Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt bài thể dục phát triển chung

Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt bài thể dục phát triển chung

Tăng cường đổi mới cách tổ chức dạy học theo nhóm, theo tổ, để các em thi đua với nhau, nhận xét lẫn nhau, để rèn cho các em học sinh tính tích cực, tính tự giác của học sinh trong học tập.

 - Để tăng hiệu quả tiết học cũng như kích thích được hứng thú tập luyện của học sinh, giáo viên có thể hướng dẫn các em tập bài thể dục phát triển chung trên những nền nhạc sôi động như: Nhạc dance, nhạc hip hop

 - Ngoài việc tổ hướng dẫn học sinh tập luyện thì giáo viên cũng nên tổ chức thi đua giữa các nhóm với nhau từ đó đưa ra hình thức khen thưởng, động viên, khích lệ học sinh nhằm nâng cao tính tự giác, khả năng tự quản của học sinh để phát huy tính chủ động tích cực trong môn học.

 Ví dụ: Khi đã tổ chức cho các nhóm tập luyện động tác xong, thì giáo viên có thể tổ chức một cuộc thi giữa các nhóm bằng hình thức là nhóm này thi với nhóm khác hoặc mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên để thi với nhau. Qua đó củng cố lại bài thể dục phát triển chung, đồng thời động viên, khích lệ học sinh tập luyện tốt hơn.

 

doc 23 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 6386Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt bài thể dục phát triển chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cho học sinh những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp theo “ Năm điều Bác Hồ dạy” như “ Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào – Đoàn kết tốt kỷ luật tốt – Khiêm tốn thật thà dũng cảm” và làm cho học sinh biết vận dụng những điều đó vào trong học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày.
	- Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông còn góp phần bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước.
	- Vậy để học sinh yêu thích và học tốt bài thể dục phát triển chung với vai trò là người giáo viên dạy chuyên bộ môn thể dục tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ nhằm tìm ra các biện pháp hợp lí nhất để giảng dạy cho các em đó cũng chính là lí do mà tôi quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
* Mục tiêu của đề tài:
- Giúp các em học sinh khối 4 trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi học tốt bài thể dục phát triển chung, nâng cao các tố chất thể lực và phát triển cơ thể một cách cân đối, toàn diện. 
- Trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bản trong hoạt động thể dục thể thao, giáo dục cho các em ý thức tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe bản thân, phục vụ cho học tập.
- Rèn luyện cho các em tinh thần đoàn kết, tính kỷ luật, lòng dũng cảm để từ đó góp phần giáo dục đạo đức lối sống, hình thành nhân cách con người mới trong xã hội hiện nay.
- Tạo sự hứng thú cho học sinh tập luyện và học tập môn thể dục đạt hiệu quả cao. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, thể dục thể thao theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể, phòng chống các bệnh cảm, cúm ... cho học sinh trong nhà trường.
- Chia sẻ kinh nghiệm cùng bạn đồng nghiệp.
	- Phát hiện và tuyển chọn những em học sinh có năng khiếu thể thao tham gia các cuộc thi do ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm.
* Nhiệm vụ của đề tài: 
- Giúp cho các em học sinh nhiệt tình hơn trong việc tập luyện thể dục thể thao ở trường cững như tự rèn luyện ở nhà để tăng cường sức khỏe. Giáo dục rèn luyện, sức khỏe, bản lĩnh cho những chủ nhân tương lai của đấtt nước khi còn đang ngồi trên băng ghế nhà trường. Góp phần thực hiện mục tiêu “ Giáo dục toàn diện” cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt bài thể dục phát triển chung.
4. Giới hạn đề tài.
	Học sinh lớp 4A năm học 2015 – 2016 trường TH Nguyễn Văn Trỗi – huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk.
5. Phương pháp nghiên cứu.
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu.
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm học sinh.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp khảo nghiệm.
c. Phương pháp thống kê toán học.
II. NỘI DUNG.
1. Cơ sở lý luận.
	- Chương trình thể dục lớp 4 được thực hiện theo phân phối chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng cụ thể như sau:
	- Mỗi tuần học 2 tiết, mỗi tiết học trung bình 35 phút, cả năm học gồm 70 tiết, trong đó học kỳ I là 18 tuần dạy 36 tiết, học kỳ II là 17 tuần, dạy 34 tiết. Gồm có các phần như: Đội hình đội ngũ, bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động, môn tự chọn và bài thể dục phát triển chung.
