Quá trình phân tích, đánh giá giờ dạy phải hết sức thoải mái, phải chỉ rõ được ưu điểm tồn tại và nêu được cách khắc phục những tồn tại đó. Không nên đi sâu vào những vấn đề vụn vặt, tránh tình trạng qua loa đại khái, cảm tính hoặc khắt khe chỉ diễn ra một chiều thiếu sự trao đổi giữa người dạy và người dự. Cần phát hiện những cố gắng, tiến bộ của giáo viên dạy so với lần dự trước hoặc những kinh nghiệm hay của họ. Với người dạy cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài, lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, sáng tạo làm đồ dùng dạy học phục vụ cho giờ dạy. Tránh tình trạng dạy “diễn ”, soạn giảng chỉ để mục đích kiểm tra. Nếu người dạy và người dự làm đúng, làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì hoạt động dự giờ không chỉ để đánh giá thực lực chuyên môn và nghiệp vụ của người dạy mà còn là cơ hội để người dự trao đổi, học tập và tích luỹ thêm kinh nghiệm.
* Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua sinh hoạt chuyên môn: Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động diễn ra xuyên suốt trong năm học theo kế hoạch hoạt động của nhà trường. Hoạt động này trở thành buổi sinh hoạt để giáo viên được trao đổi, học tập những kinh nghiệm dạy học, để tăng thêm kiến thức hiểu biết, kĩ năng sư phạm cho bản thân ngoài năng lực tự học, tự nghiên cứu của mỗi người. Thấy được sự cần thiết, tầm quan trọng của hoạt động sinh hoạt chuyên môn trong việc bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên. Tôi đã tiến hành những việc làm sau:
- Thống nhất với các tổ chuyên môn về kế hoạch và nội dung sinh hoạt theo qui định ngay từ đầu năm học như: Thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy, đảm bảo đủ hồ sơ chuyên môn; thực hiện thao giảng, hội giảng, chuyên đề, hội thảo đúng lịch và chất lượng.
- Người vừa quản lí nhân sự giúp ban giám hiệu, vừa thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ chính là tổ trưởng chuyên môn. Vì thế khi chọn tổ trưởng chuyên môn phải là giáo viên có đủ uy tín, có năng lực quản lí và năng lực chuyên môn để họ làm đúng, làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình chứ không căn cứ hoàn toàn vào tuổi đời và tuổi nghề của giáo viên đó.
tạo, tiên phong gương mẫu trong công việc. Hội tụ được tất cả các yếu tố đó thì người quản lí sẽ vận hành mọi hoạt động trong nhà trường một cách mạnh mẽ và hiệu quả. Đó cũng chính là điểm mốc để giáo viên học tập và làm theo. Tôi hiểu rõ trách nhiệm của mình, luôn bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để ngày càng hoàn thiện bản thân đáp ứng việc đổi mới của ngành. b.2. Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên: “ Tư tưởng thông suốt thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết tận gốc “. Đội ngũ giáo viên là lực lượng đông đảo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh. Việc nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên là việc đầu tiên cần làm để họ thấy rằng trong thời đại hiện nay - thời đại của nền kinh tế tri thức và thông tin thì sứ mạng của người thầy rất quan trọng. Để từ đó mỗi giáo viên nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với thế hệ trẻ, đối với nền giáo dục nước nhà và có ý thức tự giác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như ý thức trách nhiệm nghề nghiệp của mình thông qua công tác giảng dạy, các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, thông qua các cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”, cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ”, cuộc vận động “ Hai không với bốn nội dung” và phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” . b.3. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Đồng hành với sự đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp đòi hỏi phải đổi mới công tác bồi dưỡng giáo viên để giáo viên không chỉ thích ứng và còn phải tích cực, chủ động tham gia vào quá trình đổi mới đó. Chính vì đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng, góp phần to lớn vào chất lượng giáo dục của trường học nên đội ngũ giáo viên phải được trang bị đầy đủ cả về kiến thức chuyên môn và năng lực nghề nghiệp thông qua các hoạt động như: dự giờ, sinh hoạt tổ chuyên môn, hoạt động chuyên đề, phong trào đổi mới phương pháp dạy học. * Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ qua hoạt động dự giờ: Hoạt động dự giờ có vai trò hết sức quan trọng trong quản lí chuyên môn nhằm giúp giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo trong soạn giảng, phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo được môi trường học tập tích cực cho học sinh. Nên phải có kế hoạch và tổ chức dự giờ thăm lớp thường xuyên. Qua hoạt động dự giờ, người quản lí nắm được thông tin trực tiếp về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng một cách hợp lí. Thực tế đã chứng minh việc dự giờ thăm lớp có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy giáo viên chuẩn bị bài kĩ hơn, giảng dạy tốt hơn, chú ý cải tiến phương pháp giảng dạy bằng cách nghiên cứu Tài liệu để điều chỉnh hiệu quả nhất, tích cực sử dụng các đồ dùng trực quan và chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt. Dự giờ không phải chỉ nhằm mục đích đánh giá kết quả xếp loại thi đua mà nhằm tư vấn, xây dựng được cho giáo viên về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực; cách thức khai thác và lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với tất cả đối tượng học sinh thông qua cách đặt câu hỏi, cách yêu cầu học sinh làm việc, cách thức sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào cho thật hiệu quả. Vì vậy người dự giờ cần phải: - Nghiên cứu, tìm hiểu kĩ nội dung bài giảng và định hướng, thiết kế riêng về bài dạy đó cùng với những vấn đề cần trao đổi trước khi đi dự giờ. Tránh tình trạng vào lớp dự mới mượn sách của học sinh hoặc trao đổi với giáo viên dự sẽ gây ảnh hưởng đến giờ dạy, đến người dạy, ảnh hưởng đến học sinh. - Quá trình phân tích, đánh giá giờ dạy phải hết sức thoải mái, phải chỉ rõ được ưu điểm tồn tại và nêu được cách khắc phục những tồn tại đó. Không nên đi sâu vào những vấn đề vụn vặt, tránh tình trạng qua loa đại khái, cảm tính hoặc khắt khe chỉ diễn ra một chiều thiếu sự trao đổi giữa người dạy và người dự. Cần phát hiện những cố gắng, tiến bộ của giáo viên dạy so với lần dự trước hoặc những kinh nghiệm hay của họ. Với người dạy cần phải nghiên cứu kĩ nội dung bài, lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, sáng tạo làm đồ dùng dạy học phục vụ cho giờ dạy. Tránh tình trạng dạy “diễn ”, soạn giảng chỉ để mục đích kiểm tra. Nếu người dạy và người dự làm đúng, làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì hoạt động dự giờ không chỉ để đánh giá thực lực chuyên môn và nghiệp vụ của người dạy mà còn là cơ hội để người dự trao đổi, học tập và tích luỹ thêm kinh nghiệm. * Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua sinh hoạt chuyên môn: Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động diễn ra xuyên suốt trong năm học theo kế hoạch hoạt động của nhà trường. Hoạt động này trở thành buổi sinh hoạt để giáo viên được trao đổi, học tập những kinh nghiệm dạy học, để tăng thêm kiến thức hiểu biết, kĩ năng sư phạm cho bản thân ngoài năng lực tự học, tự nghiên cứu của mỗi người. Thấy được sự cần thiết, tầm quan trọng của hoạt động sinh hoạt chuyên môn trong việc bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên. Tôi đã tiến hành những việc làm sau: - Thống nhất với các tổ chuyên môn về kế hoạch và nội dung sinh hoạt theo qui định ngay từ đầu năm học như: Thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch giảng dạy, đảm bảo đủ hồ sơ chuyên môn; thực hiện thao giảng, hội giảng, chuyên đề, hội thảo đúng lịch và chất lượng. - Người vừa quản lí nhân sự giúp ban giám hiệu, vừa thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ chính là tổ trưởng chuyên môn. Vì thế khi chọn tổ trưởng chuyên môn phải là giáo viên có đủ uy tín, có năng lực quản lí và năng lực chuyên môn để họ làm đúng, làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình chứ không căn cứ hoàn toàn vào tuổi đời và tuổi nghề của giáo viên đó. - Lịch sinh hoạt chuyên môn của các tổ phải được sắp xếp hợp lí để mọi thành viên trong tổ và thành viên trong BGH tham dự đầy đủ. BGH nhà trường phân công tham dự sinh hoạt chuyên môn với các tổ để ngoài công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn chúng tôi còn tham gia đóng góp, xây dựng ý kiến và đánh giá được tình hình hoạt động chuyên môn của các tổ, có kế hoạch điều chỉnh và bổ sung cho hoạt động chuyên môn của các tổ thêm mới mẻ, phong phú, đa dạng chứ không làm thay phần việc của tổ trưởng chuyên môn. Qua đó cũng nắm được chính xác khả năng của từng người, mức độ hạn chế của từng giáo viên để kịp thời xây dựng, bồi dưỡng chứ không ngồi chờ các bảng báo cáo hàng tháng từ các tổ trưởng chuyên môn. - Trong quá trình diễn ra sinh hoạt tổ chuyên môn, luôn tạo bầu không khí thoải mái để mọi thành viên trong tổ mạnh dạn đưa ra ý kiến đóng góp, trao đổi, rút kinh nghiệm. - Phải có sự phân công giáo viên có chuyên môn giỏi giúp đỡ giáo viên mới về trường giảng dạy và giáo viên được phân công dạy khối lớp mới. Có sự phân công hợp lí các chuyên đề, hội thảo, các tiết thao giảng, hội giảng. Với các tiết dạy hội giảng trên phạm vi toàn trường cần phải cử giáo viên có chuyên môn giỏi, tay nghề vững vàng, phải có sự xây dựng góp ý tiết dạy của các tổ khối trưởng, của BGH nhằm tập hợp được trí tuệ, tâm sức, kinh nghiệm của nhiều người để tiết hội giảng đạt hiệu quả tối ưu và xem đó chính là tiết dạy mẫu. * Bồi dưỡng chuyên môn qua hoạt động chuyên đề: Thực tế trong suốt mấy năm qua, tôi đã cùng với hiệu trưởng tổ chức nhiều chuyên đề nhưng khi tổng kết thấy một số chuyên đề vẫn còn đôi chỗ chưa được như mong muốn. Với tư cách là PHT phụ trách, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của trường, tôi thấy hoạt động chuyên đề không những là hoạt động mũi nhọn mà còn là hoạt động phù hợp và hiệu quả trong công tác bồi dưỡng chuyên môn. Vì nó giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giáo viên lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học. Do đó người quản lí cần quan tâm thật nhiều, cần phải tổ chức một cách chặt chẽ và khoa học hoạt động này để giáo viên chủ động, sáng tạo và thực hiện tốt đổi mới trong công tác giảng dạy. Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm chỉ đạo, tổ chức chuyên đề ở trường chúng tôi: - Ngoài nội dung chuyên đề do PGD hướng dẫn, chỉ đạo hàng năm. Chúng tôi căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, căn cứ vào những yêu cầu cần thiết ( sử dụng phương pháp dạy học tích cực, biện pháp nâng cao chất lượng ) để xác định nội dung chuyên đề sẽ được tổ chức thực hiện trong năm. Phần lớn nội dung chuyên đề đều do các tổ chuyên môn trong trường đề nghị vì có như thế mới có được những chuyên đề thiết thực với giáo viên. Chẳng hạn: Ở năm học này, ngoài thực hiện chuyên đề bằng các tiết thực dạy để cùng trao đổi về phương pháp, hình thức tổ chức, cách lồng ghép giáo dục kĩ nắng sống cho học sinh, . thì chúng tôi còn tổ chức các chuyên đề bằng lí thuyết như cách điều chỉnh Tài liệu học, cách lập kế hoạch bài dạy, cách tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn trong tổ,. Các buổi hội giảng về vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học được tổ chức liên tục sau đó để đội ngũ giáo viên được thực hành, được học tập và rút kinh nghiệm. Chúng ta nhìn nhận rằng: Thiết bị, đồ dùng dạy học tại trường được cấp phát khá đầy đủ nhưng không phải giáo viên nào cũng có khả năng khai thác triệt để tác dụng của mỗi đồ dùng dạy học. Vì lí do đó nên hàng năm tôi đều tổ chức chuyên đề: “ Hướng dẫn khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học hiệu quả ”. Để thực hiện tốt chuyên đề này, tôi yêu cầu giáo viên ở mỗi tổ đem tất cả các TB-ĐDDH, tập trung tất cả lại và trao đổi để lựa chọn cách sử dụng hiệu quả nhất. Chuyên đề phải có sự cộng tác của cán bộ thư viện- thiết bị nhà trường hỗ trợ cho giáo viên khi họ cần đến các loại thiết bị và cách sử dụng chúng. Quá trình thực hiện chuyên đề và vận dụng chuyên đề vào dạy học mang lại hiệu quả rõ rệt qua các tiết dạy và đã tạo được nhiều sự hứng thú trong học sinh. - Nội dung chính của chuyên đề được tôi thống nhất với các tổ trưởng và yêu cầu các tổ trưởng tổ chức mở chuyên đề. Để chuyên đề đạt hiệu quả, tổ trưởng phải định hướng cho giáo viên thảo luận, đóng góp ý kiến và đề xuất những giải pháp hợp lí, phải hướng mọi người đi vào trọng tâm của chuyên đề, tránh lan man, mất thời gian mà không hiệu quả. Tất cả những ý kiến đóng góp sẽ được giáo viên có sự am hiểu, kiến thức tốt tổng hợp lại thành bài viết và trình bày trước tổ. - Chọn bài dạy minh hoạ cho chuyên đề phải phù hợp với nội dung trọng tâm của chuyên đề. Khi dạy minh hoạ tốt nhất là cứ để cho giáo viên dạy bình thường như thường ngày, không nên chọn lớp, chọn học sinh hay chọn giáo viên có tay nghề giỏi để dạy vì sẽ không nhìn nhận được những tồn tại, khó khăn thực tế cũng như không đưa ra được những giải pháp xác thực, hiệu quả. Chúng ta đều biết, mỗi giáo viên đều có sự uyển chuyển, linh hoạt trong sử dụng phương pháp; có những xử lí tình huống sư phạm riêng, không giống nhau. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ bộc lộ những nhược điểm, tồn tại khác nhau. Tất cả những điều đó sẽ được tập thể ghi nhận và đánh giá, sau đó rút ra bài học kinh nghiệm. - Khi thảo luận đúc rút kinh nghiệm, tổ trưởng là người điều khiển phải có ứng xử nhạy bén, thân thiện thì mới khơi dậy được những ý kiến tâm huyết của tập thể. Những ý kiến thảo luận nào chưa thống nhất thì BGH cần hội ý với tổ trưởng chuyên môn thống nhất và đưa ra chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới. - Sau thời gian thực hiện nhiều chuyên đề, chúng tôi dành thời gian ( thường là cuối học kì 2 ) để tổng kết, nhận định những ưu điểm cần phát huy cũng như khắc phục những nhược điểm và đưa ra những đề nghị, những biện pháp để chuyên đề mang lại hiệu quả hơn trong những năm tới. * Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ qua phong trào đổi mới phương pháp dạy học: Nhiều năm nay, giáo dục phổ thông hiện đang có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung, chương trình và phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Và thực tế cho thấy phần lớn giáo viên đã thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên vẫn còn một số ít giáo viên còn chưa linh hoạt trong việc đổi mới nên sẽ làm ảnh hưởng đến phong trào đổi mới phương pháp dạy học chung. Đổi mới phương pháp dạy học thực chất là tăng cường tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh trong quá trình dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ tạo cho học sinh có kiến thức và kĩ năng thực hành vững chắc mà còn góp phần làm cho học sinh thay đổi thái độ học tập. Đổi mới phương pháp dạy học không phải là yêu cầu quá cao, quá khó nhưng muốn thành công và đem lại hiệu quả cao, đòi hỏi giáo viên cần phải: - Nắm đúng tinh thần chỉ đạo các văn bản đổi mới phương pháp dạy học. Phải đổi mới từ cách lập kế hoạch và điều chỉnh Tài liệu học, cách tổ chức giờ dạy đến cách đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh. - Phải biết kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp dạy học với các hình thức tổ chức lớp học phù hợp cho từng môn học, từng bài học. - Bất kì phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nào khi vận dụng cũng đều được thảo luận, góp ý xây dựng, nêu được những thành công và hạn chế để có biện pháp tháo gỡ, rút kinh nghiệm khi vận dụng vào thực tế của mỗi lớp. - Khi vận dụng bất kì phương pháp và hình thức nào vào dạy học, giáo viên phải nghĩ đến việc vận dụng như thế nào, hiệu quả đem lại đến đâu. Chẳng hạn: Hoạt động nhóm là hình thức dạy học tích cực. Cách tổ chức làm việc nhóm hiệu quả vừa kích thích nhu cầu tìm hiểu, vừa tạo cơ hội để học sinh được nói, viết, đọc, rèn tính tự tin, tinh thần cộng tác tích cực trong học tập và trong công việc. Với các em tự ti, nhút nhác giờ đã có bước mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước nhóm, lớp. Tóm lại: Đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, người quản lí là lực lượng chỉ đạo đổi mới phương pháp. Nếu công tác chỉ đạo khoa học, chặt chẽ và lực lượng trực tiếp thực hiện tốt đổi mới thì chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên được nâng cao đồng thời chất lượng dạy học ngày càng tiến triển tốt. b.4. Đẩy mạnh các phong trào: Các phong trào mũi nhọn như: thi giáo viên giỏi các cấp, viết sáng kiến kinh nghiệm, làm đồ dùng dạy học, viết chữ đẹp giáo viên được nhà trường chúng tôi tổ chức nghiêm túc và duy trì hàng năm. Qua hội thi chúng tôi đánh giá được chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, đánh giá được việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học để kịp thời bổ sung những thiếu sót, giải quyết những vướng mắc mà giáo viên gặp phải khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài việc nâng cao ý thức trách nhiệm, động viên khích lệ tinh thần cho đội ngũ giáo viên. Chúng tôi còn trực tiếp đầu tư, xây dựng , góp ý, điều chỉnh những hạn chế mà giáo viên mắc phải để giáo viên bớt đi lo ngại khi tham gia hội thi của ngành cũng như của nhà trường tổ chức: Hội thi giáo viên giỏi; Giáo viên viết chữ đẹp; Viết sáng kiến kinh nghiệm; Thi làm đồ dùng dạy học, * Thi giáo viên giỏi các cấp: + Công tác chuẩn bị và thực hiện: - Ngay từ hội thi cấp trường, chúng tôi tổ chức rất nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học ( giáo viên được tham gia thi 2 vòng thực hành và 1 bài thi lí thuyết , bốc thăm môn thi, mỗi giáo viên thi 2 môn: Toán hoặc Tiếng Việt và một môn tự chọn khác; giáo viên không dạy lớp mình mà dạy lớp khác cùng khối ). - BGH nhà trường và các tổ trưởng chuyên môn là những thành viên trong ban giám khảo hội thi. Tiến hành dự giờ và đánh giá kết quả tiết dạy một cách nghiêm túc, khách quan; có tổng kết, khen thưởng kịp thời. - Qua hội thi, BGH trao đổi và xây dựng cho từng giáo viên từ kĩ năng thiết kế bài dạy cho đến lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học; từ việc cần phải chuẩn bị đồ dùng dạy học nào cho đến kĩ năng đặt câu hỏi, bắt đầu bài dạy và kết thúc bài dạy ra sao. Để giáo viên có tâm thế vững vàng, có thêm kinh nghiệm và mạnh dạn tham gia hội thi các cấp. * Kết quả cụ thể: - Hàng năm số giáo viên giỏi trường đều đạt 96%. - Năm học 2015-2016: có 4 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện, * Thi viết chữ đẹp giáo viên: + Công tác chuẩn bị và thực hiện: - Phong trào được nhà trường duy trì, phát động từ đầu năm học và được tập thể giáo viên hưởng ứng. Công tác tổ chức qui củ, có khen thưởng kịp thời. - Lên kế hoạch và tổ chức rèn viết cho giáo viên theo lịch cả hai bài viết: viết giấy và viết bảng. Việc chọn giấy, bút, phấn viết cũng hết sức quan trọng vì đó là những yếu tố giúp cho bài viết tốt hơn. Với bài viết trên giấy cần có sự chuẩn bị kĩ càng từ việc chọn loại giấy, loại bút viết cho đến màu mực ( trừ hai màu mực không được sử dụng: màu xanh lá và màu đỏ ). Với bài viết bảng thì cần sử dụng loại phấn phù hợp ( loại phấn không cứng, độ bám của phấn khi viết trên bảng tốt, không rơi nhiều bụi phấn khi viết ). - Chọn lựa nhiều tài liệu về mẫu chữ đẹp để giáo viên tham khảo, học tập. - Bài viết của giáo viên được BGH và giáo viên khối lớp 1 nhận xét từ độ cao các con chữ, kích cỡ chữ, cách viết các nét móc, nét nối, nét tròn, nét thẳng, nét xiên cho đến tốc độ viết , trình bày bài viết, cách đặt dấu thanh ở vị trí nào cho đúng và đẹp, cách đặt bút và nhất bút, cách viết để tạo được nét thanh nét đậm trong bài viết sáng tạo. - Không chỉ BGH giúp giáo viên điều chỉnh nét viết mà bản thân mỗi giáo viên phải tự nhận thấy bài viết của mình đạt và chưa đạt ở điểm nào, cần điều chỉnh gì và hướng khắc phục ra sao. * Kết quả: - Hiểu rõ về nét chữ đẹp cần thiết đối với thầy cô giáo khi đứng trên bục giảng, nhiều giáo viên trong trường đã cố gắng rèn luyện và hiện nay giáo viên chữ viết đẹp rất nhiều, số ít chữ chưa đẹp nhưng cũng rất rõ ràng. - Năm học 2015-2016: Có 2 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên viết chữ đẹp cấp huyện. * Thi đồ dùng dạy học tự làm: Những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo đã quan tâm đầu tư, cung cấp thiết bị - đồ dùng dạy học (TB- ĐDDH) cho các trường học, nhất là bậc tiểu học. Nhưng do khả năng cung cấp có hạn đồng thời TB-ĐDDH đã được sử dụng lâu năm sẽ không tránh khỏi hư hỏng, hao mòn. Vả lại với nhiệm vụ luôn phải đổi mới phương pháp dạy học thì đòi hỏi TB-ĐDDH phải được thường xuyên cải tiến để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học. Chính vì lẻ đó mà hàng năm chúng tôi đều phát động và tổ chức hội thi tự làm đồ dùng dạy học nhằm bổ sung đáng kể cho nguồn TB- ĐDDH chính qui, phát huy khả năng sáng tạo, sự khéo léo của mỗi giáo viên. Chúng tôi ra chỉ tiêu đối với mỗi giáo viên là làm được từ 2 ĐDDH có giá trị sử dụng cao và tổ chức hai đợt thi làm ĐDDH ở giai đoạn CHKI và CHK II. Có tổ chức tổng kết, đánh giá, khen thưởng kịp thời để động viên những giáo viên có sáng tạo. TB-ĐDDH tự làm của giáo viên được tận dụng từ những nguyên vật liệu, phế liệu dễ kiếm, ít tốn kém ( Chẳng hạn: giáo viên sưu tầm tranh ảnh từ những tấm lịch treo tường về cảnh thiên nhiên, các loài hoa, con vật, để dạy các môn TNXH, Tập đọc,; Sưu tầm quả khô, hạt cây để dạy môn Khoa học, THXH; Sử dụng những vỏ hộp, khối hình để dạy các môn học khác; ) nhưng vẫn đảm bảo tính khoa học sư phạm và mĩ thuật. Hiện nay thư viện thiết bị trường chúng tôi có đầy đủ và phong phú TB- ĐDDH theo phương trâm “ Đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, sẵn sang phục vụ ” nhằm hỗ trợ cho đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. b.5. Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm: Ngoài nhiệm vụ dạy học thì giáo viên còn phải ý thức được nhiệm vụ nghiên cứu khoa học là tổng kết được những kinh nghiệm dạy học của mình. Đây không phải việc muốn làm là được mà đòi hỏi giáo viên phải có tâm huyết, phải chịu khó , phải có năng lực mới đúc rút được những kinh nghiệm hay, những sáng kiến mới. Là người quản lí tại đơn vị trường học, chúng tôi rất quan tâm đến hoạt động này. Nên ngay từ đầu năm học chúng tôi đã có kế hoạch chỉ đạo và thực hiện chặt chẽ bằng cách: - Tổ chức chuyên đề cách viết sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên, triển khai các đề tài SKKN đạt được hàng năm của giáo viên trong trường vào các buổi sinh hoạt chuyên môn. - Hướng dẫn và giúp cho giáo viên xác định được tên đề tài SKKN của mình bằng cách yêu cầu giáo viên nêu sơ lược những kinh nghiệm dạy học của mình, nêu sơ lược nội dung của SKKN sẽ viết, nêu ra ý tưởng. Từ đó chúng tôi xây dựng và giúp giáo viên xác định tên đề tài đúng với nội dung sáng kiến. - Hướng dẫn cho giáo viên cách viết SKKN theo từng phần cụ thể ( Từ đặt vấn đề đến giải quyết vấn đề và tổng kết ). Thành lập tổ tư vấn cách viết SKKN để cùng hỗ trợ giúp
Tài liệu đính kèm: