Đề tài Kinh nghiệm bồi dưỡng giải toán qua mạng cho học sinh lớp 2

Đề tài Kinh nghiệm bồi dưỡng giải toán qua mạng cho học sinh lớp 2

Để giúp học sinh có kĩ năng thực hành giải toán trên mạng Internet thì trước hết giáo viên cũng cần lập cho mình và vào giải như học sinh. Từ đó nắm bắt cách thức vào thi, các dạng bài, những khó khăn của học sinh khi làm bài thi, từ đó rút ra kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh làm bài trên máy.

Điều cần thiết là giáo viên cần thường xuyên tổ chức, theo dõi học sinh thực hành để nắm bắt những lỗi mà học sinh còn mắc phải để uốn nắn kịp thời. Qua thực tế cho thấy nếu không được uốn nắn kịp thời thì ngay cả những em giỏi lại dễ bị loại ngay từ vòng cấp trường. Tôi luôn nhắc nhở các em phải tính toán cẩn thật, chắc chắn, không nên vội vàng hấp tấp vì nếu không suy nghĩ cẩn trọng mà điền sai thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả vòng thi vì làm đúng mới được tính điểm. Tôi thường căn dặn các em làm đúng và đạt điểm tối đa mới là quan trọng nhất sau đó mới tính đến yếu tố thời gian, tuy nhiên cũng đừng để thời gian quá lâu cũng không tốt vì dù có đạt điểm cao nhưng thời gian mất quá nhiều cũng không đạt thành tích cao.

 

doc 21 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2611Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Kinh nghiệm bồi dưỡng giải toán qua mạng cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp đạt kết quả tốt.
Việc tổ chức kỳ thi Toán qua Internet có tác dụng thúc đẩy phong trào tự học, tự rèn của mỗi giáo viên nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện kĩ năng sư phạm, thể hiện tình yêu nghề, sự tận tụy say mê trong sự nghiệp giáo dục.
 	b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 
Phương pháp Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là tác động tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh.
Xuất phát từ quan điểm “Lấy người học làm trung tâm”, tôi đã điều chỉnh phương pháp dạy và học đã có những thay đổi căn bản. Người thầy không còn là người nắm kiến thức và truyền đạt kiến thức mà là người hướng dẫn, người hỗ trợ, người cố vấn, người kiểm tra. Còn người học không còn là thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập nhằm đạt được mục tiêu học tập của mình. Đặc biệt, trường tôi là trường nhân rộng trong mô hình trường học mới VNEN, nên học sinh được làm quen và sử dụng phương pháp tự học cá nhân và theo nhóm từ lớp 2 từ đó giúp các em biết cách tự học, tự giải quyết vấn đề có hiệu quả.
Trong quá trình bồi dưỡng, bản thân tôi không ngại khó, ngại khổ, đem hết khả năng và tâm huyết của mình dành cho học sinh và sau mỗi năm bồi dưỡng tôi lại đúc rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân từ đó áp dụng để bồi dưỡng học sinh ngày càng có hiệu quả hơn. 
Để quá trình bồi dưỡng đạt hiệu quả nhất, tôi đã tiến hành qua các bước sau:
*Bước 1: Xác định vai trò của người thầy
Khi bồi dưỡng học sinh giải toán qua mạng đặc biệt là học sinh lớp 2 thì vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Từ xa xưa, nhân dân ta đã có câu “ Không thầy, đố mày làm nên ”. Đúng vậy, người thầy có một vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy bảo, truyền thụ kiến thức cho học sinh. Người thầy là người chỉ đạo, hướng dẫn, gợi ý, dẫn dắt học sinh nắm được phương pháp học nói chung và giải toán nói riêng. Nếu học sinh có kiến thức tốt, có tố chất thông minh mà không được phát hiện, coi trọng, mài giũa, bồi dưỡng để phát huy hết khả năng của các em thì hiệu quả đạt được sẽ bị hạn chế.
Thực tế cho thấy một số em có tố chất nhưng ý thức học tập không cao, không cần cù, chịu khó, cẩu thả, thường kết quả thi sẽ không cao. Vì thế, để giúp các em phát huy tối đa năng lực của bản thân, giáo viên cần luôn luôn động viên, khích lệ, quan tâm, chia sẻ với các em bằng nhiều hình thức khác nhau.
 Ngược lại, đối với những em không có nhiều tố chất thông minh nhưng các em có sự cần cù, ý chí phấn đấu và quyết tâm cao thì giáo viên cần kiên trì luyện tập, bồi dưỡng cho các em đồng thời động viên khen ngợi các em kịp thời, tạo hứng thú để các em không sợ học, không nản chí với phương châm “Cần cù bù thông minh”.
Xác định được tầm quan trọng của người bồi dưỡng, tôi đã vận dụng hết khả năng của mình để giúp các em học sinh đạt được kết quả tốt nhất.
*Bước 2: Lựa chọn học sinh
Bên cạnh việc xác định vai trò của người thầy thì việc lựa chọn học sinh cũng là một yếu tố không thể thiếu nó góp phần quyết định đến kết quả bồi dưỡng. Giáo viên phải đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, lựa chọn đúng đối tượng học sinh để bồi dưỡng. Việc lựa chọn đúng không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng mà còn tránh được việc bỏ sót những em có năng khiếu, hoặc chọn nhầm những em không có tố chất theo học sẽ bị quá sức.
Sau khi đã có kết quả cấp trường và được phân công bồi dưỡng khối lớp 2, tôi tiến hành lựa chọn đội tuyển để bồi dưỡng dự thi cấp huyện, việc lựa chọn thông qua những căn cứ sau:
Lựa chọn dựa vào việc học sinh thông qua các giờ học
Thông thường ở Tiểu học, học sinh học tốt môn này thì cũng có khả năng học tốt môn khác, vì vậy trong quá trình giảng dạy tin học, tôi chú ý đến những em có khả năng sử dụng máy tính tốt đồng thời chú ý đến những đặc điểm sau. 
Những học sinh thông minh thường có sự tập trung cao trong giờ học, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến, ý kiến thường đúng và có sáng tạo.
Cần phân biệt với những em hăng hái nhưng không thông minh thì thường phát biểu sai, trệch hướng dẫn dắt của giáo viên, chưa có sự suy nghĩ chắc chắn đã xung phong phát biểu. Ngược lại có những em tuy ít phát biểu nhưng khi được bày tỏ ý kiến thì những em này thường trả lời chính xác hoặc có những ý hay, thể hiện sự thông minh, sáng tạo.
Tuy nhiên cũng có trường hợp học sinh học môn tin học thì lại rụt rè, lúng túng vì các em chưa có điều kiện làm quen máy tính còn ở lớp học môn toán lại rất tốt, do đó tôi đã liên lệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để biết thêm tình hình học tập của học sinh từ đó, chú ý các em hơn qua các tiết học Tin học để không bỏ sót đối tượng học sinh.
Lựa chọn dựa vào việc làm bài của học sinh
 Những em thông minh, học chắc thường có ý thức học tập tốt, làm bài đầy đủ, trình bày bài thường chặt chẽ, khoa học. Và đối với những bài toán nâng cao các em có nhiều cách giải hay và thường lựa chọn cách giải ngắn gọn nhất. 
Lựa chọn thông qua các bài kiểm tra, vòng thi tự luyện
Để đánh giá một cách chính xác và nắm được mức độ tiếp thu cũng như sự tiến bộ của học sinh thì cần tổ chức thi, kiểm tra và sàng lọc qua nhiều vòng. Do đó tôi làm một số đề kiểm tra với các dạng bài tập của các vòng thi Violympic của các năm trước và một số dạng toán nâng cao để cho các em làm thử, nhằm chọn ra những bài làm tốt nhất. Đồng thời cho các em thi các vòng thi tự luyện để kiểm tra mức độ làm bài trên máy tính của các em.
Lựa chọn học sinh là công việc rất quan trọng bởi nó có vai trò rất lớn góp phần dẫn đến thành công. Tiêu chí để tôi chọn lựa học sinh để bồi dưỡng và đi thi là những học sinh giỏi Toán, tính toán nhanh, tư duy tốt, cẩn thận, chăm chỉ chịu khó.
*Bước 3: Xây dựng chương trình bồi dưỡng
 Hiện nay, chương trình bồi dưỡng không có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khóa. Hơn nữa, hầu hết sách nâng cao, sách tham khảo hiện nay không soạn thảo theo đúng trình tự như chương trình học chính khóa. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có sự tham khảo, tìm tòi và chọn lọc tốt.
Nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với chương trình học của các em. Việc làm đầu tiên là phải giúp các em nắm thật chắc kiến thức cơ bản, sau đó mở rộng, nâng cao để cung cấp thêm kiến thức cho các em.
Việc mở rộng cũng như nâng cao kiến thức cũng phải khoa học. Nâng cao một cách từ từ, từ đơn giản đến phức tạp, từ khó vừa đến khó hơn, không nôn nóng, vội vàng, không ôn luyện tràn lan. Mỗi dạng toán cho các em làm nhiều bài, nhiều lần, phải làm thành thạo, nhuần nhuyễn sau đó mới chuyển sang dạng khác. Và sau hai đến ba dạng lại cho học sinh ôn tập để kiểm tra mức độ nắm kiến thức của các em.
Tuy nhiên trong khi xây dựng chương trình và nội dung bồi dưỡng còn phải tùy thuộc vào mức độ tiếp thu của học sinh, không nên gò ép, gây áp lực khiến các em sợ học và cũng cần lựa chọn thời gian thích hợp hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng để giúp các em có thể tiếp thu và làm bài một cách tốt nhất.
*Bước 4: Tiến hành bồi dưỡng
Dạy theo từng chuyên đề bồi dưỡng, mỗi chuyên đề cần chia thành các dạng như: Dạy toán điển hình; toán về số và chữ số; toán về quy luật dãy số; toán về phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia; toán về đại lượng cơ bản ... Với mỗi dạng bài cần luyện tập bài tập nhiều lần, đưa ra nhiều cách giải khác nhau. Đồng thời phải củng cố, tổng hợp lại để khắc sâu kiến thức. 
Khi ra đề giáo viên ra các bài tập cho học sinh làm cần theo hướng “mở” có như vậy học sinh mới phát huy và làm phong phú sự sáng tạo của các em. Các bài tập tôi đều gợi ý để các em tự tìm cách giải. Đặc biệt không làm thay cho học sinh vì làm thế thì các em sẽ ỉ lại không chịu suy nghĩ để làm. Ngược lại khi kiểm tra hay sửa bài cho học sinh thì tôi chỉ bảo trực tiếp từng em một với phương châm “Sai đâu sửa đó”. Tập trung học sinh dạy kiến thức nâng cao vào các giờ học chính khoá, giờ sinh hoạt, chiều thứ sáu trong tuần. Sau khi học sinh biết cách giải các bài toán chi tiết trên giấy thì tôi lại hướng dẫn cách làm nhanh khi làm trên máy tính. Như vậy các em mới có sự hài hòa trong khi làm trên giấy và làm trên máy. Tránh trường hợp học sinh biết nhẩm tính ra kết quả mà không trình bày được trên giấy và ngược lại.Với cách làm như vậy, học sinh của tôi nắm và ghi nhớ kiến thức rất tốt.
Để giải Toán trên mạng Internet, trước tiên tôi giúp học sinh nắm được các Kiểu bài toán trên máy thường xuất hiện trong 3 vòng mỗi lần thi như sau:
Kiểu 1: Sắp xếp (100 điểm)
Gồm có tất cả là 20 ô, mỗi ô có khi là một phép tính, một biểu thức hay là một kết quả cho sẵn. Đối với bài toán Sắp xếp, đây là kiểu bài chủ yếu là yêu cầu kĩ năng tính toán nên chỉ cần học sinh tính toán cẩn thận và có phương pháp tính nhẩm nhanh thì rất dễ đạt được điểm tối đa, do đó tôi đã hướng dẫn các cách làm kiểu bài này nhanh và hiêu quả nhất.
Sau đây là một bài cụ thể
Với bài toán trên, đa số các giáo viên đều cho học sinh kẻ bảng ra giấy thành 20 ô như trên máy, sau đó tính và ghi kết quả vào các ô tương ứng rồi nhìn vào đó để sắp xếp. Tôi thấy cách làm này cũng được vì nó giúp học sinh có sự lựa chọn đúng. Song theo tôi cách làm này mất khá nhiều thời gian và chỉ phù hợp với những em còn hạn chế về tính nhẩm. Còn đối với những em có kĩ năng tính nhẩm nhanh, có khả năng ghi nhớ tốt thì không nhất thiết phải làm theo cách này. Khi dạy cho học sinh bài toán này, tôi thường hướng dẫn cho học sinh theo các bước sau:
Trước tiên nhìn xem trong 20 ô trong bảng có những ô nào có giá trị dưới 10. Xét thấy có duy nhất 1 ô thứ 2 nên ta chọn ngay, sau đó ta chuyển sang các ô hàng chục có giá trị là 1. Và nhẩm thấy trong bảng có 5 ô có hàng chục là 1, đó là ô thứ 4 có giá trị là 19, ô thứ 5 có giá trị là 13, ô thứ 7 có giá trị là 12, ô thứ 16 có giá trị là 15, ô thứ 20 có giá trị là 18 ta chọn ô thứ 7 đầu tiên, sau đó lần lượt đến ô thứ 5, thứ 16, thứ 20, thứ 4.
Tiếp theo xét trong 14 ô còn lại những ô nào có kết quả mà hàng chục là 2. Và nhẩm thấy trong bảng có 2 ô có hàng chục là 2, đó là ô thứ 6 có giá trị là 28, ô thứ 15 có giá trị là 20, nên ta chọn ngay ô thứ 15 rồi đến ô thứ 6.
Cứ làm như vậy, ta xét đến những ô mà hàng chục có giá trị là 3, 4, 5,và dựa vào những chữ số ở hàng đơn vị để sắp xếp.
Đối với bài sắp xếp có đơn vị đo độ dài kèm theo ta cũng làm như vậy nhưng cần lưu ý là phải đổi ra cùng đơn vị đo rồi mới thực hiện theo các bước làm như trên.
11dm – 25 cm
10dm – 3cm
5dm + 25cm
92cm – 24cm
9cm + 7dm
22cm – 5cm
77cm + 18cm
11dm – 3cm
7dm – 18cm
4dm
3dm1cm
91cm – 8cm
6dm2cm
9dm6cm
28cm
38cm + 43cm
5dm
2dm
11dm – 5dm
76cm – 1dm
Kiểu 2: Tìm các cặp ô có giá trị bằng nhau (100 điểm)
          khi dạy bài toán này tôi hướng dẫn học sinh dự đoán chữ số giống nhau, cùng đơn vị, căn cứ chữ số tận cùng. Trước tiên tôi gợi ý cho học sinh chọn ô có một phép tính đơn giản, tính kết quả của phép tính, sau đó căn cứ vào kết quả hàng đơn vị của các ô còn lại để chọn. Nếu kết quả hàng đơn vị của ô đó không giống như hàng đơn vị của ô đã chọn thì bỏ qua không cần tính đến hàng chục hay hàng trăm của phép tính đó rồi tìm sang các ô khác. Trong trường hợp nhiều ô có kết quả tận cùng trùng nhau thì mới tính đến hàng chục.
Trở lại với bài toán trên, trước tiên giáo viên cho học sinh chọn ô chỉ có một phép tính, ví dụ như ô đầu tiên trong bảng 9 + 4. Kết quả của phép tính này bằng 13. Nhìn thấy ngay ô thứ 6 (nằm ở cột 2) có kết quả bằng 13 nên ta chọn ngay. Lần thứ hai chọn ô có phép tính 19 + 5, kết quả của phép tính này bằng 24, nhìn ngay ô dưới nó (ô thứ 15) có cùng kết quả nên ta chọn luôn. Tiếp theo ta chọn ô có phép tính 29+17, kết quả của phép tính này bằng 46 và có tận cùng là 6. Nhẩm thấy ở cột 1 và cột 2 không có phép tính nào có tận cùng bằng 6 nên ta chuyển qua cột 3, nhận thấp phép tính 67 - 21 (ô thứ 15) có kết quả tận  là 6 và có cùng hàng chục là 4 thì chọn luôn. Cứ như vậy ta sẽ xóa dần các ô ra khỏi bảng. Trường hợp cả bảng chỉ còn 4 ô cuối cùng mà chưa bị chọn sai lần nào thì chọn một ô bất kỳ, không cần phải tính kết quả cụ thể của phép tính đó, chọn một ô trong ba ô còn lại, nếu sai thì tiếp tục chọn ô khác vì bài toàn này cho phép chọn sai tới 3 lần. Và bây giờ trong bảng chỉ còn 2 ô cuối cùng phải bấm nhanh nốt để hoàn thành bài thi.
Kiểu 3: Đi tìm kho báu (100 điểm)
Kiểu này xuất hiện trên màn hình 15 ô, mỗi ô là một ngôi sao, ở mỗi ngôi sao là ẩn một bài toán. Nếu học sinh không chọn đường đi thì phải đi qua 15 ngôi sao và phải làm hết 15 bài toán mới tới đích như vậy phải mất rất nhiều thời gian. Vậy tôi hướng dẫn học sinh chọn đường đi nhanh nhất là đường qua 5 ngôi sao chỉ làm 5 bài toán là tới đích.
Kiểu 4: Cóc Vàng tài ba ( 100 điểm)
Trên màn hình xuất hiện gôn bóng và một chú Cóc Vàng đón bóng. Mỗi bài toán đưa ra 4 đáp án nhưng chỉ một đáp án đúng. Vòng thi này đa số học sinh yêu thích vì đây là một trò chơi sút bóng vào gôn nhưng cũng dễ thất bại khi đọc đề không kĩ. Vậy học sinh cần đọc đề kĩ và làm nhanh, tính chính xác để chọn một đáp án đúng click chuột vào thì quả bóng mới lọt vào lưới.
Kiểu 5: Vượt chướng ngại vật (100 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm. Nếu sai ba câu bài thi sẽ phải dừng lại. Nên khi luyện thi các vòng ở trường gặp bài toán dù có khó đến đâu cũng phải tìm ra cách giải nhưng khi thi chính thức cấp huyện, tỉnh nếu gặp bài quá khó sẽ bỏ qua để không bị mất nhiều thời gian và làm sang các câu khác song cũng cần luôn luôn lưu ý chỉ cho phép sai tối đa hay bỏ qua 3 lần.
Kiểu 6: Điền kết quả thích hợp vào chỗ chấm (100 điểm) 
Đây là bài thi không thể thiếu trong vòng thi chính thức cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh. Mỗi câu làm đúng sẽ được 10 điểm, câu nào làm sai sẽ không có điểm. Với bài thi này thường có những bài khó nên nhiều khi các em không đạt điểm tối đa 100 điểm và chỉ khi nộp bài các em mới biết mình được bao nhiêu điểm và mất điểm ở câu nào cũng chẳng biết, bởi vậy tôi thường chụp ảnh ghi lại cả đề bài lẫn kết quả của các em để giúp các em tháo gỡ, tìm hiểu nguyên nhân. Ở vòng thi Huyện, Tỉnh nếu gặp bài không thể giải được có thể bỏ qua để giải các bài dễ trước sau đó quay lại làm nốt nếu thời gian cho phép. Và không để bị bỏ sót bài tôi cho các em sử dụng phím tab để chuyển sang làm câu khác bởi nếu sử dụng chuột có thể sẽ bị bỏ sót bài. Khi làm xong tất cả 10 câu cần kiểm tra lại kết quả  một lần nữa trước khi ấn vào nút nộp bài.
Cần khuyến khích học sinh lập nhiều nick để các em được luyện tập, thực hành nhiều hơn.Qua đó các em nắm được nhiều các dạng bài, bổ sung thêm kiến thức đồng thời kĩ năng sử dụng máy tính cũng được nâng lên.
Ngoài việc tổ chức cho các em tham gia các vòng thi chính thức của bộ Giáo dục, tôi còn cho các em luyện thêm các chương trình thi khác như: phiên bản 35 vòng thi 2.0, luyện thi cùng Bảo Việt, luyện thi trên phần mềm Vndoc
* Một số dạng toán bồi dưỡng học sinh như sau
Dạng 1: Bài toán về số và chữ số 
Ví dụ:
Bài 1: Có bao nhiêu số có hai chữ số được viết bởi các chữ số 2, 0, 4 , 5.
Thông thường giáo viên có thể cho học sinh vẽ sơ đồ cây hoặc lấy lần lượt các chữ khác 0 làm hàng chục và các số còn lại làm hàng đơn vị để viết ra rồi đếm các số có hai chữ số theo yêu cầu của bài tập. Song vì bài toán chỉ yêu cầu học sinh tìm xem bao nhiêu số có hai chữ số từ 4 chữ số đã cho mà không cần chỉ ra đó là những số nào nên tôi gợi ý, hướng dẫn học sinh tìm ra kết quả chính xác và nhanh nhất bằng cách:
+ Bước 1: Xét hàng chục, có 3 số (Vì loại bỏ chữ số 0)
+ Bước 2: Xét hàng đơn vị, có 4 số
+Bước 3: Lấy 3 nhân 4 bằng 12. Vậy có tất cả 12 số có hai chữ số được viết bởi từ các chữ số 2, 0, 4 , 5.
Bài 2: Có bao nhiêu số có hai chữ số khác nhau được viết bởi các chữ số 2, 3, 5, 6, 7. Tôi dẫn dắt các em giải theo các bước sau:
Gọi số phải tìm là:  ab
+ Bước 1: Xét hàng chục, a có 5 cách chọn (vì có 5 số)
+ Bước 2: Xét hàng đơn vị, b có 4 cách chọn (Vì b khác a)
+ Bước 3: Lấy 5 nhân 4 bằng 20. Vậy có tất cả 20 số có hai chữ số khác nhau được viết từ các chữ số 2, 3, 5, 6, 7.
 Bài 3: Cho số a là số có 2 chữ số. Nếu chữ số hàng chục giảm đi 2 thì số a giảm đi bao nhiêu đơn vị?
Học sinh cần nắm được 1 chục = 10 đơn vị và khi tăng/giảm hàng đơn vị của một số đi bao thì số đó sẽ tăng/giảm đi bấy nhiêu đơn vị, ngược lại khi tăng/giảm hàng chục của một số đi bao nhiêu thì số đó sẽ tăng/giảm đi bấy nhiêu chục.
Vậy nếu chữ số hàng chục giảm đi 2 thì số a giảm đi 20 đơn vị.
Dạng 2: Bài toán về dãy số
Trước tiên giáo viên đưa ra một số quy luật của dãy số thường gặp
Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ 2) bằng số hạng đứng liền trước nó cộng hoặc trừ một số tự nhiên nào đó.
Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ 2) bằng số hạng đứng liền trước nó nhân hoặc chia một số tự nhiên lớn hơn 1.
Mỗi số hạng (kể từ số hạng thứ 4) bằng tổng ba số hạng đứng liền trước nó.
Ví dụ
Bài 1: Tính số hạng thứ 7 của dãy số sau: 1, 4, 7, 10, 13, 
Dạng toán này giáo viên cho học sinh biết được khoảng cách giữa các số là 3 đơn vị nên các em biết tính rằng số liền trước cộng 3 thì ra số liền sau.
1 + 3 = 4
4 + 3 = 7
 ...                      
Vậy số hạng thứ 7 của dãy số trên là 13 + 3 + 3 = 19
Bài 2: Cho dãy số: 1; 2; 3; 6; 11; 20; 37; 
Số hạng thứ 8 của dãy số trên là:
Đối với dạng toán ở bài 2, giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm quy luật của dãy số (kể từ số hạng thứ 4).
1 + 2 + 3 = 6
2 + 3 + 6 = 11
Vậy Số hạng thứ 8 của dãy số trên là: 11 + 20 + 37 = 68
Dạng 3: Một số bài toán về phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia
Ví dụ 
Bài 1: Tổng của hai số là 81, số hạng thứ nhất là số tròn chục liền sau số 28. Vậy số hạng thứ hai là:
A.   53                            B. 51                         C. 54                   D. 52
Với câu toán trên chỉ cần hướng dẫn các em xác định số hạng thứ nhất (là số 30), sau đó lấy 1 trừ đi 0 và kết quả có tận cùng là 1 thì chọn ngay vào đáp án B không cần phải tính đến hàng chục (vì chỉ có đáp án B có tận cùng là 1).
Bài 2: So sánh m và n, biết: 3 x n = 4 x 3 + 5 x 3 và 62 - 5 x 6 = m x 4
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kết quả m và n để so sánh như sau.
3 x n = 4 x 3 + 5 x 3 62 – 5 x 6 = m x 4
3 x n = 12 + 15 62 – 30 = m x 4
3 x n = 27 32 = m x 4
n = 27 : 3 m = 32 : 4
n = 9 m = 8
Sau khi các em tìm được kết quả m = 8, n = 9 thì sẽ dễ dàng so sánh được n > m. 
Dạng 4: Một số dạng toán về đại lượng cơ bản
Ví dụ
Bài 1: Năm nay con 8 tuổi, mẹ 32 tuổi. Hỏi trước đây 2 năm tổng số tuổi 2 mẹ con là bao nhiêu?
Đây là một dạng toán đòi hỏi suy luận đối với học sinh lớp 2. Giáo viên giúp học sinh hiểu trước đây 2 năm thì cả 2 mẹ con mỗi người đều giảm bao nhiêu tuổi? (2 tuổi). Vậy tổng số tuổi 2 mẹ con trước đây 2 năm là bao nhiêu? (8 + 32 - 2 - 2 = 36)
Bài giải
Cách 1
Tổng số tuổi của hai mẹ con hiện nay là:
8 + 32 = 40 (tuổi)
Trước đây 2 năm tổng số tuổi của hai mẹ con là: 40 – 4 = 36 (tuổi) 
 Đáp số: 36 tuổi 
Cách nhẩm
(8 – 2) + (32 – 2) = 36 (tuổi)
Bài 2: Có 25 kg gạo, được đựng vào các túi, mỗi túi 4 kg. Hỏi cần có ít nhất bao nhiêu túi để đựng hết số gạo trên?
Đối với dạng toán này, giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm lấy 25 kg chia cho 4 kg thì được 6 túi và còn thừa 1kg thì cần thêm 1 túi nữa. Như vậy, cần có ít nhất là 7 túi để đựng hết 25 kg gạo.
Bài 3: An có một số viên bi. Sau khi An cho Bình 8 viên bi thì số bi của 2 bạn bằng nhau. Hỏi lúc đầu An nhiều hơn Bình bao nhiêu viên bi?
Bài toán này học sinh thường mắc lỗi cho đi 8 viên bi nghĩa là hơn 8 vên bi. Để học sinh không nhầm, giáo viên hướng dẫn.
Từ sơ đồ trên học sinh biết tính số viên bi An hơn Bình là: 8 + 8 = 16 (viên bi)
Bài 4: Thứ sáu tuần trước là ngày 12 tháng 3. Vậy thứ năm tuần sau là ngày bao nhiêu?
Đối với dạng toán này học sinh hay bị nhầm lẫn giữa tuần trước, tuần sau là hai tuần liền nhau. Nên giáo viên cần giúp học sinh hiểu được tuần trước, đến tuần này, rồi mới đến tuần sau. Đồng thời yêu cầu học sinh nêu 1 tuần lễ có mấy ngày? (7 ngày).
Bài giải
 Cách 1
Thứ sáu tuần này là ngày: 12 + 7 = 19
Thứ sáu t

Tài liệu đính kèm:

  • docth_115_3255_2021988.doc