	- Bài thể dục phát triển chung bao gồm 8 động tác: Vươn thở, tay, chân, lưng bụng, toàn thân, thăng bằng, nhảy, điều hòa.
- Ở lứa tuổi học sinh lớp 4, các em đã hoàn thiện hơn so với lứa tuổi học sinh lớp 1, 2, 3, các em biết hành động theo sự hướng dẫn của giáo viên, tiếp thu một cách tốt hơn ở mức độ cao hơn. Cho nên giáo viên phải thường xuyên chú ý giáo dục tư tưởng cho học sinh. Học sinh không những học những bài thể dục tay không, trò chơi vận động mà các em còn rèn luyện thêm các tổ chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo ... thông qua các nội dung học như: bật nhảy, chạy, chơi các trò chơi thể lực, .... vì vậy, việc nghiên cứu để đưa ra một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi học tốt bài thể dục phát triển chung là một yêu cầu đúng đắn mang đầy đủ tính lý luận cũng như thực tiễn.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.1. Thuận lợi.
	- Sân tập tuy không rộng lắm nhưng đảm bảo để giáo viên tổ chức cho học sinh học thể dục an toàn và đạt hiệu quả. Phương tiện tương đối đầy đủ, có sự quan tâm đầu tư về trang thiết bị dụng cụ, tranh, ảnh để phục vụ cho công tác giảng dạy môn thể dục.
	- Đa số học sinh trong trường là người địa phương nên thuận lợi cho việc giao tiếp và truyền đạt kiến thức.
- Trường học nhận được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo, cán bộ ngành tạo điều kiện để trường nâng cao chất lượng giảng dạy, số lượng học sinh trong lớp đảm bảo.
- Giáo viên nhiệt tình, tận tâm với nghề, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, tạo điều kiện tốt nhất khi các em đến trường, thường xuyên hỏi han, tạo mối liên hệ giữa phụ huynh với giáo viên và nhà trường.
2.2. Khó khăn.
	- Chưa có sân tập riêng để phục vụ cho việc giảng dạy môn thể dục. Tuy đã có sự quan tâm và đầu tư nhưng dụng cụ để phục vụ cho giờ học thể dục còn khá hạn chế đôi lúc còn chưa đáp ứng được yêu cầu của bài học, bên cạnh đó còn có một số dụng cụ bị hư hỏng trong quá trình sử dụng nên không đáp ứng được yêu cầu về độ an toàn cho người học.
	- Phần lớn các em rất yêu thích học thể dục nhưng chưa hiểu đúng về tầm quan trọng của việc học môn thể dục, một số học sinh vẫn còn xem đây là môn phụ không có đánh giá cho điểm nên ít quan tâm. Một phần lớn học sinh hiện nay bị ảnh hưởng bởi những trò chơi tiêu khiển dẫn đến lười vận động và không ham thích thể dục thể thao.
	- Nội dung các bài tập thể dục còn đơn điệu, chưa gây được hứng thú cho học sinh.
	- Tình hình thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy và học môn thể dục, mùa mưa sân tập trơn, đọng nhiều vũng nước, vào mùa nắng tại điểm trường lẻ thì chưa có cây che bóng mát, làm cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc tập luyện còn gặp nhiều khó khăn. 
	- Một số phụ huynh không nhìn nhận đúng về tầm quan trọng của môn thể dục, còn xem đây là môn phụ.
	2.3. Các nguyên nhân.
	Thông qua các giờ học Thể dục tôi đã nhận thấy một số nguyên nhân dẫn đến việc tổ chức và luyện tập bài thể dục phát triển chung không đạt hiệu quả như sau:
	a. Nguyên nhân khách quan:
	- Về sân tập: Chưa có sự quy hoạch vị trí rõ ràng để học thể dục, vị trí tập luyện gần với các lớp học nên gây ảnh hưởng cho các lớp học khác. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết cũng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tập luyện của các em.
