Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao hiệu quả phong trào tiết kiệm nuôi heo đất tại liên đội trường tiểu học Krông Ana

Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao hiệu quả phong trào tiết kiệm nuôi heo đất tại liên đội trường tiểu học Krông Ana

I. Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

Hoạt động Đội là hoạt động có sức mạnh lớn nhất trong trường Tiểu học và là lực lượng nồng cốt trong phong trào thiếu nhi. Phong trào Đội là sức hút học sinh tham gia ngoài tính chất bắt buộc còn mạng đến cho học sinh tính tự giác, linh hoạt, sáng tạo trong mọi hoạt động của nhà trường.

Trong trường Tiểu học, hàng năm có rất nhiều các phong trào hoạt động lớn do Hội đồng Đội các cấp phát động mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực, nhiều niềm vui cho các em, giúp các em phấn chấn, tự tin vươn lên trong học tập. Tuy vậy đối với nhà trường trong những năm gần đây do áp lực về học tập, cũng như điều kiện kinh tế của gia đình , nên các em không còn thời gian để tham gia các hoạt động Đội, hoặc có tham gia cũng chỉ là hình thức đối phó dẫn đến hiệu quả hoạt động các phong trào Đội trong nhà trường không cao.

Hoạt động phong trào tiết kiệm "Nuôi heo đất" luôn được Hội đồng Đội các cấp triển khai trong các năm học, nhưng hiệu quả và cách thức triển khai của các liên đội chưa thực sự có hiệu quả và đem lại kết quả cao. Các em đội viên, nhi đồng có tham gia nhưng chưa thực sự hứng thú và chưa hiểu hết ý nghĩa của phong trào và chưa có sự thi đua sôi nổi giữa các chi đội với nhau trong nhà trường.

Với mục đích tập trung đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào, thông qua đó giáo dục ý thức tiết kiệm, trách nhiệm cộng đồng, thúc đẩy thiếu nhi tích cực tham gia các hoạt động mang lại lợi ích cho xã hội. Để đổi mới công tác hoạt động Đội và nâng cao sức thu hút, tính hấp dẫn của phong trào thiếu nhi. Phát huy tinh thần “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” tạo điều kiện cho mỗi em đội viên, nhi đồng được tham gia phong trào bằng nhiều hình thức khác nhau, với mục tiêu cao nhất là giáo dục và hình thành cho các em giá trị nhân văn tốt đẹp “Lá lành đùm lá rách” của tình yêu nhân loại, ý thức sinh hoạt trong cộng đồng Tăng cường sự chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, giữa các em đội viên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên trong học tập.

 

docx 20 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1983Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao hiệu quả phong trào tiết kiệm nuôi heo đất tại liên đội trường tiểu học Krông Ana", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đồng được tiếp cận tự giáo dục, tính tự giác, tự quản... thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Thực hiện chương trình công tác đội và phong trào thanh thiếu nhi của HĐĐ các cấp, với các chương trình lớn như: Tự hào truyền thống - Tiếp bước cha anh; Luyện rèn tri thức - Vững bước tương lai; Vui khỏe an toàn – Học ngàn điều hay; Xây dựng đội vững mạnh - Cùng tiến bước lên Đoàn; Khăn hồng tình nguyện - Chắp cánh yêu thương Trong từng chương trình lớn có đầy đủ các mục đích cũng như chỉ tiêu cụ thể góp phần thực hiện tốt chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi trong năm học. Trong các chương trình trên có rất nhiều hoạt động và phong trào quan trọng, trong đó có phong trào tiết kiệm “Nuôi heo đất”.
Thực hiện Hướng dẫn của Hội đồng Đội huyện Krông Ana về việc triển khai phong trào "Kế hoạch nhỏ: Thu gom giấy vụn" và phong trào tiết kiệm “Nuôi heo đất" trong đội viên, nhi đồng hàng năm; nhà trường đã chỉ đạo liên đội triển khai rộng rãi đến tất cả các chi đội, đội viên, nhi đồng với mục đích thông qua phong trào "Kế hoạch nhỏ" và phong trào "Tiết kiệm" nhằm góp phần giáo dục cho đội viên, nhi đồng truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh; giáo dục ý thức tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường, tinh thần tương thân tương ái trong đội viên, thiếu niên nhi đồng, góp phần chia sẻ giúp đỡ đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn, trong và ngoài liên đội; góp phần giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học do hoàn cảnh khó khăn. Xây dựng "Quỹ vì bạn nghèo" trong Liên đội để trao các suất học bổng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Tổng phụ trách Đội triển khai sâu rộng tới các chi đội, tạo phong trào thi đua sôi nổi giữa các chi đội và trong đội viên, nhi đồng, đảm bảo tính giáo dục, góp thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong hoạt động của nhà trường.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Tình hình công tác Đội trong những năm qua gặp nhiều thuận lợi do được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và tạo nhiều điều kiện thuận lợi của lãnh đạo nhà trường. Sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể. Đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên.
