Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8

Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8

Câu 1: Em có nhận xét gì về tình hình nước Nhật trong những năm 1918 - 1929?

- Nhật Bản thu được nhiều lợi nhuận, không mất mát gì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và nhanh chóng trở thành cường quốc duy nhất ở châu Á.

- Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp:

+ Công nghiệp: Trong vòng 5 năm (1914 - 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần. Nhiều công ti mới xuất hiện, mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á.

+ Nông nghiệp: không có gì thay đổi, những tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại nặng nề ở nông thôn. Giá thực phẩm, nhất là giá gạo tăng cao làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.

- Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính làm cho 30 ngân hàng phải đóng cửa.

=> Như vậy, thời kì 1918 - 1929 chỉ là thời kì phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật Bản.

Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến kinh tế Nhật bản như thế nào? Nhật Bản đã làm gì để thoát khỏi khủng hoảng?

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật Bản.

+ Sản lượng công nghiệp giảm tới 1/3, ngoại thương giảm 80%, số người thất nghiệp lên tới 3 triệu.

+ Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt.

- Để đưa nước Nhật ra khỏi cuộc khủng hoảng và giải quyết những khó khăn, giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

- Tháng 9 - 1931. Nhật Bản tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, mở đầu cuộc xâm lược nước này với quy mô ngày càng rộng lớn, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.

- Trong thập niên 30, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng rộng rãi bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ Nhật Bản.

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản diễn ra mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước. Đã góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản

 

doc 25 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Lịch sử Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trực tiếp:
     + Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.
- Duyên cớ: 28/6/1914 Hoàng thân thừa kế ngôi vua Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi). Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi.
- Ngày 01/08/1914 Đức tuyên chiến với Nga
=> Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới
- Ngày 28/07/1914 áo - Hung tuyên chiến với Xecbi
- Ngày 03/08/1914 Đức tuyên chiến với Pháp
- Ngày 04/08/1914 Anh tuyên chiến với Đức
Câu 2: Kết cục của CTTG thứ nhất:
- Thiệt hại về người: 13,6 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị tàn phế.
- Thiệt hại về vật chất: Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỉ USD.
- Làm tổn thương về tâm lý cho nhiều thế hệ tại châu Âu.
- Châu Âu tụt hậu và vai trò lãnh đạo mà châu Âu đảm đương trong hơn 300 năm đã dần dần chuyển sang bên kia đại dương cho nước Mỹ.
- Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết đánh dầu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Câu 3: Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Là cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thụôc địa giữa các nuớc đế quốc, chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền
- Là cuộc chiến tranh xâm luợc và cuớp đọat lãnh thổ, thuộc địa đối phuơng
- Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa cả 2 phe tham chiến
BÀI 15: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917
Câu 1: Cách Mạng tháng Mười Nga năm 1917 ?
* Hoàn cảnh:
_ Sau cách mạng tháng Hai, nước Nga diễn ra tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính quyền Xô-viết công-nông, chính phủ tư sản lâm thời.
- Trước tình hình phức tạp đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích chủ trương tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. 
* Diễn biến:
_ Tới đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước, Lê-nin bí mật về Pê-tơ-rô-grats để trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
_ Đêm 24/10, cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân cách mạng đã làm chủ toàn bộ thành phố.
_ Đêm 25/10, Cung điện mùa đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời bị đánh chiếm. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ.
_ Tiếp đó, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va, đầu năm 1918 giành tháng lợi trên toàn nước Nga.
Câu 2: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga:
_ Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn.
_ Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới.
_ Cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
BÀI 16 LIÊN XÔ XD CNXH (1921 -1941)
Câu 1:Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới. Chính sách này đã tác động như thế nào đến tình hình nước Nga?
* Nội dung của Chính sách kinh tế mới:
- Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực (sau khi nộp đủ thuế lương thực quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa).
- Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ.
- Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ.
- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
* Tác động:
- Nhờ có Chính sách kinh tế mới, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước.
- Năm 1925, sản xuất công, nông nghiệp đạt mức sấp xỉ trước chiến tranh.
- Tạo cơ sở kinh tế, chính trị cho Liên Xô bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 2:Nêu những thành tựu về văn hóa - giáo dục của Liên Xô trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 - 1941) 
* Về văn hóa - giáo dục:
 - Xóa nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố.
- Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
BÀI 17 CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
Câu 1: Tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 - 1929:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước châu Âu, kể cả nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.
- Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917, một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở các nước tư bản trong những năm 1918-1923 (điển hình là ở Đức).
- Hàng loạt các Đảng Cộng sản lần lượt ra đời ở các nước tư bản châu Âu => Đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để lãnh đạo cách mạng, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) được thành lập.
- Các nước tư bản củng cố nền thống trị và khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng trước khi khủng hoảng kinh tế 1929-1933 diễn ra.
Câu 2: Trình bày những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với các nước tư bản châu Âu?
Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:
- Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,
- Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
- Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.
- Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Câu 3: Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 -1943?
- Quốc tế cộng sản là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
- Trong thời gian hoạt động (1919-1943), Quốc tế cộng sản đã tiến hành bảy lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.
- Trước nguy cơ phát triển của chủ nghĩa phát xít, Quốc tế Cộng sản đã kêu gọi nhân dân các nước thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.
=> Như vậy, Quốc tế Cộng sản có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) và những hậu quả của nó
- Tháng 10 - 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.
- Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng:
+ Một số nước tư bản như Anh, Pháp... tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội...
+ Một số nước khác như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị (thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chế độ khủng bố công khai) và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.
BÀI 18 NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
Câu 1: Trình bày nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph. Ru-dơ-ven.
* Nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph. Ru-dơ-ven:
- Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.
- Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
- Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
=> Nhờ những nội dung trên của Chính sách mới nước Mĩ đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
Câu 2: Kinh tế Mĩ đã phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX?
- Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
- Về công nghiệp:
+ Trong những năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69%.
+ Năm 1928, vượt quá sản lượng của toàn Châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép,
- Về tài chính: Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.
*Hạn chế:
Sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng => Dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
BÀI 19: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
Câu 1: Em có nhận xét gì về tình hình nước Nhật trong những năm 1918 - 1929?
- Nhật Bản thu được nhiều lợi nhuận, không mất mát gì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và nhanh chóng trở thành cường quốc duy nhất ở châu Á.
- Tuy nhiên, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp:
+ Công nghiệp: Trong vòng 5 năm (1914 - 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần. Nhiều công ti mới xuất hiện, mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á.
+ Nông nghiệp: không có gì thay đổi, những tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại nặng nề ở nông thôn. Giá thực phẩm, nhất là giá gạo tăng cao làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.
- Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính làm cho 30 ngân hàng phải đóng cửa.
=> Như vậy, thời kì 1918 - 1929 chỉ là thời kì phục hồi ngắn ngủi của nền kinh tế Nhật Bản.
Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến kinh tế Nhật bản như thế nào? Nhật Bản đã làm gì để thoát khỏi khủng hoảng?
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào kinh tế Nhật Bản.
+ Sản lượng công nghiệp giảm tới 1/3, ngoại thương giảm 80%, số người thất nghiệp lên tới 3 triệu.
+ Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt.
- Để đưa nước Nhật ra khỏi cuộc khủng hoảng và giải quyết những khó khăn, giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
- Tháng 9 - 1931. Nhật Bản tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, mở đầu cuộc xâm lược nước này với quy mô ngày càng rộng lớn, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.
- Trong thập niên 30, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng rộng rãi bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ Nhật Bản.
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản diễn ra mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước. Đã góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản
BÀI 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918-1939)
Câu 1 Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
- Các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, lan rộng khắp châu lục.
- Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam.
Câu 2: Sự thành lập các đảng cộng sản có tác động như thế nào đối với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á?
- Bắt đầu từ những năm 20 của thế kỉ XX, một số Đảng Cộng sản ở khu vực Đông Nam Á ra đời đã có tác động lớn đến phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á:
+ Các Đảng Cộng sản tham gia hoạt động cách mạng cũng như lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á.
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.
+ Các phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926-1927) ở In-đô-nê-xi-a và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930-1931) ở Việt Nam.
Câu 3. Những nét chung về tình hình các nước Đông Nam Á những năm 1918 - 1939
- Đầu thế kỉ XX:
+ Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
+ Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ “phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
+ Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc đã tác động trực tiếp đến các nước Đông Nam Á. Phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ.
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga cũng ảnh hưởng đến khu vực này.
Câu 4: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở châu Á lại bùng nổ mạnh mẽ?
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc để lại nhiều hậu quả nặng nề. Các nước đế quốc tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp những hậu quả do chiến tranh gây ra, làm tăng lên những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội các nước thuộc địa.
- Phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ.
- Đồng thời, thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga cũng có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á.
Câu 5: Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?
- Phong trào diễn ra sôi nổi với hình thức đấu tranh phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia.
- Các phong trào đấu tranh diễn ra theo hai khuynh hướng: vô sản và dân chủ tư sản.
+ Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng. Xuất hiện các Đảng Cộng sản ở khu vực, đầu tiên là Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (tháng 5-1920), đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.
+ Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, tuy chưa có phong trào nào thắng lợi nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.
- Từ năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giành độc lập chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.
Câu 6:Cách mạng Trung Quốc đã diễn ra như thế nào trong những năm 1919 - 1939?
Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939:
- Ngày 4-5-1919, phong trào Ngũ tứ bùng nổ với cuộc biểu tình của 3.000 học sinh yêu nước Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
- Tháng 7-1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
- Năm 1926-1927, nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị các vùng trong nước.
- Năm 1927-1937, diễn ra cuộc nội chiến cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị phản động của tập đoàn Quốc dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu.
- Tháng 7-1937, Trung Quốc chuyển sang thời kì Quốc - Cộng hợp tác cùng nhau kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.
BÀI 21: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2 (1939-1945)
Câu 1: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
_ Những mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau CTTG thứ I.
_ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm gay gắt thêm mâu thuẫn đó, dẫn tới việc lên cầm quyền của phe phát xít, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới
_ Mâu thuẫn giữa tất cả các nước đế quốc với Liên Xô.
_ Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ với phe phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô.
_ Ngày 1/9/1939 Đức đã tấn công Ba lan => CTTGII bùng nổ. 
Câu 2: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
-Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. 
- Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
BÀI 22: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KH-KT VÀ VH NT NỮA ĐẦU TK XX
Câu 1: Nửa đầu thế kỉ XX, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật.
+ Trong lĩnh vực Vật lí, sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh, đã mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không gian và thời gian. Các phát minh lớn về Vật lí học của thế kỉ XX, từ năng lượng nguyên tử đến lade, bán dẫn... đều có liên quan đến lí thuyết này.
+ Các lĩnh vực khác: Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất (Hải dương học, Khí tượng học...) đều đạt được những thành tựu to lớn.
+ Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh với phim có tiếng nói và phim màu...
- Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người. Nhưng mặt khác, nó cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới.
Câu 2: Hãy nêu những thành tựu của nền văn hóa Xô viết.
* Những thành tựu của nền văn hóa Xô viết:
- Về giáo dục:
+ Xóa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học
+ Sáng tạo chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết
+ Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân,
- Về khoa học - kĩ thuật: đạt được nhiều thành tựu rực rỡ và chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học thế giới.
- Về văn hóa - nghệ thuật:
+ Đấu tranh chống các tàn dư tư tưởng của chế độ cũ
+ Văn học - nghệ thuật phát triển với tên tuổi nhiều nhà văn, nghệ sĩ như: M. Goóc-ki, M. Sô-lô-khốp, L. Tôn-xtôi, Từ năm 1928 đến năm 1950 đã xuất bản 102 800 đầu sách văn học với tổng số 2.5 tỉ bản.
HỌC KÌ II
BÀI 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873
Câu 1. Tại sao TDP xâm lược nước ta?Pháp đã thất bại ở Đà Nẵng như thế nào?
* Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
* Sự thất bại của Pháp:
_ Triều đình cử Nguyễn Tri Phương làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam. Ông huy động nhân dân đắp lũy ngăn không cho quân Pháp tiến sâu vào nội địa.
_ Nhân dân ta thực hiện “vườn không nhà trống”, gây cho Pháp nhiều khó khăn.
_ Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh”, tháng 2/1859, Pháp kéo quân vào Gia Định.
Câu 2: Trình bày Nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
_ Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn.
_ Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
_ Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
_ Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
Câu 3: Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?
- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:
+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả.
+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).
+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.
- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...
- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.
Câu 4: Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_lich_su_lop_8.doc