	- Về phương tiện: Chưa đảm bảo dụng cụ cho từng bài học cũng như giáo viên không có sự nghiên cứu làm thêm một số dụng cụ khác để phục vụ cho tập luyện.
	b. Nguyên nhân chủ quan:
	- Đây là lứa tuổi còn rất ngây thơ và hồn nhiên nên chưa nhận thấy được tác dụng của bài thể dục phát triển chung nên các em tập luyện một cách tùy ý đôi lúc tập không đúng động tác. Bên cạnh đó một số học sinh xem đây là môn học phụ nên không thích tập luyện, chủ yếu tập trung cho các môn học khác như: Toán, Tiếng Việt,
	- Không thực hiện đúng phương hướng, biên độ động tác, các động tác, các động tác giơ cao các em không giơ hết biên độ hoặc giơ tay cúi đầu.
	- Không biết chuyển trọng tâm ở động tác toàn thân.
- Không tập trung chú ý nghe hướng dẫn của giáo viên.
	- Lười vận động, ỷ lại.
	- Chưa chủ động thực hiện khi tập luyện theo nhóm.
- Không thực hiện động tác hít vào và thở ra khi thực hiện động tác.
- Không thẳng chân khi gập bụng hoặc đá chân.
Bảng thống kê mức độ hoàn thành bài thể dục phát triển chung của học sinh lớp 4A , năm học 2015 – 2016 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi trước khi áp dụng các giải pháp:
Năm Học
2015-2016
Tổng Số HS
Mức đánh giá
Ghi Chú
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
T.Số
Tỉ Lệ%
 T. số
Tỉ lệ%
Đầu năm học
24
19
79,17%
5
 120,83%
Cuối học kì 1
24
20
83,33%
4
 16,67%
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp.
	Từ những khó khăn trên, tôi đưa ra các giải pháp hướng đến mục tiêu sau:
- Giúp các em học sinh khối 4 trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi học tốt bài thể dục phát triển chung, nâng cao các tố chất thể lực và phát triển cơ thể một cách cân đối, toàn diện. 
- Trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bản trong hoạt động thể dục thể thao, giáo dục cho các em ý thức tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe bản thân, phục vụ cho học tập.
- Tạo sự hứng thú cho học sinh tập luyện và học tập môn thể dục đạt hiệu quả cao. 
	- Phát hiện và tuyển chọn những em học sinh có năng khiếu thể thao tham gia các cuộc thi do ngành Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm.
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp.
b1. Nội dung.
	Với những kinh nghiệm trong 3 năm giảng dạy bộ môn thể dục tại đơn vị, cùng với việc tìm hiểu, nghiên cứu về những khó khăn cũng như nguyên nhân học mà học sinh lớp 4 chưa học tốt bài thể dục phát triển chung, tôi đưa ra một số giải pháp để giải quyết những khó khăn, hạn chế tình trạng trên.
b2. Cách thực hiện các giải pháp.
	b2.1 Đối với nhà trường:
	- Vào đầu năm học nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, tổ chức cho y tế học đường kết hợp với trạm y tế địa phương kiểm tra sức khoẻ cho học sinh để các em có một sức khoẻ tốt trong học tập.
	- Nhà trường tạo được mối liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh có bệnh hiểm nghèo như: khuyết tật, các bệnh về tim để từ đó làm cơ sở cho việc phân loại đối tượng học sinh và lập kế hoạch dạy học cho phù hợp.
b2.2 Đối với giáo viên:
	- Mỗi giờ dạy thể dục là mỗi bước đi bằng hành động cụ thể trong quá trình biến mục đích giáo dục thành kết quả học tập thực tế. Vì vậy mỗi giờ dạy giáo viên đều phải làm cho học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng, mục đích của bài tập nhằm bồi dưỡng về phẩm chất, ý chí thúc đẩy thể lực tăng tiến không ngừng.
	- Giáo viên là người làm mẫu thật chính xác, hoàn chỉnh động tác theo nhịp cho cả lớp quan sát. Giáo viên vừa làm mẫu phải kết hợp giải thích, nhắc học sinh những khâu chủ. Khi giảng dạy phải trình bày một cách rõ ràng, nhấn mạnh điểm chủ yếu, then chốt của động tác và có tác dụng kích thích sự hứng thú của học sinh khi thực hiện bài tập. Khi hướng dẫn học sinh tập bài thể dục phát triển chung, nên sử dụng hình thức làm mẫu “soi gương” nghĩa là đứng đối diện với học sinh, mặt và hướng động tác của giáo viên là mặt và hướng động tác của học sinh.
