Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 9

Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 9

Câu 14: Theo em, vì sao chúng ta cần phải chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình?

- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và tiến bộ, khát vọng của con người.

- Ngày nay ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh

Câu 15: Theo em, lòng yêu hoà bình thể hiện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày?

- Đặt mình vào vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ.

- Thừa nhận những điểm khác với mình;

- Dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn. Việc học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh của những người khác, sống hoà đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác, biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hoá khác.

Câu 15: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

Câu 16: Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại ?

- Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để hợp tác, cùng phát triển về nhiều mặt, kinh tế văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học ki thuật,. tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh mâu thuấn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

Câu 17: Trách nhiệm của công dân, học sinh.

- Là công dân Việt Nam chúng ta có trách nhiệm phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm thể hiện sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hằng ngày.

Câu 18: Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Hãy nêu một ví dụ về sự hợp tác?

- Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.

- Ví dụ : Nước ta hợp tác với Liên bang Nga trong khai thác dầu khí, hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, .

Câu 19: Theo em vì sao ngày nay phải hợp tác quốc tế?

- Giải quyết vấn đề toàn kì ảnh hưởng quốc gia mình như bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh.

- Nếu hợp tác tốt sẽ tạo điều kiện giúp nước nghèo phát triển, tránh được những thảm hoạ.

 

docx 10 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1118Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Giáo dục công dân Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu hiện của chí công vô tư là gì?
- Công bằng, chính trực, làm việc phải giống với lẽ phải, vì lợi ích chung, không thiên vị,.
Câu 3: Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, cộng đồng, xã hội ?
- Người chí công vô tư sống thanh thản.
- Được mọi người vị nể và kính trọng.
- Đem lại lợi ích cho tập thể, cho cộng đồng, cho xã hội đất nước góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Câu 4: Thế nào là tự chủ?
- Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi lúc ,mọi  nơi, hoàn cảnh, bình tĩnh, tự tin và biết điều chỉnh hành vi của mình.
Câu 5: Hãy nêu những biểu hiện của người có tính tự chủ?
- Biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống, không nao núng, hoang mang trước những khó khăn, không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực là biết tự ra quyết định cho bản thân.
Câu 6: Vì sao con người cần biết phải biết tự chủ ?
- Tự chủ là một đức tính quý giá, nhờ tính tự chủ mà con người biết sống đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. Tinh tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách cám dỗ.
Câu 7: Theo em, học sinh cần rèn luyện như thế nào để trở thành người có tính tự chủ cao ? Hãy nêu cách rèn luyện của em.
- Luôn có ý thức rèn luyện làm chủ những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân trong các hoạt động, các tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống hàng ngày
- Tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể; kiên định thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái tốt; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng (chia bè phái, mất đòan kết, trốn học, bỏ học, tham gia vào các tệ nạn xã hội...).
Câu 8: Vì sao con người cần phải biết tự chủ?
- Tính tự chủ rất cần thiết vì trong cuộc sống con người luôn luôn gặp những tình huống đòi hỏi phải có sẵn sự đúng đắn phù hợp.
- Tính tự chủ giúp con người tránh được những việc làm không đúng, sáng suốt, lựa chọn cách thức hiện mục đích cuộc sống của mình.
- Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tự chủ, biết xử sự như những người có văn hóa thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.
Bài 3: Dân chủ và kỉ luật.
Câu 9: Thế nào là dân chủ, kỉ luật ?
- Dân chủ là mọi người làm chủ được công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.
- Kỉ luật là những quy định chung của cộng đồng, của một tổ chức xã hội, mhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc.
Câu 10: Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào ?
- Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ hai chiều, thể hiện kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả, dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
Câu 11: Theo em, vì sao dân chủ phải đi đôi với kỷ luật ?
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
- Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, chất lượng lao động, hoạt động xã hội.
Câu 12: Theo em, học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật ?
- Để thực hiện tốt quyền làm chủ của mình và để rèn luyện tính kỉ luật, học sinh cần tham gia xây dựng nội quy trường lớp; tham gia ý kiến về các hoạt động của tập thể; thực hiện tốt nội quy của nhà trường, Điều lệ của Đội, của Đoàn; tôn trọng và thực hiện các quy định của cộng đồng nơi ở; 
Câu 13: Thế nào là hòa bình, bảo vệ hòa bình?
- Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
- Bảo vệ hoà bình là gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên, dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
* Sự đối lập giữa hòa bình và chiến tranh.
Hòa bình:
- Đem lại cuộc sống bình yên và tự do.
- Nhân dân được ấm no hạnh phúc.
- Là khát vọng của toàn nhân loại.
Chiến tranh:
- Gây đau thương, chết chóc.
- Đói nghèo, bệnh tật, không được học hành.
- Thành phố, làng mạc, nhà máy bị tàn phá.
- Là thảm họa của loài người.
* Phân biệt chiến tranh chinh nghĩa và chiến tranh phi nghĩa:
Chiến tranh chính nghĩa:
- Tiến hành chiến tranh chống xâm lược.
- Bảo vệ độc lập, tự do.
- Bảo vệ hòa bình.
Chiến tranh phi nghĩa:
- Gây chiến tranh, giết người, xâm lược.
- Xâm lược đất nước.
- Phá hoại hòa bình.
Câu 14: Theo em, vì sao chúng ta cần phải chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình?
- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và tiến bộ, khát vọng của con người.
- Ngày nay ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh
Câu 15: Theo em, lòng yêu hoà bình thể hiện như thế nào trong cuộc sống hằng ngày?
- Đặt mình vào vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ.
- Thừa nhận những điểm khác với mình;
- Dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn. Việc học hỏi những tinh hoa, những điểm mạnh của những người khác, sống hoà đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác, biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hoá khác.
Câu 15: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
Câu 16: Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi nước và của toàn nhân loại ?
- Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo cơ hội và điều kiện để hợp tác, cùng phát triển về nhiều mặt, kinh tế văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học ki thuật,... tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh mâu thuấn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
Câu 17: Trách nhiệm của công dân, học sinh.
- Là công dân Việt Nam chúng ta có trách nhiệm phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm thể hiện sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hằng ngày.
Câu 18: Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Hãy nêu một ví dụ về sự hợp tác?
- Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.
- Ví dụ : Nước ta hợp tác với Liên bang Nga trong khai thác dầu khí, hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, ...
Câu 19: Theo em vì sao ngày nay phải hợp tác quốc tế?
- Giải quyết vấn đề toàn kì ảnh hưởng quốc gia mình như bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh.
- Nếu hợp tác tốt sẽ tạo điều kiện giúp nước nghèo phát triển, tránh được những thảm hoạ.
Câu 20: Tại sao phải hợp tác quốc tế?
- Thế giới đang đứng trước vấn đề cấp thiết, đe doạ sự sống còn nhân loại.
- Vấn đề: môi trường, dân số, dịch bệnh.
- Để giải quyết vấn đề đó cần sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia , dân tộc riêng lẻ có thể tự giải quyết.
Câu 21: Nguyên tắc của đảng nhà nước ta
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng hai bên cùng có lợi.
- Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.
- Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Câu 22: Theo em, để có khả năng hợp tác có hiệu quả, học sinh cần rèn luyện như thế nào ?
Để có khả năng hợp tác có hiệu quả, học sinh cần :
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân như bảo vệ môi trường, tuyên truyền chính sách dân số, tuyên truyền phòng, chống HIV/DIDS và các dịch bệnh, ...
- Ủng hộ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế; tích cực vận động gia đình, bạn bè thực hiện chính sách; phê phán những hành vi, việc làm đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Câu 23: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Truyền thống: Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo, các tập quán tốt đẹp, ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Câu 24: Thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ, giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú hơn, sâu đậm hơn.
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.
Câu 25: Những thái độ, hành vi về tôn trọng truyền thống kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Tìm hiểu, sưu tầm, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Trân trọng, tự hào các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
- Giữ gìn và bảo vệ di tich lịch sử văn hóa dân tộc, các loại hình nghệ thuật truyền thống, tác phẩm nghệ thuật, món ăn truyền thống.
- Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc.
Câu 26: Theo em, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ?
Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần :
- Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi lĩnh vực.
- Tự hào, trân trọng và bảo vệ, giữ gìn các truyền thống.
- Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống.
Câu 27: Thế nào là năng động, sáng tạo?
- Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm.
- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có
Câu 28: Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào ?
- Năng động, sáng tạo giúp con người có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và xã hội.
Câu 29: Theo em, học sinh chúng ta cần làm gì để rèn luyện trở thành người năng động, sáng tạo ?
- Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được mà cần phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống.
- Đối với HS, để trở thành người năng động, sáng tạo trước hết phải có ý thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế.
Câu 30: Hãy nêu 2 biểu hiện năng động, sáng tạo và 2 biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo trong học tập của học sinh.
- Nêu được 2 biểu hiện năng động sáng tạo trong học tập, ví dụ: mạnh dạn học hỏi khi có điều gì chưa hiểu; tìm những cách giải bài tập khác nhau; sưu tầm thêm những bài tập ngoài sách giáo khoa; sưu tầm tư liệu để đọc thêm v.v .
- Nêu được 2 biểu hiện thiếu  năng động sáng tạo trong học tập, ví dụ: học thuộc lòng mà không hiểu bài (học vẹt); không chú ý vận dụng lý thuyết (lý thuyết suông); không biết liên hệ bài học với thực tế; chỉ biết làm theo thày, không tự tìm những cách giải khác v.v ...
Câu 31: Em hiểu thế nào làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất đinh.
Câu 32: Vì sao cần phải làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả ?
Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội, bởi vì :
- Tạo ra được nhiều sản phẩm  tốt, có chất lượng trong một thời gian ngắn sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
- Đồng thời bản thân người lao động sẽ thấy hạnh phúc, tự hào vì thành quả lao động của mình và họ sẽ có thu nhập cao, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
Câu 33: Theo em, để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cần có những yếu tố gì?
- Để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ tốt, lao động tự giác, tuân theo kỉ luật lao động, luôn năng động, sáng tạo.
Câu 34: Theo em, việc tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp học tập có phải là biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả không ? Vì sao ?
Việc tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp học tập là biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, vì : cải tiến phương pháp học tập giúp ta đỡ tốn thời gian học mà hiểu bài sâu, nắm vững kiến thức, kĩ năng, kết quả học tập cao.
Câu 35: Theo em, để có thể học tập có năng suất, chất lượng, hiệu quả, học sinh phải rèn luyện như thế nào ?
- Chủ động trong học tập, luôn tìm tòi, suy nghĩ, nghiên cứu cứu SGK và các tài liệu tham khảo khác.
- Mạnh dạn bày tỏ những băn khoăn, thắc mắc của bản thân, chia sẻ ý kiến, quan điểm riêng với bạn bè, thầy cô giáo, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Tích cực liên hệ, tự liên hệ, vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn,...
- Lí tưởng sống của dân tộc, dân loại về tiến bộ của bản thân luôn vươn tới sự hoàn thiện bản thân về mọi mặt, mong muốn gắn kết trí tuệ sức lực cho sự nghiệp chung.
 Bàn về khả năng sáng tạo của mỗi người, Bùi nói : “Sáng tạo là một phẩm chất không phải ai cũng có, cũng không phải rèn luyện mà có được, đó là do bẩm sinh. Cũng như trong học tập, có phải ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế thôi !”
          Em có tán thành ý kiến của Bùi không ? Vì sao ?
Không tán thành ý kiến của Bùi vì :
- Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có được, mà phải tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống.
- Học sinh nếu cố gắng cải tiến phương pháp, có phương pháp học tập phù hợp thì vẫn có thể học tốt.
  Hiện nay, đa số các bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, dân ca ....
- Hãy nêu suy nghĩ của em trước biểu hiện đó.
- Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc?
- Suy nghĩ của bản thân : Đó là biểu hiện không đúng đắn, vì nghệ thuật dân tộc cũng có nhiều giá trị nghệ thuật phong phú, độc đáo, được bạn bè các nước ưu chuộng, ca ngợi. Sở dĩ các bạn không thấy được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc là vì không chịu tìm hiểu, không hiểu được giá trị của nó.
- Để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc, giới trẻ cần tự hào và trân trọng các giá trị nghệ thuật truyền thống, phải quan tâm tìm hiểu, học tập để tiếp nối, phát triển, không để các truyền thống đó bị mai một đi.
Bài 8: Có ý kiến cho rằng học sinh không nên hợp tác với nhau trong học tập, vì như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?
Không đồng ý với ý kiến đó vì hợp tác trong học tập theo đúng nghĩa là phải trên cơ sở có sự nỗ lực cá nhân, mỗi người phải có sự chuẩn bị và có ý kiến riêng của mình để tham gia vào hoạt động học tập chung của nhóm. Vì vậy, hợp tác trong học tập không làm mất đi tính độc lập, tự chủ của mỗi cá nhân, trái lại qua học tập hợp tác, các ý kiến được bổ sung sẽ trở nên phong phú, giúp mỗi cá nhân học tập được nhiều hơn, tốt hơn.
Bài 9: Hôm đó, ở trường THCS thành phố H. xảy ra một sự việc đáng buồn. Mấy bạn nữ lớp 9B đánh hội đồng bạn T chỉ vì lí do “trông thấy ghét”. Đáng buồn hơn nữa là một số bạn chứng kiến cảnh đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến gì.
- Em có tán thành những hành vi trên không ? Vì sao ?
- Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ có thái độ như thế nào và sẽ làm gì ?
- Không tán thành những hành vi trên vì những hành vi đó thể hiện không biết sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày, thể hiện sự thiếu tôn trọng, kì thị với người khác, dùng vũ lực với bạn bè, thờ ơ trước hành vi sai trái.
- Nếu chứng kiến sự việc, em sẽ không đứng ngoài xem, tỏ thái độ phản đối hành vi đánh bạn, can ngăn các bạn không đánh bạn T. Nếu không can ngăn được thì báo cho những người có trách nhiệm biết để kịp thời ngăn chặn.
Bài 9: Duy là một học sinh hay gây gổ đánh nhau, cãi nhau với các bạn trong lớp, trong trường. Em hãy nhận xét hành vi của Duy. Em sẽ góp ý cho Duy như thế nào?
- Nhận xét hành vi của Duy: Hành vi của Duy không thể hiện lòng yêu hoà bình, vì người yêu hoà bình phải biết tôn trọng người khác, sống thân ái với mọi người. Ngoài ra, Duy còn vi phạm đạo đức, cư xử thiếu nhân ái và khoan dung đối với bạn bè.
- Góp ý cho Duy:
          - Nên gần gũi, lắng nghe để hiểu và thông cảm với bạn bè và được bạn bè thông cảm hơn.
          - Không dùng vũ lực để ép buộc bạn bè theo ý mình.
          - Không nên nóng nảy mà phải biết tự kiềm chế, làm chủ bản thân trong mọi tình huống quan hệ và giao tiếp.
Bài 11: Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ phải là người luôn luôn hành động theo ý mình, không cần quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh.
Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
- Không tán thành ý kiến đó.                                          
- Giải thích: Người biết tự chủ cần phải quan tâm đến hoàn cảnh và mọi người xung quanh mình vì:
+ Tự chủ không có nghĩa là sống một cách đơn độc, khép kín, mà vẫn cần giao tiếp và hoạt động.         
+ Người biết tự chủ là người phải luôn biết biết lắng nghe ý kiến của mọi người để tự điều chỉnh thái độ, hành vi của mình theo hướng đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh, tình huống.
Bài 12: Lan và Hoà là đôi bạn thân. Hôm nay Lan là cờ đỏ, Lan đi kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của các bạn. Hoà làm thiếu bài tập, nhưng Lan lại báo cáo với lớp là Hoà làm bài đủ.
  Em hãy nhận xét hành vi của Lan.
          Nếu là Lan, em sẽ cư xử như thế nào?
- Hành vi của Lan là thiếu trung thực và không chí công vô tư vì chỉ xuất phát từ tình cảm riêng, không vì lợi ích chung của cả lớp. Việc làm đó là thiên vị, không công bằng, không tôn trọng lẽ phải.
- Nêu cách ứng xử: Nếu ở địa vị Lan, em sẽ báo cáo trung thực về thiếu sót của Hoà và sau đó sẽ gặp Hoà để tìm hiểu nguyên nhân, giải thích lý do vì sao em phải báo cáo đúng sự thật để Hoà hiểu và thông cảm, góp ý và động viên Hoà cố gắng sửa chữa thiếu sót.
Bài 13: Có ý kiến cho rằng chỉ người lớn, nhất là những người có chức có quyền mới phải rèn luyện phẩm chất chí công vô tư, học sinh còn nhỏ không có điều kiện để rèn luyện phẩm chất đó.
          Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Không tán thành ý kiến đó, vì phẩm chất chí công vô tư thể hiện trong cuộc sống hằng ngày và ai cũng phải rèn luyện và thực hiện. Học sinh có thể thực hiện như: tích cực tham gia các hoạt động của tập thể, không bao che cho những việc làm sai trái, bảo vệ lẽ phải, công bằng khi nhận xét, đánh giá người khác ....
Bài 14: Chủ nhật, Hằng được bố mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới đúng mốt bộ nào Hằng cũng thích em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. buổi đi chơi phố mất vui . Em hãy nhận xét việc làm của Hằng.  em sẽ tkhuyên Hằng như thế nào
- Việc việc làm của Hằng biểu hiện của một người không có tính tự chủ, đúng ra Hằng chỉ nên chọn một bộ bằng, đằng này bộ nào Hằng cũng thích hết . Hành vi của Hằng đã làm mẹ bực bội.
Em sẽ khuyên Hằng: bạn làm như vậy là không nên vì mẹ không thể chiều theo ý thích của Hằng để mua hết những bộ nào hằg thích được làm như vậy là để hằng không suy nghĩ chín chắn, hành vi của Hằng là sai , Bạn cần phải biết rút kinh nghiệm.
Bài 15: Em có suy nghĩ gì về thực trạng giao thông của nước ta hiện nay? Hãy nêu một số giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông.
    - Em có suy nghĩ gì về thực trạng giao thông của nước ta hiện nay? Hãy nêu một số giải pháp nhằm hạn chế tai nạn giao thông.
Thực trạng giao thông của nước ta rất phức tạp, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Nêu một số giải pháp
Bài 16: Nhà hàng xóm của bạn B chăn nuôi heo nhiều nên mùi hôi thối bay vào nhà bạn B. Bạn B bảo mẹ qua chửi nhưng mẹ bạn B sợ mất 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9.docx