Đề tài Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị Sáu

Đề tài Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị Sáu

Qua bài toán, bồi dưỡng cho học sinh khả năng tư duy trong toán học, cách nhìn nhận vấn đề theo các góc độ khác nhau. Chiều rộng của hình chữ nhật ban đầu chính là chiều dài của hình chữ nhật bị giảm đi.

Tóm lại: Trong quá trình giảng dạy người giáo viên phải thật sự linh hoạt, sáng tạo, tránh gò ép theo khuôn mẫu áp đặt, phải phát huy được tính tích cực sáng tạo của học sinh, phải biết động viên học sinh tích cực, chủ động trong học tập bộ môn Toán.

Trong việc dạy học môn toán nói chung, học giải toán có lời văn nói riêng tôi phải tìm hiểu để nắm được đặc điểm, đối tượng từng học sinh cũng như khả năng nhận thức của các em. Cần có kế hoạch và phương pháp giảng dạy theo từng đối tượng khác nhau.

Tôi phải đầu tư nghiên cứu cho mỗi bài giảng. Nhằm phát huy khả năng giải toán cho học sinh, tôi hướng dẫn cho học sinh biết giải bài toán theo nhiều cách khác nhau. (Nếu bài toán có nhiều cách giải).

Để thực hiện các giải pháp, biện pháp trên đòi hỏi giáo viên phải chủ động, sáng tạo, lập kế hoạch dạy học phù hợp cho các tiết học, đặc biệt là đối tượng học sinh trong lớp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phải đầy đủ. Giáo viên phải chuẩn bị bài và sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả. Bên cạnh đó, giáo viên phải thật sự kiên trì, chịu khó, tôn trọng học sinh, động viên, tuyên dương kịp thời những tiến bộ của các em, từ đó các em sẽ không mặc cảm, tự ti và cố gắng hơn trong học tập.

 

doc 23 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 4434Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số ở Trường TH Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g các dạng toán dẫn đến sợ học toán có lời văn với quan niệm là khó.
Một số em còn hạn chế về cách diễn đạt, hiểu ý nhưng không diễn đạt được. 
Dạy học giải toán có lời văn ở lớp 3 nhằm kế thừa giải toán có lời văn ở lớp 1, 2 mở rộng, phát triển nội dung giải toán phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 3. Thời lượng dành cho bài toán giải có lời văn chiếm tương đối nhiều trong tổng quỹ thời gian dành cho môn toán.
 Trong giải toán có lời văn ở Tiểu học nói chung và giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 nói riêng, học sinh phải tư duy một các linh hoạt, áp dụng được tất cả các kiến thức, kĩ năng đã có vào giải toán, vào các tình huống khác nhau. Trong nhiều trường hợp các em phải biết vận dụng những dữ kiện, điều kiện chưa được nêu ra một các rõ ràng. Học sinh phải tự linh động trong giải toán, phát huy tích cực, chủ động khi làm bài. Vì vậy, mạch kiến thức giải toán có lời văn đóng vai trò quan trọng trong nội dung chương trình Toán 3.
Chính vì thế nhiều khi hướng dẫn các em tìm lời giải vất vả hơn so với dạy các em thực hiện các phép tính để tìm ra đáp số của bài toán. Việc đặt lời giải trở nên khó khăn với học sinh vì các em mới chỉ đọc được đề toán chứ chưa hiểu được đề, chưa trả lời các câu hỏi khi giáo viên nêu “Bài toán cho biết gì?”... Đến khi giải thì đặt câu lời giải chưa đúng, chưa hay hoặc không có câu lời giải, Học sinh còn hạn chế về kĩ năng giải toán có lời văn như: Chưa đọc kĩ đề bài hoặc đọc nhưng không hiểu đề bài toán, chưa biết tóm tắt bài toán, không biết lựa chọn phép tính để giải, viết lời giải sai, viết phép tính và tính sai kết quả, chưa viết đúng đơn vị của bài toán,
Từ thực trạng trên, để việc dạy học sinh dân tộc thiểu số giải toán có lời văn đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giải toán có lời văn thì trước hết phải dạy cho các em nắm được phương pháp cơ bản để giải một bài toán: Học sinh đọc kĩ đề bài, phân tích bài toán, tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắn gọn hoặc tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. Học sinh nắm chắc được các dạng toán cơ bản hay những dạng toán “gốc” ở lớp 3 đầu học kì I như: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số, Gấp một số lên nhiều lần, Giảm đi một số lần, Học sinh biết trình bày bài giải theo thứ tự: Lời giải – phép tính – đáp số.
Từ đó học sinh biết giải và trình bày bài giải các dạng toán giải bằng hai phép tính: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Bài toán giải bằng hai phép tính liên quan đến hình học,
Khi học sinh bắt đầu học về giải bài toán bằng hai phép tính giáo viên phải khắc sâu nội dung bài toán để học sinh biết khi nào thì giải bài toán bằng một phép tính, khi nào giải bài toán bằng hai phép tính.
Bên cạnh đó giáo viên phải kịp thời và kiên trì giúp học sinh nắm được các dạng toán, phải sửa chữa sai lầm của học sinh một cách chu đáo. Giáo viên luôn thay đổi các hình thức luyện tập giải toán để gây hứng thú học tập cho học sinh. Tìm ra biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản của các dạng toán giải có lời văn ở lớp 3.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp
Mục đích nhằm nâng cao chất lượng học toán cho học sinh nói chung và rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh tộc dộc thiểu số lớp 3 nói riêng giúp các em nắm chức và giải tốt bài toán có lời văn, giúp giáo viên cùng học sinh đáp ứng được mục tiêu giảng dạy và học tập hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tốt môn toán ở các lớp trên.	
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp lớp học
Song song với việc điều tra, phân loại đối tượng học sinh, lập kế hoạch phấn đấu bồi dưỡng cho các em, tôi tiến hành xây dựng nề nếp học tập cho học sinh. Sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lí, phù hợp với từng em.
Hướng dẫn học sinh cách học nhóm có hiệu quả, phân công các nhóm kèm cặp lẫn nhau, học sinh năng khiếu giúp học sinh khó khăn, tạo thói quen trao đổi học tập cùng nhau.
Xây dựng quy ước giữa cô và trò, yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc (giờ nào việc ấy). Học sinh tự giác nghe giảng, học bài và làm bài đầy đủ.
Biện pháp 2: Quy trình giải toán có lời văn
Nghiên cứu kĩ đầu bài: Trước hết cần đọc cẩn thận đề toán, suy nghĩ về ý nghĩa bài toán, nội dung bài toán, đặc biệt chú ý đến câu hỏi bài toán. Không nên vội tính toán khi chưa đọc kĩ đề toán.
Thiết lập mối quan hệ giữa các số đã cho và diễn đạt nội dung bài toán bằng ngôn ngữ, tóm tắt điều kiện bài toán hoặc minh họa bằng sơ đồ hình vẽ.
Lập kế hoạch giải toán: học sinh phải suy nghĩ xem để trả lời câu hỏi của bài toán phải thực hiện phép tính gì? Suy nghĩ xem từ số đã cho và điều kiện của bài toán có thể biết gì? Có thể làm tính gì? Phép tính đó có thể giúp trả lời câu hỏi của bài toán không? Trên các cơ sở đó, suy nghĩ để thiết lập trình tự giải toán.
Thực hiện phép tính theo trình tự đã thiết lập để tìm đáp số. Mỗi khi thực hiện phép tính cần kiểm tra đã tính đúng chưa? Phép tính được thực hiện có dựa trên cơ sở đúng đắn không?...
Giải xong bài toán, khi cần thiết, cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không?
Biện pháp 3: Hướng dẫn các bước giải toán 
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán
Cần cho học sinh đọc kĩ đề toán giúp học sinh hiểu chắc chắn một số từ khoá quan trọng nói lên những tình huống toán học bị che lấp dưới cái vỏ ngôn từ thông thường như: “gấp đôi”, “,”, “tất cả”
Nếu trong bài toán có từ nào mà học sinh chưa hiểu rõ thì tôi hướng dẫn cho học sinh hiểu được ý nghĩa và nội dung của từ đó ở trong bài toán đang làm, sau đó giúp học sinh tóm tắt đề toán bằng cách đặt câu hỏi đàm thoại: “Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì?” và dựa vào tóm tắt để nêu đề toán,
Đối với những học sinh kĩ năng đọc hiểu còn chậm, tôi dùng phương pháp giảng giải kèm theo các đồ vật, tranh minh họa để các em tìm hiểu, nhận xét nội dung, yêu cầu của đề toán. Qua đó học sinh hiểu được yêu cầu của bài toán và dựa vào câu hỏi của bài, các em nêu miệng câu lời giải, phép tính, đáp số của bài toán rồi cho các em tự trình bày bài giải vào vở bài tập.
Bước 2: Tìm cách giải bài toán
* Chọn phép tính giải thích hợp
Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán để xác định cái đã cho và cái phải tìm, cần giúp học sinh lựa chọn phép tính thích hợp: Chọn “phép chia” nếu bài toán yêu cầu “tìm ,...”. Chọn “tính trừ” nếu “bớt” hoặc “tìm phần còn lại” hay là “lấy ra”. Chọn “phép nhân” nếu “gấp đôi, gấp ba” 
Ví dụ: Một đội công nhân phải sửa quãng đường dài 1215m, đội đã sửa được quãng đường. Hỏi đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa? (Bài 2/ SGK- 119).
Để giải được bài toán này, học sinh cần phải tìm được mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải toán thông qua các câu hỏi gợi ý như:
+ Bài toán cho biết gì? (Một đội công nhân phải sửa quãng đường dài 1215m.)
+ Bài toán còn cho biết gì nữa? (đã sửa được quãng đường.)
+ Bài toán hỏi gì? (Đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa?)
+ Muốn biết đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa trước hết phải tìm gì trước? Nêu cách tìm? (Tìm số mét đường đã sửa: 1215 : 3)
+ Sau khi tìm được số mét đường đã sửa ta tiếp tục tìm gì? (Tìm số mét đường còn phải sửa)
+ Nêu cách tìm? (Lấy tổng số mét đường phải sửa trừ đi số đã sửa).
* Đặt câu lời giải thích hợp
Thực tế giảng dạy cho thấy việc đặt câu lời giải phù hợp là bước vô cùng quan trọng và khó nhất đối với học sinh khó khăn trong học tập. Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh lựa chọn và đặt câu lời giải hay cũng là một khó khăn lớn đối với người dạy. Tùy từng đối tượng học sinh mà tôi lựa chọn các cách hướng dẫn sau:
- Cách 1: (Đối với bài toán đơn) Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu “hỏi” và thay từ “mấy” hay “bao nhiêu” bằng từ “số” rồi thêm từ “là” để có câu lời giải.
Ví dụ: May 6 bộ quần áo hết 18m vải. Hỏi may mỗi bộ quần áo hết mấy mét vải? 
Các em tìm được câu lời giải “May mỗi bộ quần áo hết số mét vải là:”
- Cách 2: (Đối với bài toán hợp) Lời giải thứ nhất dựa vào cái cần tìm đầu tiên trong bài toán, tìm cái gì trả lời cái đó. Lời giải thứ hai dựa vào câu hỏi trong bài toán. 
Ví du: Thùng thứ nhất đựng 18 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6 lít dầu. Hỏi cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu?
+ Muốn biết cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu trước tiên em phải tìm gì? (Tìm thùng thứ hai đựng được bao nhiêu lít dầu)
Vậy: Cái cần tìm đầu tiên là số lít dầu đựng trong thùng thứ hai nên câu lời giải là: “Số lít dầu đựng trong thùng thứ hai là:” hoặc “Thùng thứ hai đựng được số lít dầu là:” 
Tóm lại: Tuỳ từng đối tượng, từng trình độ học sinh mà hướng dẫn các em cách lựa chọn, đặt câu lời giải cho phù hợp. Trong một bài toán, học sinh có thể có nhiều cách đặt lời giải khác nhau. Song trong khi giảng dạy, ở mỗi một dạng bài cụ thể tôi cho các em suy nghĩ, thảo luận theo bàn, nhóm để tìm ra các câu lời giải đúng và hay nhất phù hợp với câu hỏi của bài toán đó. Tuy nhiên cần hướng dẫn học sinh lựa chọn cách giải (ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với các em) và phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình.
Bước 3: Trình bày bài giải
Như chúng ta đã biết, các dạng toán có lời văn, học sinh đã phải tự viết câu lời giải, phép tính, đáp số, thậm chí cả tóm tắt nữa.
Chính vì vậy, việc hướng dẫn học sinh trình bày bài giải sao cho khoa học, đẹp mắt cũng là yêu cầu lớn trong quá trình dạy học. Muốn thực hiện yêu cầu này trước tiên người dạy cần tuân thủ cách trình bày bài giải theo hướng dẫn, quy định.
Đầu tiên là tên bài (Viết sát lề bên trái có gạch chân), tiếp đó ghi bài giải. Từ: “Bài giải” ghi ở giữa trang vở (có gạch chân), câu lời giải ghi cách ô lỗi khoảng 1 -> 2 ô vuông (tùy câu lời giải ngắn hoặc dài), chữ ở đầu câu viết hoa, ở cuối câu có dấu hai chấm (:), phép tính viết lùi vào so với lời giải khoảng 2 -> 3 ô vuông, cuối phép tính là đơn vị tính được viết trong dấu ngoặc đơn. Phần đáp số ghi lệch sang phần vở bên phải và dấu hai chấm rồi mới viết kết quả và đơn vị tính (không phải viết dấu ngoặc đơn nữa).
Biện pháp 4: Hướng dẫn giải các dạng toán cơ bản 
Để dạy học sinh cách giải toán thì trước tiên tôi lựa chọn phương pháp giải toán phù hợp với từng dạng toán khác nhau. 
1. Hướng dẫn dùng sơ đồ đoạn thẳng vào giải bài toán liên quan đến nhiều hơn, ít hơn, gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần, tìm một phần mấy của một số,
Tôi hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để minh họa giữa những điều đã cho và những điều cần tìm trong bài toán. Thiết lập được mối quan hệ giữa các dữ kiện trong bài toán. Đó chính là dùng đoạn thẳng để biểu diễn, thay thế cho một số, 1 vật, 1 giá trị, 1 đại lượng nào đó trong bài toán.
Ví dụ 1: Lớp 3A có 38 học sinh. Lớp 3B có ít hơn lớp 3A 6 học sinh. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh?
Hướng dẫn học sinh đọc bài toán, phân tích và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:
Tóm tắt
	 38 HS	
 Lớp 3A
 6 HS ? học sinh
 Lớp 3B	
Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng trên ta thấy: Lớp 3A có 38 học sinh. Lớp 3B có ít hơn 6 học sinh. Bài toán yêu cầu tìm số học sinh cả hai lớp.
Hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải bài toán: Muốn tìm số học sinh của cả hai lớp ta làm như thế nào? (Lấy số học sinh của lớp 3A cộng với số học sinh của lớp 3B).
Khi đã biết số học sinh của lớp 3A rồi ta phải đi tìm gì? (Ta phải tìm được số học sinh của lớp 3B).
Muốn tìm số học sinh của lớp 3B ta làm như thế nào? (Lấy số học sinh của lớp 3A trừ đi 6). Có thể ghi tắt quá trình suy nghĩ trên bằng sơ đồ sau:
 Cả hai lớp
 Lớp 3A + Lớp 3B
 Lớp 3A - 6
Qua phân tích bài toán, học sinh trình bày được bài giải như sau:
Bài giải:
Số học sinh lớp 3B là:
38 – 6 = 32 (học sinh)
Cả hai lớp có số học sinh là:
38 + 32 = 70 (học sinh)
 Đáp số: 70 học sinh 
Lưu ý: Đây là bài toán liên quan đến dạng toán về ít hơn. 
Ví dụ 2: (SGK/Tr.103) Một cửa hàng buổi sáng bán được 432l dầu, buổi chiều bán được gấp đôi buổi sáng. Hỏi cả hai buổi bán được bao nhiêu lít dầu?
Học sinh đọc bài toán, phân tích và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng:
 432l
 Buổi sáng: 
 ? l
 Buổi chiều:
+ Muốn biết cả hai buổi bán được bao nhiêu lít dầu trước tiên em phải tìm gì? (Tìm số dầu bán trong buổi chiều).
+ Muốn tìm số dầu bán trong buổi chiều ta làm như thế nào? (Lấy số dầu bán trong buổi sáng nhân 2).
Bài giải:
Buổi chiều bán được số lít dầu là:
432 x 2 = 864 (l)
Cả hai buổi bán được số lít dầu là:
432 +864 = 1296 (l)
 Đáp số: 1296l dầu
Lưu ý: Đây là bài toán liên quan đến gấp một số lên nhiều lần.(Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần). 
Ví dụ 3: (SGK/Tr.76) Minh có một quyển truyện dày 132 trang, Minh đã đọc được quyển truyện đó. Hỏi Minh còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì xong quyển truyện?
Hướng dẫn học sinh đọc bài toán, phân tích và tóm tắt bằng sơ đồ: 
 132 trang
 Đã đọc ? trang
+ Muốn biết Minh còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì trước tiên ta phải làm gì? (Tìm xem Minh đã đọc được bao nhiêu trang truyện).
+ Muốn tìm số trang Minh đã đọc ta lấy số trang truyện chia cho 4.
Bài giải:
 Minh đã đọc được số trang truyện là:
 132 : 4 = 33 (trang)
 Minh còn phải đọc số trang truyện nữa là:
 132 – 33 = 99 (trang)
 Đáp số: 99 trang
Lưu ý: Đây là bài toán liên quan đến tìm một phần mấy của một số. (Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần). 
Như vậy sử dụng sơ đồ đoạn thẳng vào giải toán là phương pháp đem lại hiệu quả cao. Nhiều bài toán phức tạp nhưng sau khi hướng dẫn học sinh phân tích đề bài và tóm tắt được bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng thì bài toán lại trở thành đơn giản. Dùng sơ đồ đoạn thẳng vào giải toán giúp học sinh có khả năng phân tích, tổng hợp, phát triển tư duy và sáng tạo.
2. Hướng dẫn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
Để làm tốt các bài toán liên quan đến rút về đơn vị thì học sinh phải nắm được cách giải bài toán. Đầu tiên phải đi tìm giá trị của một đơn vị (thực hiện bằng phép tính chia). Trong bài toán bao giờ cũng có hai đơn vị đo là hai danh số. Cần cho học sinh xác định được một đơn vị cần tìm trong bài toán chính là đơn vị lớn bao hàm đơn vị còn lại.
Ví dụ: Có 35l mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong?
Đơn vị đo trong bài là lít và can thì đơn vị can lớn hơn đơn vị lít vì một can thường chứa nhiều lít. Vì vậy một đơn vị cần tìm là một can.
Hay: Có 24 viên thuốc đựng đều trong 4 vỉ. Hỏi 3 vỉ thuốc có bao nhiêu viên thuốc?
Ta thấy đơn vị vỉ lớn hơn đơn vị viên thuốc vì một vỉ thuốc thường chứa nhiều viên thuốc nên một đơn vị cần tìm là một vỉ.
Bài toán liên quan đến rút về đơn vị có hai dạng:
Dạng 1: 
+ Tìm giá trị một đơn vị (Thực hiện tính chia).
+ Tìm giá trị của nhiều đơn vị (Lấy giá trị của một đơn vị nhân với số đơn vị cần tìm).
Ví dụ: (SGK/Tr.129) Muốn lát nền 6 căn phòng như nhau cần 2550 viên gạch. Hỏi muốn lát nền 7 căn phòng như thế cần bao nhiêu viên gạch?
Tóm tắt:
6 phòng: 2550 viên gạch
 7 phòng:  viên gạch?
Bài giải:
Một phòng lát hết số viên gạch là:
2550 : 6 = 425 (viên gạch)
7 phòng cần lát số viên gạch là:
425 x 7 = 2975 (viên gạch)
 Đáp số: 2975 (viên gạch)
Dạng 2: 
+ Tìm giá trị một đơn vị (Thực hiện tính chia).
+ Tìm số đơn vị (Lấy giá trị của số đơn vị cần tìm chia cho giá trị của một đơn vị).
Ví dụ: (SGK/Tr.167) Có 48 cái đĩa xếp đều vào 8 hộp. Hỏi có 30 cái đĩa thì xếp được vào mấy hộp như thế?
Tóm tắt:
 48 cái đĩa: 8 hộp
 30 cái đĩa:  hộp?
Bài giải:
Một hộp xếp được số đĩa là:
48 : 8 = 6 (cái đĩa)
30 cái đĩa xếp được số hộp là:
30 : 6 = 5 (hộp)
 Đáp số: 5 hộp
Khi giải bài toán dạng này, đối với học sinh khó khăn về học tập, các em hay nhầm lẫn lời giải như (Một cái đĩa xếp được số hộp là) và nhầm cách ghi đơn vị của bài toán là hộp với cái đĩa. Cần hướng dẫn cho các em cách viết lời giải tỉ mỉ: Lời giải thứ nhất tìm một hộp thì trả lời cho đơn vị hộp, lời giải thứ 2 dựa vào câu hỏi trong bài toán. Còn tìm số đĩa thì đơn vị là “cái đĩa”, tìm số hộp đơn vị là “hộp”. Đơn vị của mỗi phép tính thường đứng ngay sau chữ “số” trong mỗi câu lời giải. 
3. Hướng dẫn giải các bài toán về hình học
Đối với những bài toán hình học, để giúp các em giải tốt, trước hết phải hướng dẫn học sinh nắm vững khái niệm đặc điểm hình học. Nắm chắc cách tính chu vi và diện tích hình vuông và hình chữ nhật. Dựa vào đề bài học sinh biết được các yếu tố đã cho có liên quan trong quá trình giải bài, như vậy sẽ rèn cho các em kĩ năng và tư duy tốt.
Khi giải bài toán về hình học thì trước hết tôi giúp các em xác định được bài đó liên quan đến hình nào, từ đó dựa vào cách tính để thực hiện tính. Nếu bài toán chưa cho các yếu tố cụ thể thì phải đi tìm lần lượt các yếu tố hình học đó. Chẳng hạn: (Để tính được diện tích hình chữ nhật thì phải biết chiều dài và chiều rộng, nếu chưa biết yếu tố nào thì trước tiên phải đi tìm yếu tố đó...)
Có những bài toán yêu cầu tìm yếu tố mà chưa có cách tính để tính thì phải hướng dẫn các em lập công thức tính dựa trên công thức đã có sẵn.
Ví dụ: Tìm cạnh hình vuông khi biết chu vi hình vuông
Ví dụ 1: (SGK/Tr.166) Một hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích hình đó.
Muốn giải bài toán này, tôi giúp học sinh hiểu được yêu cầu của bài toán. Hướng giải của bài toán, bước đầu dựa vào cách tính diện tích của hình chữ nhật: Diện tích = chiều dài x chiều rộng.
+ Muốn tìm được diện tích thì trước tiên ta phải tìm gì? (Tìm chiều rộng của hình chữ nhật). 
+ Muốn tính chiều rộng của hình chữ nhật ta làm như thế nào? (Lấy chiều dài chia 3).
Bài giải:
Chiều rộng hình chữ nhật là:
12 : 3 = 4 (cm)
Diện tích của hình chữ nhật là:
12 x 4 = 48 (cm2)
 Đáp số: 48cm2
 Đây là bài toán cần khai thác một yếu tố chưa biết “chiều rộng” dựa trên mối quan hệ của chiều dài và chiều rộng, sau đó đưa vào công thức tính để giải bài toán. Bài toán này thường gặp nhất, tôi hướng dẫn học sinh dựa vào công thức tính để biết được yếu tố cần tìm trước tiên là gì để lập kế hoạch giải. 
Ví dụ 2: (SKG/Tr.174) Một hình chữ nhật và một hình vuông có cùng chu vi. Biết hình chữ nhật có chiều dài 60m, chiều rộng 40m. Tính độ dài cạnh hình vuông.
Muốn giải bài toán này cần phân tích cho học sinh hiểu dữ kiện bài toán “Một hình chữ nhật và một hình vuông có cùng chu vi” tức là hai hình có chu vi bằng nhau. Muốn tìm độ dài cạnh hình vuông phải dựa vào chu vi hình vuông mà chu vi hình vuông chính bằng chu vi hình chữ nhật. Vậy việc cần làm trước tiên là tính chu vi hình chữ nhật.
Bài giải:
Chu vi hình chữ nhật là:
(60 + 40) x 2 = 200 (m)
Độ dài cạnh hình vuông là:
200 : 4 = 50 (m)
 Đáp số: 50m
Đây là bài toán yêu cầu tìm yếu tố mà chưa có sẵn cách tính. Để tính cạnh hình vuông thì phải dựa vào công thức tính chu vi hình vuông.
Ta có: Chu vi hình vuông = cạnh x 4 à Cạnh hình vuông = Chu vi : 4
4. Một số bài toán dành cho học sinh năng khiếu
Đối với những học sinh đã giải được hoặc giải thành thạo các bài toán cơ bản, thì việc đưa ra hệ thống bài tập nâng cao là rất quan trọng và cần thiết để cho học sinh có điều kiện phát huy năng lực trí tuệ của mình, vượt xa khỏi tư duy cụ thể mang tính chất ghi nhớ và áp dụng một cách máy móc trong công thức. Qua đó phát triển trí thông minh cho học sinh.
Dưới đây là các dạng bài nâng cao mà tôi đã thực hiện trong các tiết dạy để nâng cao tính hiểu biết của các em đồng thời bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
Ví dụ 1: Một cuộn vải dài 60m, buổi sáng cửa hàng bán được cuộn vải, buổi chiều cửa hàng bán chỗ còn lại và bán thêm 4m. Hỏi buổi chiều bán được bao nhiêu mét vải?
Hướng dẫn học sinh phân tích, giải bài toán trên cơ sở của bài toán tìm một phần mấy của một số. 
Theo đầu bài ta có sơ đồ:
 60m
 Cuộn vải: 4m
 Bán buổi sáng ? m 
Bài giải:
Buổi sáng bán được số mét vải là:
60 : 4 = 15 (m)
Số mét vải còn lại sau khi bán buổi sáng là:
60 – 15 = 45 (m)
Buổi chiều bán được số mét vải là:
45 : 3 + 4 = 19 (m)
 Đáp số: 19m vải
Ví dụ 2: Có 128 lít dầu được chia đều vào 4 thùng. Nếu thêm vào mỗi thùng 6 lít dầu thì 2 thùng có bao nhiêu lít dầu?
Bài giải:
Mỗi thùng có số lít dầu là:
128 : 4 = 32(l)
Sau khi thêm 6 lít, mỗi thùng có số lít là:
32 + 6 = 38 (l)
Hai thùng có số lít là:
38 x 2 = 76 (l)
 Đáp số: 76l dầu

Tài liệu đính kèm:

  • docth_118_9922_2021991.doc