	Ví dụ: Muốn hướng dẫn học sinh tập động tác chân “ở nhịp một, hai tay dang ngang, chân trái đá thẳng về trước song song với mặt đất” thì giáo viên làm động tác ngược lại như “ở nhịp một, hai tay dang ngang nhưng chân phải đá thẳng về trước và song song với mặt đất”. Cần chú ý tính tự nhiên của động tác và sự phối hợp nhịp nhàng của động tác.
	Hình 1: Giáo viên làm mẫu động tác
	- Để học sinh học tốt môn thể dục nói chung và bài thể dục phát triển chung nói riêng, ngoài phương pháp giảng dạy giáo viên cần kết hợp những biện pháp khác nhau như hướng dẫn học sinh xem tranh, ảnh, các video trình chiếu về động tác để nâng cao hiệu quả tập luyện.
	- Giáo viên phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh về tình hình học tập của con em và giờ giấc học tập của học sinh, theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của học sinh nhằm phát hiện kịp thời từ đó có hướng giải quyết phù hợp.
	- Trước giờ dạy cần nắm được sức khỏe, học tập, lao động, sinh hoạt, kết quả của bài trước những thay đổi tổ chức trong học tập, những vẫn đề chung của lớp và những em học sinh thuộc học sinh cá biệt nhất trong lớp. Từ đó kịp thời điều chỉnh nội dung, hình thức, phương pháp lên lớp, trước giờ dạy giáo viên phải kiểm tra sân bãi, dụng cụ, độ an toàn khi tập luyện.
	- Khi hướng dẫn một động tác trong tiết dạy giáo viên cần phải phối hợp với Hội đồng tự quản của lớp để điều khiển lớp thực hiện. Giáo viên trực tiếp quan sát, sửa sai, uốn nắn, giúp đỡ những em tập chưa tốt đặc biệt là những em học sinh khuyết tật.
	Ví dụ: Đối với những em học sinh khuyết tật, khi hướng dẫn tập động tác chân, giáo viên nên giúp đỡ, hướng dẫn các em xác định đúng chân khi thực hiện động tác đá chân ra trước, tập đúng theo nhịp hô chứ không yêu cầu tập đẹp tập nhanh như những em học sinh bình thường. Với những em học sinh khuyết tật, giáo viên cũng nên cho các em tập với lượng vận động ít hơn, thời gian tập ngắn hơn, tập nhẹ nhàng hơn những em học sinh khác để đảm bảo sức khỏe cho các em.
	Hình 2: Giáo viên sửa sai, giúp đỡ học sinh tập động tác.
	- Trong một giờ học, đặc biệt là khi học một động tác mới, sau khi đã hướng dẫn tập động tác xong giáo viên nên mời một vài học sinh lên tập lại động tác để cho cả lớp cùng quan sát.
	- Giáo viên điều khiển lớp tập, hô nhịp chậm, đều và quan sát sửa sai cho các học sinh .
	- Mỗi động tác có cách hô nhịp nhanh, chậm khác nhau nên người giáo viên cần phải chú ý đến vấn đề này và hướng dẫn cho học sinh thực hiện đúng từng động tác.
	Ví dụ: Động tác vươn thở: Hô chậm, kéo dài ở từng nhịp.
	Động tác tay: Hô dõng dạc nhanh vừa phải cho từng nhịp.
	Động tác thăng bằng: Hô kéo dài ở nhịp 2 và nhịp 6, các nhịp khác hô bình thường.
	- Giáo viên cho Hội đồng tự quản điều khiển lớp thực hiện động tác, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh.
	- Giáo viên phải chia nhóm, chia tổ cho các em học sinh tập luyện theo từng khu vực đảm bảo an toàn, quy định thời gian cụ thể, từ đó quan sát, nhắc nhở, sửa sai cho từng học sinh .
	Hình 3: Học sinh tập luyện theo nhóm.
