Đề tài Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên

Đề tài Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên

Sự phối hợp chặt chẽ và có trách nhiệm của lãnh đạo, CĐCS các trường Mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cũng như đơn vị .

 - Sự thay đổi trong tư duy của đại bộ phận đoàn viên công đoàn đó là tinh thần vì đồng nghiệp, giúp đỡ đồng nghiệp không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ mà cả trong đời sống vật chất và tinh thần, nhất là phong trào tương thân, tương ái, chia sẽ khi bạn bè, đồng nghiệp gặp khó khăn, hoạn nạn. Đây chính là cơ sở tạo nên sức mạnh lớn, đưa đến sự thành công trong hoạt động chăm lo và tự chăm lo đời sống của đoàn viên công đoàn trong đơn vị.

 Thực tế cho thấy ở các CĐCS đó là vấn đề thiếu kinh phí để tổ chức các hoạt động phong trào nên thường rơi vào tình trạng bị động hoặc chờ đợi, dựa dẫm và lệ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà trường. Cuối năm quyết toán kinh phí thường âm quỹ. Vì thế hoạt động thăm hỏi đoàn viên ốm đau, thai sản, tai nạn . còn hạn chế, chưa động viên được đoàn viên công đoàn yên tâm công tác, vì thế kết quả đạt được tronng các phong trào thi đua của các đơn vị vẫn còn hạn chế.

Thời gian vừa qua, công đoàn cơ sở đã nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ phía nhà trường nhưng còn một số đơn vị không khắc phục được khó khăn về kinh phí để tổ chức các hoạt động. Kinh phí công đoàn cơ sở chủ yếu dựa vào khoản đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng ( 1%), hàng năm công đoàn cấp trên có cấp về cho các CĐCS khoản kinh phí nằm trong kinh phí công đoàn (2%) nhưng thường cuối năm mới được cấp, vì thế không đáp ứng kịp thời nhu cầu của công việc. Ngoài ra các CĐCS không có nguồn thu nào khác để hỗ trợ thêm cho các hoạt động, đặc biệt đối với các CĐCS mầm non với số lượng đoàn viên rất ít, có công đoàn chỉ có 8 – 10 đoàn viên vì thế kinh phí thu được không đáp ứng đủ cho hoạt động thăm hỏi đoàn viên ốm đau chưa nói đến đầu tư cho các phong trào.

 

doc 25 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 3952Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đoàn. 
	- Đúc rút kinh nghiệm từ công tác công đoàn của CĐGD huyện 
 II. PHẦN NỘI DUNG:
 1. Cơ sở lý luận:
 	Trong khoản 3 Điều 17 Điều lệ Công đoàn Việt Nam được Đại hội đại biểu Công đoàn toàn quốc lần thứ X thông qua ngày 5 tháng 11 năm 2008, quy định: “ Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội nghề nghiệp: Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ quan, đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động...Cùng với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của CNVCLĐ, tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện trong CNVCLĐ.”
Điều 1. luật công đoàn 2012 được Quốc hội thông qua có nội dung: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
KH hoạt động của CĐGD huyện Krông Ana số 18a/KHCĐGD ngày 1/11/2012 trong chương trình 1đã ghi: Phát huy vai trò của “ Tổ ấm công đoàn”, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, thăm hỏi động viên giúp nhau giải quyết khó khăn trong cuộc sống”.
 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Có các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp công đoàn như: Điều lệ công đoàn Việt Nam, các chỉ thị nghị quyết của công đoàn Việt Nam.
- Có chương trình hành động và kế hoạch hoạt động của công đoàn huyện krông Ana, Công đoàn ngành giáo dục huyện và nghị quyết của các CĐCS ở trường học, đặc biệt là CĐCS Buôn Trấp
- Ban chấp hành công đoàn GD huyện qua các nhiệm kì là những đồng chí có năng lực, tâm huyết với hoạt động công đoàn, rất quan tâm và chăm lo cho đời sống của CBVC và người lao động nói chung đặc biệt là những đoàn viên công đoàn.
- Được lãnh đạo các trường mầm non, tiểu học, THCS trong toàn huyện tạo điều kiện thuận lợi cho BCH CĐCS làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Một số đơn vị CĐCS có một đội ngũ cán bộ BCH công đoàn đa số là trẻ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, đã từng được tham gia các lớp tập huấn về công tác công đoàn nên có nhiều kinh nghiệm trong điều hành các hoạt động của công đoàn cơ sở. 
 - Được đại đa số đoàn viên công đoàn đồng tình hưởng ứng, đặc biệt là sau khi triển khai các nội dung của hoạt động công đoàn về chăm lo đời sống cho CBVC. 
- Một số CĐCS trong quá trình hoạt động cũng đã gặt hái được nhiều thành công trong phong trào chăm lo và tự chăm lo đời sống cho đoàn viên công đoàn ở đơn vị mình.
	- Các văn bản chỉ đạo của các cấp công đoàn đề cập một số vấn đề đôi khi còn chung chung, chưa được thể chế hóa một cách cụ thể. 
- Chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở còn quá thấp, có những công đoàn cơ sở mà BCH mỗi tháng chỉ được khoảng 20.000đ – 30.000đ ( mặc dù theo quy định chế độ phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm mới đối với cán bộ công đoàn cơ sở tối thiểu là 0,14) nhưng yêu cầu hoạt động của tổ chức CĐCS đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. 
- Một bộ phận đoàn viên công đoàn nhất là đoàn viên mới ra trường, đoàn viên là nhân viên, hợp đồng có thu nhập rất thấp, khả năng để tự chăm lo đời sống của bản thân và gia đình mình còn gặp khó khăn chưa nói gì đến tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện do các tổ chức đoàn thể phát động. 
- Năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ công đoàn ở một số CĐCS cơ sở chưa thật đồng đều, hầu hết chưa qua đào tạo nghiệp vụ công đoàn. Cán bộ công đoàn thường không được ổn định, phải luân chuyển luôn nên hiệu quả hoạt động chưa cao.
	- Đời sống vật chất và tinh thần của CBVC trong đơn vị từng bước được cải thiện rõ rệt, đặc biệt những đoàn viên mà cuộc sống gặp khó khăn có cơ hội để vay vốn phát triển kinh tế , hoặc mua sắm các vật dụng trong gia đình với lãi suất ưu đãi của CĐCS
	- Các CĐCS xây dựng được nguồn quỹ, tự chủ được trong các hoạt động phong trào của công đoàn mà không cần chờ đợi hoặc bị động, lệ thuộc vào nguồn kinh phí chính quyền hỗ trợ. 
	- CĐCS xây xựng được nguồn kinh phí, không những giúp cho đoàn viên công đoàn từng bước cải thiện về đời sống vật chất của bản thân và gia đình mà còn từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho mỗi đoàn viên trong đơn vị như tổ chức các hoạt động văn nghệ - thể thao, vui chơi giải trí, tổ chức các hoạt động tham quan nghỉ mát hàng năm cho tập thể. CĐCS có nguồn quỹ để tổ chức thăm hỏi, động viên CBVC và người thân ốm đau, hoạn nạn, tai nạn, giúp cho họ yên tâm công tác 
 - Không phải tổ chức CĐCS nào cũng thực hiện được nội dung của chương trình I đó là Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng và chăm lo đời sống nhà giáo và lao động trong ngành. Khi mà BCH công đoàn ở các cơ sở không nhận được sự đồng thuận của lãnh đạo nhà trường 
Việc chăm lo đời sống cho CBVC và người lao động khi mà nguồn kinh phí quá ít ỏi thu từ nguồn đoàn phí của đoàn viên đóng góp và kinh phí trên cấp về không đủ để đáp ứng cho các hoạt động của công đoàn thì nói gì tới việc chăm lo đời sống cho anh chị em. Nếu chúng ta không mạnh dạn tham mưu, và XD các kế hoạch để hoạt động có hiệu quả nhằm từng bước đưa lại những lợi ích thiết thực phục vụ đời sống cho CBVC thì việc chăm lo đời sống nhà giáo và lao động trong ngành được thể hiện qua các báo cáo sơ kết, tổng kết của các CĐCS cũng chỉ là trên giấy tờ mà thôi.
	- Tại CĐCS trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ nhận được sự đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ tối đa của lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là tập thể anh chị em đoàn viên công đoàn có sự đoàn kết và đồng thuận 
	- Đội ngũ Ban chấp hành công đoàn gồm có 3 đ/c đều có trình độ đại học ( chiếm tỷ lệ 100%), hầu hết đã được tham gia các lớp tập huấn của công đoàn vì thế có kinh nghiệm, có năng lực và luôn năng động sáng tạo trong điều hành hoạt động của tổ chức công đoàn.
	- Đảng và nhà nước ngày càng quan tâm tới sự nghiệp giáo dục vì thế có những chế độ đãi ngộ, những chính sách thích đáng nhằm động viên đội ngũ các nhà giáo nâng cao chất lượng giảng dạy tại các cơ sở giáo dục trong toàn quốc và đó cũng là cơ sở để đoàn viên công đoàn có điều kiện tham gia các hoạt động phong trào do ngành và đơn vị phát động. 
	- Mặc dù đời sống vật chất, tinh thần của mỗi đoàn viên công đoàn ngày càng được nâng cao hơn trước nhưng trong bối cảnh chung hiện nay: Các nước trên thế giới cũng như ở nước ta đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện và sâu sắc, do vậy sự tác động của khủng hoảng trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, giá cả các mặt hàng không ổn định, lạm phát ngày càng tăng, điều đó tác động không nhỏ tới đời sống xã hội, trong đó có đội ngũ CBVC của ngành Giáo dục chúng ta.
	- Một bộ phận cán bộ công đoàn cơ sở còn ngại vất vả, ngại khó khăn, chưa mạnh dạn tham mưu với các cấp lãnh đạo của chính quyền, của công đoàn cấp trên để có định hướng tốt cho việc thực hiện kế hoạch của CĐCS trong việc cải thiện đời sống vật chất cho đội ngũ đoàn viên.
 	- Có sự quan tâm đúng mức về đời sống CBVC của lãnh đạo phòng Giáo dục & đào tạo Krông Ana đặc biệt là đội ngũ BCH công đoàn Giáo dục nhiệm kì 2012 – 2017 đã không ngừng động viên khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ để các CĐCS làm tốt chức năng: “Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CBVC và người lao động”
	- Sự phối hợp chặt chẽ và có trách nhiệm của lãnh đạo, CĐCS các trường Mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cũng như đơn vị .
	- Sự thay đổi trong tư duy của đại bộ phận đoàn viên công đoàn đó là tinh thần vì đồng nghiệp, giúp đỡ đồng nghiệp không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ mà cả trong đời sống vật chất và tinh thần, nhất là phong trào tương thân, tương ái, chia sẽ khi bạn bè, đồng nghiệp gặp khó khăn, hoạn nạn. Đây chính là cơ sở tạo nên sức mạnh lớn, đưa đến sự thành công trong hoạt động chăm lo và tự chăm lo đời sống của đoàn viên công đoàn trong đơn vị.
 Thực tế cho thấy ở các CĐCS đó là vấn đề thiếu kinh phí để tổ chức các hoạt động phong trào nên thường rơi vào tình trạng bị động hoặc chờ đợi, dựa dẫm và lệ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà trường. Cuối năm quyết toán kinh phí thường âm quỹ. Vì thế hoạt động thăm hỏi đoàn viên ốm đau, thai sản, tai nạn ... còn hạn chế, chưa động viên được đoàn viên công đoàn yên tâm công tác, vì thế kết quả đạt được tronng các phong trào thi đua của các đơn vị vẫn còn hạn chế.
Thời gian vừa qua, công đoàn cơ sở đã nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ phía nhà trường nhưng còn một số đơn vị không khắc phục được khó khăn về kinh phí để tổ chức các hoạt động. Kinh phí công đoàn cơ sở chủ yếu dựa vào khoản đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng ( 1%), hàng năm công đoàn cấp trên có cấp về cho các CĐCS khoản kinh phí nằm trong kinh phí công đoàn (2%) nhưng thường cuối năm mới được cấp, vì thế không đáp ứng kịp thời nhu cầu của công việc. Ngoài ra các CĐCS không có nguồn thu nào khác để hỗ trợ thêm cho các hoạt động, đặc biệt đối với các CĐCS mầm non với số lượng đoàn viên rất ít, có công đoàn chỉ có 8 – 10 đoàn viên vì thế kinh phí thu được không đáp ứng đủ cho hoạt động thăm hỏi đoàn viên ốm đau chưa nói đến đầu tư cho các phong trào.
- Từ thực tế trên cho thấy bài học kinh nghiệm cần phải rút ra là các tổ chức công đoàn cơ sở nói chung và CĐCS ở các trường học nói riêng cần phải có kế hoạch xây dựng các nguồn quỹ để chủ động kinh phí trong các hoạt động, đặc biệt là chăm lo đời sống cho đoàn viên công đoàn như hỗ trợ thêm cho hoạt động thăm hỏi, đoàn viên khi ốm đau, tai nạn ..., hỗ trợ vốn cho đoàn viên gặp khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống dưới hình thức cho vay với lãi suất thấp, tổ chức cho đoàn viên tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tặng thưởng cho con đoàn viên học giỏi...
	Trong lúc chờ đợi sự thay đổi về kinh phí hoạt động của công đoàn cho phù hợp với giai đoạn hiện này, thì các CĐCS phải chủ động, có những giải pháp, biện pháp hữu hiệu để khắc phục khó khăn, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động công đoàn, đặc biệt là từng bước cải thiện về điều kiện làm việc cho BCH, cải thiện về đời sống vật chất lẫn tinh thần cho đoàn viên, nhằm góp phần đưa sự nghiệp giáo dục huyện nhà từng bước phát triển vững chắc.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
Mục tiêu của giải pháp:
 - Hiệu trưởng cần am hiểu về công tác tổ chức công đoàn cũng như công tác khác. Hiểu được vị trí, chức năng, vai trò của công tác công đoàn trong nhà trường. Thực hiện phối hợp có hiệu quả trong các hoạt động của nhà trường, công đoàn.
- Giúp cho các tổ chức CĐCS cũng như mỗi đoàn viên nắm bắt và hiểu được các chế độ, chính sách đãi ngộ của Đảng và nhà nước giành cho CBVC ngành giáo dục, để từ đó bản thân mình tự kiểm tra, tự giám sát xem các chế độ đã được hưởng đúng, đủ, kịp thời hay còn vướng mắc cần phải đề xuất, giải quyết...
- Góp phần “Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CBVC và người lao động”, nhằm từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi đoàn viên công đoàn trong đơn vị, đặc biệt là những đoàn viên mà cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn 
	- Tạo điều kiện để tập thể đoàn viên công đoàn yên tâm công tác, từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của huyện nhà từng bước phát triển. 
- CĐCS chủ động được nguồn kinh phí trong việc điều hành các hoạt động của công đoàn trong đơn vị. 
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
	Để góp phần giải quyết thực trạng khó khăn về kinh phí, đảm bảo việc “...Cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của CNVCLĐ, tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện trong CNVCL, nâng cao chất lượng của các tổ chức công đoàn cơ sở ”. Nhà trường, phối hợp công đoàn trường Tiểu học Hoàng Văn Thụđã chủ động đưa ra các giải pháp, biện pháp cụ thể như sau:
 * Làm tốt công tác tuyên truyền để công đoàn viên nắm bắt được các chế độ chính sách, các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của Đảng, nhà nước và của ngành đối với CBVC, để từ đó có sự hiểu biết và tự giám sát xem mình có những chế độ, quyền lợi gì? đã được hưởng đầy đủ các chế độ, quyền lợi đó chưa? Nếu thiếu hoặc chưa kịp thời thì phải đề xuất lên Ban chấp hành công đoàn hoặc Ban TTND để tham mưu với nhà trường xem xét, giải quyết. Nếu bản thân của đoàn viên mà không nắm bắt được các chế độ của chính mình thì làm sao biết được đơn vị đã giải quyết chế độ cho mình đúng hay sai, đủ hay thiếu.
 * Hỗ trợ Công đoàn làm tốt chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách hiện hành đối với nhà giáo và người lao động, muốn làm được điều này BCH Công đoàn phải là người am hiểu, nắm bắt kịp thời các chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước đối với CBVC như : Chế độ tiền lương, phụ cấp đứng lớp, chế độ thai sản, chế độ nghỉ ốm, chế độ BHXH, BHYT, BHTT . Sau đó phối hợp với TTND thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và lao động của nhà trường đã kịp thời chưa? Đã thực hiện đúng chế độ và đúng đối tượng chưa? Có gì vướng mắc không? Việc phân công định mức lao động đảm bảo yếu tố công bằng giữa CBVC trong đơn vị chưa?
( Ví dụ như chế độ tiền lương đối với CBVC thường được cấp vào đầu tháng, nhưng nếu thấy quá muộn thì BCH công đoàn có thể tìm hiểu xem lý do vì sao lương muộn ... sau đó giải đáp cho đoàn viên rõ lý do và tiếp tục tham mưu để xử lý kịp thời.), hoặc là định mức lao động của mỗi đoàn viên bình thường là 23 tiết / tuần, tại sao một số Đ/c lại chỉ dạy 21 tiết, hoặc vì đặc thù của trường có phân hiệu thì phân công như thế nào cho hợp lý? Tất cả những vấn đề đó được công đoàn trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ tham mưu và phối hợp với nhà trường thực hiện công bằng về ngày công, giờ công lao động giữa các đoàn viên và người lao động......
 * Hoạt động chăm lo và tự chăm lo đời sống cho đoàn viên công đoàn:
- Chăm lo về đời sống vật chất: Nhà trường luôn quan tâm đến đời sống của CĐV, phối hợp BCH công đoàn cơ sở thường xuyên tư vấn và tạo điều kiện để đoàn viên tự chăm lo đời sống vật chất cho gia đình và bản thân mình bằng các công việc làm thêm như phổ biến kinh nghiệm làm kinh tế gia đình : Phát triển chăn nuôi, tham gia bán bảo hiểm, bán cạc điện thoại để tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống gia đình mà không ảnh hưởng tới công tác chuyên môn của mình. Công đoàn Tiểu học Hoàng Văn Thụ đã trực tiếp chăm lo đời sống vật chất cho đoàn viên thông qua việc tổ chức XD các nguồn quỹ, cụ thể: 
+ Xây dựng quỹ tham quan: Trong nhiệm kì qua, phối hợp với công đoàn để xây dựng và duy trì được nguồn quỹ tham quan của đơn vị. Đã tổ chức tham quan Đà Lạt- Vũng Tàu- TP Hồ Chí Minh. Tổng kinh phí trong những năm đầu do điều kiện đời sống đoàn viên còn khó khăn nên việc đóng góp quỹ và duy trì nguồn quỹ này tương đối khó khăn, nhưng với sự kiên trì và quyết tâm của BCH công đoàn và sự phối hợp kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường, nên nguồn quỹ này đã được duy trì và phát triển cho đến nay. Hiện nay, đang tiếp tục xây dựng quỹ tham quan. Số quỹ này hiện đang sử dụng vào mục đích giúp đỡ đoàn viên giải quyết khó khăn và phát triển kinh tế của gia đình bằng cách cho vay với lãi suất 1%, để đoàn viên có điều kiện hỗ trợ con cái học hành, phát triển chăn nuôi, đầu tư cà phê hoặc mua sắm vật dụng phục vụ gia đình như ti vi, tủ lạnh, xe máy,...), như vậy vừa giải quyết được khó khăn cho đoàn viên công đoàn đồng thời vừa tăng thêm nguồn thu nhập cho CĐCS( Bình quân khoảng 15.000.000đ/ 1 năm, tiền thu từ lãi tham quan). Đây là một khoản tiền không nhỏ hỗ trợ cho hoạt động công đoàn hàng năm, khi cần thiết thi BCH thu hồi vốn về để tổ chức tham quan nghỉ mát cho đoàn viên công đoàn .
+ Xây dựng quỹ nữ công: CĐCS đã xây dựng quỹ nữ công để phục vụ hoạt động hàng năm và tổ chức phát động quỹ “ Vì nữ viên chức nghèo” quỹ này phát động từ cuối năm 2007, cứ mỗi nhiệm kì mỗi đoàn viên nữ đóng vào quỹ 50.000đ. Đến nay đã có khoảng gần 10.000.000đ, tương tự như quỹ tham quan, CĐCS sử dụng nguồn quỹ này cho nữ viên chức có hoàn cảnh khó khăn vay để phát triển kinh tế gia đình.
+ Đoàn viên tự góp vốn theo từng tổ công đoàn hoặc theo nhóm ( Hội ): Mỗi tháng mỗi đoàn viên góp từ 500.000đ đến 1.000.000đ và ưu tiên cho người khó khăn nhất nhận trước ( không lãi suất). Với hình tức góp vốn này cũng đã giúp cho nhiều đoàn viên mua sắm được những vật dụng có giá trị trong gia đình mà không cần vay tiền từ ngân hàng nhà nước. 
- Chăm lo về đời sống tinh thần:
Song song với quá trình chăm lo về đời sống vật chất, nhà trường phối hợp Ban chấp hành công đoàn cơ sở đã có những biện pháp, giải pháp để từng bước cải thiện về đời sống tinh thần cho mỗi đoàn viên.
- CĐ thường xuyên tham mưu và phối hợp với nhà trường tổ chức các phong trào VN – TT , vui chơi giải trí cho CBVC vào các ngày chủ điểm như 20/10, 8/3, 26/3 dưới các hình thức: 
 + Thi đấu giao hữu bóng chuyền nam, nữ với các đơn vị thuộc các ban ngành trong huyện, với đơn vị bạn ở các trường học, ở địa phương
 + Tại trường chúng tôi thường tổ chức thi văn nghệ, hoặc thi đấu bóng chuyền, kéo co, cờ vua giữa các tổ công đoàn với nhau, có trao giải thưởng. Chính những hoạt động này đã đem lại cho CBVC những nụ cười và những giây phút sảng khoái sau một thời gian dài lên lớp căng thẳng. Cũng chính những hoạt động này giúp cho đoàn viên thêm yêu trường, yêu lớp hơn.
- Bên cạnh phong trào Văn nghệ - Thể thao, các hoạt động nữ công cũng đem lại những niềm vui nho nhỏ cho mỗi chị em. Đơn vị chúng tôi có 29 chị em ( kể cả hợp đồng ), một tập thể mà số nữ viên chức chiếm tới 2/3 số CBVC của đơn vị thì quả thật là có nhiều điều khó khăn, bất cập...Chính vì lẽ đó mà lãnh đạo, Ban chấp hành công đoàn luôn bận tâm, suy nghĩ phải làm gì? và làm như thế nào? để có nhiều niềm vui đến với chị em, động viên chị em vượt qua được những khó khăn vất vả trong cuộc sống đời thường, đặc biệt chị em đang nuôi con nhỏ, chị em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ
Hàng năm vào các dịp tết Dương lịch, tết Âm lịch, vào các ngày lễ lớn của phụ nữ như ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10; ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Ban chấp hành công đoàn đã tham mưu với chi bộ và lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện cho chị em được tham gia các cuộc thi do Ban nữ công tổ chức như : Thi cắm hoa, thi nấu món ăn ngon, tổ chức chuyên đề về Văn hóa ứng xử ở công sở, chuyên đề về bí quyết giữ gìn sắc đẹp và hạnh phúc gia đình, chuyên đề về bình đẳng giới, đây là những hoạt động thiết thực nhất góp phần giúp chị em nâng cao trình độ nhận thức và sự hiểu biết về cuộc sống để từng bước xây dựng gia đình hạnh phúc. Chính hoạt động này đã khẳng định thêm một lần nữa “ Công đoàn thực sự là tổ ấm” của đoàn viên. 
Công đoàn cơ sở cũng đã phối hợp với nhà trường tổ chức phát thưởng và tặng quà cho con CBVC nhân ngày QTTN (1/6) và tết trung thu, tặng quà cho con CBVC đậu đại học, cao đẳng hàng năm. Việc làm này tuy bình thường nhưng niềm vui của người bố, người mẹ sẽ được nhân lên gấp bội và rồi khích lệ họ cố gắng công tác tốt hơn.
Ngoài ra các hoạt động thăm hỏi, động viên đoàn viên ốm đau, thai sản, tai nạn, thăm các gia đình chính sách nhân ngày 27/7 và tết cổ truyền, Hỗ trợ đoàn viên ở lại đón tết ở nội trú, trợ cấp đột xuất cho đoàn viên ốm đau nặng, Thăm hỏi và động viên CBVC nguyên là quân nhân phục vụ trong quân đội. Đồng thời phát động PT quyên góp hỗ trợ những ĐVCĐ trong trường, trong cụm gặp những căn bệnh hiểm nghèo hoặc tai nạn nặng. Số kinh phí này bình quân hàng năm lên tớ

Tài liệu đính kèm:

  • docth_23_0436_2021896.doc