Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 8

Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 8

Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?

- Ở cấp độ cơ thể, môi trường ngoài cung cấp nước, thức ăn, muối khoáng và oxi qua hệ tiêu hóa, hô hấp, đồng thời tiếp nhận các sản phẩm phân hủy, chất bã và khí CO2 từ cơ thể thải ra.

Hệ tiêu hóa đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất? Hệ hô hấp có vai trò gì?

- Qua hệ tiêu hóa, cơ thể tổng hợp nên những sản phẩm đặc trưng của mình, đồng thời thải bỏ các sản phẩm thừa ra ngoài hậu môn

- Hệ hô hấp lấy oxi từ môi trường ngoài để cung cấp cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, và thải ra ngoài khí cacbonic

Máu và nước mô cung cấp những gì cho cơ thể? Hệ tuần hoàn có vai trò gì?

- Chất dinh dưỡng và oxi từ máu chuyển qua nước mô, cung cấp cho tế bào thực hiện các chất năng sinh lí.

- Khí CO2 và các sản phẩm bài tiết do tế bào thải ra đổ vào nước mô chuyển qua máu, nhờ máu chuyển đến các cơ quan bài tiết

Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm gì?

- Hoạt động sống của tế bào tạo ra cá sản phẩm phân hủy và CO2

Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu và được đưa tới đâu?

- Các sản phẩm phân hủy sẽ được đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài

Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?

- Ở cấp độ tế bào, các chất dinh dưỡng và oxi nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống.

- Đồng thời, các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đến các cơ quan bài tiết. Còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài

Nêu mối quan hệ giữa sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào và sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.

- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể cung cấp các chất dinh dưỡng và oxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm phân hủy, khí CO2 để thải ra môi trường

- Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng, cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện hoạt động trao đổi chất

- Như vậy, sự trao đổi chất ở hai cấp độ này gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời

Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?

- Có 2 quá trình mâu thuẫn, đối nghịch nhau, nhưng có quan hệ mật thiết đó là: đồng hóa và dị hóa

- Đồng hóa là quá trình tổng hợp các nguyên liệu có sẵn trong tế bào thành những chất đặc trưng của tế bào, tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học

- Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa, bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào. Sự dị hóa tạo ra các sản phẩm phân hủy và khí CO2

 

docx 14 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 901Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong vòng tuần hoàn ?
*Hệ tuần hoàn máu gồm : tim và các hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn.
+ Tim 4 ngăn (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất), nửa phải máu đỏ thẫm, nửa trái máu đỏ tươi.
+ Hệ mạch :
- Động mạch : dẫn máu từ tim đến cơ quan.
- Tĩnh mạch : dẫn máu từ cơ quan đến tim.
- Mao mạch : Nối động mạch và tĩnh mạch (đường kính mao mạch nhỏ).
*Đường đi của máu
- Vòng tuần hoàn nhỏ : Máu đỏ thẫm (nhiều CO2) từ tâm nhĩ phải đến động mạch phổi, tới mao mạch phổi (trao đổi khớ lấy O2 nhường CO2 cho phổi) chuyển thành máu đỏ tươi, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái.
- Vũng tuần hoàn lớn: Mỏu đỏ tươi từ tâm thất trái vào động mạch chủ đi đến mao mạch cơ quan (trao đổi chất và trao đổi khí nhường O2 cho tế bào và nhận CO2) chuyền thành máu đỏ thẫm tập trung vào tĩnh mạch chủ trở về tõm nhĩ phải
Câu 14 Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi
- Tim hoạt động theo chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm 3 pha với khoảng thời gian là 0,8 giây. Như vậy 1 phút có khoảng 75 nhịp tim
 + Pha nhĩ co: đẩy máu xuống TT với thời gian là 0,1s
 + Pha thất co: đẩy máu vào ĐM với thời gian là 0,3s
 +Pha dãn chung: 0,4s.
Trong mỗi chu kỳ co dãn của tim thì tim chỉ làm việc 1 nữa thời gian còn 1 nửa thời gian tim được nghỉ ngơi. Nhờ có thời gian nghỉ ngơi mà các cơ tim phục hồi khả năng làm việc. Nên tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi.
Câu 15. Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa các loại mạch máu?
Các loại mạch
Sự khác biệt về cấu tạo
Động mạch
Thành có 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dầy hơn tĩnh mạch.
Lòng hẹp hơn tĩnh mạch.
Tĩnh mạch
Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và cơ trơn mỏng hơn động mạch.
Lòng rộng hơn của động mạch.
Có van 1 chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực.
Mao mạch
Nhỏ và phân nhánh nhiều.
Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì.
Lòng hẹp.
Câu 16/ Nêu các tác nhân gây hại cho tim mạch? Theo em cần có biện pháp gì và rèn luyện như thế nào để bảo vệ tim và hệ mạch?
 	 - Các tác nhân gây hại cho tim mạch: Có nhiều tác nhân bên ngoài và trong có hại cho tim mạch:
	 + Khuyết tật tim, phổi xơ.
	 + Sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao..
	 + Chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mở động vật.
	 + Do luyện tập thể thao quá sức.
	 + Một số vi rut, vi khuẩn
 	 - Biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim mạch:
	+ Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn
	+ Không sử dụng các chất kích thích
	+ Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẽ.
	+ Cần kiểm tra sức khỏe định kì
	+ Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch
	+ Hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch như mở đổng vật...
 - Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch:
	+ Lựa chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện cho phù hợp.
	+ Cần rèn luyện thường xuyên để nâng dần sức chiu đựng của tim mạch và cơ thể
CHƯƠNG IV: HÔ HẤP
Câu 17: Hô hấp có vai trò gì?Trình bày các cơ quan trong hệ hấp của người và nêu chức năng của chúng? 
*Hô hấp là quá trình không ngừng: Cung cấp ôxi cho tế bào cơ thể và Loại khí cacbonnic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
-Vai trò:
Cung cấp khí oxi cho tế bào để ôxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
*Hệ hô hấp gồm: các cơ quan ở đường dẫn khí và 2 lá phổi
 Đường dẫn khí :Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản có chức năng dẫn khí ra vào phổi, ngăn bụi, làm ẩm không khí vào phổi và bảo vệ phổi khỏi tác nhân có hại.
- Phổi: thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi
 Câu 18:Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp? Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là: bụi, khí độc (NO2; SOx; CO2; nicôtin...) và vi sinh vật gây bệnh lao phổi, viêm phổi, viêm họng, viêm amidan.
- Biện pháp 
+ Trồng nhiều cây xanh
+ Xây dựng môi trường trong sạch
+ Không hút thuốc lá
+ Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi
CHƯƠNG V: TIÊU HÓA
Câu 19: Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm? 
- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học:
 + Các chất hữu cơ: gluxit, lipit, prôtêin, vitamin, axit nuclêic
 + Các chất vô cơ: Muối khoáng, nước
 - Căn cứ vào đặc điểm biến đổi qua hoạt động tiêu hóa
 + Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin, axit nucleic
 + Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa: vitamin, mối khoáng, nước
Câu 20: Em hiểu như thế nào về nghĩa đen (theo mặt sinh học) của câu thành ngữ “ nhai kỹ no lâu”? Vậy trong khi ăn em cần chú ý điều gì?
- Nhai kỹ có tác dụng biến đổi thức ăn thành những phần tử nhỏ, tăng diện tích tiếp xúc với các enzim trong dịch tiêu hóa làm quá trình biến đổi thức ăn xảy ra triệt để hơn, hiệu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ nhiều hơn.
 - No lâu là chỉ việc no sinh lí. Do được nhai càng kỹ thì hiêu xuất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nên no lâu hơn. 
- Khi ăn Cần ăn chậm nhai kỹ
Câu 21: Hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như thế nào? Vì sao nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt?
 Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:
 -Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.
 + Tác dụng: Làm mềm nhuyễn thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt tạo viên vừa để nuốt.
 - Biến đổi hóa học: Hoạt động của Enzim trong nước bọt.
 + Tác dụng: Biến đổi 1 phần tinh bột ( Chín ) trong thức ăn thành đường Mantôzơ.
 Tinh bột amilaza Mantôzơ.
 pH=7,2; t0= 370C
Nhai cơm hay bánh mì lâu trong miệng thấy ngọt vì cơm bánh mì là tinh bột khi nhai trong miệng sẽ bị enzim amilaza biến đổi thành đường Mantôzơ nên thấy ngọt.
Câu 22: Ở ruột non diễn ra những hoạt động nào? Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì ? Những loại chất nào trong thức ăn còn cần được tiêu hóa ở ruột non?
-Hoạt động tiêu hóa thức ăn ở ruột non gồm hoạt động lí học và hoạt động hóa học.
- Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch tụy,dịch ruột ). 
- Những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột non là: Gluxit ( tinh bột, đường đôi ), protein, lipit.
Câu 23/ Cho biết các con đường vận chuyển, hấp thu các chất dinh dưỡng và vai trò của gan ?
 - Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo 2 con đường :
 +Vận chuyển theo đường bạch huyết : 70%Lipit, các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K)
 +Vận chuyển theo đường máu : đường, 30% (Glixerin và axit béo), axit amin, các vitamin tan trong nước, các muối khoáng, nước.
Vai trò của gan:
+ Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định.
+ Khử các chất độc bị lọt vào cùng chất dinh dưỡng.
Câu 24.Trình bày quá trình biến đổi thức ăn ở dạ dày?
Quá trình biến đổi thức ăn ở dạ dày.
* Biến đổi lí học.
- Sự tiết dịch vị giúp hoà loãng thức ăn.
- Sự co bóp của dạ dày giúp thức ăn được đảo trộn và thấm đều dịch vị
* Biến đổi hoá học.
- hoạt động của enzim pepsin phân cắt prôtêin chuỗi dài thành prôtêin chuỗi ngắn từ 3 – 10 axitamin.
Câu 25: Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng?
Cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
+ Niêm mạc ruột non có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ tăng diện tích bề mặt trong tăng 600 lần so với diện tich mặt ngoài.
+Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
+Ruột non rất dài 2,8 – 3 m ở người trưởng thành. Là phần dài nhất của ống tiêu hóa. Tổng diện tích bề mặt từ 400-500 m2.
Câu 26: Những đặc điểm nào của dạ dày giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò tiêu hóa các loại thức ăn? 
- Dạ dày hình túi, dung tích khoảng 3 lít
- Thành dạ dày có 4 lớp cơ bản: lớp màng bọc ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc
- Lớp cơ rất dày và khỏe gồm 3 lớp: cơ dọc cơ vòng và cơ chéo. 
- Lớp niêm mạc có nhiều tuyến có nhiều tuyến tiết dịch 
CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào? 
Ở cấp độ cơ thể, môi trường ngoài cung cấp nước, thức ăn, muối khoáng và oxi qua hệ tiêu hóa, hô hấp, đồng thời tiếp nhận các sản phẩm phân hủy, chất bã và khí CO2 từ cơ thể thải ra.
Hệ tiêu hóa đóng vai trò gì trong sự trao đổi chất? Hệ hô hấp có vai trò gì?
Qua hệ tiêu hóa, cơ thể tổng hợp nên những sản phẩm đặc trưng của mình, đồng thời thải bỏ các sản phẩm thừa ra ngoài hậu môn
Hệ hô hấp lấy oxi từ môi trường ngoài để cung cấp cho các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, và thải ra ngoài khí cacbonic
Máu và nước mô cung cấp những gì cho cơ thể? Hệ tuần hoàn có vai trò gì?
Chất dinh dưỡng và oxi từ máu chuyển qua nước mô, cung cấp cho tế bào thực hiện các chất năng sinh lí.
Khí CO2 và các sản phẩm bài tiết do tế bào thải ra đổ vào nước mô chuyển qua máu, nhờ máu chuyển đến các cơ quan bài tiết
Hoạt động sống của tế bào đã tạo ra những sản phẩm gì?
Hoạt động sống của tế bào tạo ra cá sản phẩm phân hủy và CO2
Những sản phẩm đó của tế bào đổ vào nước mô rồi vào máu và được đưa tới đâu?
- Các sản phẩm phân hủy sẽ được đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài
Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào?
Ở cấp độ tế bào, các chất dinh dưỡng và oxi nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho các hoạt động sống. 
Đồng thời, các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đến các cơ quan bài tiết. Còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài
Nêu mối quan hệ giữa sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào và sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể.
Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể cung cấp các chất dinh dưỡng và oxi cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm phân hủy, khí CO2 để thải ra môi trường
Trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng, cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện hoạt động trao đổi chất
Như vậy, sự trao đổi chất ở hai cấp độ này gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời
Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?
Có 2 quá trình mâu thuẫn, đối nghịch nhau, nhưng có quan hệ mật thiết đó là: đồng hóa và dị hóa
Đồng hóa là quá trình tổng hợp các nguyên liệu có sẵn trong tế bào thành những chất đặc trưng của tế bào, tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học
Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong quá trình đồng hóa, bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào. Sự dị hóa tạo ra các sản phẩm phân hủy và khí CO2
Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động gì?
Sinh công tổng hợp chất mới, sinh nhiệt để bù vào phần nhiệt đã mất.
Bảng so sánh đồng hóa và dị hóa:
Đồng hóa
Dị hóa
Xảy ra trong tế bào
Xảy ra trong tế bào
tổng hợp các chất
phân giải các chất
tích lũy năng lượng
giải phóng năng lượng
Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa:
Các chất được tổng hợp ở đồng hóa là nguyên liệu cho dị hóa. Do đó, năng lượng được tổng hợp ở đồng hóa sẽ được giải phóng trong quá trình dị hóa để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hóa. 2 quá trình này tuy trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau. Nếu không có đồng hóa thì sẽ không có nguyên liệu cho dị hóa và ngược lại, nếu không có dị hóa thì sẽ không có năng lượng cho hoạt động đồng hóa.
Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?
 Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ( khác nhau về độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào:
Lứa tuổi: Ở trẻ, cơ thể đang lớn nên quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa. Ngược lại ở người già, quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa
Vào thời điểm lao động, dị hóa lớn hơn đồng hóa. Lúc nghỉ ngơi, đồng hóa mạnh hơn dị hóa
Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng phụ thuộc vào:
Cơ chế thần kinh và ch\ơ chế thể dịch
Vì sao nói chuyển hóa vật và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?
- Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, mà năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nếu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống
Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hóa, dị hóa với bài tiết:
Đồng hóa: Tổng hợp các chất đặc trưng và tích lũy năng lượng ở các liên kết hóa học
Tiêu hóa: biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng hấp thụ vào máu
Dị hóa: phân giải chất đặc trưng thành các chất đơn giản và bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng
Bài tiết: thải sản phẩm phân hủy và sản phẩm thừa ra môi trường ngoài như: phân, nước tiểu, mồ hôi, CO2
Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?
Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra thường xuyên được máu phân phối khắp cơ thể và tỏa ra môi trường để đảm bảo thân nhiệt ổn định.
Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp và và tỏa nhiệt qua da, qua sự bốc hơi của mồ hôi. Vì thế, người lao động nặng hô hấp mạnh và đổ mồ hôi.
Vì sao mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoạc sởn gai ốc?
Mùa hè, da hồng hào vì mạch máo dưới da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.
Mùađông, khi trời rét, mạch máu dưới da co, lưu lượng máu qua da ít nên da bị tím tái. Ngoài ra, các cơ chân lông co làm sởn gai ốc để giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da.
Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió ( trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?
Mồ hôi sẽ không bay hơi và chảy thành dòng. Vì thế, nhiệt không bị mất đi qua da nên ta cảm thấy oi bức.
Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt: 
Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt. Khi trời nóng hay lao động nặng, mạch máu dưới da dãn ra giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hơi bay hơi sẽ lấy đi 1 nhiệt lượng của cơ thể. Khi trời rét, mao mạch dưới da co lại, cơ chân lông co để giảm sự tỏa nhiệt.
Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt.
Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là 1 biện pháp chống nóng, lạnh?
- rèn luyện thân thể cũng là 1 biện pháp để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể
Đề phòng cảm lạnh, cảm nóng trong lao động và sinh hoạt hằng ngày, em cần phải chú ý những điểm gì? ( 6 ý)
Đi nắng cần đội mũ
Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao
Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.
Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân: không ngồi nơi hút gió
Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư
Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và trời rét:
Trời nóng, mạch máu dưới da dãn ra, lưu lượng máu qua da nhiều làm da trở nên hồng hào tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.
Trời oi bức, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều, nhưng không bay hơi được sẽ chảy thành dòng.
Trời rét, mạch máu dưới da co lại, lưu lượng máu qua da cũng ít đi nên da ta tím tái. Ngoài ra, các cơ chân lông co làm giảm sự tỏa nhiệt
Hãy giải thích các câu: + trời nóng chống khát, trời rét chóng đói và + rét run cầm cập:
Khi trời rét, một phản xạ khác được thực hiện đó là sự tăng cường quá trình chuyển hóa để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: trời rét chống đói
Khi trời nóng, môi trường thông thoáng, có gió, độ ẩm không khí thấp, thì cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, mồ hơi bay hơi sẽ lấy đi 1 lượng nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chống khát
Khi trời quá lạnh, còn có hiện tượng các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.
Nêu vai trò của muối khoáng:
Muối khoáng là thành phần qua trọng của tế bào, đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương của tế bào
Tham gia vào thành phần cấu tạo của nhiều enzim
Đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng
Tóm tắt vai trò chủ yếu của 1 số vitamin:
Hãy cho biết thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như thế nào để cung cấp đủ vitam cho cơ thể?
đảm bảo cân đối thành phần thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.
Vì sao nói, thiếu vitamin D, trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương?
Vitamin D cần cho sự chuyển hóa canxi và photpho. Cơ thể chỉ hấp thụ được canxi khi có mặt của Vitamin D. Vì vậy, thiếu vitamin D, trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương
Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể?
- Vitamin thamj gia vào cấu trúc nhiều hệ enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Nếu thiếu vitamin gây rối loạn các hoạt động sinh lí, thừa sẽ gây các bệnh nguy hiểm.
Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ mang thai?
Sắt cần cho sự tạo thành hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hóa. Vì vậy, bà mẹ mang thai cần được bổ sung thức ăn giàu chất sắt để thai nhi phát triển tốt, người mẹ khỏe mạnh.
Vì sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn?
trong tro cỏ tranh có một số muối khoáng, tuy không nhiều, nhưng chủ yếu là muối kali. Vì vậy, việc ăn cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời , chứ không thể thay thế hoàn toàn muối ăn hằng ngày
Vì sao trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao?
ở những nước đang phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân thấp,
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành, người già, khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cao hơn người trưởng thành đặc việt là protein vì cần được tích lũy cho cơ thể phát triển.
Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì sự vận động của cơ thể kém người trẻ
Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
giới tính: Nam có nhu cầu dinh dưỡng coa hơn nữ
trạng thái cơ thế: người có kích thước lớn có nhu cầu cao hơn. Người bệnh mới ốm khỏi, cần nhiều dinh dưỡng hơn để phục hồi sức khỏe
Dạng hoạt động: người lao động nặng có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn vì tốn nhiều năng lượng hơn
Lứa tuổi: Trẻ em có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người già, ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, mà còn cần để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên.
Những loại thức ăn nào giàu chất đường bột ( gluxit)?
mía, sữa, khoai, sắn, hạt ngũ cốc
Những loại thực phẩm nào giàu chất béo?
mỡ động vật, dầu thực vật trong dừa, đậu tương, lạc, vừng
Những loại thực phẩm nào giàu chất đạm?
thịt, cá, đậu, đỗ
Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì?
Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
Giúp ta ăn ngon miệng
Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau, hoa quả tươi?
để đáp ứng nhu cầu vitamin của cơ thể
cung cấp thêm các chất xơ giúp hoạt động tiêu hóa dễ dàng.
Để xây dựng 1 khẩu phần ăn hợp lí, cần dựa trên những căn cứ nào:
Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
Đảm bảo đủ năng lượng, vitamin, muối khoáng và cân đối về thành phần các chất hữu cơ
Đảm bảo cân đối các thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
Thế nào là bữa ăn hợp lí, có chất lượng? Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình?
 Bữa ăn hợp lí, có chất lượng là:
Đảm bảo đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng
Có sự phối hợp đảm bảo cna6 đối tỉ lệ các thành phần thức ăn
Để nâng cao chất lượng bữa ăn cần:
Xây dựng kinh tế gia đình phát triển để đáp ứng nhu cầu ăn uống của gia đình
Làm cho bữa ăn hấp dẫn, ngon miệng bằng cấp:
+ Chế biến hợp khẩu vị
+ Bàn ăn và bát đũa phải sạch
+ Bày món ăn đẹp, hấp dẫn
+ Tinh thần sảng khoái, vui vẻ
CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT
Bài tiết là 1 hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã, chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
Hoạt động này do phổi, thận, da đảm nhiệm; trong đó, phổi đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết CO2; thận đóng vai trò quan trọng bài tiết các chất thải khác qua nước tiểu.
Các sản phẩm thải chủ yếu và cơ quan thực hiện bài tiết:( SGK )
- Thận thải tới 90% các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu ( trừ CO2), khoảng 10% còn lại do da đảm nhiệm.
Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?
Các sản phẩm thải cần được bà

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_8.docx