	- Tăng cường đổi mới cách tổ chức dạy học theo nhóm, theo tổ, để các em thi đua với nhau, nhận xét lẫn nhau, để rèn cho các em học sinh tính tích cực, tính tự giác của học sinh trong học tập.
	- Để tăng hiệu quả tiết học cũng như kích thích được hứng thú tập luyện của học sinh, giáo viên có thể hướng dẫn các em tập bài thể dục phát triển chung trên những nền nhạc sôi động như: Nhạc dance, nhạc hip hop
	- Ngoài việc tổ hướng dẫn học sinh tập luyện thì giáo viên cũng nên tổ chức thi đua giữa các nhóm với nhau từ đó đưa ra hình thức khen thưởng, động viên, khích lệ học sinh nhằm nâng cao tính tự giác, khả năng tự quản của học sinh để phát huy tính chủ động tích cực trong môn học.
	Ví dụ: Khi đã tổ chức cho các nhóm tập luyện động tác xong, thì giáo viên có thể tổ chức một cuộc thi giữa các nhóm bằng hình thức là nhóm này thi với nhóm khác hoặc mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên để thi với nhau. Qua đó củng cố lại bài thể dục phát triển chung, đồng thời động viên, khích lệ học sinh tập luyện tốt hơn.
	Hình 4: Giáo viên tổ chức thi giữa các nhóm.
	- Giáo dục cho học sinh tinh thần tự học tự rèn luyện và những kỹ năng vận động cần thiết.
	- Phối hợp tốt giữa luyện tập chính trong giờ học và luyện tập ngoại khoá trong giờ ra chơi, sinh hoạt dưới cờ, tập thể dục giữa giờ, tổ chức các phong trào thể dục thể thao cho các em học sinh chào mừng các ngày lễ như quốc tế thiếu nhi, hội khỏe phù đổng cấp trường, cấp huyện từ đó tuyển chọn những em có năng khiếu thể dục thể thao vào đội tuyển để tham gia thi đấu ở các giải lớn hơn.
	 - Ngoài ra để các em học sinh thực hiện tốt bài thể dục phát triển chung giáo viên cũng cần chuẩn bị sân bãi sạch sẽ trước khi lên lớp, dụng cụ tập luyện phục vụ cho tiết dạy phải đầy đủ (như tranh, ảnh,...).
	b2.3 Đối với học sinh.
	 Để học sinh học tốt bộ môn thể dục đặc biệt là học tốt bài thể dục phát triển chung cần những điều sau đây:
	- Thường xuyên luyện tập để nâng cao sức khỏe, sức bền bỉ và hoàn thành tốt các bài tập thể dục mà giáo viên giao cho. Tự giác, tích cực tập luyện.
	Ví dụ: Tham gia các câu lạc bộ, trung tâm thể thao hoặc các tổ, nhóm để tập luyện và thi đấu, từ đó chuẩn bị cho bản thân một nền tảng thể lực tốt nhất phục vụ cho học tập đạt hiệu quả cao.
	- Có tính trung thực trong tập luyện cũng như trong khi chơi trò chơi và biết vận dụng vào cuộc sống.
	- Cần phải có trang phục đúng quy định khi học môn thể dục.
	- Thường xuyên luyện tập ở nhà vào buổi sáng nhằm nâng cao sức khỏe. Hình thành thói quen tập luyện, nâng cao kỹ thuật động tác .
	- Các em phải có tính bảo quản đồ dùng học tập của mình cũng như của trường trong các giờ học. 
	- Tham gia đầy đủ các phong trào thể dục thể thao do nhà trường tổ chức cũng như tham gia giao lưu thi đấu ở các trường bạn.
	- Nghe theo sự điều khiển của giáo viên. Nghiêm túc khi tham gia tập luyện.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp.
	Với đề tài này, tôi đưa ra 3 giải pháp, các giải pháp có mối liên hệ chặt chẽ, tác động, hỗ trợ qua lại với nhau, giúp học sinh lớp 4 học tốt bài thể dục phát triển chung và mang một tác động tích cực quyết định sự thành công trong việc dạy học thể dục nói riêng và mục tiêu giáo dục toàn diện nói chung.
	d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
	* Kết quả khảo nghiệm.
