Đề tài Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông

Đề tài Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông

Như vậy, nắm tình hình lớp là công việc đầu tiên mà mỗi giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt để có kế hoạch cụ thể đối với lớp mình chủ nhiệm. Trong đó có kế hoạch vận động, duy trì sĩ số học sinh khi bước vào năm học mới.

Biện pháp 2 : Giáo viên chủ nhiệm là người “tiên phong’’ trong công tác vận động học sinh ra lớp

Chất lượng giáo dục học sinh ở vùng có điều kiện khó khăn phụ thuộc nhiều vào việc bảo đảm duy trì được sĩ số. Nếu học sinh nghỉ học hoặc đi học không chuyên cần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em, các kiến thức không liền mạch, các em lại gặp khó khăn nhiều hơn trong học tập và lao động, .

Giáo viên chủ nhiệm là người sát sao và gần gũi học sinh hơn ai hết. Khi biết học sinh đi học không chuyên cần và có nguy cơ bỏ học thì bằng mọi cách phải vận động ngay các em đi học lại. Tuyệt đối không để tình trạng học sinh bỏ học lâu ngày rồi mới tìm hiểu nguyên nhân và vận động.

Khi có được thông tin về học sinh nghỉ học, trước hết, giáo viên chủ nhiệm cần trực tiếp đến nhà em học sinh đó để tìm hiểu nguyên nhân, thuyết phục gia đình để vận động học sinh ra lớp.

Đối với những học sinh đi học không chuyên cần, có nguy cơ bỏ học do do khả năng tiếp thu bài chậm, lớn tuổi hơn các bạn trong lớp nên ngại đi học. Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt vai trò là “người mẹ’’, “người bạn’’ của các em, luôn gần gũi, động viên, khích lệ học sinh. Từ đó, giáo viên lựa chọn biện pháp phù hợp để giúp đỡ học sinh tiếp thu bài tốt hơn, vượt qua mặc cảm, tự tin đến lớp. Giáo viên có thể sử dụng một số biện pháp như phát động phong trào: “Đôi bạn cùng tiến’’, “Bạn giúp bạn’’,. để học sinh trong lớp giúp những bạn học còn chưa tốt vươn lên trong học tập. Thông qua đó, giúp các em xóa bỏ mặc cảm để tự tin đến lớp.

 

doc 13 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 15362Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở Trường Tiểu học Y Ngông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Công tác duy trì sĩ số ở trường tiểu học đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Nó góp phần vào quả trình “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Ở các trường vùng khó khăn, vùng có nhiều học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số thì việc dạy học luôn gắn liền với công tác duy trì sĩ số. Đây là một công việc, một nhiệm vụ thường xuyên và liên tục đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực của mỗi giáo viên cũng như của tập thể nhà trường.
Một thực tế cho thấy, các trường đóng trên địa bàn vùng khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nói chung cũng như trường Tiểu học Y Ngông nói riêng, cha mẹ học sinh phần lớn nằm trong diện gia đình khó khăn về kinh tế, lại đông con và hạn chế về trình độ nhận thức nên chưa quan tâm đến việc học hành của con em mình. Thay vì việc cho con em đến trường, họ lại muốn con nghỉ học đi làm rẫy, nương (theo mùa vụ) để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Do đi học không chuyên cần nên kết quả học tập của các em ngày càng giảm sút, dẫn đến chán nản, vắng học ngày càng nhiều và bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục.
Vì vậy, công việc duy trì sĩ số học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là vấn đề mà mà mỗi người làm trong ngành giáo dục, đặc biệt là những giáo viên đang hàng ngày trực tiếp giảng dạy trên lớp, giáo dục các em luôn trăn trở, lo lắng để tìm giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở trường Tiểu học Y Ngông”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu
Nghiên cứu, lựa chọn một số biện pháp phù hợp với thực tế đơn vị để đảm bảo duy trì sĩ số, khắc phục tình trạng học sinh hay nghỉ học, có nguy cơ bỏ học, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời nâng cao nhận thức của mọi người để làm tốt công tác vận động, duy trì sĩ số học sinh tại các trường trên địa bàn vùng khó khăn.
Nhiệm vụ
Xây dựng môi trường học tập thực sự thân thiện để thu hút học sinh đến trường. Phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc vận động học sinh ra lớp, làm tốt công tác duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
	Nghiên cứu thực trạng học sinh đi học không chuyên cần, bỏ học và một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
4. Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu thực trạng việc duy trì sĩ số học sinh toàn trường nói chung cũng như trong khối lớp 5 nói riêng ở trường Tiểu học Y Ngông năm học và đề xuất một biện pháp duy trì sĩ số học sinh tại đơn vị.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh, tổng kết kinh nghiệm
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lý luận
Duy trì sĩ số học sinh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học. Học sinh bỏ học giữa chừng là một trong những yếu tố tạo nên mối nguy hại lớn cho xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thật vậy, một dân tộc mà dân trí thấp kém thì khó có điều kiện để tiếp thu và phát huy tinh hoa văn hóa, khoa học, công nghệ mới của nhân loại. Do đó chúng ta cần làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh, giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học để góp phần xây dựng sự nghiệp giáo dục phát triển bền vững. 
Mục tiêu của việc duy trì sĩ số sĩ số ở trường tiểu học góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh cũng như giúp các em có cơ hội phát triển toàn diện bản thân. Đồng thời nó cũng là yếu tố quan trọng giúp giáo viên thực hiện tốt kế hoạch giáo dục học sinh.
Để công tác giáo dục đạt hiệu quả cần rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó việc các em đi học chuyên cần đóng một phần không nhỏ. Học sinh có đi học đều, đầy đủ thì việc tiếp thu bài mới tốt hơn. Nắm vững kiến thức các môn học trong chương trình một cách liền mạch và có hệ thống, đây là yếu tố quan trọng thu hút các em ham thích đi đến trường.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trường Tiểu học Y Ngông đóng trên địa bàn vùng đặc biệt khó khăn của xã DurKmăn. Hàng năm, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm đến khoảng 98% tổng số học sinh toàn trường. Trình độ dân trí còn thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, học sinh thuộc diện đói nghèo chiếm tỉ lệ khá cao nên sự quan tâm của cha mẹ học sinh đến việc học tập của con em mình rất hạn chế. Hầu hết học sinh thường nghỉ học theo mùa vụ để phụ giúp gia đình lao động tăng thêm thu nhập nên rất khó khăn cho giáo viên trong việc dạy học cũng như việc vận động học sinh đến trường. Nhiều gia đình sống và sinh hoạt trên nương rẫy nên việc vận động học sinh ra lớp còn gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên mới ra trường nên kinh nghiệm giáo dục học sinh, đặc biệt là giáo dục học sinh dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế.
Trong những năm gần đây, công tác duy trì sĩ số học sinh luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự đồng thuận, ủng hộ của của chính quyền địa phương, ban đại diện cha mẹ học sinh. Đội ngũ giáo viên nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh. Các tổ chức trong và ngoài nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, tạo được môi trường học tập thân thiện thu hút học sinh đến trường. Hầu hết học sinh đã tìm được niềm vui thực sự khi đến trường, các em đã tích cực, tự giác và chủ động hơn trong học tập, rèn luyện. 
Công tác vận động học sinh đi học đã được giáo viên, nhà trường hết sức coi trọng. Hơn nữa, sự phối hợp với thôn buôn cùng chính quyền xã cũng là một nhân tố góp phần thành công trong công tác duy trì sĩ số. Đội ngũ cán công chức, viên chức trong nhà trường đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc duy trì sĩ số đối với công tác giáo dục học sinh. Vì vậy luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các giải pháp, biện pháp nhằm vận động học sinh ra lớp. Tuy nhiên tỉ lệ học sinh đi học không chuyên cần, có nguy cơ bỏ học vẫn còn khá cao không chỉ ở Trường Tiểu Y Ngông mà nó còn diễn ra ở trường khác trên địa bàn xã Dur Kmăn.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
	a) Mục tiêu của giải pháp
Đưa ra những giải pháp, biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh và thực tế của lớp, nhà trường, địa phương để thực hiện việc duy trì sĩ số học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Làm thay đổi quan niệm, nhận thức người dân và toàn xã hội về công tác xã hội hóa giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
b) Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
Biện pháp 1 : Nắm tình hình của lớp
Phải nói rằng, công tác duy trì sĩ số ở các trường tiểu học vùng nhiều học sinh dân tộc thiểu số như Trường Tiểu học Y Ngông là công việc thường xuyên, liên tục và có thành công hay không là nhờ công sức rất lớn của giáo viên chủ nhiệm. Chính lòng yêu nghề, sự nhiệt tình là động lực giúp giáo viên quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả công việc của mình, trong đó có công tác duy trì sĩ số.
Để thực hiện hiệu quả công tác duy trì sĩ số, giáo viên chủ nhiệm phải nắm được tình hình của lớp. Vì vậy, sau khi nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp dưới để nắm thông tin của lớp, về những đối tượng học sinh cần lưu ý, trong đó đáng quan tâm hơn là những em hay nghỉ học, có nguy cơ bỏ học.... Thông qua đó, giúp giáo viên chủ nhiệm biết được một số nguyên nhân dẫn đến học sinh hay nghỉ học, có nguy cơ bỏ học như : hoàn cảnh gia đình các em còn khó khăn, chưa lo đủ cái ăn, cái mặc nên các em phải nghỉ học; gia đình chưa thật sự quan tâm đến việc học của các em; một số em lại không thích đến trường,...Từ đó giáo viên sẽ tìm ra những biện pháp để động viên học sinh ra lớp. 
Một số thông tin cần thiết mà giáo viên chủ nhiệm cần nắm được ngay sau khi nhận lớp như :
- Tổng số học sinh, nữ, dân tộc, nữ dân tộc
- Chất lượng giáo dục năm học lớp 4
- Học sinh thuộc hộ nghèo, gia đình đông con,...
- Học sinh khuyết tật, mồ côi cha (mẹ), con thương binh, con liệt sĩ,...
- Học sinh năng khiếu, khó khăn về học,...
- Học sinh lớn tuổi, lưu ban nhiều năm, đi học không chuyên cần, có nguy cơ bỏ học,...
Trong thực tế, những em hay nghỉ học thường có khả năng tiếp thu bài hạn chế, đã lưu ban ở các lớp dưới. Vì vậy các em thường xấu hổ, không tự tin đến lớp, đó cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi học không đều và nguy cơ bỏ học là rất cao. Đồng thời do nhận thức của bố mẹ chưa cao, thường để các em ở nhà đi làm phụ giúp gia đình.
Như vậy, nắm tình hình lớp là công việc đầu tiên mà mỗi giáo viên chủ nhiệm cần làm tốt để có kế hoạch cụ thể đối với lớp mình chủ nhiệm. Trong đó có kế hoạch vận động, duy trì sĩ số học sinh khi bước vào năm học mới.
Biện pháp 2 : Giáo viên chủ nhiệm là người “tiên phong’’ trong công tác vận động học sinh ra lớp
Chất lượng giáo dục học sinh ở vùng có điều kiện khó khăn phụ thuộc nhiều vào việc bảo đảm duy trì được sĩ số. Nếu học sinh nghỉ học hoặc đi học không chuyên cần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em, các kiến thức không liền mạch, các em lại gặp khó khăn nhiều hơn trong học tập và lao động, ... 
Giáo viên chủ nhiệm là người sát sao và gần gũi học sinh hơn ai hết. Khi biết học sinh đi học không chuyên cần và có nguy cơ bỏ học thì bằng mọi cách phải vận động ngay các em đi học lại. Tuyệt đối không để tình trạng học sinh bỏ học lâu ngày rồi mới tìm hiểu nguyên nhân và vận động.
Khi có được thông tin về học sinh nghỉ học, trước hết, giáo viên chủ nhiệm cần trực tiếp đến nhà em học sinh đó để tìm hiểu nguyên nhân, thuyết phục gia đình để vận động học sinh ra lớp. 
Đối với những học sinh đi học không chuyên cần, có nguy cơ bỏ học do do khả năng tiếp thu bài chậm, lớn tuổi hơn các bạn trong lớp nên ngại đi học. Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt vai trò là “người mẹ’’, “người bạn’’ của các em, luôn gần gũi, động viên, khích lệ học sinh. Từ đó, giáo viên lựa chọn biện pháp phù hợp để giúp đỡ học sinh tiếp thu bài tốt hơn, vượt qua mặc cảm, tự tin đến lớp. Giáo viên có thể sử dụng một số biện pháp như phát động phong trào: “Đôi bạn cùng tiến’’, “Bạn giúp bạn’’,... để học sinh trong lớp giúp những bạn học còn chưa tốt vươn lên trong học tập. Thông qua đó, giúp các em xóa bỏ mặc cảm để tự tin đến lớp. 
Đối với những học sinh đi học không chuyên cần, có nguy cơ bỏ học do các nguyên nhân khác, giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với lãnh đạo nhà trường để tìm biện pháp hữu hiệu. Giáo viên chủ nhiệm cần tích cực phối hợp với gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để có biện pháp vận động học sinh ra lớp. 
Vai trò của giáo viên trong việc vận động học sinh rất quan trọng, là người “tiên phong’’ trực tiếp trong công tác vận động học sinh ra lớp, là nhân tố tạo nên sự thành công trong công tác duy trì sĩ.
Biện pháp 3 : Làm tốt công tác phối hợp với gia đình học sinh, nhà trường, các tổ chức xã hội
Hồ Chí Minh đã chỉ rõ : “ Giáo dục các em là việc chung của gia đình, nhà trường và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách, trước hết là phải làm gương cho các em hết mọi việc’’. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục học sinh.
Đối với gia đình học sinh, việc thường xuyên được nghe giáo viên chủ nhiệm trao đổi kết quả học tập và rèn luyện của con mình là cầu nối cần thiết để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động học sinh đi học, đảm bảo sĩ số lớp. 
Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa Ban Đại diện cha mẹ học sinh, nhà trường, chính quyền thôn buôn, đặc biệt là những những người có uy tín ở địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyềnvận động học sinh ra lớp.
Ví dụ: Năm học 2014-2015, tôi chủ nhiệm lớp 5A, có em H Ưp Ênuôl, vì hoàn cảnh khó khăn nên gia đình bắt em phải bỏ học để ở nhà phụ giúp gia đình. Sau khi đã mà vẫn chưa vận động được học sinh ra lớp, tôi đã báo cáo với lãnh đạo nhà trường để tìm cách giải quyết. Bên cạnh đó, tôi tích cược phối hợp với nhà trường, Ban Đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương để chia sẻ khó khăn với gia đình học sinh và vận động học sinh ra lớp. Với sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương, chúng tôi đã thuyết phục được gia đình để em được tiếp tục đến trường học tập.
Như vậy, việc vận động học sinh không phải là việc riêng của giáo viên chủ nhiệm, của nhà tường mà đó là công việc cần sự chung tay giúp sức của nhiều người, của toàn xã hội. Do đó giáo viên phải biết cách phối hợp để hoàn thành công việc, trách hiệm được giao.
Biện pháp 4 : Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh
Thực tế cho thấy rằng, học yếu là một trong những nguyên nhân dẫn đến học sinh hay mặc cảm, dễ chán học và bỏ học. Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng học tập ở học sinh. Để làm được điều này, giáo giáo viên không chỉ cần có chuyên môn tốt mà còn phải có sự kiên trì, hiểu tâm lý học sinh. Người giáo viên cần phải có cái tâm, có phương pháp dạy học phù hợp, các bài tập dành cho học sinh phải vừa sức, chú ý động viên là chính để các em dễ tiếp thu bài và không nảy sinh tâm lý "sợ học" dẫn đến chán học và bỏ học.
Muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh, trước hết giáo viên cần thực hiện tốt việc phân hóa đối tượng học sinh trong lớp, từ đó xây dựng kế hoạch, điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Phát động các phong trào thi đua học tập.
Mặt khác, giáo viên cần có ý thức thường xuyên trau dồi kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Tăng cường sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Tổ chức các tiết học vui tươi, nhẹ nhàng, hiệu quả, kích thích được sự khám phá, tìm tòi, tạo hứng thú cho các em trong học tập. Cần tránh sự căng thẳng, khô cứng trong các tiết học làm cho các em chán học dẫn tới bỏ học.
Chú trọng và quan tâm nhiều hơn đối tượng học sinh khó khăn về học, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo được mối quan hệ tốt giữa thầy và trò để các em xem thầy cô giáo thực sự là chỗ dựa tinh thần, từ đó các em sẽ thích được đến trường để học tập cùng "người mẹ thứ hai" của mình.
Sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có tác động không nhỏ trong công tác duy trì sĩ số học sinh, đặc biệt là tỉ lệ chuyên cần trong các buổi học thứ hai. Thực tế cho thấy học sinh thường vắng học vào buổi học thứ hai (không phải buổi giáo viên chủ nhiệm dạy). Có thể vì do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các em ở nhà phụ giúp gia đình tăng thêm thu nhập hay có thể do các em không thích môn học do giáo viên bộ môn dạy,... Vì vậy giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân, phối hợp cùng giáo viên bộ môn đề ra các biện pháp thích hợp nhằm giúp các em có kết quả học tập tốt hơn ở các môn học, từ đó các em sẽ hứng thú học tập và đi học đều đặn.
Biện pháp 5 : Xây dựng môi trường học tập thân thiện
Môi trường học tập thân thiện là môi trường học tập mà ở đó trẻ được tạo điều kiện để học tập có kết quả, được an toàn trong sự bảo vệ, được công bằng và dân chủ, được phát triển sức khỏe thể chất và tinh thần. Trường học, lớp học được coi như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của các em, giúp các em thêm yêu trường, yêu lớp, hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục.
Môi trường học tập thân thiện phải đảm bảo một số điều kiện như: lớp học phải đẹp, sạch sẽ, thoáng đãng, ánh sáng đầy đủ, bàn ghế luôn được lau chùi và sắp xếp gọn gàng, xây dựng được một tập thể lớp đoàn kết, các thành viên trong lớp giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. 
Để xây dựng đượ môi trường học tập thân thiện, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tham gia tích cực các hoạt động ở trường, lớp phù hợp với lứa tuổi của mình như : tham gia lao động, vệ sinh trường lớp; trang trí lớp học thân thiên; chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường; ... Thông qua các hoạt động đó, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh cũng như các em thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân, tạo dựng được khối đoàn kết, giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động giữa các học sinh trong lớp, trong trường. Đó cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng nhằm thu hút học sinh yêu thích đến trường.
 H1 : Học sinh chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường
H2 : Trang trí lớp học thân thiện
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có sự thống nhất và có mục tiêu là duy trì sĩ số học sinh nhằm thực hiện có hiệu quả trong công tác giáo dục.
Giải pháp thứ nhất là tiền đề, là cơ sở giúp giáo viên thực hiện tốt chủ vai là “tiên phong’’ trong công tác vận động học sinh ra lớp, làm tốt công tác phối hợp với gia đình học sinh, nhà trường, các tổ chức xã hội. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và xây dựng môi trường học tập thân thiện, có vai trò trong việc giúp giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.
	d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Đề tài thực hiện đã mang lại những hiệu quả rất đáng khích lệ trong công tác vận động sinh đi học, duy trì sĩ số góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Kết quả đạt đượccủa lớp 5C năm học 2013 -2014 như sau :
Tổng số
học sinh
Nguy cơ bỏ học
Đi học chuyên cần
Kết quả giáo dục
Đầu năm
22
2
75%
- 100% học sinh trong lớp Hoàn thành chương trình Tiểu học;
- 01 giải Nhất múa, giải Nhì hát trong Hội thi văn nghệ cấp trường; 
- Đạt giải Nhì VSCĐ cấp trường;
- Đạt giải nhì Hội thi Phụ trách sao giỏi cấp trường;
- Đạt danh hiệu Lớp Tiên tiến.
Cuối năm
22
0
96%
Những kinh nghiệm trên được chia sẻ, áp dụng trong nhà trường và đã thu được những kết quả rất khả quan.
III. Phần kết luận, kiến nghị
1. Kết luận 
Duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần có vai trò rất lớn trong việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Để đạt kết quả cao trong công tác này giáo viên chủ nhiệm cần : 
- Luôn có ý thức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ; tích cực đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp đối tượng học sinh ; có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, nhiệm vụ được giao.
Phối kết hợp tốt với cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, chính quyền địa phương trong việc động viên, giúp đỡ, huy động các nguồn lực để thực hiện tốt công tác vận động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số. 
Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực của các tổ chức cá nhân và xã hội để hỗ trợ cho học sinh nghèo, học sinh có nguy cơ bỏ học. Phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng như giáo dục kĩ năng sống nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
Xây dựng môi trường học tập thân thiện để thực sự "Mỗi ngày đến trường là thêm một niềm vui" đối với các em.
2. Kiến nghị 
- Đối với nhà trường: Tiếp tục làm tốt công tác chỉ đạo giáo viên vận động học sinh đi học chuyên cần, lấy đó là tiêu chí xét thi đua cuối năm học.
- Đối với Ban Đại diện cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa đến công tác phối hợp vận động học sinh ra lớp giúp nhà trường thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh. 
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi rút ra được trong quá trình làm công tác chủ nhiệm. Rất mong sự góp ý của đồng chí, đồng nghiệp để những kinh nghiệm trên được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
 Xin chân thành cảm ơn ! 	
 	 Krông Ana, tháng 3 năm 2017
Người viết
	 Nguyễn Văn Quyết
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
 (Ký tên, đóng dấu)

Tài liệu đính kèm:

  • docth_53_885_2021926.doc