Bước 1: Giáo viên nêu mục đích và hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
* Tên trò chơi hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn các em tham gia chơi.
+ VD: “ Du hành vũ trụ”; “ Bức thư bí mật”; “ Ô chữ kì diệu”
* Mục đích trò chơi sẽ giúp các em định hình được mình tham gia chơi để làm gì? mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi này?.từ đó học sinh xác định nhiệm vụ của bản thân trong khi chơi.
* Hướng dẫn cách chơi cụ thể giúp các em hiểu được từng bước hoạt động mà mình phải tiến hành.
* Luật chơi rõ ràng giúp các em chơi tích cực, tự giác.
* Hình thức “thưởng- phạt” sẽ là động cơ thúc đẩy sự cố gắng của mình.
Bước 2: Học sinh tham gia chơi.( Học sinh có thể chơi thử nếu cần thiết).
Khi các em đã hiểu rõ mục đích, cách chơi và luật chơi, các em sẽ tham gia trò chơi một cách chủ động, tự tin, hào hứng. Ở bước này, học sinh là người quyết định cho kết quả của trò chơi, do vậy các em phải làm việc tích cực, tuy nhiên ở 1 số trò chơi học sinh vẫn cần có sự giúp đỡ của giáo viên hoặc sự tán thưởng của bạn. Ở những trò chơi hình thành kiến thức mới, giáo viên cần quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ các em nếu các em còn lúng túng. Ở trò chơi củng cố nội dung vừa học, bè bạn cũng cần có sự động viên bằng những tràng vỗ tay. (nhưng không quá ồn ào tránh ảnh hưởng đến lớp khác).
Bước 3: Nhận xét, đánh giá.
Đây là bước thu hoạch của cả một quá trình chuẩn bị và làm việc ở trên. Bởi vậy, giáo viên không được coi nhẹ bước này.
Sau khi các đội chơi đã hoàn thành, giáo viên hoặc cán sự môn học sẽ là trọng tài để phân định “thắng - thua” và quan trọng hơn là kết luận được rút ra để hình thành kiến thức mới hoặc để nhấn mạnh , khắc sâu kiến thức đã học.
- Học sinh (hoặc đại diện của đội chơi ) báo cáo kết quả .
- Trọng tài đánh giá, phân định “thắng-thua’’- tuyên dương đội thắng cuộc.
- Em học tập được gì qua trò chơi?
Với sự chuẩn bị chu đáo, từ khâu soạn bài, chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ đến khâu tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi và bước thu hoạch ở phần đánh giá, nhận xét rồi đi đến nội dung bài học cần rút ra, chắc chắn trò chơi học tập sẽ mang lại hiệu quả cao trong các tiết học Tự nhiên & xã hội.
: “ Tổ chức trò chơi học tập để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2’’ PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 được biên soạn theo quan điểm tích hợp: Tự nhiên, con người và xã hội. Trong đó con người với những hoạt động của mình vừa là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội,vừa tác động đến tự nhiên và xã hội. Được phát triển theo nguyên tắc từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp. Được lựa chọn thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa với học sinh, giúp các em có khả năng thích ứng với cuộc sống hàng ngày. Vui chơi là một hoạt động không thể thiếu được của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học. Bởi lẽ, nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này. Bởi vậy Trò chơi học tập được đánh giá cao trong giảng dạy. 1. Khái niệm trò chơi học tập * Trò chơi học tập là gì? Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó còn là con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của HS. Phương pháp tổ chức trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học của thầy và trò mà nó còn tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy, tưởng tượng của học sinh . Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc giáo viên hướng dẫn HS hoàn thành tốt phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa. * Tổ chức trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp học tập có hiệu quả của học sinh. Thông qua trò chơi, học sinh được tập luyện, làm việc cá nhân, làm việc theo đơn vị tập thể theo sự phân công với tinh thần hợp tác. 2. Các yêu cầu khi xây dựng trò chơi học tập 2.1. Giáo viên cần lựa chọn nội dung bài dạy phù hợp với nội dung trò chơi Không phải tiết Tự nhiên và xã hội nào cũng cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học tập. Nếu như vậy thì giáo viên đã quá lạm dụng phương pháp này. Vì thế, với mỗi tiết