	- Trong thời gian qua, tôi đã áp dụng những giải pháp trên vào việc tổ chức cho học sinh tập luyện các động tác của bài thể dục phát triển chung, cũng như chuẩn bị tốt về sân bãi, dụng cụ để tập luyện. Bản thân tôi là một giáo viên tôi thấy rằng học sinh bắt đầu tập luyện tốt hơn, ham học môn thể dục nhiều hơn, tham gia tập luyện một cách tự giác và tích cực hơn. Các em luôn chăm chỉ và thường xuyên luyện tập, rèn luyện bản thân, rèn luyện sức khoẻ. Qua đó các em đã biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, kết quả học tập môn thể dục cũng đạt cao hơn, cụ thể như sau:
 Bảng thống kê cụ thể mức độ hoàn thành bài thể dục phát triển chung của học sinh lớp 4A , năm học 2015 – 2016 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
Năm Học
2015-2016
Tổng Số HS
Mức đánh giá
Ghi Chú
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
T.Số
Tỉ Lệ%
 T. số
Tỉ lệ%
Cuối hoc kì 1
24
20
83,33%
4
 16,67%
Giữa học kì 2
24
22
91,67%
2
 8,33%
Cuối học kì 2
24
24
100%
0
 0%
* Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
	Qua quá trình tôi nghiên cứu, thực hiện các giải pháp trên đã mang lại kết quả nhất định trong việc giúp học sinh lớp 4 học tốt bài thể dục phát triển chung , số học sinh chưa hoàn thành bài thể dục phát triển chung giảm đáng kể. Bên cạnh đó, các em còn nâng cao ý thức học tập, rèn luyện, yêu thích môn thể dục hơn.
Ngoài những kết quả đạt được, tôi nhận thấy ở các em một sự cẩn thận, tính kỉ luật cao, hình thành ý thức tự học tập tự rèn luyện, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
	- Trang bị cho học sinh một số kỹ năng cơ bản về bài tập thể dục phát triến chung cần thiết thường gặp trong đời sống.
	- Rèn luyện cho học sinh tinh thần tập luyện thể dục thế thao thường xuyên, có ý thức giữ gìn sức khỏe của bản thân, có nếp sống lành mạnh, vui chơi giải trí có tổ chức và kỷ luật góp phần giáo dục đạo đức lành mạnh, hình thành nhân cách con người mới.
	 - Nhằm phát triển thể lực cho các em, tạo sự hứng thú cho học sinh tham gia tập luyện, hình thành được các kỹ năng vận động, củng cố và nâng cao sức khỏe, có sự tác động trực tiếp, tích cực đến việc rèn luyện sức khỏe và ý chí cũng như phẩm chất đạo đức của các em học sinh.
	- Tăng thêm hiệu quả các bài tập thể dục về nhiều mặt, kể cả tác dụng thực tế trong lao động và quốc phòng.
	- Tạo cho các em có thói quen tổ chức kỷ luật nghỉ ngơi hợp lý, chuẩn bị thi đấu thuận lợi.
	- Làm cho người tập có cảm xúc tốt, sảng khoái, thú vị.
	2. Kiến nghị.
	Từ thực tế giảng dạy hiện nay cũng như những nội dung tôi mong muốn đạt được, tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
* Về phía các cấp lãnh đạo.
	- Tạo điều kiện tốt nhất trong việc đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị, đồ dùng dạy học.
	- Cụm trường, chuyên môn thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
	- Tổ chức thường xuyên phong trào thể dục thể thao để các em tham gia thi đấu, vui chơi trong năm học cũng như tham gia giao lưu với các trường bạn.
* Về phía nhà trường:
	- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về dạy học môn thể dục, lên kế hoạch giải quyết các vấn đề còn tồn đọng.
	- Trang bị các tư liệu, tài liệu dạy học phục vụ cho việc nghiên cứu giảng dạy; cung cấp các đồ dùng dạy học trực quan để giờ dạy sinh động hơn.
	- Tổ chức các buổi ngoại khóa, các cuộc thi, các trò chơi liên qua đến thể dục thể thao nhằm giúp các em có tinh thần học tập v

Tài liệu đính kèm:

  • docth_150_654_2010871.doc