Chuyên đề Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 3

Chuyên đề Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 3

Rèn đọc ngắt nghỉ hơi đúng

- Trong các bài tập đọc thường có những câu văn dài học sinh cần chú ý đọc ngắt nghỉ đúng sau các dấu phẩy và giữa những cụm từ râ nghĩa.

- Các bài thơ (văn vần) trong chương trình theo thể loại thơ cũng rất phong phú: thơ viết theo thể thơ lục bát, thơ viết theo thể thơ 4 chữ hay 7 chữ, thơ thể tự do. Các bài thơ ở các thể thơ khác nhau cũng cần có cách ngắt, nghỉ hơi phù hợp với nhịp thơ, ý thơ.

- Sau khi học sinh phát hiện câu văn dài hay đoạn thơ cần luyện đọc, giáo viên ghi vào băng giấy hoặc bảng phụ gọi 1, 2 em đọc. Các em khác nhận xét bạn ngắt nghỉ đúng chưa, ngắt hơi, nghỉ hơi sau những tiếng nào, em có đồng ý không? Mời em đó đọc lại. Học sinh đọc và ngắt nghỉ để các bạn khác nhận xét bổ sung và giáo viên thống nhất cách đọc.

- Giáo viên dùng lời nói kết hợp ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc thích hợp đoạn thơ hay câu văn. Mỗi đoạn gọi một vài học sinh đọc. Sau mỗi học sinh đọc, giáo viên gọi học sinh nhận xét bạn đọc. Cuối cùng, giáo viên chốt lại và sửa sai (nếu có).

- Đối với các lớp 1,2 việc đọc mẫu thường do giáo viên đảm nhiệm. Đến lớp 3 kỹ năng đọc của học sinh đã được nâng cao hơn nên việc đọc mẫu có thể gọi học sinh khá đọc.

+ Ví dụ: Trong bài “Chương trình xiếc đặc sắc” đọc rành mạch, ngắt nghỉ hơi rõ ràng từng câu:

Nhiều tiết mục mới ra mắt lần đầu//

Xiếc thú vui nhộn,/dí dỏm.//

Ảo thuật biến hoá bất ngờ,/thú vị.//

Xiếc nhào lộn khéo léo,/dẻo dai.//

 

docx 10 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 74Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đúng, đọc hay. Không cho phép giáo viên dạy Tập đọc mà lại đọc chưa chuẩn.
 - Để đọc diễn cảm tốt phải luôn rèn luyện công phu cả về giọng đọc, kĩ năng đọc và năng lực cảm thụ văn học. Luôn tìm hiểu kĩ bài văn, bài thơ để cảm thụ tác phẩm một cách sâu sắc, tinh tế và nhờ đó tôi sẽ tìm được giọng đọc phù hợp, hấp dẫn.
- Để đọc diễn cảm tốt, cần tiến hành như sau:
+ Trước khi soạn bài giáo viên phải đọc bài nhiều lần, đọc thể hiện được cảm xúc của tác giả khi viết bài văn, bài thơ đó.
+ Xác định sắc thái giọng đọc tùy theo đối tượng miêu tả, tính cách của từng nhân vật trong văn bản.
+ Tập ngắt nhịp theo dấu hiệu ngữ pháp, dựa vào cấu trúc câu, văn cảnh.
+ Tìm từ nhấn giọng: Từ thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
* Ví dụ: Khi chuẩn bị dạy bài “Nhà bác học và bà cụ” (Sách HDH Tiếng Việt 3, tập 2A – Trang 47). Để chuẩn bị bài dạy, tôi rèn giọng đọc cho mình như sau:
- Đọc câu chuyện nhiều lần.
- Nghiên cứu kĩ, nắm chắc ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến khoa học, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ cho con người.
- Nghiên cứu các loại sách tham khảo, tôi sẽ xác định được giọng cần đọc:
Đoạn 1: Giọng đọc chậm dãi, khoan thai
Đoạn 2: Giọng đọc bà cụ chậm chạp, mệt mỏi.
- Giọng Ê-đi-xơn hỏi với giọng ngạc nhiên.
Đoạn 3: Giọng Ê-đi-xơn vui mừng khi sáng kiến chợt lóe lên. Giọng bà cụ vui vẻ, phấn chấn.
Đoạn 4: Giọng Ê-đi-xơn vui vẻ, hóm hỉnh. Giọng cụ già thì phấn khởi.
2.3. Giáo viên cần lưu ý:
- Dành quỹ thời gian cho việc soạn bài và thiết kế các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh ở từng đoạn của bài.
- Tham khảo các loại sách để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của học sinh lớp mình.
- Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn.
3. Thực hiện được mục đích, yêu cầu rèn đọc, luyện tập cụ thể trong giờ Tập đọc
3.1. Rèn phát âm đúng từ ngữ
*Biện pháp chung:
Trong giờ tập đọc, phần đọc tiếp nối theo từng câu, giáo viên gọi học sinh đọc bài và giao nhiệm vụ cụ thể cho các em khác đọc thầm theo tìm những tiếng khó đọc, các tiếng dễ đọc lẫn. Gọi học sinh phát hiện và phát âm, các em khác theo dõi nhận xét phát âm của bạn và phát âm lại. Gọi 3, 4 em phát âm và cuối cùng giáo viên kết luận và sửa lại (nếu cần thiết).
Để rèn luyện cho học sinh phát âm đúng, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi cho học sinh. Học sinh thường mắc các lỗi:
* Sai phụ âm: Đọc sai các tiếng có phụ âm l/ n, ch/tr, d/r/gi, s/x.
         Ví dụ: lặng lẽ  đọc thành: nặng nẽ – lặng nẽ – nặng lẽ
Chạy trốn đọc thành   trạy trốn – chạy chốn
          Sáng suốt đọc thành xáng suốt – sáng xuốt – xáng xuốt
          Dỗ dành đọc thành rỗ rành – giỗ giành
- Biện pháp: Khi sửa sai những lỗi này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh chú ý theo dõi học sinh khá giỏi hoặc giáo viên phát âm rồi phát âm lại và sửa sai. Giáo viên có thể nêu lại cách phát âm của những từ ngữ đó để học sinh làm theo. Nếu học sinh không sửa được tôi dùng cách trực quan mô tả âm vị và hướng dẫn học sinh tự kiểm tra. Tiếng có phụ âm đầu là l khi phát âm phải cong lưỡi lên. Tiếng có phụ âm đầu là n khi phát âm phải đè lưỡi xuống.
* Sai nguyên âm: Đọc sai các tiếng có nguyên âm đôi như: yê, uô, ươ, những tiếng có vần khó như: hươu nai, chuyến tàu, khuôn khổ,
* Sai vần:
+ Các tiếng có vần khó, ví dụ: khúc khuỷu, tuệch toạc, loạng choạng, thoăn thoắt, khuya khoắt,
+ Các tiếng có vần “anh” đọc thành vần “ăn”
          Ví dụ: mạnh khoẻ – mặn khoẻ , lạnh buốt – lặn buốt
+ Các tiếng có vần “ach” đọc thành vần “ăt”
Ví dụ: chim khách – chim khắt, mách bảo – mắt bảo
          - Biện pháp: Giáo viên sửa sai những lỗi dạng này cho học sinh cần chú ý cho học sinh đọc lại theo phát âm của học sinh khá giỏi hoặc giáo viên. Nếu học sinh đọc chưa đúng thì cần cho học sinh đánh vần nhẩm rồi đọc trơn lại. Nếu học sinh còn gặp khó khăn thì có thể cho học sinh đánh vần thành tiếng rồi đọc trơn lại tiếng đó.
* Sai dấu thanh:
+ Các tiếng có thanh “ngã” đọc thành thanh “sắc”
Ví dụ: cửa ngõ – cửa ngó, lấy lãi – lấy lái,
+ Các tiếng có thanh “hỏi” đọc thành thanh “nặng”.
          Ví dụ: kẻ  vở - kẹ vợ , bẻ ngô - bẹ ngô,
- Biện pháp: Khi sửa sai, giáo viên có thể phân biệt cho học sinh các từ khi đọc sai thì nghĩa của chúng cũng khác đi. Ví dụ bẹ ngô khác nghĩa với bẻ ngô. Hay khi đọc sai một từ ngữ đi thì chúng sẽ trở thành không có nghĩa. Ví dụ kẻ vở thì có nghĩa nhưng kẹ vợ thì lại không có nghĩa.
3.2. Rèn đọc ngắt nghỉ hơi đúng
- Trong các bài tập đọc thường có những câu văn dài học sinh cần chú ý đọc ngắt nghỉ đúng sau các dấu phẩy và giữa những cụm từ râ nghĩa.
- Các bài thơ (văn vần) trong chương trình theo thể loại thơ cũng rất phong phú: thơ viết theo thể thơ lục bát, thơ viết theo thể thơ 4 chữ hay 7 chữ, thơ thể tự do. Các bài thơ ở các thể thơ khác nhau cũng cần có cách ngắt, nghỉ hơi phù hợp với nhịp thơ, ý thơ.
- Sau khi học sinh phát hiện câu văn dài hay đoạn thơ cần luyện đọc, giáo viên ghi vào băng giấy hoặc bảng phụ gọi 1, 2 em đọc. Các em khác nhận xét bạn ngắt nghỉ đúng chưa, ngắt hơi, nghỉ hơi sau những tiếng nào, em có đồng ý không? Mời em đó đọc lại. Học sinh đọc và ngắt nghỉ để các bạn khác nhận xét bổ sung và giáo viên thống nhất cách đọc.
- Giáo viên dùng lời nói kết hợp ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh cách ngắt nghỉ hơi, tốc độ đọc thích hợp đoạn thơ hay câu văn. Mỗi đoạn gọi một vài học sinh đọc. Sau mỗi học sinh đọc, giáo viên gọi học sinh nhận xét bạn đọc. Cuối cùng, giáo viên chốt lại và sửa sai (nếu có).
- Đối với các lớp 1,2 việc đọc mẫu thường do giáo viên đảm nhiệm. Đến lớp 3 kỹ năng đọc của học sinh đã được nâng cao hơn nên việc đọc mẫu có thể gọi học sinh khá đọc.
+ Ví dụ: Trong bài “Chương trình xiếc đặc sắc” đọc rành mạch, ngắt nghỉ hơi rõ ràng từng câu:
Nhiều tiết mục mới ra mắt lần đầu//
Xiếc thú vui nhộn,/dí dỏm.//
Ảo thuật biến hoá bất ngờ,/thú vị.//
Xiếc nhào lộn khéo léo,/dẻo dai.//
3.3. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm
- Đối với học sinh lớp 3, ngoài yêu cầu học sinh đọc đúng, học sinh còn dần tiến tới kĩ năng đọc diễn cảm (đọc hay), tới cuối lớp 3, học sinh có thể đọc diễn cảm tốt nên phải dành thời gian thích hợp.
- Trong chương trình tập đọc lớp 3, phần lớn các bài Tập đọc là các bài văn xuôi hay các câu chuyện. Để giúp học sinh đọc diễn cảm (đọc hay) được những văn bản này, trước hết, giáo viên cần tìm hiểu kĩ nội dung bài để xác định giọng đọc phù hợp.
* Đối với các bài văn xuôi:
- Giáo viên cần xác định để đọc diễn cảm được bài đọc đó thì cần chú ý đến những yếu tố cơ bản như nhấn giọng những từ ngữ nào hay đọc với giọng ra sao thì phù hợp với cảm xúc trong bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt gợi mở để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài.
- Giáo viên viết khổ thơ ra bảng phụ hoặc băng  giấy (đã chuẩn bị) gắn lên bảng để học sinh tìm ra cách đọc. Gọi 1,2 em học sinh khá giỏi đọc diễn cảm. Nếu HS chưa đọc được thì GV đọc mẫu.
+ Ví dụ câu trong bài “Hai Bà Trưng” cần nhấn giọng các từ ngữ được gạch chân nhằm nêu bật tội ác của giặc ngoại xâm:
Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,..Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
+ Trong bài “Bàn tay cô giáo”, lại cần nhấn giọng một số từ ngữ chỉ đặc điểm về để người nghe cảm nhận được rõ hơn về sự khéo léo của cô giáo.
“ Một tờ giấy đỏ
Mềm mại tay cô
Mặt trời đã phô
Nhiều tia nắng tỏa”
*Đối với những câu chuyện xuất hiện những nhân vật:
- Những câu chuyện thường xuất hiện những nhân vật thì kĩ năng đọc sao cho giọng phù hợp với tính cách nhân vật trong câu chuyện là không thể thiếu.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cụ thể trong từng câu chuyện. Cần xác định được truyện có những nhân vật nào. Trước tiên cần biết đọc phân biệt  lời dẫn truyện với lời các nhân vật trong truyện. Sau đó là tìm hiểu tính cách của từng nhân vật ra sao để có giọng đọc thích hợp và thay đổi giọng đọc như thế nào trong từng văn cảnh cho phù hợp diễn biến của câu chuyện. (Bước đầu biết làm chủ được giọng đọc đối với ngữ điệu, tốc độ, đọc cao giọng, hay thấp giọng, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài.)
*Ví dụ: Trong câu chuyện “Đối đáp với vua”, giáo viên cần cho học sinh nêu được và đọc được các giọng đọc khác nhau của các nhân vật và người dẫn truyện, đó là:
+ Giọng người dẫn truyện: Chậm rãi ở đoạn giới thiệu đầu truyện; lo lắng khi Cao Bá Quát gặp vua
+ Giọng cậu bé: bình tĩnh, tự tin.
+ Giọng nhà vua: nghiêm khắc.
* Đối với các câu cảm, câu hỏi:
+ Đối với các câu cảm, câu hỏi trong bài, giáo viên hướng dẫn các em đọc đúng giọng của từng loại câu đó thì mới bộc lộ được cảm xúc của từng nhân vật và của tác giả.
+ Giáo viên hướng dẫn các học sinh cần đọc đúng ngữ điệu khi đọc câu hỏi như nhấn giọng từ để hỏi, cao giọng ở cuối câu.
Ví dụ: Các câu thơ trong bài: “ Chú ở bên Bác Hồ”
“Chú Nga đi bộ đội
Sao lâu quá là lâu!
Nhớ chú, Nga thường nhắc:
- Chú bây giờ ở đâu?”
* Đối với văn bản khác
Một số văn bản khác trong chương trình như: “Báo cáo kết quả tháng thi đua”, “ Noi gương chú bộ đội”, “Chương trình xiếc đặc sắc”. Các văn bản này thường là cung cấp thông tin, mẫu, nội dung báo cáo hay quảng cáo.
Đối với thể loại văn bản này, không những giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và nghỉ hơi lâu hơn sau mỗi phần mà cần xác định giọng đọc sao cho phù hợp với nội dung thông báo làm rõ thông tin cơ bản giúp người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản.
+ Ví dụ khi đọc đoạn giới thiệu các tiết mục mới: đọc giọng vui nhộn, nhấn giọng các từ ngữ nêu bật sự hấp dẫn của các tiết mục mới:
Nhiều tiết mục mới ra mắt lần đầu//
Xiếc thú vui nhộn,/dí dỏm.//
Ảo thuật biến hoá bất ngờ,/thú vị.//
Xiếc nhào lộn khéo léo,/dẻo dai.//
* Luyện tập về tốc độ đọc:
Để chữa lỗi về thể hiện tốc độ giáo viên cần hướng dẫn:
- Khi đọc những 

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_ren_ki_nang_doc_dung_doc_dien_cam_cho_hoc_sinh_lop.docx