Đề tài Hiệu trưởng chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn có sự tham gia của cộng đồng

Đề tài Hiệu trưởng chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn có sự tham gia của cộng đồng

 Sau gần 3 năm thực hiện nhà trường thực hiện dự án Mô hình trường học mới trong quá trình chỉ đạo bản thân rút một số kinh nghiệm sau: Mô hình Trường học mới đáp ứng được nhiều yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, trước hết đáp ứng mục tiêu dạy chữ - dạy người trong giáo dục, chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực của từng học sinh. Đây là mô hình đang được đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh rất hoan nghênh, hưởng ứng nhiệt tình. Cần xác định rõ nhà trường phải làm gì, giáo viên làm gì, việc gì phải huy động sự tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội hóa giáo dục? Có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả và sự bền vững của dự án. Muốn vậy, một mặt phải làm tốt công tác tuyên truyền, nhưng mặt khác phải làm thế nào để sau khi dự án kết thúc, chúng ta vẫn tiếp tục làm được. Với những gì chúng ta đã thấy,không lẽ hết dự án lại dừng.

Được sự quan tâm và chỉ đạo của PGD&ĐT vê việc xây dưng Trường điểm VNEN tại trường tiểu học Lê Hồng Phong như là một trung tâm điển hình của huyện trong việc đi đầu và thực hiện có hiệu quả về đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp đánh giá học sinh, đổi mới tổ chức lớp học, huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng vào mọi mặt hoạt động giáo dục, cụ thể là:

 

doc 21 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 900Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hiệu trưởng chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn có sự tham gia của cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dự giờ thăm lớp, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau để áp dụng phương pháp dạy học mới đạt kết quả cao.
 Thời gian triển khai Dự án chưa dài, nên một số giáo viên chưa thật sự hiểu bản chất và ý nghĩa của mô hình. Vì vậy việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa linh hoạt; việc dạy - học và các hoạt động của học sinh còn chưa thật tự nhiên, hiệu quả phối hợp giữa học tập cá nhân và học tập tương tác trong nhóm chưa cao; hoạt động của HĐQT chưa thường xuyên, có nơi giao cả phần việc của GV cho HĐTQ; công cụ học tập chưa phong phú, hiệu quả sử dụng hạn chế, có trường hợp chỉ để trang trí cho đẹp lớp học.
Việc huy động nguồn lực từ cha mẹ học sinh, cộng đồng còn hạn chế, vẫn còn tâm lý chờ đợi sự hỗ trợ của Dự án, tạo ra sự trở ngại cho việc áp dụng và nhân rộng mô hình.
Ban giám hiệu tăng cường công tác kiểm tra, khảo sát chất lượng, tổ chức các hội thảo để học tập, chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn, các trường, cụm trường, nhân rộng mô hình cho các lớp không thực hiện dự án để áp dụng linh hoạt phương pháp dạy và học của mô hình, phát huy tính tích cực mà mô hình trường học mới VNEN đem lại, góp phần trong việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam nói chung và của nhà trường nói riêng.
Để hướng dẫn sự tham gia của cộng đồng theo Mô hinh trường học mới nhà trường đã chỉ đạo chuyên môn thực hiện tốt các nội dung sau:
 - Công tác truyền thông với cộng đồng về mô hình trường học mới;
- Cộng đồng tham gia huy động trẻ đến trường;
- Cộng đồng tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực;
- Cộng đồng tham gia xây dựng và bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất lớp; học;
- Cộng đồng tham gia giúp trẻ liên hệ nội dung bài học với thực tế địa phương và phát huy năng lực của trẻ tại gia đình.
II.3 Giải pháp 
Để mô hình VNEN đem lại hiệu quả, nhà trường có những giải pháp trong quá trình thực hiện: Nhà trường xây dựng kế hoạch truyền thông phù hợp với thực tế địa phương; xác định những người có trách nhiệm, liên quan đến lĩnh vực giáo dục cho học sinh của trường học và cộng đồng bao gồm: Hiệu trưởng/phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh, tổng phụ trách Đội TNTP, lãnh đạo địa phương như bí thư chi bộ, trưởng thôn (buôn), y tế, phụ nữ, chi đoàn địa phương, tuyên truyền về sự cần thiết tham gia của cộng đồng vì lợi ích của tất cả học sinh trong cộng đồng.
Xác định và cùng nhau thảo luận các vấn đề cần thiết giúp học sinh học tốt.
Tổ chức các tiết học mời cha mẹ học sinh, cộng đồng cùng tham gia cùng học với học sinh.
Công tác truyền thông với cộng đồng về mô hình trường học mới 
Năm 2012-2013 trường thực hiện dự án Mô hình trường học mới nhiều phụ huynh còn băn khoăn, lo lắng; một số cha mẹ học sinh chưa yên tâm và nêu ý kiến: Nếu như trước đây giáo viên giảng, học sinh nghe và bài thì với mô hình mới này giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn còn học sinh tự tổ chức các hoạt động học tập; giáo viên không giảng thì học sinh làm sao mà hiểu được? mà đã thí điểm hẳn sẽ thành công hoặc thất bại, nếu không thành công thì các cháu có kiến thức không, cuối năm kết quả sẽ ra sao?
Mang những băn khoăn, trăn trở của cha mẹ học sinh chúng tôi suy nghĩ phải làm tốt công tác truyền thông về Mô hình trường học mới để cha mẹ học sinh hiểu, xác định cụ thể các vấn đề, nội dung cần truyền tải đến cộng đồng:
Những vấn đề cần truyền thông
Nội dung truyền thông
Mô hình trường học mới Việt Nam
Goi tắt là VNEN là nơi học sinh cùng nhau học tập để lĩnh hội các kiến thức liên quan mật thiết đến cuộc sống của các em. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, khích lệ các em tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử bình đẳng; cha mẹ học sinh và cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc chăm sóc và giáo dục con em
Mô hình trường học mới Việt Nam tập trung vào đổi mới sư phạm: Đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học; đổi mới phương pháp đánh giá, đổi mới tổ chức lớp học
Phương pháp dạy-học
-Phương pháp dạy: Giáo viên không giảng bài để truyền thụ kiến thức cho học sinh mà hướng dẫn học sinh làm việc với tài liệu Hướng dẫn học qua hình thức hoạt động nhóm có sự hỗ trợ của đồ dung học tập; sự tác động của môi trường lớp học, trường học; mối quan hệ tương tác giữa các học sinh, giữa học sinh với gia đình và cộng đồng
- Phương pháp học: Học sinh không tiếp thu kiến thức thụ động mà chủ động làm việc độc lập với tài liệu, thao tác với các đồ vật, quan sát trực tiếp, phân tích so sánh và tương tác với các bạn trong nhóm, tương tác với giáo viên và cộng đồng. Thông qua các hoạt động học sinh hình thành các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phân tích, phê phán, học sinh được trải nghiệm, tập trung phát triển năng lực của từng cá 
nhân.
Tài liệu Hướng dẫn học
Tài liệu được viết dưới dạng các hoạt động học tập: hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng. tài liệu được dùng chung cho học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh (3 trong 1)
Đáng giá quá trình học tập của học sinh
Điểm số không phải là điều quan trọng nhất, quan trọng là học sinh được đánh giá thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình học tập , qua sự phản hồi của giáo viên một cách kịp thời. Kết quả đánh giá học sinh dựa trên cơ sở học sinh tự đánh giá, đánh giá của bạn, của giáo viên 
Trong qúa trình làm việc nhóm học sinh có cơ hội tranh luận và đánh giá lẫn nhau. Thông qua đó, giáo viên kịp thời phản hồi tới học sinh về quá trình làm việc và kết quả học tập của các em.
Tổ chức lớp học
Bàn ghế không kê theo kiểu truyền thống
Bàn ghế được kê theo nhóm phù hợp với sự tương tác giữa các học sinh trong nhóm và giáo viên
Ban cán sự lớp được đổi mới thành Hội động tự quản. Hội đồng tự quản được thành lập là vì học sinh, do học sinh, do các em tự ứng cử,đề cử,bầu chọn. Học sinh được chủ động tự quản các hoạt động của lớp.
-Không gian lớp hoc có thêm các công cụ hỗ trợ cho Hội đồng tự quản tổ chức các hoạt động:
+ Thư viện lớp học
+ Hòm thư góp ý
+ Góc cộng đồng 
+ Bản đồ cồng đồng
Sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng
Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ,tương tác giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Cộng đồng và gia đình luôn có vai trò quan trọng trong giáo dục và hình thành nhân các của trẻ. Học sinh có thể nhờ cha mẹ giúp đỡ để lĩnh hội kiến thức cũng như ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày ở gia đình và cộng đồng; giúp học sinh thụ hưởng và kế thừa những kiến thức từ cha mẹ học sinh và cộng đồng.
Kết nối giữa chương trình học với gia đình, cộng đồng, học sinh có cơ hội chia sẻ các hoạt động văn hóa và kiến thức địa phương
Chúng tôi tổ chức các tiết học có sự tham gia của cộng đồng:
Công tác truyền thông về mô hình trường học mới
Truyền thông về phương pháp dạy và học
Cha mẹ học sinh và cộng đồng tham gia vào các tiết sinh hoạt chủ điểm
Cộng đồng tham gia huy động trẻ đến trường
 Số học sinh của trường hàng năm từ 560 đến 570 em trong đó có gần 200 học sinh dân tộc thiểu số, 80 hs thuộc diện con hộ nghèo và cận nghèo nhiều học sinh có nguy cơ bỏ học và bỏ học vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp thống kê chính xác số học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức các cuộc họp chi bộ, hội đồng sư phạm để tìm nguyên nhân và biện pháp giúp đỡ học sinh.
Nguyên nhân một số trẻ bỏ học do nhiều lí do nhưng tập trung ở mấy lí do sau: 
Tình trạng gia đình nghèo: Một số gia đình học sinh nghèo do cha mẹ làm nông thiếu đất canh tác, luôn phải vật lộn với những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như ăn ở, học hành của con cái, nhiều gia đình cảm thấy giáo dục không thực sự có ý nghĩa với cuộc sống hàng ngày của gia đình họ, do vậy họ không cần biết con mình cần phải học để làm gì. Có một số cha mẹ học sinh nghĩ cho con đi làm ra của cải vật chất còn có giá trị hơn những thứ mà trẻ học được từ lớp.
 Mâu thuẫn gia đình, thiếu quan tâm chăm sóc: Một số cha mẹ li hôn; tranh cãi về tiền bạc, say rượu nên không quan tâm đến học sinh, còn chửi mắng, bạo hành, ngược đải trẻ khiến trẻ đi học thất thường. Vì mưu sinh, vì miếng cơm manh áo nhiều cha mẹ phải buộc đi làm xa. Học sinh được gửi ở nhà ông bà hoặc người khác, những người này không có đủ kiến thức, kinh nghiệm giáo dục và chăm sóc trẻ phù hợp, họ cũng không coi trọng việc học của trẻ. 
 	Ngoài những nguyên nhân trên còn một số nguyên nhân khác khiến trẻ cũng có nguy cơ bỏ học như trẻ chưa hiểu bài trên lớp, khác biệt về văn hóa, truyền thống địa phương.
 	Từ những nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ bỏ học nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với cộng đồng tham gia huy động trẻ đến trường, chủ động đề xuất với Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp chính quyền địa phương có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ từng học sinh theo địa chỉ từng lớp/sơ đồ cộng đồng để đưa trẻ đã bỏ học quay lại lớp tiếp tục đi học; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các gia đình và cộng đồng về quyền được đi học của trẻ, hỗ trợ bữa ăn trưa cho trẻ Buôn Dai, Eana, hỗ trợ cho trẻ đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở và đồ dùng học tập để đi học.
 c.Cộng đồng tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
Thông qua các buổi họp nhà trường, giáo viên tích cực tuyên truyền đến cha mẹ học sinh, cộng đồng hiểu rõ mục tiêu của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động từ năm 2008 đến nay; huy động sức mạnh của cha mẹ học sinh và cộng đồng chung tay xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương; phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp, hiệu quả:
+ Chung tay xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
 Cuối năm học hoặc sau hè cộng đồng, cha mẹ học sinh cùng giáo viên chủ nhiệm các lớp đã tổ chức trồng cây xanh, đoàn thanh niên địa phương hướng dẫn học sinh sinh hoạt hè, dọn dẹp vệ sinh lớp học, trang trí lớp; giữ gìn cảnh quan đường làng ngõ xóm, các công trình công cộng; kết hợp chăm sóc sức khỏe cho học sinh,phối hợp trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện khám sức khỏe cho học sinh định kì, tiêm phòng vắc xin phòng chống bệnh Rubenlla: 565 HS, uống thuốc giun 565 HS; mua bảo hiểm y tế 391 HS
+ Chung tay tổ chức dạy và học có hiệu quả giúp học sinh tự tin trong học tập: Hỗ trợ nhà trường giúp học sinh ứng dụng các bài học vào thực tiễn, về lịch sử văn hóa địa phương; nghề truyền thống; cung cấp cho nhà trường các tài liệu, dụng cụ cần thiết để giúp nhà trường thực hiện các hoạt động được tốt hơn. Ví dụ cha mẹ học sinh cùng với học sinh chuẩn bị các bài hát dân ca,điệu múa, nhạc cụ để học nhạc; các loại cây lương thực, cây lấy thuốc, cây lấy gỗ, cây ăn quả để học các môn tự nhiên &xã hộiChia sẻ các thông tin về các hoạt động của địa phương lễ hội của các dân tộc, khu du lịch, các công trình cộng động, các gia đình chính sách và có công với cách mạng, cung cấp các địa chỉ người già, người cô đơn để học sinh giúp đỡ.
Qua công tác tuyên truyền của nhà trường cộng đồng đã rất tích cực tham gia các hoạt động cùng với nhà trường: Tham dự các cuộc họp với nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp tổ chức; góp công sức để quét dọn vệ sinh lớp học chuẩn bị chu đáo cho học sinh bước vào năm học mới, góp tiền của để xây tường rào,trang trí lớp học, trồng và chăm sóc cây xanh, cung cấp các vật dụng cần thiết để nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục, hỗ trợ bảo vệ nhà trường các dịp nghỉ lễ, tết, học kì; đánh dấu các địa điểm không an toàn cho học sinh trên sơ đồ cộng đồng, hướng dẫn học sinh không đến các địa điểm không an toàn như sông, ao hồ, chú ý các đoạn đường có nhiều điểm giao nhau để phòng tránh tai nạn giao thong như ngã ba thôn Tân Thắng, trục đưởng tỉnh lộ 2, các đoạn đường khúc khuỷu từ đường rẫy cà phê ra đường lớn của thôn, buôn; hướng dẫn giáo viên, học sinh múa hát, các trò chơi dân gian và của địa phương, nhiệt tình tham dự các buổi nói chuyện về lịch sử, phong tục ở địa phương; cùng với nhà trường thăm viếng tượng đài ghi danh liệt sĩ xã Eana, thăm viếng gia đình thương binh liệt sĩ.
d.Cộng đồng tham gia xây dựng và bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất lớp học
 Nhà trường tổ chức các buổi họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, cha mẹ học sinh các lớp, giáo viên chủ nhiệm,trao đổi về những yêu cầu, khó khăn trong việc tổ chức các lớp học. Cùng liệt kê các việc cần làm để tăng cường cơ sở vật chất cho các lớp học theo “ Mô hình trường học mới” cần có các điều kiện hỗ trợ cho việc dạy và học đạt hiệu quả; các điều kiện đó là:
Bảng chỉ dẫn 10 bước học tập
Bàn ghế học tập
Thư viện lớp học
Góc học tập
Sơ đồ cộng đồng
Nội quy lớp học
Hội đồng tự quản và các nhóm hỗ trợ
Hộp thư góp ý
Sau các buổi họp nhà trường và cộng đồng cùng thống nhất cách làm; cha mẹ học sinh thấy được lợi ích đối với học sinh; cha mẹ học sinh các lớp hăng hái tự nguyện tham gia vào công việc, hiểu rõ mục đích của từng công cụ hỗ trợ học tập trong lớp; ví dụ danh sách Hội đồng tự quản và nhiệm vụ của Hội đồng được viết vào giấy và dán lên tường của lớp học. Hoạt động này nhằm nâng cao ý thức tự hào, tự tôn của các em được bầu vào Hội đồng tự quản, Hội đồng tự quản phải có trách nhiệm trước tập thể lớp đã tín nhiệm bầu ra; hay Sơ đồ cộng đồng mô tả đơn giản về trường học, đường giao thông, vị trí nhà của tất cả các em, trụ sở UBND xã, trạm y tế, sông suối, ao hồ, đường tỉnh lộ sơ đồ cho biết thông tin của học sinh từng lớp, có thể sử dung để dạy học, liên hệ với gia đình, giáo dục các em kĩ năng sống:
Vị trí nhà và tên của mỗi học sinh
Khoảng cách và đường đi học của mỗi em trong lớp học
Những địa điểm cần thiết để liên lạc, chỉ dẫn cho các em
Những nơi học sinh có thể gặp nguy hiểm để tránh xa, đề phòng
Giáo viên được chỉ dẫn để đến thăm gia đình học sinh
Học sinh tự giới thiệu về cộng đồng với những người đến thăm và làm việc tại cộng đồng.
Sau các hoạt động,cộng đồng tham gia xây dựng và bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất lớp học đã khẳng định rõ lợi ích của việc làm: Cha mẹ học sinh cùng chung tay với xã hội đảm bảo các điều kiện cần và đủ về cơ sở vật chất tối thiểu của một trường học, lớp học, đảm bảo đủ cho học sinh như đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở,đồ dùng học tập để học tốt.Quan tâm và giúp đỡ giáo viên về mặt tinh thần và vật chất để giúp giáo viên yên tâm dạy học, cung cấp các vật dụng cần thiết để nhà trường, giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục. Cha mẹ học sinh hiểu rõ các công cụ hỗ trợ dạy học trong lớp học; những việc lớn huy động toàn bộ lực lượng của cha mẹ của lớp cùng làm như sửa bàn ghế, làm sơ đồ cộng đồng, làm tủ thư viện huy động sách tham khảo, tài liệu... cha mẹ học sinh tự phân công mỗi người mỗi việc; lợi ích đối với học sinh được trải nghiệm cùng bố mẹ tham gia vào công việc tu sửa lại lớp học cẩn thận, được cha mẹ động viên khuyến khích làm; học sinh thích thú và có ý thức hơn trong việc sử dụng và bảo quản.
e. Cộng đồng tham gia giúp học sinh liên hệ nội dung bài học với thực tế địa phương và phát huy năng lực của trẻ tại gia đình
 Hàng ngày từ trường trở về gia đình, học sinh đã được lĩnh hội một số kiến thức, kĩ năng từ bài học. Học sinh cần được liên hệ, ứng dụng kiến thức đã học từ trường vào thực tể cuộc sống gia đình, địa phương để làm rõ mối quan hệ giữa bài học với cuộc sống xung quanh. Cha mẹ học sinh những người sinh sống, làm lụng, gắn bó mật thiết với các em và cộng đồng nơi các em sinh sống chính là nguồn kiến thức, kinh nghiệm thực tế vô cùng quý báu giúp học sinh liên hệ những điều đã học ở trường với cuộc sống xung quanh.
Khi triển khai “Mô hình trường học mới” nhà trường đã hướng dẫn đội ngũ giáo viên tìm hiểu và nắm rõ thực trạng tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương nơi học sinh sinh sống. Trường tiểu học Lê Hồng Phong có 3 điểm trường, điểm chính nằm trên địa bàn thôn Tân Thắng, điểm trường thứ 2 nằm trên địa bàn buôn Eana, điểm thứ 3 nằm trên địa bàn buôn Drai của xã Eana nhưng học sinh của nhà trường từ nhiều địa phương khác đến học. Dù hoàn cảnh, điều kiện, trình độ văn hóa, sự hiểu biết của cha mẹ hoc sinh, cộng đồng ở các mức khác nhau, song việc chia sẻ, giúp đỡ con em ứng dụng, liên hệ kiến thức kĩ năng học được ở trường với thực tế cuộc sống ở gia đình, cộng đồng là điều gia đình nào cũng có thể làm được nếu được giáo viên và nhà trường có những hướng dẫn cụ thể. Nhà trường tổ chức các tiết học có sự tham gia của cộng đồng để tuyên truyền cho cha mẹ học sinh hiểu được ý nghĩa của tài liệu học tập; trao đổi thông tin với cha mẹ học sinh để cùng chia sẻ, giúp đỡ và hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động ứng dụng tại gia đình và cộng đồng:
Tạo điều kiện để học sinh tâm sự, chia sẻ thành thật nhất về những gì diễn ra ở lớp học, những kiến thức, kỹ năng học được từ các bài học ở trường.
+ Khích lệ, gợi mở để học sinh tự tin chia sẻ; trong quá trình nghe phải thật sự chú ý vào những điều học sinh chia sẻ để tiếp nhận những điều hay, những điều cha mẹ chưa biết mà học sinh cung cấp và phát hiện những vấn đề học sinh cần giúp đỡ. Cha mẹ và người thân cần tôn trọng ý kiến của các em, không cáu giận, không phản ứng thô bạo nếu học sinh nói ra những điều chưa tốt ở trường ( cãi nhau với bạn bè, bị cô giáo phê bình), làm học sinh sợ sệt, mất tự tin và không muốn tiếp tục chia sẻ; chỉ có như vậy cha mẹ và người thân và học sinh mới tương tác với nhau thuận lợi và đem lại kết quả tốt.
+ Cha mẹ và người thân cần giúp học sinh giải quyết các vấn đề mà học sinh chia sẻ. tạo bầu không khí tự nhiên, thân thiện, vui vẻ trong gia đình. Không chỉ hướng dẫn hoạt động học một chiều mà cần tạo tình huống ( có thể tạo ra tình huống nghịch) để trẻ phản biện nhằm giúp học sinh hoạt động tích cực, hiệu quả, không áp đặt những suy nghĩ của cha mẹ hoặc người thân cho học sinh mà cần giúp các em thực hiện các hoạt động ứng dụng trong bài học. Cha mẹ và người thân chỉ hỗ trợ, tuyệt đối không được làm thay các em, để các em tự tìm cách hoàn thành các hoạt động ứng dụng một cách tốt nhất bằng các câu hỏi gợi ý như: Để thực hiện hoạt động ứng dụng này con cần phải làm gì? Con có làm được không? Cha mẹ cần giúp gì để con thực hiện được? kể cả khi học sinh trả lời thực hiện được thì cha mẹ, người thân vẫn phải quan sát xem các em thực hiện như thế nào nhằm phát hiện các sai sót và giúp đỡ các em thực hiện tốt hơn. Hoặc gặp các bài hoạt động ứng dụng quá khó đối với một số cha mẹ học sinh thì cha mẹ và người thân có thể tìm người khác trong cộng đồng để hướng dẫn các em, hay thông tin phản hồi lại để giáo viên giúp các em hoàn thành nội dung ứng dụng được tốt hơn, sau đây là một số ví dụ cụ thể: 
Môn Địa lí lớp 4, Bài : Tây nguyên,
 Bài C: Hoạt động ứng dụng
Hãy tìm hiểu và giới thiệu về Tây Nguyên
Chọn một chủ đề mà em quan tâm ( gợi ý: một lễ hội/ nhà rông/nhạc cụ dân tộc độc đáo/ một cảnh đẹp)
Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy tìm hiểu về chủ đề đã chọn và tạo ra một sản phẩm ( bài viết, tranh ảnh) về chủ đề đó.
Trong buổi học tới, hãy dán sản phẩm của em vào góc học tập và giới thiệu với các bạn
Đây là hoạt động thiết thực tạo điều kiện cho học sinh áp dụng kiến thức, kĩ năng đã học được vào tình huống cụ thể, thông qua hoạt động này giúp các em củng cố và mở rộng kiến thức thông qua việc tiếp xúc với các nguồn tư liệu khác nhau với gia đình, với cộng đồng. Ở đây học sinh thực hiện các hoạt động trong môi trường địa phương có thể phải phỏng vấn người lớn ở gia đình hay cộng đồng. Sau khi các em thực hiện các hoạt động với sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh thu được kết quả khả quan; sản phẩm của các em mang đến lớp phong phú; tranh ảnh về các lễ hội đua voi, lễ cầu mưa, lễ ăn mừng lúa mới; các loại nhạc cụ cồng, chiêng, đàn Tơrưng
Lớp 4:Môn Hoạt động giáo dục đạo đức, bài 10: Lịch sự với mọi người
Ở hoạt động thực hành có Bài tập 3: “ Nói cách khác”
Các nhóm đôi nhận phiếu học tập, và thảo luận theo yêu cầu
Im mồm đi,làm gì mà ầm ĩ thể!
Trông bạn nhếch nhác và lôi thôi quá!
Người gì mà nói dai như đỉa đói.
Học gì mà bài toán dễ thể cũng làm sai
Các nhóm đôi chia sẻ, kiểm tra đánh gia kết quả lẫn nhau
Bài C: Hoạt động ứng dụng 
Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, những phong tục tập quán liên quan đến cách giao tiếp lịch sự ở Việt Nam và các nước,
Các em được cha mẹ 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_VINH.doc