dạy, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học, lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung từng phần, áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong tiết dạy sao cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu bài tích cực, chủ động hơn. Tuỳ từng bài mà giáo viên sử dụng phương pháp Trò chơi học tập cho thích hợp. 2.2 Giúp học sinh xác định rõ mục đích của trò chơi Trước khi tổ chức cho học sinh tham gia chơi, giáo viên cần giúp học sinh hiểu: Qua trò chơi, các em sẽ tìm được những kiến thức gì, cũng cố hay khắc sâu, hệ thống được những kiến thức gì? Phần lớn Trò chơi học tập trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 ở 2 dạng kiến thức: chơi để khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học. - Cách nêu mục tiêu của trò chơi, giáo viên cần đưa ra một cách khéo léo, hấp dẫn, có tính chất gợi mở để tạo sự tò mò khám phá cho học sinh . - Sau khi các em đã hiểu được mục đích của trò chơi, thấy được sự hấp dẫn của trò chơi các em sẽ chủ động tham gia chơi mà không cần giáo viên ép buộc. Để có được điều đó, giáo viên cần xây dựng trò chơi học tập sao cho hợp lý ; hợp lý về thời gian; hợp lý về hình thức chơi ; về luật chơi ; về hình thức khen thưởng 2. 3. Sự chuẩn bị đồ dùng học tập cho học sinh tham gia trò chơi. Đối với mỗi tiết học nói chung hay với mỗi trò chơi học tập nói riêng, giáo viên cần xác định rõ: Để phục vụ cho trò chơi này cần đến những đồ dùng nào? dụng cụ nào? phương tiện nào?... từ đó, giáo viên dành thời gian để chuẩn bị ( hoặc giao cho học sinh chuẩn bị ) chu đáo. Sự chuẩn bị chu đáo, hấp đẫn sẽ tạo niềm hứng khởi, thu hút học sinh tham gia. Sự rõ ràng, khoa học sẽ giúp các em dễ tìm hiểu, dễ nhận biết kiến thức, nhiệm vụ của bản thân trong quá trình tham gia chơi. Sự chuẩn bị cho một trò chơi không nhất thiết phải quá cầu kì, đôi khi còn dễ tìm, dễ kiếm . 2. 4. Xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi. Để xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi, giáo viên cần đọc kĩ mục tiêu tiết dạy, mục tiêu của trò chơi để phân bố thời gian cho hợp lý. Ở những trò chơi hình thành kiến thức mới, hoạt động này được diễn ra đầu tiết học hoặc đầu một phần nội dung bài học. Những trò chơi để củng cố nội dung kiến thức đã học thường diễn ra cuối tiết học hoặc cuối 1 phần nội dung vừa học. Tuy nhiên, trò chơi diễn ra vào thời điểm nào, giáo viên cũng cần xác định thời gian cho hợp lý, không để ảnh hưởng đến thời gian của tiết học hoặc thời gian của tiết học khác. 2. 5. Địa diểm và đối tượng học sinh tham gia chơi. Phần lớn các trò chơi được diễn ra trong lớp học. Tuy vậy, với mỗi trò chơi cũng cần có khoảng không gian chơi cho phù hợp. Với những trò chơi cần không gian rộng, giáo viên cần tổ chức ngoài trời hoặc sắp xếp bàn ghế gọn gàng để học sinh tham gia trò chơi một cách thoải mái. Khi sự chuẩn bị đã chu đáo, giáo viên sẽ tổ chức trò chơi học tập cho các em tham gia sao cho học sinh hào hứng làm việc và thu được kết quả tốt, đó là điều hết sức quan trọng. 3. Tiến hành tổ chức Trò chơi học tập. Với mỗi trò chơi giáo viên cần tiến hành qua 3 bước sau: Bước 1: Giáo viên nêu mục đích và hướng dẫn cách chơi, luật chơi. * Tên trò chơi hấp dẫn, dễ hiểu sẽ lôi cuốn các em tham gia chơi. + VD: “ Du hành vũ trụ”; “ Bức thư bí mật”; “ Ô chữ kì diệu” * Mục đích trò chơi sẽ giúp các em định hình được mình tham gia chơi để làm gì? mình sẽ tìm thấy kiến thức gì qua trò chơi này?...từ đó học sinh xác định nhiệm vụ của bản thân trong khi chơi. * Hướng dẫn cách chơi cụ thể giúp các em hiểu được từng bước hoạt động mà mình phải tiến hành. * Luật chơi rõ ràng giúp các em chơi tích cực, tự giác. * Hình thức “thưởng- phạt” sẽ là động cơ thúc đẩy sự cố gắng của mình. Bước 2: Học sinh tham gia chơi.( Học sinh có thể chơi thử nếu cần thiết). Khi các em đã hiểu rõ mục đích, cách chơi và luật chơi, các em sẽ tham gia trò chơi một cách chủ động, tự tin, hào hứng. Ở bước này, học sinh là người quyết định cho kết quả của trò chơi, do vậy các em phải làm việc tích cực, tuy nhiên ở 1 số trò chơi học sinh vẫn cần có sự giúp đỡ của giáo viên hoặc sự tán thưởng của bạn. Ở những trò chơi hình thành kiến thức mới, giáo viên cần quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ các em nếu các em còn lúng túng. Ở trò chơi củng cố nội dung vừa học, bè bạn cũng cần có sự động viên bằng những tràng vỗ tay... (nhưng không quá ồn ào tránh ảnh hưởng đến lớp khác). Bước 3: Nhận xét, đánh giá. Đây là bước thu hoạch của cả một quá trình chuẩn bị và làm việc ở trên. Bởi vậy, giáo viên không được coi nhẹ bước này. Sau khi các đội chơi đã hoàn thành, giáo viên hoặc cán sự môn học sẽ là trọng tài để phân định “thắng - thua” và quan trọng hơn là kết luận được rút ra để hình thành kiến thức mới hoặc để nhấn mạnh , khắc sâu kiến thức đã học. - Học sinh (hoặc đại diện của đội chơi ) báo cáo kết quả . - Trọng tài đánh giá, phân định “thắng-thua’’- tuyên dương đội thắng cuộc. - Em học tập được gì qua trò chơi? Với sự chuẩn bị chu đáo, từ khâu soạn bài, chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ đến khâu tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi và bước thu hoạch ở phần đánh giá, nhận xét rồi đi đến nội dung bài học cần rút ra, chắc chắn trò chơi học tập sẽ mang lại hiệu quả cao trong các tiết học Tự nhiên & xã hội. 4. BÀI SOẠN MINH HỌA Tự nhiên và Xã hội Các thành viên trong nhà trường I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học sinh biết các thành viên trong nhà trường : Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Giáo viên, các nhân viên khác và học sinh. - Biết công việc của từng thành viên trong nhà trường và vai trò của họ đối với trường học. 2. Kĩ năng - Nhận biết nhiệm vụ của từng thành viên trong nhà trường. 3. Thái độ -Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường. II. Đồ dùng Tranh vẽ trang 34,35. Máy chiếu, máy tính III. Các hoạt động dạy học 1.Bài cũ : Học sinh thực hiện các yêu cầu. - Giới thiệu về trường mình. - Kể tên các phòng trong trường em . - Giáo viên nhận xét. 2.Bài mới : 2.1.Giới thiệu bài. 2.2. Các hoạt động Hoạt động 1 : Các thành viên trong nhà trường và công việc của họ. - Giáo viên giới thiệu tranh - yêu cầu học sinh chỉ và nói về công việc của từng thành viên trong hình và vai trò của họ đối với trường học. - Chia nhóm 4 - Gợi ý: +Tranh 1 vẽ ai? Người đó có vai trò gì? +Tranh 2 vẽ ai? Người đó có vai trò gì? +Tranh 3 vẽ ai? Người đó có vai trò gì? +Tranh 4 vẽ ai? Người đó có vai trò gì? +Tranh 5 vẽ ai? Người đó có vai trò gì? +Tranh 6 vẽ ai? Người đó có vai trò gì? - yêu cầu các nhóm trình bày - GV kết luận : Trong nhà trường có thầy (cô) hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, các thầy (cô) giáo, và các cán bộ nhân viên khác. Thầy (cô) Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng là những người lãnh đạo, quản lí nhà trường; thầy cô giáo dạy học sinh, bác bảo vệ trông coi, giữ gìn trường lớp, bác lao công quét dọn trường lớp Hoạt động 2 : Các thành viên và công việc của họ trong trường của mình. - Nêu yêu cầu - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu từng thành viên trong nhà trường +Trong trường bạn biết những thành viên nào ? + Họ làm những việc gì ? - Tình cảm và thái độ của bạn đối với các thành viên đó ra sao ? - Để thể hiện lòng yêu quý, bạn sẽ làm gì ? *Kết luận : Hs biết yêu quý, kính trọng, biết ơn các thành viên trong nhà trường. -Biết đoàn kết với các bạn. Hoạt động 3 : Trò chơi “ Ô chữ kỳ diệu” - GV hướng dẫn cách chơi: Trên màn hình xuất hiện các ô chữ. Giáo viên nêu gợi ý để học sinh đoán ra từ trong hàng ngang và hàng dọc. - Giáo viên tổng kết trò chơi 3.Củng cố-Dặn dò : - Giáo viên tổng kết bài - Giáo dục hs: Yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường. -Nhận xét tiết học - HS giới thiệu - Các thành viên trong nhà trường. - Quan sát - nêu yêu cầu - Học sinh thảo luận nhóm 4 - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận. - Ý kiến bổ sung + tranh 1: Cô hiệu trưởng, cô là người lãnh đạo nhà trường + Tranh 2: Cô giáo đang dạy học + Tranh 3: Bác bảo vệ trông coi giữ gìn trường lớp, + Tranh 4: Cô y tá khám bệnh cho các bạn + Tranh 5: Bác lao công quét dọn làm trường lớp sạch đẹp + Tranh 6: Cô nhân viên thư viện cho hs mượn sách, đồ dùng... - Học sinh nêu yêu cầu - Học sinh nối tiếp nêu hiểu biết của mình về các th
Tài liệu đính kèm: