-Nắm chắc mục tiêu, nội dung kiến thức bài dạy, phương pháp giảng dạy bộ môn , các thủ thuật, trò chơi, chuẩn bị tốt giáo án, những kiến thức liên quan đến bài dạy và khai thác sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học và thường xuyên khai thác trao đổi bài soạn qua mạng Internet.
- Không ngừng học tập, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân, tìm tòi phương pháp dạy Ngoại Ngữ hiện đại, tối ưu nhằm khơi dậy ở học sinh niềm đam mê, hứng thú trong học tập.
- Thường xuyên thảo luận trao đổi ý kiến, đúc rút kinh nghiệm về nội dung kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy bộ môn với các bạn đồng nghiệp qua dự giờ thăm lớp, thao giảng, giải các đề thi, các bài tập khó.
- Chú trọng áp dụng phương pháp giao tiếp trong dạy và học, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp của học sinh là chìa khoá thành công, việc cung cấp kiến thức là quan trọng trong việc dạy và học Ngoại Ngữ.
- Cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản cho HS, thiết kế , tổ chức và hướng dẫn các hoạt động dạy và học, luôn luôn sáng tạo, thay đổi các hoạt động dạy học trên lớp, tránh sự nhàm chán trong giờ học .
- Trong quá trình dạy học phải luôn luôn chú ý đến cả ba đối tượng học sinh (khá giỏi, trung bình và học sinh còn yếu), thiết kế các hoạt động đa dạng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, ưu tiên dành thời gian cho học sinh luyện tập, thực hành nhiều hơn.
-Hướng dẫn học sinh áp dụng các phương pháp học tập đem lại hiệu quả cao nhất.
các trường trong huyện đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học trong đó có trường tiểu học Hồng Phương của chúng ta và đã đạt được những kết quả nhất định. Cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, bộ môn Tiếng Anh – mặc dù là một bộ môn có đặc trưng riêng, phong phú về nội dung, thiết thực và luôn cập nhật với sự phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế – xã hội, nội dung kiến thức ở một số bài trong chương trình mang tính trừu tượng cao, nhưng giáo viên trong tổ chúng tôi đã không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp dạy học: từ việc vận dụng các phương pháp dạy học mới như đàm thoại, nêu vấn đề, phương pháp làm việc theo cặp, theo nhóm......, cho đến việc ứng dụng CNTT vào dạy học làm cho tiết dạy sinh động, có hiệu quả cao, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh. Học sinh thực sự say mê, thích thú và làm việc có hiệu quả cao trong đa số những giờ học có ứng dụng CNTT. 2. Những thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học môn Tiếng Anh ở trường tiểu học Hồng Phương - Sự quyết tâm cao của nhà trường về việc đổi mới phương pháp dạy học. - Nhà trường đã được trang bị khá đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phục vụ cho đổi mới phương pháp: các phòng học bộ môn, thư viện, phòng chức năng, phòng máy... - Tổ chức lớp học vi tính cho cán bộ giáo viên: Tin học căn bản, tập huấn một số phần mềm thông dụng cho giáo viên và tổ cũng đã tổ chức nhiều buổi tập huấn cho GV trong tổ ứng dụng phần mềm powerpoint vào bài giảng điện tử. - Tổ chức các tiết dạy dự giờ, thao giảng sử dụng CNTT được hầu hêt giáo viên nhiệt tình tham gia. - Có một số giáo viên đã sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính, thuận lợi cho việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy học. - Được sự ủng hộ tích cực của học sinh, đa số học sinh mong muốn được học những giờ học ứng dụng CNTT. - Đặc biệt là tổ chúng tôi đã thành công khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học bằng phần mềm 3. Những hạn chế trong việc ứng dụng CNTT vào việc dạy và học môn Tiếng Anh ở trường tiểu học Hồng Phương * Về phía giáo viên: - Một số giáo viên vẫn còn quen với phương pháp dạy truyền thống. - Nhiều giáo viên ngại sử dụng CNTT do tốn thời gian, công sức. - Một số GV ứng dụng CNTT vào dạy học, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình diễn. Nếu giáo viên không sử dụng kết hợp phong phú với các phương pháp dạy học khác thì đôi khi ứng dụng CNTT vào dạy học sẽ làm giảm phần nào sự giao tiếp giữa thầy và trò. - Sử dụng một số thông tin, phim, ảnh thật sự không cần thiết làm mất thời gian nhưng hiệu quả giờ dạy không cao. - Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, một số giáo viên thao tác quá nhanh, học sinh không kịp chép bài, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và mức độ hiểu bài của các em không cao. * Về phía học sinh: Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ học có ứng dụng CNTT. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục cụ thể như sau: - Một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem phim, ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy giáo giảng quên cả việc ghi bài. - Một số học sinh gặp khó khăn trong việc ghi chép bài: không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀO BÀI DẠY TIẾNG ANH Để nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh đòi hỏi cả GV,HS, Nhà trường và Ngành giáo dục cùng phải góp sức, trong đó yếu tố quyết định phần lớn là GV và HS. Giáo viên và HS cần làm tốt những việc sau : Đối với giáo viên: -Nắm chắc mục tiêu, nội dung kiến thức bài dạy, phương pháp giảng dạy bộ môn , các thủ thuật, trò chơi, chuẩn bị tốt giáo án, những kiến thức liên quan đến bài dạy và khai thác sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học và thường xuyên khai thác trao đổi bài soạn qua mạng Internet. - Không ngừng học tập, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân, tìm tòi phương pháp dạy Ngoại Ngữ hiện đại, tối ưu nhằm khơi dậy ở học sinh niềm đam mê, hứng thú trong học tập. - Thường xuyên thảo luận trao đổi ý kiến, đúc rút kinh nghiệm về nội dung kiến thức cũng như phương pháp giảng dạy bộ môn với các bạn đồng nghiệp qua dự giờ thăm lớp, thao giảng, giải các đề thi, các bài tập khó. - Chú trọng áp dụng phương pháp giao tiếp trong dạy và học, coi việc hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp của học sinh là chìa khoá thành công, việc cung cấp kiến thức là quan trọng trong việc dạy và học Ngoại Ngữ. - Cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản cho HS, thiết kế , tổ chức và hướng dẫn các hoạt động dạy và học, luôn luôn sáng tạo, thay đổi các hoạt động dạy học trên lớp, tránh sự nhàm chán trong giờ học . - Trong quá trình dạy học phải luôn luôn chú ý đến cả ba đối tượng học sinh (khá giỏi, trung bình và học sinh còn yếu), thiết kế các hoạt động đa dạng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, ưu tiên dành thời gian cho học sinh luyện tập, thực hành nhiều hơn. -Hướng dẫn học sinh áp dụng các phương pháp học tập đem lại hiệu quả cao nhất. - Hạn chế sử dụng Tiếng Việt trong khi giảng dạy, khi giao tiếp với HS; tăng dần mức độ sử dụng Tiếng Anh trên lớp, sử dụng Tiếng Anh và Tiếng Việt một cách hợp lý, xen kẽ các câu Tiếng Anh đơn giản trong các tình huống cụ thể cùng với các động tác hoặc điệu bộ. - Luôn chú trọng ưu tiên phát triển hai kỹ năng nghe và nói cho HS ngay từ những lớp đầu cấp. Muốn vậy GV phải hình thành cho HS kỹ năng hoạt động theo nhóm, theo cặp sao cho thành thạo và thường xuyên rèn luyện kỹ năng này trong giờ học. Có thái độ vui vẻ, thân thiện với HS trong giờ học tạo cảm giác yên tâm, thoải mái cho HS, giúp các em có tâm thế tốt để tiếp thu bài (việc này chúng ta có thể bắt đầu ngay từ bước Warm up). - Một việc cũng rất quan trọng khi dạy Ngoại Ngữ là giáo viên phải tạo ra được “môi trường học tiếng” trong giờ học. Điều này tạo ra sự khác biệt giữa một giờ học tiếng nước ngoài với các giờ học khác. - Chủ động, tự giác tìm tòi, bồi dưỡng kiến thức về CNTT, thường xuyên áp dụng những kiến thức này trong quá trình dạy học. - Thường xuyên trao đổi kiến thức thông tin về CNTT với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường . - Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các giờ thao giảng ứng dụng CNTT, các buổi sinh hoạt chuyên môn về CNTT, cập nhật những tiến bộ áp dụng cho bài soạn giảng. Đối với học sinh : - Cần lựa chọn cho mình một phương pháp học phù hợp với đặc trưng của bộ môn học, nắm vững kiến thức cơ bản trong chương trình học về hệ thống từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp,.... - Có đủ các loại tài liệu tối thiểu phục vụ cho việc học, như từ điển, sách ngữ pháp và sách nâng cao - Xác định đúng động cơ học tập, chủ động , tích cực tham gia các hoạt động giao tiếp dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong lớp học (hoạt động độc lập, làm việc theo cặp, nhóm). - Thường xuyên sử dụng Tiếng Anh đơn giản khi giao tiếp với bạn bè trong lớp cũng như ngoài lớp học, rèn kỹ năng tư duy bằng Tiếng Anh (học sinh sử dụng vốn kiến thức Tiếng Anh của mình để diễn đạt một câu hoặc một vấn đề nào đó chứ không phải là diễn đạt câu đó hoặc vấn đề đó bằng Tiếng Việt rồi sau đó dịch sang Tiếng Anh). - Tự giác chăm chỉ học ở nhà, làm đầy đủ các bài tập, thường xuyên tự học, tự thực hành các kỹ năng nghe, nói ,đọc ,viết cho bản thân. - Đa dạng hoá nguồn tư liệu học tập, học qua các phương tiện truyền thông như đài, Ti vi, đọc truyện, báo viết bằng Tiếng Anh; xem hoặc nghe băng, đĩa hình, các phần mềm học Ngoại Ngữ phù hợp với lứa tuổi,.... 3. Về phía nhà trường: Thường xuyên tu sửa , nâng cấp CSVC hiện có trong điều kiện có thể, để GV và HS có nhiều cơ hội giao tiếp, rèn luyện kỹ năng nghe, nói thông qua các thiết bị như,Đài,Vi tính, tranh ảnh, câu lạc bộ nói tiếng Anh ... III. KẾT LUẬN Việc ứng dụng CNTT trong dạy Tiếng Anh đem lại cho người dạy và người học nhiều hứng thú, và làm cho bài học trở lên sinh động, hấp dẫn hơn .Từ đó tăng hiệu quả của việc dạy và học .Vì thế chúng ta phải làm sao để việc sử dụng Tiếng Anh và ứng dụng CNTT trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của GV và HS. Tuy nhiên giống như mọi vấn đề khác, việc sử dụng Tiếng Anh và ứng dụng CNTT để dạy Tiếng Anh cũng có hai mặt. Việc áp dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy nhằm phát huy mặt tích cực, đồng thời giảm thiểu mặt hạn chế của vấn đề là nhiệm vụ của mỗi giáo viên và mỗi học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường nói riêng, của ngành GD nói chung góp phần vào công cuộc xây dựng đổi mới công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học môn Tiếng Anh tốt sẽ quyết định đến kết quả của việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng và trình độ suy luận trong các kỳ thi. Song giáo viên không nên gây tình trạng quá căng thẳng cho học sinh. Vì chính điều này sẽ dẫn đến kết quả rất hạn chế. Việc dạy và học đạt kết quả tốt khi việc giảng dạy và học tập được thực hiện chu đáo trong cả quá trình dạy và học. Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung, đối với môn Tiếng Anh nói riêng đóng vai trò rất quan trọng vào sự thành công trong quá trình dạy và học. Trên đây là toàn bộ báo cáo của tôi về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn tiếng Anh ở trường tiểu học Hồng Phương, tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, quý thầy cô về dự hội thảo hôm nay để chúng ta cùng nhau hoàn thiện chuyên đề này được tốt hơn và nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quí Thầy - Cô.! V.Ứng dụng công nghệ thông tin trong bài dạy cụ thể lớp 3 PERIOD: 59 UNIT 10: WHAT DO YOU DO AT BREAK TIME? Lesson 1: 1 – 2 - 3 Objective Ss will be able to ask and answer questions about break-time activities. Language focus Vocabulary: break time, play, ba
Tài liệu đính kèm: