Một số phụ huynh học sinh vì lí do điều kiện kinh tế còn khó khăn, bươn chải cuộc sống đi làm xa như đi làm ở Malaixia, Đài Loan, Thành phố Hồ Chí Minh nên chưa quan tâm đến việc học và kĩ năng sống của con em ở nhà cũng như ở trường, việc giáo dục con cái của họ là “Trăm sự nhờ thầy”.
Do bố mẹ của các em đều làm nghề nông nên thu nhập của người dân chưa cao dẫn đến đời sống kinh tế còn thấp và mặt bằng dân trí còn thấp nên nhận thức của phụ huynh còn hạn chế. Sự quan tâm giáo dục đạo đức, hành vi ứng xử cho con em chưa đến nơi đến chốn, chưa đúng mức, nhiều phụ huynh còn quan niệm việc giảng dạy và giáo dục học sinh là của giáo viên và nhà trường đảm nhiệm. Việc này đồng nghĩa với việc khoán trắng trọng trách cho người giáo viên.
Bên cạnh những thuận lợi và khó khăn thì việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn có những thành công như: Sau những tiết học Tiếng Việt, tôi thấy học sinh trong lớp có hứng thú, tích cực học tập. Tôi đã đạt được kết quả khả quan. Các kĩ năng sống cần thiết được hình thành: Học sinh biết vâng lời và yêu quý thầy cô giáo, luôn tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập, nề nếp tốt, lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ, chấp hành tốt mọi nội quy của trường của lớp đề ra, không còn đối tượng học sinh cá biệt, tập thể học sinh biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ đặc biệt các em tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp, mạnh dạn trao đổi ý kiến, chia sẻ và hợp tác trong mọi công việc chung của lớp. Chính vì thể lớp tôi là một lớp luôn dẫn đầu trong khối về mọi hoạt động, phong trào.
Tiết học đa dạng, phong phú về hình thức tổ chức, nội dung luôn mới mẻ và cập nhật những vấn đề mà lứa tuổi các em quan tâm nên bản thân các em rất thích thú và tích cực, hứng thú học tập.
thức trong chương trình mà xem nhẹ công tác giáo dục cho các em ý thức công dân, tinh thần đoàn kết và các kỹ năng sống thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Điều này đã dẫn đến tình trạng kỹ năng sống của học sinh chưa cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kỹ năng tốt. Còn phần lớn các em có nhận xét, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực, thể hiện thái độ, tình cảm trong quá trình giao tiếp với thầy cô giáo còn rụt rè, với bạn bè trong lớp chưa tình cảm tự tin, cũng có khi một số học sinh do học được cách nói năng của người lớn trong gia đình chưa đúng mực nên nói năng chưa khiêm nhường. Học sinh thể hiện kỹ năng sống còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kỹ năng của bản thân. Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn nhiều hạn chế, nhút nhát. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên cũng chưa được đào tạo cơ bản để dạy về kỹ năng sống trong từng môn học, từng bài giảng. Thêm vào đó, chính các em học sinh cũng chưa có nhận thức đầy đủ và ý thức trau dồi kỹ năng sống, chưa tích cực chủ động tham gia các họat động trải nghiệm để tạo lập, rèn luyện kỹ năng sống. Để các em bộc lộ được những kỹ năng của bản thân, bản thân tổ chức cho các em tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khoá như: “Đố vui để học”, “Trò chơi học tập” nhằm phát huy tính tích cực học tập của các học sinh. Qua đó học sinh có điều kiện học mà vui, vui mà học giảm bớt đi sự căng thẳng. Như vậy, việc rèn kỹ năng sống thông qua các môn học, hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng là một trong những nội dung quan trọng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Và cần được tổ chức một cách thường xuyên, hiệu quả. Từ cơ sở và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu tôi đã tìm ra một số biện pháp giúp giáo viên rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học có tính khả thi sau. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: a. Mục tiêu của giải pháp Đối với tâm sinh lý trẻ em bậc tiểu học thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ . Nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình môn Tiếng Việt lớp 5 nói riêng để nắm chắc kiến thức và kỹ năng của môn học, cũng như kỹ năng sống mà HS cần được học và tiếp cận. Từ đó, tuỳ từng bài cụ thể, nội dung cụ thể để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức và các kĩ thuật dạy học tích cực thích hợp các hoạt động học tập và giáo dục lồng ghép kỹ năng sống cho HS, giúp các em có thể thực hành kỹ năng sau khi tiếp cận. Ngoài ra, trong khi giảng dạy kiến thức và giáo dục lồng ghép kỹ năng sống, cần có sự khuyến khích kịp thời khi HS có tiến bộ (dù chỉ là một tiến bộ rất nhỏ) để khích lệ học sinh tham gia các hoạt động một cách tích cực và có đủ tự tin thể hiện khả năng của mình trước lớp. b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp. Môn Tiếng Việt có nhiều thuận lợi hơn cả vì bản thân nội dung bài học buộc học sinh phải vận dụng rất nhiều kỹ năng như: thu thập, xử lí thông tin; hợp tác; xác định giá trị; thể hiện sự cảm thông; tư duy sáng tạo, tư duy phê phán; giải quyết vấn đề.... Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi đáp,Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kỹ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kỹ năng sống cần thiết. Để áp dụng một số biện, giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua môn Tiếng Việt ở trường TH Trưng Vương có hiệu quả, tôi đi sâu vào 4 nội dung chính sau đây: -Tìm hiểu nội dung giáo dục kỹ năng sống và địa chỉ trong chương trình sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 5; - Xác định nội dung giáo dục kỹ năng sống cho HS trong môn Tiếng Việt lớp 5; - Xây dựng góc Tiếng Việt; - Giáo viên tuyên truyền các bậc cha mẹ thực hiện dạy các em các kỹ năng sống cơ bản; Tìm hiểu nội dung giáo dục kỹ năng sống và địa chỉ trong chương trình sách giáo khoa môn Tiếng việt lớp 5. Tuần Môn học Tên bài dạy Các kỹ năng sống cần đạt 2 Tập làm văn Luyện tập làm báo cáo thống kê - Thu thập, xử lí thông tin - Hợp tác - Thuyết trình kết quả tự tin - Xác định giá trị. 4 Tập đọc Những con sếu bằng giấy - Thể hiện sự thông cảm. - Xác định giá trị Kể chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai - Thể hiện sự thông cảm. - Phản hồi / lắng nghe tích cực 5 Tập làm văn Luyện tập làm báo cáo thống kê - Tìm kiếm và xử lí thông tin - Hợp tác - Thuyết trình kết quả tự tin 6 Tập làm văn Luyện tập làm đơn - Ra quyết định - Thể hiện sự thông cảm. 9 Tập làm văn Luyện tập thuyết trình, tranh luận - Thể hiện sự tự tin - Lắng nghe tích cực - Hợp tác Tập làm văn Luyện tập thuyết trình, tranh luận (Tiếp theo) - Thể hiện sự tự tin - Lắng nghe tích cực - Hợp tác 10 Tập đọc Ôn tập giữa HKI (Tiết 1) - Hợp tác - Thể hiện sự tự tin 11 Tập làm văn Luyện tập làm đơn - Ra quyết định. - Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng. 13 Tập đọc Người gác rừng tí hon - Ứng phó với căng thẳng. - Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng. 14 Tập làm văn Làm biên bản cuộc họp - Ra quyết định / giải quyết vấn đề. - Tư duy phê phán. Tập làm văn Luyện tập làm biên bản cuộc họp - Ra quyết định / giải quyết vấn đề. - Hợp tác - Tư duy phê phán. 17 Tập làm văn Ôn tập về viết đơn - Ra quyết định / giải quyết vấn đề - Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành biên bản vụ việc. 18 Tập đọc Ôn tập giữa HKI (Tiết 1) Lập bảng thống kê - Thu thập, xử lí thông tin. - Kỹ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê. Tập đọc Ôn tập giữa HKI (Tiết 2) Lập bảng thống kê - Thu thập, xử lí thông tin. - Kỹ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê. Tập làm văn Ôn tập giữa HKI (Tiết 5) Viết thư - Thể hiện sự cảm thông - Đặt mục tiêu 20 Tập làm văn Lập chương trình hoạt động - Hợp tác - Thể hiện sự tự tin - Đảm nhận trách nhiệm. 