt sau và trang trí thêm hoa lá, vẽ vài đường diềm là ta đã có bảng Ngày em đến lớp thật đẹp, gần gũi và tiện dụng. HS lớp 3 A đang đánh dấu ngày mình đi học * Bảng Nội quy lớp học: Cách xây dựng: Đầu năm học, GV tổ chức cho HS trong lớp cùng thảo luận, thống nhất đưa ra nội quy của lớp. Nội quy cần ngắn gọn, cụ thể dễ hiểu dễ nhớ. Có thể bổ sung điều chỉnh nội quy nếu thấy cần thiết và nên công bố ở kỳ họp cha mẹ HS. Vật liệu làm nên chọn bìa cát tông và vẽ trang trí cây hoa hoặc quả. Mỗi bông hoa là một yêu cầu về nội quy. Ví dụ: “Chúng ta cùng nhau đoàn kết, giữ gìn vệ sinh chung các bạn nhé!” Cách sử dụng: Cây nội quy nên đặt ở nơi dễ nhìn thấy, hội đồng tự quản theo dõi và nhắc nhở các bạn thường xuyên thực hiện tốt nội quy. Từ đó hạn chế được việc vi phạm nội quy, ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp. Qua đó giáo dục các em tinh thần tự giác, sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người. Có thể vận dụng vào các bài học GD Đạo đức, môn Tiếng việt * Góc cộng đồng Mục đích: Bản đồ cộng đồng giúp HS biết được khoảng cách các em đi học từ nhà đến trường. Xác định được những thuận lợi khó khăn gặp trên đường đi. Biết những chỗ nguy hiểm để tránh rủi ro. Biết địa chỉ nhà bạn để đến thăm. Cách xây dựng: Bản đồ cộng đồng là sự mô tả một cách đơn giản bằng hình vẽ khổ to về cộng đồng địa phương, trong đó bao gồm đường đi lại, ao hồ, trường học, các nơi công cộng, các trụ sở công an, nhà văn hóa, công viên, trạm y tế , những nơi có thể nguy hiểm với HS... Quan trọng nhất là Bản đồ cộng đồng có tất cả các ngôi nhà của HS trong lớp đang sinh sống. Để làm được Công cụ này không thể thiếu sự hợp tác của phụ huynh. Họ sẽ giúp giáo viện xác định vị trí các ngôi nhà, vẽ sơ đồ, đánh dấu những nơi nguy hiểm nhất Nhà gần, nhà xa, nhà to, nhà nhỏ, chợ Hòa Đông, chùa Thiện Hòa xuất hiện đầy đủ trong sơ đồ. Nếu không có sự hợp tác của cha mẹ các em thì không thể tái hiện Góc cộng đồng một cách đầy đủ, chi tiết như vậy. Đây là điều mới mẻ mà công tác chủ nhiệm trước kia chúng chưa làm được. Nếu muốn đến nhà em A, chỉ cần nhìn vào sơ đồ là ta sẽ biết nhà ở vị trí nào. Không những thế, Góc Cộng đồng còn giúp giáo dục các em ý thức về “cộng đồng”, khiến các thêm yêu mến quê hương mình hơn. Qua đó, nhịp cầu nối giữa gia đình và nhà trường càng xích lại gần nhau hơn. Một Phụ huynh lớp 3B chia sẻ: “Tôi tất vui khi được tham gia học cùng con. Có như vậy tôi mới biết con mình đang học cái gì, học như thế nào?” * Góc địa phương - Đây là một bảng mô tả một cách đơn giản về mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng địa phương, trong đó bao gồm các thông tin về mùa vụ, nghề thủ công đặc trưng, phong tục tập quán, văn hóa lễ hội, trang phục đặc sắc, khí hậu thời tiết, và một số sản vật đặc trưng của địa phương. Quan trọng nhất là cách thức đưa những nội dung thông tin đó vào các hoạt động dạy học trong lớp một cách hữu ích nhất. - Các thành viên trong cộng đồng bao gồm cha mẹ HS, HS và GV tham gia vào quá trình xây dựng “góc địa phương” này. Có thể vẽ trên giấy khổ to, hoặc trên tấm bìa lớn để mô tả thông tin về mùa vụ, nghề thủ công của địa phương, lễ hội, khí hậu thời tiết với các màu sắc sinh động. Mọi người có thể đóng góp hoặc sưu tầm một số sản phẩm đặc trưng của địa phương để trưng bày tại góc cộng đồng. HS sưu tầm Sản vật của quê hương Với Góc địa phương, ta có thể vận dụng vào các môn học như Địa lí: Bài Các dân tộc ở Tây Nguyên hay HĐGD Âm nhạc giới thiệu các nhạc cụ
Tài liệu đính kèm: