Đề tài Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Đề tài Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Trong giờ dạy, tôi chú ý tạo điều kiện cho tất cả các em đều được tham gia trả lời, giao tiếp tuỳ thuộc vào khả năng của từng đối tượng và dành nhiều thời gian tập và hướng dẫn thật kĩ nên hiệu quả nâng cao. Mặt khác, việc tập nói tiếng Việt cho học sinh phải được thực hiện dưới nhiều hình thức và phương pháp dạy học khác nhau như: dạy trong tiết dạy tăng cường tập nói tiếng Việt, dạy tích hợp vào các tiết học khác, thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua trò chơi, nói chuyện.với các phương pháp trực quan, phương pháp thực hành luyện tập theo mẫu, phương pháp giao tiếp, phương pháp đàm thoại. Việc phối hợp hệ thống các phương pháp dạy tập nói tiếng Việt giúp các em dễ hiểu dễ nhớ về nghĩa của từ thông qua các hình ảnh trực quan, nói đúng cấu trúc câu theo mẫu, hạn chế cách nói ngược theo tiếng địa phương. Tập cho học sinh khả năng diễn đạt theo tình huống, tự tin trong học tập, giao tiếp với bạn bè với thầy cô giáo bằng tiếng Việt. Tuy vậy, cần phải có sự linh hoạt sáng tạo, không rập khuôn máy móc, mà phải tuỳ theo từng mức độ của đối tượng để lựa chọn nội dung và phương pháp cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả theo các việc sau đây:

Lựa chọn tiếng, từ để tập nói cho phù hợp.

Luyện nói theo câu hỏi, câu trả lời có chứa các tiếng, từ mới cung cấp cho học sinh.

Tạo tình huống cho học sinh đối thoại, được giao tiếp trong đó chú ý tạo môi trường giao tiếp học sinh với học sinh dưới sự hướng dẫn của tôi .

 

doc 20 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 6093Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt trong môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dạy học (tranh, ảnh), cũng như một số trang thiết bị về công nghệ thông tin như máy tính , máy chiếu
 Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin tương đối phát triển nên ngoài học ở trường học sinh có nhiều cơ hội tiếp xúc với các lĩnh vực thông tin khác như xem phim, nghe đọc truyện qua Ra- đi - ô, xem các chương trình quảng cáo, du lịch qua màn ảnh nhỏ,
 Bản thân tôi là một giáo viên sở tại dạy học ở trường đã 30 năm. Nên tôi am hiểu về phong tục tập quán của học sinh cũng như những lỗi học sinh thường mắc phải khi học các môn học nhất là môn Tập đọc. 
 Nhiều gia đình phụ huynh học sinh đã quan tâm nhiều hơn đến việc học hành của con em mình và mong muốn con em mình được đi học để sau này có một tương lai tốt đẹp hơn.
* Khó khăn 
Năm học 2015 - 2016, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A với tổng số 29 em, trong đó có 27 em là dân tộc Ê đê chiếm 98,1%. Một số em ở lại lớp nhiều năm, việc đọc, viết chưa thành thạo. Kết quả khảo sát đầu năm của môn Tiếng Việt là : 
TSHS
HSDT
9 - 10
7 - 8
5 - 6
DƯỚI 5
29
27
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
3,7
5
18,5
8
29,6
13
48,1
Khả năng học tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế. Đa số các em có kĩ năng đọc, viết, nghe - nói rất yếu. Nói và viết sai dấu thanh, cụ thể các tiếng có dấu thanh khi đọc và viết các em bỏ dấu đi, những tiếng không có dấu thanh khi đọc và viết lại thêm dấu vào ( ví dụ : hình dáng các em đọc là hinh dang hoặc nhà danh học kiệt xuất các em đọc là nha dành học kiết xuật, nói câu cụt không có chủ ngữ
2.2. Thành công - hạn chế 
* Thành công
Sau khi thực hiện đề tài đã có dấu hiệu khả thi rõ rệt : khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt của các em được tốt hơn, các em có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ít sai dấu hơn. 
 * Hạn chế 
Tốn nhiều thời gian và đòi hỏi giáo viên phải công phu, kiên trì trong quá trình thực hiện.
2.3. Mặt mạnh - mặt yếu 
* Mặt mạnh
 Giúp giáo viên phát hiện những thiếu sót trong quá trình giảng dạy, kịp thời phát hiện những khó khăn, yếu kém trong học tập của các em. Được đồng nghiệp góp ý sửa chữa ngay những khiếm khuyết của mình, từ đó đưa ra cách thức cũng như phương pháp giảng dạy phù hợp.
 * Mặt yếu
 Đánh giá kết quả học tập của học sinh chỉ dựa vào kết quả của các tiết lên
lớp sẽ không khách quan mà ta chưa xem xét đến các điều kiện cần thiết khác như các hoạt động ngoài giờ lên lớp, 
	2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến đề tài
	Do đứng trước những thực trạng của lớp, của trường chất lượng học môn Tiếng Việt của học sinh quá thấp dẫn đến khả năng nhận biết trong giao tiếp, trong cuộc sống của phần lớn học sinh dân tộc thiểu số quá kém, bởi vậy tôi đã tìm ra một số biện pháp để dạy tăng cường tiếng Việt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Ê đê) lớp 3 tại trường Tiểu học Võ Thị Sáu.
Do giáo viên chưa năng động, chưa mạnh dạn linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo cơ hội cho các em được giao tiếp .
	2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Muốn lồng ghép tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số (Ê đê) lớp 3 có hiệu quả giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ mục tiêu bài. Xem những nội dung nào quan trọng trong giờ dạy để từ đó lồng ghép tăng cường tiếng Việt để củng cố cho học sinh cách đọc – nói – nghe – viết cho chuẩn. Nên tập trung vào những tiếng, từ các em đọc, viết chưa chuẩn mà lồng ghép, tránh lồng ghép một cách tràn lan và không phù hợp. Giáo viên cũng cần chọn lọc cô đọng các tiếng, từ mà các em thường xuyên đọc, viết hay sai tiếng, dấu thanh, hạn chế tối đa các sai sót khi lồng ghép tăng cường tiếng Việt. Khi làm tốt điều này giáo viên sẽ thu về được một kết quả tốt, giúp các em tự tin, hòa đồng, cố gắng phấn đấu, nhất là tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập.
Các tiết dạy được lồng ghép tăng cường tiếng Việt các em hưởng ứng rất nhiệt tình, hứng thú và tiếp thu bài tốt, không khí lớp học sôi nổi, học sinh chủ động hợp tác. Kết quả học tập được nâng lên.
Giáo viên chủ động tiếp xúc, gần gũi, thực sự yêu nghề, mến trẻ phải là một “Tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, tích cực đi thực tế gia đình học sinh để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh nhiều hơn nữa thì hiệu quả rèn cho các em học tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ngày càng đạt kết quả cao hơn.
 Giáo viên phải luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học, dạy lồng ghép các hoạt động, các trò chơi bổ ích để gây hứng thú cho các em không chán nản trong học tập, tạo cho các em cảm giác “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Từ đó các em sẽ gây hứng thú trong học tập và thích đến trường, đến lớp để học tập.
 Trong quá trình giảng dạy hoặc tiếp xúc nói chuyện với học sinh, với đồng nghiệp, với tất cả mọi người cũng phải nói chuẩn tiếng Việt không được nói tiếng địa phương để các em bắt chước và học theo.
 Trong giờ dạy giáo viên phải quan tâm chú ý nhiều hơn đến học sinh đọc, viết sai chính tả (dấu thanh, các phụ âm đầu, các vần khó) để uốn nắn các em đọc, viết cho chính xác và chuẩn tiếng Việt. 
Bản thân phải theo học lớp dạy tiếng Ê đê để hiểu biết vốn ngôn ngữ, phong tục tập quán của người dân tộc địa phương nơi đang công tác, để phát huy hết khả năng của mình trong công tác giảng dạy.
 Đặc biệt cần quan tâm nhiều hơn đến đối tượng học sinh khó khăn trong học tập, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm cảm hoá các em để các em coi thầy, cô giáo là chỗ dựa tinh thần và tạo được mối quan hệ tình cảm thầy - trò, làm cho các em thích đến trường hơn ở nhà thì các em sẽ đi học chuyên cần và tích cực học tập do đó giảm thiểu được tối đa các em phát âm sai (dấu thanh, các phụ âm đầu, các vần khó).
3. Giải pháp, biện pháp tiến hành
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 
Nhằm nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt và sử dụng tiếng phổ thông vào trong cuộc sống hằng ngày. Giúp các em hòa nhập với cộng đồng.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 
Các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tích hợp lẫn nhau, góp phần hình thành nên các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc -Viết của môn Tiếng Việt. Vì vậy tôi đã vận dụng một số biện pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả trong giảng dạy cho các em:
Biện pháp 1: Thường xuyên tăng cường khả năng nghe và nói tiếng Việt cho học sinh thông qua dạy Tập đọc. 
Nghe và nói tiếng Việt có liên quan mật thiết với nhau. Có nghe được mới nói được, nghe đúng mới nói đúng. Do vậy, tôi phải nói rõ ràng, nói đúng, đồng thời phải nói chậm rãi để học sinh dễ tiếp thu và hướng dẫn cách phát âm, cách nói để học sinh nói theo. Khả năng nói tiếng Việt của học sinh được xác định là khả năng phát âm chuẩn, khả năng sử dụng tiếng từ đúng và phong phú trong khi nói, khi tham gia giao tiếp với người khác. Khả năng nói tiếng Việt là nền tảng ban đầu quan trọng nhất để hình thành các kỹ năng khác của môn Tiếng Việt. Đặc biệt đối với học sinh dân tộc Ê đê các em nói thế nào viết thế ấy thì việc tập cho các em nói đúng lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực tế trong giảng dạy tôi thấy khả năng nói tiếng Việt của các em là rất yếu, nói lẫn lộn giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt. Đó là do vốn từ về tiếng Việt của các em còn quá ít, các em không diễn đạt được khi nói, khi giao tiếp. Học sinh phát âm không chuẩn, phát âm không đúng; còn rụt rè trong giao tiếp... Để giúp cho học sinh hạn chế những tồn tại này, tôi thường xuyên tăng cường khả năng nói tiếng Việt cho các em bằng cách cung cấp thêm từ ngữ mới, thông qua việc luyện nói câu hỏi, luyện nói câu trả lời, luyện đối thoại. Thông qua đó mà giúp cho các em làm quen với việc sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau của tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm vốn từ cho học sinh. 
Khó sửa nhất về kỹ năng nói của học sinh Ê đê là nói thừa hoặc thiếu dấu thanh dẫn đến đọc, nói sai tiếng, từ. Do vậy, khi giảng từ, giải nghĩa từ, hướng dẫn phát âm tôi hướng dẫn kỹ, phát âm mẫu nhiều lần, sửa sai cụ thể cho các em. 
Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc: “Mồ Côi xử kiện” tôi gọi một em đọc tốt đọc mẫu để cả lớp cùng được nghe sau đó yêu cầu các em phát hiện những tiếng, từ mà các em hay đọc và nói sai sau đó hướng dẫn phát âm đúng các từ đó. Ví dụ như từ : công đường, thản nhiên,  bằng cách cho các em phân tích lại cấu tạo các tiếng, từ rồi gọi nhiều em đọc, em nào đọc chưa chuẩn tôi cho các em đọc lại từ đó nhiều lần, rồi tôi cùng sửa cho các em. Đối với em khó khăn về đọc, tôi hướng dẫn các em đánh vần sau đó đọc trơn lại và nhiều em được luyện đọc từ khó. Khi đọc đoạn, tôi lắng nghe phát hiện và sửa sai ngay những tiếng, từ các em còn đọc sai. Bên cạnh đó, tôi còn giúp các hiểu nghĩa của các từ ngữ trong phần chú giải và cung cấp thêm từ mới sau đó giải nghĩa để học sinh hiểu được nghĩa của từ “công đường”, " bồi thường” và cho các em nhắc lại nghĩa của từ đó. Phần tìm hiểu bài, tôi đưa ra câu hỏi và yêu cầu các em suy nghĩ trả lời đầy đủ câu. Nếu em nào trả lời chưa đủ câu, tôi cho các em trả lời lại hay gọi em khác trả lời đầy đủ hơn và yêu cầu em đó nhắc lại câu trả lời của bạn. Cứ như thế một thời gian sau các em dần sửa được cách nói câu cụt. 
Trong giờ dạy, tôi chú ý tạo điều kiện cho tất cả các em đều được tham gia trả lời, giao tiếp tuỳ thuộc vào khả năng của từng đối tượng và dành nhiều thời gian tập và hướng dẫn thật kĩ nên hiệu quả nâng cao. Mặt khác, việc tập nói tiếng Việt cho học sinh phải được thực hiện dưới nhiều hình thức và phương pháp dạy học khác nhau như: dạy trong tiết dạy tăng cường tập nói tiếng Việt, dạy tích hợp vào các tiết học khác, thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, thông qua trò chơi, nói chuyện.....với các phương pháp trực quan, phương pháp thực hành luyện tập theo mẫu, phương pháp giao tiếp, phương pháp đàm thoại. Việc phối hợp hệ thống các phương pháp dạy tập nói tiếng Việt giúp các em dễ hiểu dễ nhớ về nghĩa của từ thông qua các hình ảnh trực quan, nói đúng cấu trúc câu theo mẫu, hạn chế cách nói ngược theo tiếng địa  phương. Tập cho học sinh khả năng diễn đạt theo tình huống, tự tin trong học tập, giao tiếp với bạn bè với thầy cô giáo bằng tiếng Việt. Tuy vậy, cần phải có sự linh hoạt sáng tạo, không rập khuôn máy móc, mà phải tuỳ theo từng mức độ của đối tượng để lựa chọn nội dung và phương pháp cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả theo các việc sau đây:
Lựa chọn tiếng, từ để  tập nói cho phù hợp.
Luyện nói theo câu hỏi, câu trả lời có chứa các tiếng, từ mới cung cấp cho học sinh.
Tạo tình huống cho học sinh đối thoại, được giao tiếp trong đó chú ý tạo môi trường giao tiếp học sinh với học sinh dưới sự hướng dẫn của tôi .
Biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng viết (Chính tả - Tập làm văn)
a. Viết đúng chính tả: Viết đúng chính tả bao gồm những nội dung sau:
Viết đúng con chữ của Tiếng Việt.
Viết đúng âm vần, ghép đúng các con chữ để tạo thành các tiếng đúng.
Sử dụng đúng các dấu thanh.
Biết cách trình bày một bài viết đẹp.
Làm thế nào giúp các em viết đúng chính tả ? Đây là việc làm đòi hỏi tôi phải viết chữ đúng mẫu và đẹp, hiểu điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của học sinh, từ đó mới đề ra các biện pháp trong việc rèn luyện kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh. Vậy để học sinh viết đúng, đầu tiên tôi hướng dẫn tư thế ngồi học, ngồi viết, cách cầm phấn, cầm bút, cách để vở ... cho toàn bộ học sinh một cách kỹ lưỡng với việc làm mẫu nhiều lần của tôi cũng như học sinh. Đồng thời phải thường xuyên uốn nắn giúp đỡ về tư thế ngồi học trong các tiết học khác để các em có thói quen ngồi học đúng tư thế. Tôi dạy thật kỹ, dạy nhiều lần, hướng dẫn làm mẫu nhiều lần các nét của con chữ như : nét khuyết, nét sổ thẳng, nét cong, nét móc, nét thắt..... Mặt khác, tôi giới thiệu chữ mẫu và hướng dẫn cách viết cụ thể về đặc điểm, cấu tạo của các chữ, giúp các em nhận ra sự giống và khác nhau về cấu tạo của các chữ. Từ những việc làm này đã giúp cho học sinh dễ nhận diện, dễ nhớ mặt chữ, hạn chế những sai sót trong khi viết chính tả.
Bên cạnh đó việc sử dụng đúng các dấu thanh cũng không kém phần quan trọng nên khi hướng dẫn luyện tập nói, luyện đọc tôi chỉ rõ những sai sót khi các em đọc sai dấu, thừa, thiếu các dấu thanh và yêu cầu đọc lại cho đúng. Trước khi viết, tôi cho các em luyện viết và chữa kỹ những tiếng các em thường mắc lỗi về sử dụng dấu thanh để hạn chế những sai sót do nói thế nào viết thế vậy.
VD: Quả chuối - quả chuôi; năm mới - năm mơi; phấp phới - phấp phơi; buổi tối - buôi tôi.. ( viết thiếu dấu sắc)
Thanh điệu: thanh hỏi, thanh ngã
VD: cửa sổ - cưa sô; vội vã - vôi va
Tôi cho học sinh đọc nội dung đoạn viết sau đó cho các em tìm những tiếng, từ khó: chiều, lạc đường, nhòa, rưng rưng, rồi hướng dẫn phân tích cấu tạo ,.., đọc, viết các từ đó trên bảng lớp và giấy nháp ( viết cá nhân ). Sau đó sửa sai và viết mẫu cho các em quan sát. Trước khi cho các em viết vào vở, tôi hướng dẫn cách trình bày bài viết và yêu cầu các em nhắc lại tư thế ngồi viết.
Trong quá trình dạy học, tôi còn hướng dẫn thêm những quy tắc thông thường về viết chính tả như cách sử dụng dấu hỏi, ngã trong từ láy. Ngoài ra, tôi chọn nội dung phù hợp với thực tiễn các dạng bài tập như phân biệt giữa các vần an / anh, âng / ân, , các chữ có dấu hỏi / ngã, sắc / huyền, giúp cho các em hiểu nghĩa của từ một cách chắc chắn từ đó viết đúng chính tả. 
Một điều không kém phần quan trọng giúp cho học sinh viết đúng chính tả thì tôi phải phát âm chuẩn, đọc vừa đủ to, rõ. Đối với học sinh dân tộc thì  phải chẻ nhỏ câu theo từ hoặc cụm từ để đọc tránh đọc cả câu dài, đồng thời phải đọc nhắc lại nhiều lần. Tuy vậy, việc đọc chính tả phải đảm bảo đúng quy định về cách đọc. 
Ví dụ: Đọc lần 1, lần 2 thì chẻ nhỏ theo từ, ngữ nhưng lần 3(có thể lần 4) thì phải đọc liền mạch ít nhất đến dấu phẩy. Nếu viết chính tả đối với bài thơ thì việc đọc theo từ, ngữ đều phải tuân thủ theo nhịp của bài thơ.
Tóm lại muốn học sinh viết đúng, viết đẹp tôi phải biết tác động một cách toàn diện để giúp học sinh có được các kỹ năng nghe- nói- đọc- viết đúng tiếng Việt. Trước khi cho học sinh viết chính tả cần thực hiện các bước sau:
Rèn cho học sinh đọc đoạn viết.
Cho học sinh luyện đọc, luyện viết những tiếng, từ thường đọc, viết sai.
Trước khi cho học sinh viết phải dặn dò tư thế ngồi viết, cách trình bày và  các yêu cầu trong khi viết.
Tôi đọc cho học sinh viết bài, đọc cho học sinh soát lỗi.
Yêu cầu học sinh đổi chéo vở để soát lỗi, sửa lỗi cho nhau.
b. Kỹ năng Tập làm văn:
Kỹ năng Tâp làm văn của học sinh phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Khả năng sử dụng từ phù hợp với chủ đề, với văn cảnh.
Khả năng viết đúng câu, liên kết câu văn, đoạn văn .
Như vậy, để học sinh có kỹ năng làm bài Tập làm văn tốt thì phải giúp các em có được một vốn từ nhất định về tiếng Việt thông qua việc luyện nói. Do đó, giáo viên phải hướng dẫn cho các em nắm chắc được yêu cầu, xác định đúng thể loại của bài văn. Từ đó giúp các em sử dụng từ ngữ phù hợp với chủ đề, với văn cảnh, đúng với yêu cầu của đề bài . 
Ví dụ:  Đề bài: Nghe và kể lại câu chuyện Chàng trai làng Phù Ủng
Với đề bài này học sinh phải xác định được: 
Thể loại: Nghe và kể lại câu chuyện.
Theo yêu cầu của đề bài tôi phải kể câu chuyện trong tranh cho học sinh nghe và gọi vài em kể lại. Sau đó đòi hỏi học sinh quan sát tranh ảnh để sử dụng từ phù hợp với trình tự tả theo câu hỏi gợi ý. Tôi đưa ra một hệ thống câu hỏi gợi ý, gợi mở giúp các em hình dung, tái tạo những điều mà các em đã quan sát qua tranh, ảnh từ đó viết được câu văn có nghĩa,
Ví dụ : 
 Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì ? HS trả lời: Đang đan sọt.
Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai ? (Vì mải đan sọt và suy nghĩ việc nước không biết nhà vua đi qua.)
Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô ? (Vì thấy chàng trai có long yêu nước tha thiết)
 Tình cảm của em đối với Trần Hưng Đạo như thế nào ? ( Em rất kính phục Trần Hưng Đạo vì là một vị vua tốt có lòng yêu nước thương dân và trọng người tài)
 Khả năng viết văn của các em hiện nay còn hạn chế bởi vì vốn hiểu biết của các em còn hạn hẹp. Câu văn còn cụt, chưa có hình ảnh. Cách diễn đạt chủ yếu mang tính liệt kê. Các tiết luyện nói hầu hết các em chưa phát huy được khả năng của mình còn bắt chước vào việc làm mẫu của bạn và của cô. Chính vì vậy mà không phát huy khả năng sáng tạo, tiếp thu bài thụ động chỉ nói lại lời của giáo viên. Vậy làm thế nào để hạn chế điều đó ? Tôi đã dạy kỹ tập cho học sinh chủ động tìm câu từ để trả lời câu hỏi.  Đối với  những câu hỏi dài, tôi phải chẻ nhỏ để cho học sinh dễ trả lời, đặc biệt là tạo cơ hội để học sinh khó khăn về học tập tham gia phát biểu, hướng dẫn kĩ, cụ thể hơn, chi tiết hơn, mở rộng các cách diễn đạt khác nhau của cùng một nội dung để các học sinh khác nhau có cách diễn đạt khác nhau. Tôi không làm bài mẫu mà để học sinh tự viết, sau đó chữa lỗi kỹ cho học sinh từ bố cục đến cách dùng từ, đặt câu và nội dung còn mắc phải của bài văn. Sau khi chữa xong tôi yêu cầu học sinh viết lại .
 Với cách làm như trên, sau một thời gian học sinh đã phát huy tính tự lập, khả năng sử dụng từ ngữ, đặt câu, diễn đạt của học sinh sẽ có tiến bộ nhất định, hạn chế dần sự phụ thuộc vào lời văn của người khác. 
 Biện pháp 3: Tăng cường Luyện từ và câu
 Luyện từ và câu là một phân môn của môn Tiếng Việt. Luyện từ và câu giúp cho học sinh:
 Hiểu biết thêm những từ mới theo chủ đề, chủ điểm; biết sử dụng hợp lý các từ vào việc giao tiếp theo chủ đề và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày của các em. Từ đó làm phong phú thêm vốn từ ngữ về tiếng Việt của học sinh.
 Cung cấp cho học sinh những kiến thức về cấu trúc của câu từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời rèn cho các em có thói quen và kỹ năng viết đúng cấu trúc ngữ pháp.
 Bước đầu giúp học sinh hiểu biết về khái niệm, tác dụng của những từ loại cơ bản nhất của Tiếng Việt .
 Việc hướng dẫn, cung cấp từ mới cho học sinh được thực hiện từ dễ đến khó, từ những sự vật, sự việc gần gũi diễn ra xung quanh các em đến những sự vật hiện tượng xa các em. Do vậy, để việc cung cấp từ mới của tiếng Việt cho học sinh dân tộc có hiệu quả tôi đã kết hợp tốt với việc luyện nói cho học sinh. Bao gồm từ việc phát âm mẫu đến giải nghĩa, đặc biệt là tạo tình huống trả lời các câu hỏi, tình huống giao tiếp có các từ  mới. Tăng cường luyện và rèn khả năng đặt câu với từ mới song song với việc sửa sai trong dùng từ đặt câu cho học sinh. Một điểm cần quan tâm là năng lực tư duy tiếng Việt của học sinh còn hạn chế, bởi vậy để cho học sinh dễ nhớ thì giáo viên phải chủ động chuẩn bị đồ dùng dạy học trực quan như tranh ảnh, mẫu vật thật phục vụ cho việc cung cấp và giải nghĩa từ mới cho học sinh. Mặt khác, tôi cũng phải có hiểu biết nhất định về tiếng Ê - đê để hỗ trợ việc giải nghĩa từ của giáo viên khi cần thiết.
Ví dụ: Khi dạy bài tập 2, bài tập 3 tiết 8 “Mở rộng vốn từ cộng đồng. Ôn tập câu Ai làm gì? ” trang 65 sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 1. Tôi tổ chức cho các em xác định yêu cầu đề bài sau đó hướng dần học sinh làm bài:
Bài tập 2: Giải thích từ “cật” trong câu “Chung lưng đấu cật”: lưng, phần lưng ở chỗ ngang bụng (Bụng đói cật rét) - ý nói sự đoàn kết, góp sức cùng nhau làm việc .
 Bài tập 3: Tìm các bộ phận của câu:
+ Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)? 
+ Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?
Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.
Các em tới chỗ ông cụ lễ phép hỏi.
Hoặc do vốn tiếng Việt còn hạn chế nên học sinh thường mắc một số lỗi câu như: dùng từ không đúng, từ xưng hô không phù hợp do không hiểu nghĩa của từ. Học sinh thường nói trống không, nói câu không có chủ ngữ câu không đầy đủ, câu không đúng trật tự .... 
Để khắc phục những lỗi trên tôi cung cấp cho học sinh một số đặc điểm về cấu tạo từ, hệ thống từ xưng hô 
Tôi chọn một số mẫu câu chuẩn cho học sinh luyện tập nói theo mẫu câu chuẩn. Có thể tổ chức cho học sinh luyện nói theo trình tự :
 Tôi nêu tình huống câu cần nói: 
Ví dụ: Khi gia đình có khách đến thăm và cho em quà em cần phải làm gì? 
Tôi giới thiệu câu - nói mẫu lần 1 
Ví dụ: - Cháu chào bác ạ ! 
 - Cháu xin. Cháu cảm ơn Bác! 
Tôi nói mẫu lần 2 -

Tài liệu đính kèm:

  • docth_86_9838_2021959.doc