Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại trường mầm non Cư Pang

Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại trường mầm non Cư Pang

Để trẻ hứng thú, hoạt động tích cực sôi nổi tham gia vào giờ học làm quen với chữ cái đạt kết quả cao tôi hướng dẫn giáo viên vận dụng một số trò chơi vào các tiết học cụ thể như:

Ví dụ: Tiết làm quen với chữ cái ô.ô.ơ

 Chủ đề: Trường mầm non

 Chủ đề nhánh: Lớp học bé yêu thương

Với tiết học này tôi tổ chức dưới hình thức trò chơi “Ô cửa bí mật”.

Để trẻ hứng thú tham gia chủ động tích cực trong các hoạt động học và chơi khi vào bài hướng dẫn giáo viên đóng vai trò người dẫn chương trình đi vào giới thiệu chương trình “Chào đón các bé đến với trò chơi Ô cửa bí mật, với chủ đề: "Lớp học bé yêu thương” Đến tham gia trò chơi hôm nay gồm có 02 đội thi, tôi muốn biết đội một đâu (trẻ ở đội một đứng lên giơ tay vẫy), đội hai đâu (trẻ ở đội hai đứng lên giơ tay vẫy).

Bây giờ hai đội cùng tham gia vào trò chơi, hai đội sẽ lên bốc thăm để chọn cho đội mình một ô cửa ( 2 trẻ đại diện 2 đội lên bốc thăm)

 

doc 25 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1766Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại trường mầm non Cư Pang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đang công tác.
Giáo viên tìm hiểu về gia đình, cộng đồng nơi trẻ đang sống để thống nhất cách giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình, tránh xảy ra trường hợp “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. 
Đưa ra kế hoạch tuyên truyền một cách cụ thể và giáo viên phải kiên trì thực hiện, biết chọn lọc và khai thác nội dung, tổ chức hình thức tuyên truyền phù hợp khi trao đổi cùng phụ huynh. 
Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, với lãnh đạo nhà trường để đưa nội dung bài viết, hình ảnh,lời nói phù hợp, có sức thuyết phục thì mới đến tai người nghe và mới có hiệu quả. 
Trao đổi giờ đón và trả trẻ: Ví dụ: khi đón trẻ thấy trẻ có vẻ buồn hơn mọi ngày cô có thể hỏi phụ huynh ở nhà trẻ như thế nào như về giấc ngủ, ăn uống.
Hướng dẫn giáo viên tổ chức hội thi, hội giảng, ngày hội ngày lễ để tuyên truyền, thông qua đó chúng ta tăng cương cũng cố, ôn luyện các kiến thức đã dạy cho các cháu một cách hiệu quả để phụ huynh thấy rằng trẻ đến trường mầm non là được học tập, tiếp thu nhiều điều bổ ích chứ không phải vui chơi, hoặc đó chỉ là nơi giữ trẻ. 
Giáo viên cần kết hợp với cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, thường xuyên trao đổi và tìm hiểu tâm sinh lí của từng trẻ, Qua bảng tin, bảng tuyên truyền ở lớp, giờ đón trẻ, trả trẻ và qua sổ liên lạc, giáo viên tuyên truyền đến cha mẹ của trẻ những kết quả giáo dục ở con mình, tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi hai chiều với các bậc cha mẹ những vấn đề có liên quan đến trẻ, các thông tin của lớp, thông tin sức khỏe, ngược lại các bậc cha mẹ có thể ghi chép những yêu cầu, đề nghị, thông tin cần trao đổi với giáo viên.
Lập kế hoạch tuyên truyền cách chăm sóc, giáo dục trẻ đến với cha mẹ trẻ từ đó giúp giáo viên có định hướng rõ ràng trong việc nuôi dạy trẻ hàng ngày, tạo được mối liên hệ phối hợp giữa giáo viên và cộng đồng từ đó việc chăm sóc giáo dục trẻ và công tác duy trì sỹ số được diễn ra thuận lợi hơn.
*Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường:
Để thu hút trẻ thích đi học giáo viên không thể dùng lời nói không chưa đủ mà phải biết cách xây dựng môi trường. Vì vây là người quản lý phụ trách chuyên môn phải hướng dẫn giáo viên nắm vai trò các nguyên tác xây dựng môi trường:
- Vai trò của môi trường giáo dục trong trường mầm non.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi khám phá, phát triển điều mới lạ hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm, trẻ tham gia tích cực tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng, qua đó cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm non.
-Nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non
+ Môi trường đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ.
Đảm bảo giữ vệ sinh nguồn nước (hệ thống cấp nước và hệ thống thoát nước) không khí, thực phẩm.
Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được bảo dưỡng, giữ gìn sạch sẽ luôn tạo sự hấp dẫn đối với trẻ, tạo cho trẻ cảm giác an tồn tránh những nguy hiểm
Môi trường được xây dựng tránh nơi ô nhiễm, ồn ào và những nơi hay xảy ra tai nạn rủi ro.
+ Môi trường được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Việc xây dựng môi trường phải được tiến hành trong suốt thời gian thực hiện CT CSGD trẻ.
Kế hoạch xây dựng môi trường phải cụ thể và được tiến hành hàng ngày, tránh đưa ồ ạt đồ dùng, đồ chơi vào cùng một lúc.
+Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú để kích thích sự phát triển của trẻ
Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của trẻ
Môi trường phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của trường mầm non, của địa phươngnhằm cung cấp cho trẻ những hiểu biết về nền văn hóa địa phương.
Nguyên liệu đa dạng, tận dụng nguyên vật liêu địa phương, nguyên vật liệu tự nhiên và vật liệu tái sử dụng nhằm mở rộng cơ hội học tập, hỗ trợ nhiều hoạt động chơi của trẻ
Trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi có màu sắc, hình dạng, kích thước, chức năng sử dụng phù hợp, hứng thú đối với trẻ.
Tận dụng và khai thác triệt để tác dụng giáo dục của môi trường xây dựng tránh tình trạng lãng phí công tác, thời gian
Luôn thay đổi không gian môi trường giáo dục tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ.
Tôn trọng nhu cầu, sở thích và có tính đến khả năng của mỗi trẻ
Phải giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường, biết giữ gìn môi trường sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp sạch sẽ.
+Môi trường phải thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội
Xây dựng môi trường thân thiện, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với người xung quanh. Cô giáo phải tạo cơ hội để trẻ mạnh dạn bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của mình. Cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo phải luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
Nhà trường, gia đình và xã hội phải thống nhất các biện pháp giáo dục những thói quen hành vi văn hóa cho trẻ.
- Môi trường ngoài lớp:
Xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non không chỉ ở trong nhóm, lớp mà phải được tiến hành ở môi trường chung trong trường mầm non.
Xây dựng môi trường chung trong trường mầm non bao gồm có: sân vườn, khối phòng phục vụ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo (phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi)sân, vườn: vườn hoa, vườn cây, luống rau, các con vật; hệ thống cung cấp nước sạch và thoát nước
Đây là môi trường sẵn có xung quanh trường, lớp căn cứ vào mục tiêu giáo dục của từng chủ đề giáo viên phải biết tận dụng, khai thác, bổ sung các thiết bị, đồ dùng để tổ chức hoạt động ngồi trời cho trẻ.
Vi dụ: Cổng trường trang trí các cảnh đẹp mắt, như nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, các cây , con vật các cây xanh có biển tên. Vào đến cửa lớp trang trí bảng tuyên truyên những nội dung bé học ở trong tuần, những thông tin cần thiết và thiết thực đang xảy ra: ví dụ: dịch sốt xuất huyết, cảm cúm, trời lanhta treo hình ảnh kèm theo chữ viết.
Sắp xếp, bố trí tạo khoảng không gian phù hợp cho các khu vực hoạt động ngoài trời dựa vào diện tích sân chơi dựa trên tổng diện tích của trường, giáo viên có thể quy định khoảng không gian hoạt động trong mỗi chủ đề cho trẻ ở các độ tuổi.
Tận dụng các loại cây xanh tạo bóng mát, có sự biến đổi của lá, của hoa theo
mùa và gần gũi với cuốc sống thực của trẻ, các cây hoa có màu sắc tươi sáng. 
Đồ chơi trong sân trường đa dạng: đu quay, cầu trượt, bập bênh, xích đuphù hợp với độ tuổi, vị trí. Ví dụ: trẻ nhà trẻ nên có đồ chơi riêng: cầu trượt thập, đồ chơi vận động như ô tô, xe đạp 3 bánhđồ chơi đặt vị trí hợp lý, đảm bảo an toàn và cô giáo bao quát tốt khi trẻ chơi.
Sân chơi nên bố trí những khu vực để cho trẻ có thể hoạt động phát triển thể chất, khám phá khoa học, làm thí nghiệm đơn giản( khu vực chơi với nước, với cát.), khu vực trồng rau, trồng cây hoatrẻ được tham gia lao động chăm sóc cây
- Môi trường trong lớp
 Xây dựng môi trường trong nhóm lớp: môi trường tổ chức các hoạt động học tập (hoạt động tạo hình, âm nhạc, vận động) môi trường tổ chức vui chơi phù hợp theo từng chủ đề.
Giáo viên nên phân bố khoảng không gian hợp lý giữa các khu vực như: hiên chơi. Các góc chơi trong lớp nên có ranh giới (có thể sử dụng giá, tủ nhỏ- thấp, rèm, bìa...), có lối đi thuận tiện, với trẻ cáng lớn thì lối đi càng rộng hơn để giúp trẻ thiết lập mối quan hệ trong khi chơi. Khoảng không gian trong mỗi góc được xác định tùy theo lứa tuổi, số lượng trẻ chơi, số lượng đồ dùng, đồ chơi
Đảm bảo đủ ánh sáng cần thiết, đối với góc chơi mà trẻ cần tập trung chú ý suy nghĩ phải đảm bảo yên tĩnh. Nếu diện tích lớp chật thì: thu dọn bớt một vài thứ để tạo không gian hoạt động cho trẻ hoặc có thể xây dựng luân phiên góc: có thể tuần 1 xây dựng 2-3 góc, sang tuần thứ 2 dỡ bỏ góc cũ xây dựng 2-3 góc hoạt động khác, đảm bảo trong thời gian triển khai chủ đề trẻ được chơi, được rèn luyện kỹ năng trong nhiều góc khác nhau.
Bố trí sắp xếp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giáo dục theo chủ đề.
*Biện pháp 3: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi và cách bố trí sắp xếp đồ dùng, đồ chơi để thu hút trẻ hứng thú tham gia hoạt động học và chơi:
Trên cơ sở đã xác định những nội dung cần xây dựng và những thứ có thể lưu giữ lại được từ chủ đề trước thì phải có kế hoạch mua sắm, sưu tầm, làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho chủ đề mới.
Ví dụ: Từ chủ đề ” Thế giới thực vật” chuyển sang chủ đề “ Thế giới động vật” có thể lưu thành tranh mảng tường “tranh chủ đề với một số cây xanh, hàng rào, thảm cỏ có thể bổ sung thêm: mô hình chuồng các con vật, các con vật bằng chất liệu khác nhau: nhựa, vải, bông hoặc có thể kết hợp với gia đình để huy động phụ huynh đóng góp ủng hộ một số thức ăn cho con vật, sưu tầm một số tranh ảnh về các loài động vật hoặc mang đến lớp cho mượn một vài con vật thật như mèo, gà, thỏTân dụng các nguồn nguyên liệu, phế liệu như
Giáo viên cần xác định rõ và có kế hoạch thực hiện
Đồ dùng cô làm: những thứ cô phải làm là những thứ có tính chất giới thiệu chủ đề hoặc khó làm hơn do cần sự khéo léo thể hiện bố cục, đường nét, màu sắc.
Đồ dùng cô và trẻ cùng làm: cô có thể làm mẫu một vài thứ sau đó gợi ý cho trẻ làm hoặc cô cùng tham gia với trẻ
Ví dụ: Làm sách tranh: Cô nên yêu cầu để trẻ chọn tranh và cắt sau đó cô giúp trẻ đóng lại các tờ tranh lại thành quyển hoặc sau khi trẻ vẽ tranh cô có thể giúp trẻ viết lại những ý tưởng của trẻ vào bức tranh mà trẻ vừa vẽ.
Trẻ tự làm: Một số tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi quen thuộc cô có thể giao nhiệm vụ cho trẻ tự làm, khuyến khích trẻ có hứng thú làm và hiểu được ý nghĩa của công việc được giao.
Ví dụ: Làm đồ chơi các con vật tặng bạn, làm bưu thiếp tặng bạn, tặng mẹ...
Ví dụ: Từ những vật liệu phế thải như lịch cũ có hình ảnh về Con búp bê, bình nước, bàn ủi, ly uống nước, chự hoa ngày tết có các từ hoặc chữ cái Sau đó tổ chức và hướng dẫn cho trẻ cắt dán làm an bum .v.v thông qua hoạt động góc...
Hướng đẫn giáo viên tạo cơ hội cho trẻ xây dựng nhiều mô hình hoạt động đẹp mắt, hấp dẫn như mô hình trang trại có vườn, ao, chuồng hay mô hình vườn cây của bé ... và đúng với thực tế. Bên cạnh đó cô giáo thường xuyên lồng ghép nhiều hoạt động khác để giúp trẻ khi vào tiết làm quen chữ cái phát âm chuẩn và nhận biết chính xác hơn.
Lưu ý: cô giáo lên kế hoạch cụ thể thời gian, nội dung tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi vào các thời điểm trong ngày cho phù hợp tránh tình trạng cắt xén giờ học, giờ chơi hoặc làm xáo trộn nề nếp sinh hoạt của trẻ.
- Sắp xếp, bố trí
Trẻ nhóm trẻ
Trẻ lớp mầm
Trẻ lớp chồi
Trẻ lớp lá
- Tranh ảnh treo trên tường cần có nội dung, bố cục đơn giản, màu sắc đẹp thu hút sự chú ý của trẻ
- Tranh mảng tường đơn giản có màu tươi sáng, hấp dẫn trẻ
- Tranh mảng tường có bố cục phức tạp hơn và có tác dụng cung cấp kiến thức, kinh nghiệm cho trẻ. Tranh treo vừa tầm, gợi mở cho trẻ cách thức hoạt động.
- Trẻ có thể tham gia làm tranh mảng tường, album ảnh, tự làm đồ dùng, đồ chơi và hiểu được ý nghĩa của công việc này.
- Số lượng góc chơi ít
Số lượng góc chơi cần bố trí ít hơn so với trẻ lớp chồi. Tuy nhiên cần cân nhắc đến số lượng trẻ chơi, hứng thú của trẻ, diện tích của lớp
Tên của góc đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với trẻ 
- Số lượng góc chơi cầ bố trí nhiều hơn lớp mầm, các góc chơi đa dạng. Ví dụ: trẻ có thể chơi bán hàng khác nhau như: : của hang rau quả”, “ của hàng thực phẩm”
một số góc chơi mới xuất hiện” siêu thị”, “ tiệm may thời trang”.
- Số lượng góc chơi cần bố trí nhiều hơn lớp chồi. Góc chơi của trẻ đa dạng, nội dung chơi trong các góc thể hiện đa dạng nhiều mặtcủa cuộc sống. Nên có thêm góc thư giãn hoặc thực hiện ý tưởng riêng của mình
- Giá, kệ để đồ dùng đồ chơi thấp, vừa tầm tay với trẻ 
- Kệ để đồ chơi thấp hơn so với chồi, lớn, các ngăn để đồ chơi vừa phải tuỳ theo số lượng đồ chơi, các kệ để đồ chơi có bánh xe,
- Các kệ giá để đồ chơi có bánh xe, cao hơn lớp mầm.
- Giá để đồ chơi vừa tầm, ngăn để đồ chơi rộng hơn
Chủng loại đồ chơi ít hấp dẫn, gần gũi thân quen với cuộc sống thực của trẻ. Số lượng đồ chơi không cần nhiều như lứa tuổi sau.
- Đồ dùng, đồ chơi trong các góc cô chuẩn bị làm và chuẩn bị cho trẻ
- Chủng loại đồ chơi không nhiều nhưng số lượng nhiều vì trẻ
- Đồ chơi trong góc đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thứoc, âm thanh, chủ yếu
- Đồ chơi cho trẻ phải để ở dạng rời, dạng mở (không có sẵn) để kích thích tính tò mò thích khám phá của trẻ. Kích cỡ đồ chơi phải vừa tay với trẻ.
- Chủng loại đồ chơi nhiều nhưng số lượng đồ chơi của mỗi loại lại ít hơn
- Chủng loại đồ chơi nhiều hơn lớp chồi, nhưng số lượng đồ chơi mỗi loại ít hơn. Đồ chơi gồm nhiều chi tiết, phải ở dạng rời( không có sẳn)
Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi dưới dạng mở, kích thích trẻ tích cực hoạt động.
Thường xuyên thay đổi cách trang trí sắp xếp góc chơi tạo sự hấp dẫn, mới lạ với trẻ.
*Biện pháp 4: Một số giải pháp thu hút trẻ trong các hoạt động học và chơi, mọi lúc mọi nơi.
Để trẻ hứng thú, hoạt động tích cực sôi nổi tham gia vào giờ học làm quen với chữ cái đạt kết quả cao tôi hướng dẫn giáo viên vận dụng một số trò chơi vào các tiết học cụ thể như:
Ví dụ: Tiết làm quen với chữ cái ô.ô.ơ
 Chủ đề: Trường mầm non
 Chủ đề nhánh: Lớp học bé yêu thương
Với tiết học này tôi tổ chức dưới hình thức trò chơi “Ô cửa bí mật”.
Để trẻ hứng thú tham gia chủ động tích cực trong các hoạt động học và chơi khi vào bài hướng dẫn giáo viên đóng vai trò người dẫn chương trình đi vào giới thiệu chương trình “Chào đón các bé đến với trò chơi Ô cửa bí mật, với chủ đề: "Lớp học bé yêu thương” Đến tham gia trò chơi hôm nay gồm có 02 đội thi, tôi muốn biết đội một đâu (trẻ ở đội một đứng lên giơ tay vẫy), đội hai đâu (trẻ ở đội hai đứng lên giơ tay vẫy).
Bây giờ hai đội cùng tham gia vào trò chơi, hai đội sẽ lên bốc thăm để chọn cho đội mình một ô cửa ( 2 trẻ đại diện 2 đội lên bốc thăm)
Cô đọc ô cửa của 2 đội và lần lượt mở 2 ô cửa và cho trẻ gọi tên 2 bức tranh và đọc từ dưới tranh lên.
Cho trẻ chơi trò ghép chữ.
Cô nhận xét và thưởng cho trẻ những chiếc mũ về lớp...
Sau khi cô giới thiệu chữ cái mới “o.ô.ơ” và cho trẻ phát âm theo cả lớp, tổ, cá nhân, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các chữ với nhau.
Cho trẻ chơi các trò chơi ôn luyện để tạo hứng thú và giúp trẻ khắc sâu nhận biết và nhớ ba chữ cái o.ô.ơ
* Trò chơi “chọn chữ theo yêu cầu”
Cô phát âm, nói cấu tạo chữ hay cho chữ cái nào biến mất thì trẻ trọn chữ cái đó và phát âm.
* Trò chơi “ trồng cây vườn trường”
* Luật chơi: Trẻ trồng đúng cây có chữ cái cô yêu cầu trong vòng 3 phút đội nào trồng được nhiêu và đúng theo yêu cầu là đội thắng cuộc 
Cách chơi : Cô chia trẻ thành ba đội chơi yêu cầu mỗi đội trồng cây thứ tự mỗi đội trồng cây có chữ cái, mỗi trẻ lên chơi mỗi lượt chỉ trồng một cây có chữ cái theo yêu cầu vào khu vườn của tổ mình.
*Trò chơi “Tìm chữ qua thơ”
Cho trẻ lên tìm và đếm xem có bao nhiêu chữ (o.ô.ơ) trong bài thơ và gắn hoa vào dưới chữ cái đó...
 Việc tổ chức cho trẻ một tiết học làm quen với chữ cái với hình thức theo một “chương trình” xuyên suốt tiết học với cô giáo là người dẫn chương trình kết hợp khéo léo các trò chơi, có khoảng thời gian cho trẻ thư giãn bằng các trò chơi linh động xen kẽ trẻ cảm thấy thoải mái với không khí học vui vẻ, sôi nổi, trẻ tích cực tham gia.
Bằng các trò chơi mới trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài học, tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về cấu tạo chữ được làm quen.
Cho nên với mỗi tiết dạy tôi chỉ đạo giáo viên luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, cách chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để tạo sự mới lạ hứng thú với trẻ.
Ví dụ: Bài làm quen với chữ cái i, t, c.
Chủ đề: Một số nghề bé biết
Chủ đề nhánh: nghề giáo viên
Trong phần ôn luyện giáo viên cần hướng dẫn cho trẻ chơi trò chơi “Xếp chữ” Với cách chơi cô phát âm hay nói cấu tạo chữ cái nào trẻ đứng xếp thành chữ cái đó.
Ví dụ: Cô phát âm chữ i hay nói chữ gì có một nét thẳng đứng, một dấu chấm ở trên nét thẳng đứng – trẻ đứng thành một hàng thẳng, một trẻ đứng ở trên hàng thẳng làm dấu chấm để tạo thành chữ “i”. 
Ví dụ : trò chơi tạo chữ trên cơ thể như cho trẻ hát một bài trong chủ đề cô nói tạo chữ - tạo chữ, trẻ nói lại chữ gì - chữ gì, cô nói chữ i trẻ đưa một ngón tay lên...
Đối với tiết dạy “Làm quen văn học”
Ví dụ: Trong tiết dạy làm quen với những con vật đáng yêu quanh bé ...
Hướng dẫn giáo viên cho trẻ thi “đố vui ” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội bạn. 
 “Con gì chân ngắn, mỏ lại có màng.
Mỏ bẹt màu vàng, hay kêu cạp cạp”? 
- Như vậy trẻ được câu đố rất vui vẻ hào hứng, kích thích tư duy, làm phong phú vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc ...
- Giáo viên đưa âm nhạc xen kẽ giữa các phần chuyển tiếp trong tiết dạy hoặc trò chơi để tiết dạy thêm hào hứng, sôi động.
- Trong tiết dạy giáo viên cũng kích thích khả năng sáng tạo nghệ thuật của trẻ bằng cách gắn hoặc dán, hay tô màu để hồn thiện bức tranh.
- Giáo viên thường tổ chức các trò chơi trong tiết học, các trò chơi động, trò chơi tĩnh đan xen nhau để tạo hứng thú, tiết dạy vui tươi, trẻ thêm phần hoạt bát nhanh nhẹn.
- Với mỗi hình ảnh cho trẻ làm quen đều có từ tương ứng ở dưới để luôn được tắm mình trong môi trường chữ viết.
Hoạt động ngoài trời: Ví dụ: đối với chủ đề “thực vật”
Cho trẻ được quan sát, trò chuyện về thế giới xung quanh. Cho trẻ quan sát vườn hoa. Cô sử dụng những câu hỏi gợi mở, bắt buộc trẻ phải suy nghĩ trả lời, dạy cho trẻ cách cảm thụ vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên mà lại tư duy, nhớ lâu, ấn tường như: Đang là mùa xuân, thời tiết ấm áp có mưa xuân khiến các loại hoa đua nở ( tên gọi, màu sắc, mùi hương...) 
Các loại hoa được xen kẽ màu sắc tạo nên cái rực rỡ của bức tranh mùa xuân (hình dáng cánh và lá của từng loại hoa, trồng ở đâu?, tác dụng...). Gió thổi nhẹ làm rung rinh, bươm bướm chuồn chuồn dập dìu, con ong tìm mật... Quan sát con vật, nhà cửa, đồ chơi ngoài trời, cây, ôtô, các hiện tượng thiên nhiên.... 
Trò chuyện về cảnh vật thiên nhiên nơi trẻ được tham quan du lịch, dùng ngôn ngữ cung cấp cho trẻ tư duy về âm thanh, đường nét, màu sắc, không gian, thời gian của cảnh vật. Cho trẻ xếp hình, vẽ tự do.... chơi ở góc tạo hình: vẽ, nặn, xé, dán, tô màu, dán hình,... trang trí lớp học, góc chủ đề cùng với cô,... làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ các môn học khác. Trò chuyện, tả về những người thân, cô giáo và các bạn.
Đối với hoạt động góc: Ví dụ chủ đề “Trường mầm non của bé”
Chủ đề: Lớp học bé yêu thương
Đề tài: Xây lớp học của bé
Giáo viên tạo hứng thú bằng trò chơi cho trẻ ngồi quanh cô cô hỏi trẻ về các góc chơi, cách chơi ở các góc, cho trẻ lấy hoa đeo vào về góc mà mình thích chơi. Khi trẻ chơi cô có thể đóng vai cùng chơi, gợi ý dẫn dắt trẻ chơi
- Cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin như:
Chỉ đạo giáo viên cho trẻ xem các hình ảnh nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi. Các tác phẩm được thực hiện các thao tác, cách làm các chi tiết tạo sản phẩm thật gần gũi với trẻ
Ví dụ: Vẽ vườn cây ăn quả – Tô màu, làm hiệu ứng gây hứng thú.
Cô hướng dẫn trẻ thực hiện, cho trẻ lần lượt thực hiện. Cô hướng dẫn tỉ mỉ cho trẻ được làm quen dần qua máy tính
-Trong các hoạt động mọi lúc mọi nơi
Một ngày ở trường mầm non trẻ trải qua rất nhiều hoạt động như vui chơi, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. Cô giáo cần dạy trẻ những thói quen tốt trong ăn uống, biết cách sử dụng các đồ dùng ăn uống; hơn nữa trẻ sẽ được dạy cách sử dụng các đồ dùng đúng chức năng một cách chính xác và thuần thục.Việc này được thực hiện trong giờ học, giờ sinh hoạt hàng ngày của trẻ tại lớp. Cô dạy bằng hành động thực tế, ân cần không dọa nạt, đánh đập trẻ. 
 Giờ ăn cô hướng dẫn trẻ trước khi ăn mời cô và các bạn, trong khi ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, không ngậm thức ăn lâu trong miệng, không vừa ăn vừa chơi băng lời nói cử chỉ ân cần: ví dụ: trong khi ăn trẻ làm dổ cơm cô không la măng hay dọa trẻ mà lại gần hỏi con nhỡ tay làm đổ cơm thôi để cô lấy chén khác cho con nhé, con nhớ cẩn thận đừng làm đỏ nữa nhé
- Qua các trò chơi giáo viên chuẩn bị đồ dùng đày đủ đẹp, an tồn, dung các thủ thuật lên lớp hay và là tạo các tình huống cho trẻ để trẻ chơi với nhau. Thông qua trò chơi, giúp cháu húng thú tham gia các hoạt động chơi, không nhàm chán, không gò ép.
- Ở trường mầm non c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nh_16_17_phi_6712_2021850.doc