Trong những năm qua công tác Đội tại liên đội luôn được sự quan tâm mạnh mẽ từ phía lãnh đạo nhà trường cũng như chính quyền địa phương đã tạo điều kiên rất nhiều cho các phong trào của Đội hoạt động hiệu quả. Sự nhiệt tình của anh chị phụ trách cũng như các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau đã giúp cho các hoạt động Đội tại liên đội thu hút được đông đảo đội viên, nhi đồng tham gia hiệu quả.
Tuy nhiên để mọi hoạt động của liên đội luôn đạt được hiệu quả cao thì kinh phí hoạt động lại là vấn đề không khỏi băn khoăn suy nghĩ, khi một Liên đội trường trọng điểm rất nhiều các hoạt động trong năm, ngoài tiền quỹ Đội quy định là 18.000 đồng/01em/01 năm, trong khi đó trích lại 6.000 đồng/01em cho lớp hoạt động, mà các hoạt động, phong trào trong một năm học rất nhiều, muốn tham gia có hiệu quả các phong trào là một điều không thể dễ dàng, nhưng với một nguồn kinh phí khá lớn từ nguồn "Nuôi heo đất" trên tinh thần tự nguyện, thì một phần khó khăn cũng giải quyết được phần nào. Thực trạng đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu xây dựng liên đội vững mạnh.
Đa số các em học sinh ở đây đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng các em luôn tích cực tham gia phong trào của Đội, đặc biệt là phong trào nuôi heo đất. Số lượng quyên góp năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm học 2013 – 2014 Liên đội tiến hành đập heo đất thu được 5.324.000 đồng; năm học 2014 – 2015 Liên đội đập heo được 6.690.000 đồng; năm học 2015-2016 lên đội đạp heo đất được 7.519.000đồng,với số tiền đạt được, liên đội đã hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, mồ côi cha, mẹ, con thương binh liệt sĩ, các gia đình chính sáchTổ chức các hoạt động vui chơi như: Văn hóa văn nghệ, TDTT, trò chơi dân giancho các bạn đội viên, nhi đồng trong Liên đội, với tinh thần vui vẻ, tương thân tương ái, giúp các bạn đội viên, nhi đồng đoàn kết và gần nhau hơn.
Tuy nhiên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế chưa thể khắc phục được:
- Một số bộ phận giáo viên vẫn chưa thật sự quan tâm đến công tác Đội trong nhà trường vẫn còn coi nhẹ ý nghĩa giáo dục sâu sắc của các phong trào hoạt động. Từ đó triển khai đến học sinh các phong trào lớn của Đội còn mang tính hình thức, mang nặng kết quả thực hiện hơn. 
- Sự phối hợp giữa tổ chức đội với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường vẫn chưa thật đồng bộ, chưa thật sự hỗ trợ cho công tác Đội. 
- Mặt khác kinh tế một số gia đình còn khó khăn cũng phần nào làm ảnh hưởng đến việc tham gia các hoạt động đội của đội viên, nhi đồng. Đặc biệt là tham gia phong trào tiết kiệm nuôi heo đất.
Nguồn kinh phí hoạt động Đội của nhà trường chủ yếu là tự phát, sự
hỗ trợ từ phía địa phương đôi lúc quan tâm chưa kịp thời và chưa đúng mức. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tổ chức các hoạt động dành cho công tác Đội trong nhà trường.
 Chưa có phòng Truyền thống Đội riêng nên việc sinh hoạt chưa có chỗ để sinh hoạt. Công tác trưng bày phòng truyền thống gặp khó khăn nên dẫn đến việc tuyên truyền, giáo dục cũng gặp khó khăn.
 Tổng phụ trách là giáo viên chưa được đào tạo chính quy về công tác Đội, nên còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến việc triển khai thực hiện các hoạt động còn nhiều hạn chế.
Một số bộ phận học sinh cũng như cha mẹ học sinh vẫn còn coi nhẹ vai trò của hoạt động Đội, xem việc học tập văn hóa là quan trọng hơn cả, nên việc tham gia các phong trào đội chỉ mang tính hình thức. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp
Phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất" thực chất là bài học thiết thực nhất về đạo đức, lối sống cho học sinh. Thông qua phong trào này, chính các em đã góp phần giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn vững bước đến trường. Để rồi qua đó, những hạt mầm của tình tương thân tương ái sẽ dần nảy nở trong lòng các em, góp phần giúp các em hoàn thiện nhân cách, lối sống,...
Chính vì thế, để phong trào “ Tiết kiệm nuôi heo đất” ngày càng lan tỏa, thu hút nhiều đội viên, nhi đồng tham gia thì phải có những thay đổi, những biện pháp, giải pháp đối với từng đối tượng tác động đến phong trào, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền vận động. Cụ thể như sau:
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
- Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch thực phong trào tiết kiệm “Nuôi heo đất” tại đơn vị
Bản thân là Phó Hiệu trưởng chỉ đạo công tác hoạt động Đội trong nhà trường. Tôi đã bám sát các công văn chỉ đạo của Hội đồng Đội các cấp, sự chỉ đạo trực tiếp của chi bộ, lãnh đạo nhà trường ngay từ đầu năm học đã củng cố Ban phụ trách đội, phát huy tốt vai trò của giáo viên TPT, giáo viên phụ trách Đội (GVCN).
Chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể như: Mục đích, yêu cầu, thời gian thực hiện, nội dung hình thức và biện pháp thực hiện, lập thang điểm thi đua, điểm thưởng, theo dõi lịch bỏ heo. Phát động đến toàn liên đội, đặc biệt là thông qua cuộc họp Ban phụ trách đội, họp Hội đồng sư phạm.
Theo dõi, đôn đốc BCH liên – chi đội, đội viên, nhi đồng trong việc tham gia thực hiện các phong trào. 
Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện phong trào thông qua các cuộc  họp Ban phụ trách đội, họp Hội đồng sư phạm.
Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, giáo dục ý nghĩa của phong trào, thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa, phát thanh măng non, bảng tin.
Hướng dẫn BCH chi đội ghi chép, tổng hợp từng đợt thực hiện nuôi heo, tuyên dương kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích cao trong thực hiện phong trào “ Tiết kiệm Nuôi heo đất”.
Tham dự tổng kết công tác Đội để nắm tình hình hoạt động của liên đội năm học trước cũng như biết được trọng tâm của năm tiếp theo, từ đó có sự chỉ đạo cho Ban phụ trách Đội từng nội dung, chỉ tiêu quan trong cần phải thực hiện.
Giải pháp 2: Chỉ đạo thực hiện phong trào đối với giáo viên Tổng phụ trách Đội và giáo viên phụ trách Đội.
- Đối với giáo viên Tổng phụ trách Đội
Phát huy tốt vai trò tham mưu trong việc phát động các phong trào.Tổng phụ trách Đội bám sát kế hoạch chỉ đạo Hội đồng Đội huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, sự chỉ đạo trực tiếp của nhà trường và đề ra các nội dung thực hiện phong trào phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Xây dựng kế hoạch hoạt động của từng phong trào: Cụ thể về nội dung thực hiện, hình thức tổ chức, kết quả đạt đượcTrình lãnh đạo nhà trường phê duyệt và triển khai đến tất cả các anh chị giáo viên phụ trách Đội vào đầu năm học mới.
Đối với hoạt động phong trào “ Nuôi heo đất” Tổng phụ trách Đội huy động tất cả giáo viên, nhân viên, học sinh tích cực cùng tham gia. Có thể động viên các bậc cha mẹ học sinh, cộng đồng cùng tham gia trên tinh thần tự nguyện.
- Đối với giáo viên phụ trách Đội (GVCN).
Ngoài việc tuyên truyền hàng tuần của Tổng phụ trách đội, thì trách nhiệm về công tác phát động, tuyên truyền của giáo viên chủ nhiệm cũng góp phần rất quan trọng đến hiệu quả của phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất". Giáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên tiếp xúc, trao đổi với các em cũng như công tác phối hợp thực hện thường xuyên với cha mẹ học sinh. Chính vì thế giáo viên chủ nhiệm sẽ là một cầu nối quan trọng để phong trào “ Tiết kiệm nuôi heo đất” đạt kết quả cao.
Giáo viên phụ trách Đội cùng tham gia tiết kiệm nuôi heo đất
Giải pháp 3: Công tác tuyên truyền
Để thực hiện tốt, giáo viên chủ nhiệm cần:
Tuyên truyền nhắc nhở giáo dục các em về ý nghĩa của phong trào hàng ngày và mang lại lợi ích thiết thực trong các hoạt động xã hội, đặc biệt là trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
Gần gũi, tạo mối quan hệ tốt giữa phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất” đối với các em. Cần có thái độ đúng đắn để thu hút học sinh, tránh tình trạng triển khai qua loa vô trách nhiệm “Em nào tham gia được thì tham gia, không tham gia thì thôi”.
Cần có sự theo dõi, kiểm tra đôn đốc công tác thực hiện phong trào của lớp mình.
Tuyên truyền, động viên để cha mẹ học sinh biết về phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất". Đối với các phong trào lớn được triển khai ngay từ đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm cần triển khai đến cha mẹ học sinh thông qua các cuộc họp CMHS, qua đó vận động cho CMHS cùng hiểu và đồng tình ủng hộ kế hoạch đã đề ra.
a. Đối với Ban chỉ huy liên chi đội
Ban chỉ huy liên chi đội là người trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của phong trào và cũng là lực lượng nồng cốt trong việc thực hiện các phong trào. Chính vì vậy các em học sinh trong BCH liên chi đội phải là những học sinh gương mẫu, nhanh nhẹn, có khả năng động viên tuyên truyền mang tính thuyết phục đến các bạn.
Ban Chỉ huy liên đội thường xuyên tuyên truyền cho các bạn về ý nghĩa, mục đích của phong trào “Tiết kiệm uôi heo đất", đặc biệt là các phong trào lớn như: Xây tượng Anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, hay gây quỹ học bổng, ngôi nhà khăn quàng đỏ,. cần nêu rõ ý nghĩa cụ thể của từng phong trào, qua đó giáo dục ý nghĩa của phong trào thông qua chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt đội, phát thanh măng non.
Định hướng cho các bạn có nhiều hình thức thực hiện “Tiết kiệm nuôi heo đất" như: Thu gom giấy vụn, phế liệu, tiết kiệm tiền ăn sáng, giúp cho các bạn thực hiện phong trào dễ dàng hơn.
Hàng kì liên đội họp xét, khen thưởng và tuyên dương danh hiệu đội viên, nhi đồng có thành tích xuất sắc trong phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất”, qua đó khích lệ các em phấn đấu, hăng hái tham gia phong trào.
Ban chỉ huy Liên đội tham gia nuôi heo đất
b. Đối với cha mẹ học sinh (CMHS)
Giữ mối liên hệ giữa nhà trường và CMHS là góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như các hoạt động khác.
Tuyên truyền và động viên CMHS hiểu được ý nghĩa thật sự của phong trào thì phong trào thực hiện mới có hiệu quả. Cha mẹ học sinh cần giữ mối liên hệ mật thiết với nhà trường cũng như đối với giáo viên chủ nhiệm, từ đó giúp cho CMHS nắm rõ hơn về các hoạt động học tập của con em mình và đồng thời cũng hiểu được các hoạt động phong trào của các em trong trường, lớp cũng không kém phần quan trọng.
Tạo điêu kiện thuận lợi cho con em tham gia tốt các hoạt động do nhà trường tổ chức và trực tiếp là giáo viên Tổng phụ trách đội thực hiện, qua đó sẽ giúp phát triển toàn diện nhận thức của học sinh. Ngoài ra khi học sinh tham gia các phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất" còn là điều kiện để các em thể hiện mình như: ý thức tiết kiệm, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái
Mặt khác, một số kế hoạch lớn nhà trường cần phải được tham khảo ý kiến của CMHS. Sự đồng tình và thấu hiểu của CMHS là một yếu tố giúp cho phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất" ở trường học đạt hiệu quả cao.
Các bậc cha mẹ học sinh tham gia tiết kiệm nuôi heo đất cùng nhà trường
c. Đối với đội viên, nhi đồng
Đây là lực lượng chính để từng đội viên, nhi đồng tham gia vào phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất”. Phong trào có thành công hay là do lực lượng nồng cốt này. Để phong trào Tiết kiệm "Nuôi heo đất" thành công, thì lực lượng này phải thật sự hiểu về ý nghĩa của phong trào, nội dung, hình thức thực hiện phong trào. Nếu các em học sinh không hiểu được ý nghĩa, nội dung, hình thức thực hiện thì rất dễ làm cho phong trào sai lệch về ý nghĩa, không thực hiện được.
 Chính vì vậy các em học sinh cần phải chú ý lắng nghe Tổng phụ trách triển khai kế hoạch dưới cờ, giáo viên chủ nhiệm triển khai ở lớp, cũng như khi tham gia sinh hoạt Đội, phát thanh măng non
Tuyên truyền rộng rãi trong các bạn với hình thức truyền miệng, kêu gọi với nhau cùng thực hiện.
Thực hiện phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất" theo đúng kế hoạch mà liên đội đề ra như nội dung hình thức, thực hiện tốt theo ý nghĩa phong trào. Tránh tình trạng làm “Tiết kiệm nuôi heo đất" mà các em đem sử dụng tiền của bố mẹ vào các hoạt động cá nhân khác vì chưa hiểu hết ý nghĩa to lớn của phong trào.
Phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất” đã thể hiện tinh đoàn kết, tiết kiệm, tương thân tương ái góp phần thành công cho các hoạt động của trường.
- Giải pháp 4: Biện pháp thực hiện
Thành lập Ban chỉ đạo phong trào và các tổ liên quan: Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp làm trưởng ban; Tổng phụ trách đội làm Phó ban; các giáo viên tổ khối trưởng làm thành viên. Tổ quản lý heo đất của từng chi đội do giáo viên thành lập.
Tổng phụ trách đội tham mưu nội dung phong trào với Ban giám hiệu nhà trường và các bộ phận khác.
Thông báo đến toàn thể đội viên trong buổi sinh hoạt dưới cờ; lập kế hoạch gửi lành đạo nhà trường duyệt; triển khai kế hoạch đến từng giáo viên, từng chi đội lớp; chi đội triển khai đến từng đội viên, nhi đồng để thực hiện.
Ban chỉ đạo phong trào giám sát, kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhỡ và so kết, tổng kết cuối năm.
Tổng phụ trách trang bị heo đất cho từng lớp; hàng tuần tổ quản lý heo đất nhận và ghi số tiền của các cá nhân đóng góp và báo về cho Tổng phụ trách đội; Liên đội công bố kết quả dưới cờ hàng tháng; cuối năm Liên đội tổ chức đập heo báo cáo kết quả và tổng kết phong trào; số tiền đội viên, nhi đồng góp được phải báo cáo hoạt động thu chi cụ thể, công khai dưới nhiều hình thức như trên bảng tin của nhà trường, các cuộc họp cha mẹ học sinh. Điều này giúp Hội đồng sư phạm nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh toàn trường tin tưởng và ủng hộ cho phong trào ngày càng tốt hơn.
Số tiền thu được nhà trường có kế hoạch hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, thông qua danh sách xét chọn của giáo viên chủ nhiệm tại lớp cho học sinh nghèo vượt khó, các em có hoàn cảnh khó khăn nổ lực vươn lên trong học tập. 
- Giải pháp 5: Đánh giá tổng kết, thi đua-khen thưởng
Sau mỗi đợt phát động phong trào nuôi heo đất tại liên, chi đội, phải có sự ghi chép, tổng hợp, báo cáo số lượng cụ thể của từng chi đội với GVCN, TPT Đội, ghi nhận và nắm được các đội viên, nhi đồng có tinh thần thực hiện nghiêm túc, kết quả cao.
Cuối năm tổ chức Lễ đập heo đất phải công khai, kiểm tra số tiền và công bố rộng rãi trước toàn trường, ghi nhận và tuyên dương những cá nhân và tập thể có kết quả cao.
Cộng điểm thi đua cho các lớp đạt chỉ tiêu và vượt chỉ tiêu, hoặc khuyến khích động viên 
* Ví dụ cụ thể: hoạt động nuôi heo đất tại liên đội TH Krông Ana
Mục đích – Yêu cầu
Hình thành thói quen tiết kiệm trong đội viên, nhi đồng, thiết thực chăm lo giúp đỡ cho các bạn đội viên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài liên đội. 
Giáo dục đội viên, nhi đồng tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách
Động viên khuyến khích các em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và cuộc sống.
Đối tượng tham gia: Tất cả học sinh trường.
Thời gian 
Thời gian triển khai: Bắt đầu từ tháng 9 hàng năm.
Hình thức tiến hành:
Liên đội phát động phong trào "Nuôi heo đất" trong toàn liên đội.
Hướng dẫn cho các chi đội nuôi heo định kì theo tháng. Mỗi tháng bỏ heo một lần vào tuần đầu tiên của tháng đó.
Phụ trách chi đội (GVCN) quản lý heo đất của chi đội mình, tiến hành đôn đốc chi đội bỏ heo đạt chỉ tiêu.
Mỗi đợt các em bỏ heo báo số tiền cho lớp trưởng ghi tên, số tiền, tổng hợp số tiền mỗi đợt, báo cáo GVCN, TPT đội tổng kết, kiểm tra, đánh giá.
Chỉ tiêu yêu cầu: Mỗi lần bỏ heo tối thiểu 1.000 đồng/01em/01 đợt, các bạn gia đình có điều kiện hơn, khá giả hơn có thể bỏ heo nhiều hơn chỉ tiêu yêu cầu.
Lớp đạt chỉ tiêu thi đua (hoặc số tiền đạt chỉ tiêu): Ví dụ: 
Lớp 32 HS, mỗi tháng bỏ 1 lần tối thiểu 1.000 đồng/01em. Sau 8 tháng, tương đương 8 lần bỏ heo, mỗi em sẽ bỏ heo được 8.000 đồng. Tổng cộng cả lớp đập heo sẽ được tối thiểu 256.000 đồng.
Thi đua – khen thưởng:
Đội viên, nhi đồng tham gia tốt, vượt chỉ tiêu sẽ được tuyên dương trước cờ, và khen thưởng trong Đại hội cháu ngoan Bác Hồ,
Điểm thưởng quy định (đạt chỉ tiêu 100%): 10 điểm.
Liên đội sẽ tính điểm thưởng như sau: 
(Số tiền thu được của chi đội A Điểm thưởng quy định)/ Tổng số tiền đạt chỉ tiêu của chi đội. 
VD: lớp có 32 HS thì sau 8 tháng (tương đương 8 lần bỏ heo) tổng số tiền đạt chỉ tiêu của chi đội là 256.000 đồng. Nếu lớp nộp đủ 256.000 đồng sẽ được cộng 10 điểm; nếu lớp nộp được 200.000 sẽ cộng 7,8 điểm; Nếu lớp nộp được 300.000 đồng sẽ cộng 11,7 điểm.
Chi đội nào không tham gia phong trào sẽ không xếp loại thi đua cả năm.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
Trong hệ thống công tác Đội trường học thì Hội đồng Đội huyện quản lý nhưng theo chuyên môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp thì Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện quản lý. Sự phối hợp đó đã tạo nên mối quan hệ khăng khít với nhau. Đem lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt trong phong trào Đội ở nhà trường, góp phần nâng cáo chất lượng giáo dục về mọi mặt. Chính vì vậy, công tác Đội trong trường học đang được các cấp quan tâm. Từ những giải pháp và biện pháp trên cho chúng ta thấy chúng có mối quan hệ mật thiết và cùng hổ trợ nhau mang lại hiệu quả thiết thực tại liên đội. 
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
Kết quả khảo nghiệm
Từ thực tiễn phát động phong trào “Tiết kiệm Nuôi heo đất” các năm học trước của chính bản thân và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tôi nhận  thấy với những biện pháp nêu trên đã góp phần nâng cao hiệu quả phong trào “ Tiết kiệm Nuôi heo đất”  tại đơn vị trong 3 năm học là:
 Năm học
Số lượng đội viên, nhi đồng
Kết quả đạt được
Tỷ lệ % 
2013 – 2014
653
Lớp tự đập heo, số tiền thu được 5.324.000 đồng; số đội viên, nhi đồng tham gia bước đầu chưa vượt mức. 
 105
2014 – 2015
685
Tổ chức đập heo đất, số tiền thu được 6.690.000 đồng. Đội viên, nhi đồng tham gia tích cực, vượt mức chỉ tiêu là 1.210.000 đồng.
 122
2015 – 2016
 704
Tổ chức đập heo đất, số tiền thu được 6.897.000 đồng. Đội viên, nhi đồng hiểu ý nghĩa phong trào, tham gia vượt mức chỉ tiêu là 1.265.000 đồng.
 122,5
Ngoài những kết quả đã đạt được như trên, trong những năm qua Liên đội cũng như TPT Đội luôn được Hội đồng đội các cấp tặng giấy khen, trong đó:
Giấy khen của Hội đồng đội Tỉnh về TPT Đội có thành tích xuất sắc trong 3 năm học liên tiếp.
 Liên đội nhiều năm liền là liên đội vững mạnh cấp tỉnh.
Giá trị khoa học
Đối với Hội đồng Đội: Đây là mô hình cho công tác xã hội hoá giáo dục, cần nhân rộng hơn nữa trong toàn 

Tài liệu đính kèm:

  • docxth_6_7714_2021879.docx