Đề tài Đề tài Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu học sinh lưu ban trong trường TH NVX

Đề tài Đề tài Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu học sinh lưu ban trong trường TH NVX

Các biện pháp giúp Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng năng lực GV đạt hiệu quả; GV nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nâng cao ý thức tự học, tự rèn, tự sáng tạo; nâng cao chất lược giáo dục của đơn vị và tạo uy tín trong nhân dân.

 Giúp cho Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch chỉ đạo sát với thực tế để đạt hiệu quả quản lý cao.

 Giúp HS định hướng đúng mục đích học tập, tạo động cơ học tập bên trong.

 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

 Chất lượng giáo dục trong nhà trường có được là kết quả hội tụ của rất nhiều các yếu tố nhưng trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến một số nội dung sau:

 - Phương pháp quản lý, chỉ đạo của ban giám hiệu( Phần cứng là lãnh đạo, chỉ đạo theo văn bản chỉ đạo của cấp trên; Phần mềm: chỉ đạo thông qua các kỹ năng của cuộc sống như: sự cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ,

 - Chất lượng đội ngũ giáo viên (Năng lực, phẩm chất đạo đức nhà giáo, kỹ năng sư phạm trong giảng dạy, phương pháp giảng dạy)

 - Tác động đến ý thức học tập của học sinh.

 * 1. Phương pháp quản lý, chỉ đạo của ban giám hiệu

 

doc 23 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2792Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Đề tài Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu học sinh lưu ban trong trường TH NVX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh- mặt yếu
	Một số GV trẻ có trình độ đại học, được đào tạo chính quy nên việc cập nhật các vấn đề về chuyên môn, xã hội nhạy bén; GV năng động, hoạt bát và tiên phong trong mọi hoạt động.
	Gắn kết các thành viên trong đơn vị thành một khối đoàn kết cùng phấn đấu cho mục tiêu chung của tập thể để đạt được kết quả giáo dục tương đối tốt.
	Một số GV bằng lòng với những gì đã làm được, chưa có sự đầu tư chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn không cao. Một số GV chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy- học; có suy nghĩ yên phận thủ thường.
	Học sinh có tham gia các phong trào nhưng kết quả rất thấp.
	2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
	Trong những năm gần đây nhờ sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT, sự quan tâm phối hợp của địa phương và sự chỉ đạo linh hoạt của Ban giám hiệu nhà trường. Tập thể sư phạm đoàn kết. Cán bộ quản lý và giáo viên có nhiều cơ hội bồi dưỡng trau dồi thêm năng lực quản lý cũng như năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt sau khi Thông tư 30/2014 được áp dụng thì hiệu quả trong giáo dục được nâng lên: Việc nhận xét đánh giá HS rất đa dạng phong phú; đặc biệt việc nhận xét HS bằng lời khiến GV phải suy nghĩ trăn trở tìm những câu từ nhận xét, đánh giá HS sao cho gần gũi, dễ hiểu, cụ thể nhất nhưng không làm tổn thương HS, không có sự so sánh giữa các HS với nhau lại khích lệ thế mạnh của HS để các em phát triển thế mạnh, khắc phục được nhược điểm. Như vậy càng tăng thêm tình cảm thầy trò, gắn kết giữa các HS với nhau (HS nhận xét đánh giá HS); việc đánh giá HS trở nên khách quan, đảm bảo tính chân thực cao. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế sau:
	- Về giáo viên
	+ Do tuổi cao nên khả năng vận dụng phương pháp mới; ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế.
	+ Có GV chưa thật sự tâm huyết với nghề vì điều kiện gia đình khó khăn về kinh tế; nặng về hủ tục sinh con một bề (Năm học 2013- 2014 có tới 3 GV sinh con thứ 3); Còn nặng về việc chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần cho gia đình... 
	+ Khả năng nhận thức của GV không đồng đều; Ý thức trách nhiệm, tự giác của một số GV chưa cao, chưa chịu khó rèn luyện và học hỏi kinh nghiệm, làm việc chưa hết khả năng,Những GV này tự mặc cảm mình kém cỏi nên không phấn đấu, họ tự nghĩ nếu có cố gắng thì cũng vẫn thua các bạn đồng nghiệp và cũng chẳng bao giờ được ai khenvà cứ như vậy họ càng ngày càng chán nản, xa đà xuống dốc.
	- Đa số phụ huynh HS của trường đều làm nông nghiệp nên thu nhập thấp, kinh tế gia đình tạm ổn vả lại thời gian cũng không rảnh nên ít có điều kiện cho con cái được đi giao lưu học hỏi ở ngoài xã hội. Chính vì thế mà đại đa các em đều nhút nhát, kĩ năng giao tiếp chậm, điều này có ảnh hưởng một phần chất lượng giáo dục.
	2.5.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
 	- Phân tích biện pháp chỉ đạo của Ban giám hiệu đối với giáo viên
	Đồng chí Hiệu trưởng nhà trường là người có bản lĩnh, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý giáo dục; đồng chí đã lãnh đạo, chỉ đạo tập thể hội đồng sư phạm đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Trong hai năm qua nhà trường đều đạt danh hiệu tập thể lao động Tiên tiến. Tuy nhiên trong công tác chỉ đạo vẫn còn một lỗ hổng nhỏ mà ban giám hiệu làm chưa làm triệt để dẫn đến hiệu quả công tác quản lý chưa cao đó là: Công tác kiểm tra lại chưa kỹ; Đôi khi trong giải quyết công việc còn nặng về tình cảm. Động viên GV có thành tích cao trong hoạt động giáo dục bằng vật chất còn chậm, hạn chế. 
	-Trình độ chuyên môn, nhận thức của giáo viên 
	Trường có đủ về số lượng GV và GV bộ môn, 100% GV có trình độ đạt chuẩn, trong đó GV trên chuẩn đạt 85%. Đội ngũ GV có năng lực chuyên môn tương đối đồng đều, vững vàng nhiệt tình trong giảng dạy và các hoạt động khác của nhà trường, có đạo đức tốt, tác phong sư phạm nhà giáo chuẩn mực, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hầu hết các đồng chí GV đều nắm rõ mục tiêu của giáo dục tiểu học, gương mẫu, nhiệt tình trong các hoạt động giảng dạy.
	 Trường có 10/22 GV đã tham gia dự thi và đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Bên cạnh đó có 20% GV mới ra trường tuổi nghề còn ít, tuổi đời còn trẻ chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác; một bộ phận GV có tuổi đời cao, có thâm niên trong nghề nghiệp, tuy nhiệt tình trong công tác nhưng chưa phát huy hết nội lực bản thân, chưa đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay. 
	Nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực chuyên môn là:
	Thứ nhất, một vài GV trong trường, kinh tế gia đình còn khó khăn, chồng làm nông nghiệp hoặc làm nghề tự do lại phải nuôi nhiều con ăn học (con riêng của chồng, con riêng của vợ và con chung). 
	Thứ hai, đa số GV nữ, đang trong thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ, sinh con một bề nên phải chịu hủ tục lạc hậu có con trai, con gái mới là gia đình có phúc. GV sinh con một bề đã phải sinh con thứ 3 (3 GV).
Thứ ba, có GV nhiều năm liền chỉ dạy có một khối lớp đó chính là một trong nguyên nhân dẫn đến sự mai một kiến thức toàn cấp; có GV từ lúc ra trường cho đến khi về nghỉ hưu cũng chỉ dạy một khối lớp. Vì vậy họ thụ động trong quá trình phê và tự phê; khi dự giờ đồng nghiệp những giáo viên này thường không có ý kiến về chuyên môn (vì tôi không bao giờ dạy lớp đó). Như vậy càng cực kỳ khó khăn cho việc phân công chuyên môn. 
	-Thực trạng về thiết bị phục vụ cho giảng dạy của trường TH Nguyễn Viết Xuân
	Trường có hai điểm trường, tuy nhiên số HS tại điểm lẻ lại nhiều hơn trong điểm chính, mà số HS được học Tin học chỉ có điểm chính (phòng máy đặt tại điểm chính). Trường có 2 máy tính xách tay; Một dành cho kế toán; một dành cho chuyên môn. Máy dành cho hoạt động chuyên môn do cài đặt quá nhiều phần mền vả lại sử dụng đã lâu năm nên thường xuyên bị lỗi, hiện không còn sử dụng được. Mỗi lần chuyên môn đi tập huấn hay thực hiện các chuyên đề tại trường đều phải đi mượn máy của GV. Mặt khác thiết bị dùng để nghe phụ vụ cho môn Tiếng Anh cũng không rõ âm thanh nên đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy- học.
	 - Chất lượng đại trà thấp, tỷ lệ học sinh lưu ban cao
	Do phương pháp dạy học của giáo viên.
	Do một phần gia đình quan tâm chưa đúng mức đến con em. Vì một số em do bố mẹ đi làm ăn xa nên đã gửi con cho ông bà nuôi nên ông bà có tâm lý chiều cháu thái quá.
	 Các em ít có điều kiện được đi giao lưu nên rất nhút nhát, không dám thể hiện mình.
	3. Giải pháp, biện pháp:
 	 Biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn, GV thay đổi ý thức, thái độ, nhận thức, tình cảm trong công việc.
 	 Biện pháp chỉ đạo làm thay đổi nhận thức của HS để nâng cao tinh thần học tập góp phần nâng cao chất lượng.
	3.1.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
	Các biện pháp giúp Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng năng lực GV đạt hiệu quả; GV nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nâng cao ý thức tự học, tự rèn, tự sáng tạo; nâng cao chất lược giáo dục của đơn vị và tạo uy tín trong nhân dân.
	Giúp cho Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch chỉ đạo sát với thực tế để đạt hiệu quả quản lý cao.
	Giúp HS định hướng đúng mục đích học tập, tạo động cơ học tập bên trong.
	3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 	 Chất lượng giáo dục trong nhà trường có được là kết quả hội tụ của rất nhiều các yếu tố nhưng trong đề tài này tôi chỉ đề cập đến một số nội dung sau:
	- Phương pháp quản lý, chỉ đạo của ban giám hiệu( Phần cứng là lãnh đạo, chỉ đạo theo văn bản chỉ đạo của cấp trên; Phần mềm: chỉ đạo thông qua các kỹ năng của cuộc sống như: sự cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ,
	- Chất lượng đội ngũ giáo viên (Năng lực, phẩm chất đạo đức nhà giáo, kỹ năng sư phạm trong giảng dạy, phương pháp giảng dạy)
	- Tác động đến ý thức học tập của học sinh.
	* 1. Phương pháp quản lý, chỉ đạo của ban giám hiệu
	Việc làm này đòi hỏi Ban giám hiệu luôn đi đầu trong mọi hoạt động để làm gương cho đội ngũ GV. Xác định đây là việc khó nhưng không thể không làm, mà coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cùng với sự cộng tác của các thành viên, tổ khối trưởng. 
	 - Thành lập một số tổ tư vấn hỗ trợ các hoạt động giáo dục: 
	Trong nhà trường ngoài các tổ chuyên môn theo quy định, tôi đã tham mưu với hiệu trưởng thành lập thêm các tổ tư vấn các hoạt động giáo dục trong đó chuyên môn là nòng cốt và trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo các tổ hoạt động có hiệu quả. Nhiệm vụ của tổ là tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp cho tất cả GV có những vấn đề liên quan đến chuyên môn của tổ.
	 Ví dụ: Tổ toán gồm những thành viên có kinh nghiệm lâu năm trong giảng dạy và kinh nghiệm ôn thi HS năng khiếu môn toán đạt giải cao như cô Lê Thị Hồng Gấm, Cô Lê Thị Oanh,Và tôi trực tiếp làm tổ trưởng. Tổ có nhiệm vụ tư vấn, giải đáp những thắc mắc về phương pháp giảng dạy các dạng, bài toán khó hoặc những khúc mắc trong khi dạy môn toán. (Kể cả những bài toán trên mạng). Tổ tiếng Việt có trách nhiệm tư vấn những vấn đề liên quan đến phương pháp giảng dạy môn tiếng Việt hoặc những nội dung về khái niệm,.. hướng giải quyết giữa các phân môn trong tiếng Việt; Tổ này cũng quy tụ những GV có kinh nghiệm trong giảng dạy và có năng lực sở trường như thầy Nguyễn Duy Kỳ Diệu làm tổ trưởng và hai cô: Bùi Thị Luyến và Phạm Thị Việt Hoài (GV tốt nghiệp Đại học ngữ văn) là tổ phó. Các tổ tư vấn công nghệ thông tin, Tổ thể dục thể thao,cũng có nhiệm vụ riêng và hoạt động tương tự như các tổ toán và tổ tiếng Việt. Tổ trưởng lập kế hoạch hoạt động cho tổ, chia khu vực cho từng thành viên(vì trường có 2 điểm trường) tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin, phản hồi. Sau mỗi tuần, tháng đều có những ý kiến trao đổi với chuyên môn thông qua hệ thống hộp thư điện tử của trường.(thnguyenvietxuan123@gmail.com)
	 - Truyền cảm hứng 
	Không phải người lãnh đạo phải giỏi toàn diện; giỏi hơn giáo viên mà nhà quản lý phải giỏi truyền cảm hứng cho GV, thổi vào con người họ những ước mơ, hoài bão tốt đẹp để họ tự cảm thấy đó là trách nhiệm mình phải làm để xứng đáng với những gì tập thể, nhân dân mong đợi.
	Quản lý, lãnh đạo bằng tấm gương của mình để thu phục mọi người. chính vì vậy Ban giám hiệu luôn chấp hành nghiêm theo quy chế chuyên môn trong đó kể cả những việc nhỏ nhất như là: trang phục đồng phục hay giờ giấc làm việc. Bản thân tôi không dung túng, bao che cho bất kỳ một trường hợp nào vi phạm quy chế chuyên môn; nghiêm khắc xử lý hợp tình, hợp lý. Ví dụ, nếu thấy một GV đi muộn giờ thì tôi nhắc nhở luôn, nếu GV làm được việc tốt thì tuyên dương kịp thời. Nếu GV chậm giờ quá 10 phút, trước tiên là tôi sắp xếp tìm GV khác đứng lớp trong thời gian GV đó chưa đến lớp hoặc tự mình đứng lớp thay. Sau đó sắp xếp thời gian hợp lý (giờ ra chơi hay cuối buổi) tôi ân cần hỏi han lý do và tư vấn, khuyên họ chân tình chứ không phải lập biên bản trướcTôi phải tìm hiểu rõ các nguyên nhân để khuyên răn hoặc ngăn chặn nhẹ nhàng bằng nhân tâm của chính mình chứ không nên áp đặt một chiều. Những việc tương tự như vậy xẩy ra đều được giải quyết theo cách này chứ không có sự thiên vị một ai. 
	Trong những việc làm thường xuyên của tôi là luôn luôn giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp với đội ngũ GV và HS. Trong quá trình đó tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm trong giao tiếp, chỉ đạo: 
	+ Luôn giữ lời hứa: Nói là làm; làm thì làm đến nơi. Nếu vô tình hoặc cố ý quên hay bỏ qua điều mình đã nói (hứa) thì khiến cấp dưới mất đi lòng tin và rõ ràng, giá trị của người lãnh đạo sẽ giảm đi rất lớn.
	+ Luôn công bằng: nếu có sự thiên vị dù cố ý hay vô tình cũng đều có thể hủy hoại danh tiếng rất nhanh.
	+ Luôn tin tưởng: Tin tưởng đội ngũ GV, nhân viên; tin vào đội ngũ tổ khối trưởng, tổ tư vấn các hoạt động chuyên môn đó chính là những nhân tố giúp việc tốt là những người bạn, người đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị.
	 + Trung thực: Luôn trung thực trong công việc, trong cuộc sống. Sự không thẳng thắn luôn bị phát hiện dù sớm hay muộn và điều tồi tệ hơn là làm mất đi lòng tin. 
	Tóm lại: bản thân tôi luôn luôn động viên, khuyến kích sự lao động sáng tạo của mọi người, luôn tạo một môi trường làm việc thân thiện cho mọi người; thuyết phục mọi người cam kết hoàn thành công việc đúng thời hạn và đáp ứng được chất lượng cao công việc đề ra.
	* 2. Bồi dưỡng chất lượng cho đội ngũ giáo viên
	- Tham mưu với hiệu trưởng phân công chuyên môn dựa theo năng lực sở trường và theo chiều hướng phát triển để có cơ sở bồi dưỡng thành hạt nhân nòng cốt. Hàng năm, cuối năm học tập thể hội đồng sư phạm đánh giá xếp loại cán bộ, viên chức trong nhà trường. Bản thân tôi đã dựa vào kết quả đó để tham mưu với hiệu trưởng trong việc phân công chuyên môn sao cho vừa đảm bảo tính phát triển của cá nhân và tính hiệu quả trong toàn đơn vị.
	+ Mỗi tổ khối chọn ít nhất từ 1-2 GV có chuyên môn vững vàng của toàn cấp, chí ít là có chuyên môn vững vàng của khối đó để làm nòng cốt. Những GV này họ kèm cặp, giúp đỡ những GV trong tổ về chuyên môn cũng như các hoạt động giáo dục khác. Người có nhiều kinh nghiệm tạo điều kiện giúp đỡ người có ít kinh nghiệm họ cùng chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như trong các hoạt động giáo dục, nhằm giúp cho mỗi GV có cơ hội phát triển, học hỏi lẫn nhau. Tạo cơ hội cho GV được khám phá bản thân. Ví dụ: Những GV chuyên làm công tác chủ nhiệm khối lớp 3, nay được chuyển sang làm công tác chủ nhiệm khối lớp 4; những GV chuyên dạy thay nay được giao làm công tác chủ nhiệm lớp,Tất nhiên lúc đầu họ sẽ gặp một chút khó khăn song được chuyên môn nhà trường, tổ khối trưởng hỗ trợ, dần họ cũng đã quen, tự tin và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
	- Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn
	+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đều được sinh hoạt luân phiên một trong 3 tổ chuyên môn của trường. Với mục đích nhằm bồi dưỡng quán triệt sâu sắc thêm các chỉ thị nghị quyết của Đảng, Nhà nước, nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý giáo dục nhất là nhiệm vụ năm học của cấp Tiểu học làm cho mỗi một GV nắm được nhiệm vụ trọng tâm của năm học từ đó nâng cao nhận thức tầm quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, học tập trong năm học.
Tổ chức tốt bồi dưỡng thường xuyên từng chu kì cho GV theo các modun đã đăng kí (Tập huấn tập trung, tự học, tự bồi dưỡng) 
Tổ chức đánh giá, bình xét thi đua trong tổ thật khách quan, công bằng trước khi đưa lên hội đồng thi đua nhà trường đánh giá xếp loại.
+ Bồi dưỡng -kĩ năng dạy học trên lớp 
Chỉ đạo dự giờ thăm lớp theo hướng cắt lát kết hợp khảo sát HS. Đây là hoạt động mang tính chất thường xuyên của tất cả GV, HS. Dự giờ thăm lớp giúp người dự nhận thấy được ưu điểm của đồng nghiệp để học hỏi và những sai sót để tránh. Dự giờ có chỉ định trước hoặc dự giờ đột xuất, dự hết tiết hoặc dự một, hai, hoạt động, sau khi dự giờ xong người dự nhận xét ưu, khuyết điểm góp ý theo tiêu chí đánh giá xếp loại giờ dạy đã quy định và góp ý cho người dạy để họ phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại. Thông qua dự giờ của GV mà tổ tư vấn góp ý bồi dưỡng giúp đỡ cho giáo viên về kĩ năng dạy học trên lớp, đặc biệt sự linh hoạt của giáo viên trong việc sử dụng các phương pháp dạy học theo đặc trưng từng bộ môn, đồng thời giúp cho GV biết lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp theo đối tượng HS của lớp mình.
+ Chỉ đạo các tổ sinh hoạt theo chiều sâu; thực hiện các tiết chuyên đề mà GV trong khối yêu cầu, những khó khăn trong quá trình giảng dạy cần được tháo gỡ. 
Cách 1: Lợi dụng nhân tài trong khối để cùng Ban giám hiệu chuẩn bị nội dung và tổ chức chuyên đề. Ví dụ chọn GV dạy giỏi cấp huyện thực hiện chuyên đề nội dung Phương pháp quan sát, lập dàn ý chi tiết cho tiết tập làm văn tả cảnh hoặc chuyên đề về dạy thực hành tiết dạy kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia của lớp 5;
	Cách 2: Tổ chức chuyên đề theo cụm. Các trường trong cụm phối hợp với nhau chọn nội dung, hình thức tổ chức phù hợp với địa phương, với GV để thực hiện chuyên đề, cụ thể năm học 2014- 2015 trường đã tổ chức một tiết chuyên đề cấp cụm về việc nhận xét, đánh giá HS theo Thông tư 30/2014, được Phòng giáo dục huyện đánh giá là khá chi tiết. Bên cạnh đó tập thể sư phạm nhà trường được dự giờ các trường trong cụm về các kỹ năng soạn giáo án điện tử, Ngoài ra trong sinh hoạt tổ còn thường xuyên chia sẻ những câu chuyện có thật, những tình huống sư phạm mà đồng nghiệp mắc phải trong giảng dạy, trong làm công tác chủ nhiệm; những câu từ nhận xét đánh giá HS cụ thể để mọi người ý kiến trao đổi. Cách sinh hoạt này giúp giáo viên phát huy hơn tính tích cực của bản thân, mạnh dạn hơn, nêu cao tinh thần học hỏi, tinh thần phê và tự phê.
	- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá
	Kiểm tra đánh giá nhằm giúp giáo viên phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại. Kiểm tra với nhiều nội dung như: giáo án, dự giờ, xem vở ghi của HS, khảo sát chất lượng theo từng đối tượng HS. Hình thức kiểm tra cũng phải phong phú: kiểm tra thường xuyên theo quy định, kiểm tra đột xuất (đối với những GV ý thức chưa cao). Trong năm 2014- 2015 đã tổ chức kiểm tra chuyên đề được 239 lượt tăng hơn so với năm học 2013- 2014 là 10 lượt Không tính số lượt tư vấn chia sẻ ngoài kiểm tra.
	Trong quá trình kiểm tra, tổ kiểm tra (nay gọi là ban kiểm tra nội bộ) đã chỉ ra những ưu điểm, tồn tại của người được kiểm tra; tư vấn những việc phải làm ngay sau kiểm tra và những công việc sẽ phải làm để đáp ứng yêu cầu công việc; không nhận xét chung chung, cào bằng làm thủ tiêu ý chí phấn đấu của những GV có năng lực và ý thức trách nhiệm cao. Đặc biệt đã chú trọng đến việc kiểm tra lại để thấy được mức độ tiến bộ của người được kiểm tra. Qua đó có thể khen ngợi sự tiến bộ của họ khi họ đã chấp hành đúng theo yêu cầu của ban kiểm tra nhằm khích lệ tinh thần phấn đấu vươn lên trong mỗi GV. 
	- Sử dụng các biện pháp kinh tế sư phạm và tâm lý xã hội
	Cuối cùng, một yếu tố không thể thiếu được là động viên, khen thưởng kịp thời và thích đáng với những thành tích của GV dạy giỏi và GV chủ nhiệm giỏi. Chúng tôi đã mạnh dạn phiên cách đánh giá của HS theo Thông tư 30/2014 sang đánh giá GV; trong tập thể GV, người nào có cố gắng vươn lên trong quá trình tự học, tự rèn, phấn đấu trở thành GV dạy giỏi, tập thể lớp có nhiều HS giỏi phải được tuyên dương khích lệ khịp thời, thậm chí có phần thưởng xứng đáng nhằm nhân rộng điển hình trong đơn vị. Phần thưởng tuy nhỏ nhưng có tác dụng động viên rất lớn, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học. Để các thầy cô giáo yên tâm, gắn bó hết mình với nghề nghiệp, đem hết khả năng và trí tuệ phục vụ cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng HS học tập đạt kết quả cao 
	Mỗi GV đều có hoàn cảnh gia đình với những thuận lợi và khó khăn riêng. Vì vậy, với khả năng và trách nhiệm của mình vừa là phó hiệu trưởng vừa là trưởng ban nữ công công đoàn nhà trường, tôi đặc biệt quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất để động viên, khích lệ GV yên tâm, phấn khởi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra nhà trường còn kết hợp chặt chẽ với ban đại diện cha mẹ HS để thưởng cho những GV giỏi và HS giỏi nhân dịp cuối năm. Phần thưởng đối với GV và HS rất có ý nghĩa; nhưng ý nghĩa hơn cả là khi được Ban giám hiệu sướng tên mình trước tập thể và nêu lên những thành tích, những mặt ưu điểm đó chính là niểm tự hào, kiêu hãnh trước HS, trước phụ huynh, tạo động lực lớn để GV, HS phấn đấu trong công tác dạy-học.
	* 3. Tác động đến ý thức học tập của học sinh.
	- Chỉ đạo bộ phận hoạt động ngoài giờ lên lớp lập kế hoạch chi tiết tổ chức hiệu quả các buổi sinh hoạt chủ điểm, lồng ghép một số nội dung giáo dục như: giáo dục kỹ năng sống, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục an toàn thực phẩm; tổ chức các buổi thi dưới dạng rung chuông vàng với gói câu hỏi về các nội dung kiến thức trong chương trình.
	- Bản thân luôn tham gia giao lưu với HS thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, Hoạt động tập thể  Thông qua một số câu hỏi giao lưu với HS phần nào tôi có thể đánh giá được GV nhận xét đánh giá HS hàng ngày, biết được việc học tập của các em có thực sự thoải mái không ? Mỗi ngày đến trường có là một ngày vui không ? Qua việc sinh hoạt định kỳ như thế mà HS toàn trường (cả 2 điểm trường) đều biết và nhớ tên tôi; các em còn đặt cho tôi cái tên mới đó là  “cô vui tính”. 
	- Chỉ đạo GV chủ nhiệm trực tiếp ôn tập cho những HS năng khiếu, nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất: mở của phòng máy v

Tài liệu đính kèm:

  • docth_122_0732_2021995.doc