21 Tập đọc Trí dũng song toàn - Tự nhận thức - Tư duy sáng tạo. Tập làm văn Lập chương trình hoạt động - Hợp tác - Thể hiện sự tự tin - Đảm nhận trách nhiệm. 23 Tập làm văn Lập chương trình hoạt động - Hợp tác - Thể hiện sự tự tin - Đảm nhận trách nhiệm. 25 Tập làm văn Tập viết đoạn đối thoại; phân vai đọc, diễn màn kịch - Thể hiện sự tự tin. - Kỹ năng hợp tác. 26 Tập làm văn Tập viết đoạn đối thoại; phân vai đọc, diễn màn kịch - Thể hiện sự tự tin. - Kỹ năng hợp tác. 29 Tập đọc Một vụ đắm tàu - Tự nhận thức - Giao tiếp, ứng xử phù hợp. - Kiểm soát cảm xúc. - Ra quyết định. Kể chuyện Lớp trưởng lớp tôi - Tự nhận thức - Giao tiếp, ứng xử phù hợp. - Tư duy sáng tạo. - Lắng nghe, phản hồi tích cực. Tập đọc Con gái - Kỹ năng tự nhận thức - Giao tiếp, ứng xử phù hợp giới tính. - Ra quyết định Tập làm văn Tập viết đoạn đối thoại; phân vai đọc, diễn màn kịch - Thể hiện sự tự tin. - Kỹ năng hợp tác có hiệu quả để hoàn chỉnh màn kịch. - Tư duy sáng tạo. 35 Tập đọc Ôn tập cuối HKII (Tiết 3) Lập bảng thống kê - Thu thập, xử lí thông tin: Lập bảng thống kê. - Ra quyết định. Tập làm văn Ôn tập cuối học kì II (Tiết 4) Viết biên bản cuộc họp - Ra quyết định. - Xử lí thông tin Xác định nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong môn Tiếng Việt lớp 5. * Kỹ năng thể hiện sự tự tin: Tự tin là có niềm tin vào bản thân, tự hài lòng với bản thân, tin rằng mình có thể trở thành người có ích và tích cực, có niềm tin về tương lai, cảm thấy có nghị lực để hoàn thành nhiệm vụ; Kỹ năng thể hiện sự tự tin giúp các nhân giao tiếp hiệu quả hơn, mạnh dạn bày tỏ suy nghĩ và ý kiến của mình, quyết đoán trong việc đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề, đồng thời cũng giúp người đó có suy nghĩ tích cực và lạc quan trong cuộc sống; Kỹ năng thể hiện sự tự tin là yếu tố cần thiết trong giao tiếp, thương lượng, ra quyết định, đảm nhận trách nhiệm. Ví dụ: Khi dạy Tập làm văn các bài: “Luyện tập thuyết trình, tranh luận”, “Lập chương trình hoạt động”, “Tập viết đoạn đối thoại; phân vai đọc, diễn màn kịch” người giáo viên cần tổ chức cho các em đóng vai, đối thoại, tự bộc lộ. Sau vài lời khuyến khích đầu tiên, tổ chức cho các em đứng đóng vai, nêu những lí lẽ, dẫn chứng, bày tỏ ý kiến, Lúc đầu các em có thể rất ái ngại không tự tin khi đóng vai, bày tỏ ý kiến trước lớp nhưng nếu được giáo viên nhập cuộc và kịp thời nhắc nhở các em những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng thêm một môi trường hòa đồng thân thiện các em thực hiện rất tốt, không còn những cái nhìn ái ngại. Thay vào đó là thái độ bình tĩnh, tự tin cùng những câu nói rõ ràng, diễn đạt gãy gọn và linh hoạt hơn trong khi tham gia đóng vai, đối thoại với các thuyết trình viên. *Kỹ năng thể hiện sự cảm thông: Thể hiện sự cảm thông là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó chúng ta có thể hiểu rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ. Ví dụ: Khi dạy bài “ Những con sếu bằng giấy” Tôi yêu cầu HS trả lời câu hỏi. + Các bạn nhỏ đã làm gì để giúp đỡ Xa-xa-cô? Tôi yêu cầu HS trả lời câu hỏi. Khuyến khích nhiều em phát biểu theo cách khác nhau. Chẳng hạn: (Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới cho Xa-xa-cô. Khi Xa-xa-cô chết các bạn đã quên góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ những nạn bị bom nguyên tử sát hại.) + Em đã làm được việc gì để tỏ lòng cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại? Tôi khuyến khích nhiều em phát biểu theo các cách hiểu của các em. Chẳng hạn: Chúng tôi gét chiến tranh. Tôi sẽ cùng mọi người đấu tranh xoá bỏ vũ khí hạt nhân. Quên góp tiền, sách vở, quần áo để ủng hộ những nạn bị bom nguyên tử sát hại....) Ví dụ: Khi kể chuyện bài “ Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai ” Tôi yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Em đã làm được việc gì để tỏ lòng cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những nạn nhân của vụ thảm sát Mỹ Lai, đồng cảm với hành động dũng cảm của những người lính Mỹ có lương tâm? Học sinh tự nói về sự thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ người khác của các nhân vật trong bài. Từ đó giúp học sinh hiểu được cần phải biết quan tâm đến người khác và sẵn sàng giúp đỡ họ. Sau đó, tôi YCHS kể chuyện theo nhóm thể hiện KNS cảm thông, chia sẻ theo từng đoạn của câu chuyện. Hoặc khi dạy Tập làm văn “Luyện tập làm đơn” KNS cần lồng ghép là sự cảm thông: HS tự nói về sự chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của nạn nhân chất độc màu da cam.Từ đó giúp học sinh hiểu được cần phải biết quan tâm đến người khác và sẵn sàng giúp đỡ họ. * Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết. Kỹ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại hay gây tổn thương cho người khác. Kĩ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuốc sống. Khi dạy các bài: “Một vụ đắm tàu; Lớp trưởng lớp tôi; con gái.” Tôi cho HS nhận xét cách xưng hô của các nhân vật trong truyện, lời lẽ, của các nhân vật khi giao tiếp Học sinh nhận biết cách xưng hô của các nhân vật trong truyện là đúng thứ bậc, lời nói thể hiện sự thân mật, dễ đạt được mục đích giao tiếp. HS biết thể hiện sự cần thiết phải ứng xử lịch sự khi giao tiếp trong cuộc sống. Dù trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, mục đích giao tiếp khác nhau nhưng các em luôn có thể hiện cách ứng xử lịch sự để đạt được mục đích giao tiếp và hơn hết là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Có thể là trình bày nguyện vọng của mình với người khác kèm theo cử chỉ, nét mặt, lời nói, ngữ điệu. Có thể lắng nghe tích cực khi người khác nói. Ví dụ: Khi học bài: “Con gái” Tôi hỏi học sinh: + Cuộc trò chuyện thân mật trình bày nguyện vọng, ý kiến của Mơ với mẹ thì Mơ có thái độ như thế nào? Tôi cho học sinh trả lời ý kiến khác nhau. Sau đó, tôi chốt lại: Mơ lắng nghe mẹ nói thể hiện sự giao tiếp thứ bậc giữa mẹ và con cái. + Mơ đã ứng xử như thế nào khi bạn Hoan bị rơi xuống nước? (Mơ ứng xử phù hợp đã lao xuống để cứu bạn). Ví dụ: Sau khi học xong bài: “ Một vụ đắm tàu” Tôi hỏi HS: Em có nhận xét gì về cách giao tiếp của các nhận vật trong bài? (Mi-ri-ô là một bạn trai kín đáo, cao thượng đã nhường sự sống cho bạn. Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm biết lo lắng, chăm sóc khi bạn bị thương... Cách giao tiếp giữa các bạn thân mật, gần gũi thể hiện những tính cách điển hình của nữ giới và nam giới). Từ những việc làm của các nhân vật trong bài mà tôi hướng dẫn học sinh vận dụng vào cuộc sống. + Ví dụ: Khi học xong bài: “Lớp trưởng lớp tôi” Tôi hỏi HS: + Em có nhận xét gì về cách xưng hô của các bạn trong câu chuyện? (Các bạn thể hiện giao tiếp tự tin, mạnh dạn, thân mật, gần gũi). Tiếp theo, tôi yêu cầu học sinh kể câu chuyện theo nhóm có phân vai các nhân vật để các em thể hiện được kĩ năng giao tiếp của mình. Cuối cùng, tôi tổ chức cho học sinh thực hành Kĩ năng sống bằng cách cho học sinh thảo luận đóng vai để đưa ra các tình huống xảy ra trong cuộc sống và các cách xử lí tình huống của các nhóm. *Kỹ năng tự nhận thức: Kỹ năng tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng các mối quan hệ xã hội; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen của bản thân mình, quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng. Để tự nhận thức đúng về bản thân cẩn phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là qua giao tiếp với người khác. Ví dụ 1: Bài “ Trí dũng song toàn” + Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh? Tôi yêu cầu HS trả lời câu hỏi. Khuyến khích nhiều em phát biểu theo cách khác nhau. Chẳng hạn: (Vì vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm gét ông. Vì thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần triều đình, còn dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, nên vua giận quá sai người ám hại ông). + Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? (Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng...) Ví dụ 2: Khi dạy bài: “Một vụ đắm tàu”. Sau khi HS hiểu được hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta thì Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thê nào khi bạn bị thương? ( Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng vết thương cho bạn. Qua đó, cho thấy Giu-li-ét-ta đã tự nhận thức được trách nhiệm và vai trò của mình khi thấy bạn bị thương). + Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì? ( Ma-ri-ô có tấm lòng cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn. Qua đó, cho thấy Ma-ri-ô đã tự nhận thức được trách nhiệm và vai trò của mình khi thấy bạn biết bạn còn bố mẹ). Ví dụ 3: Khi dạy bài “Lớp trưởng lớp tôi ” Em có nhận xét gì về lớp trưởng qua câu chuyện? ( Vừa học giỏi vừa chu đáo, xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục). Sau dó tôi cho HS thực hành Kĩ năng sống đó bằng cách cho HS thực hành: “Tự giới thiệu về lớp trưởng lớp mình”. Trong lời giới thiệu: HS nêu những điểm mạnh, điểm yếu của lớp trưởng. Ví dụ: Học sinh tự nhận xét về chữ viết của bạn, hoặc giới thiệu những khả năng và hạn chế của bạn. Tôi khích lệ để HS tự tin, mạnh dạn khi nói trước cả lớp để học sinh có cơ hội được rèn kĩ năng nói trước tập thể. Ví dụ 4: Khi dạy Bài “Con gái” Sau khi HS nhận biết được những việc làm của Mơ như học giỏi, chăm làm, dũng cứu bạn... thì mọi người đã thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái. Qua câu chuyện này thì chúng ta đã tự nhận thức về sự bình đẳng nam nữ. *Kỹ năng xác định giá trị: Giá trị là những gì con người cho là quan trọng, có ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động và lối sống của bản thân trong cuộc sống. Giá trị có thể là những chuẩn mực đạo đức, những chính kiến, thái độ và thậm chí là thành kiến đối với một điều gì đó Giá trị có thể là giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần, có thể thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đạo đức, kinh tế Giáo dục kĩ năng “Xác định giá trị ” ở một số bài trong môn Tiếng Việt tôi đã thực hiện như sau : Ví dụ : Khi dạy bài “Những con sếu bằng giấy” TV5 tập I. Giáo dục kĩ năng sống “Xác định giá trị. ” trong bài là: HS nhận biết được ý nghĩa của tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống. GV nêu: + Tìm những câu các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô? + Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình? + Theo em, nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với với Xa-xa-cô? Tôi để nhiều HS được trình bày, sau đó tôi chốt ý đúng và đưa ra câu hỏi, tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi: “Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? GV kết luận để HS nhận thấy: Chúng ta đều ghét chiến tranh mà yêu hoà bình. Chỉ có hoà bình thì cuộc sống của chúng ta bình yên, có giá trị muốn sống, có khát vọng sống. *Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh, thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc còn có nhiều tên gọi khác như: xử lý cảm xúc, kiềm chế cảm xúc, quản lý cảm xúc. Một người biết kiềm chế cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng, giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giúp
Tài liệu đính kèm: