Chuyên đề Phương pháp dạy học Tiếng Việt Lớp 1 phần văn xuôi, thơ

Chuyên đề Phương pháp dạy học Tiếng Việt Lớp 1 phần văn xuôi, thơ

Tiết 2.

* Hoạt động 3: Trả lời câu hỏiMục tiêu: Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi.

Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhómCách triển khai:

Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc nhóm để tìm hiểu văn bản và trả lời câu hỏi.

Bước 2: Học sinh làm việc nhóm (nhóm 2 hoặc 3) để tìm câu trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Giáo viên đọc từng câu hỏi, yêu cầu đại diện các nhóm trinh bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá => Giáo viên và học sinh thống nhất câu trả lời.

Lưu ý: giáo viên có thể bổ sung thêm câu hỏi tìm hiểu bài; chẻ nhỏ câu hỏi trong sách học sinh.

* Hoạt động 4: (cuối tiết 2): Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi ở mục 3.

Mục tiêu: Viết đúng câu đã trả lời ở Hoạt động 4Phương pháp: Làm theo mẫu.

- Các bước triển khai

Bước 1: Luyện tô chữ viết hoa. Giáo viên giới thiệu chữ viết hoa => Học sinh tô chữ viết hoa.

Bước 2: Luyện viết từ ngữ. Giáo viên yêu cầu học sinh viết từ ngữ (nằm trong bài đọc: dễ viết sai chính tả).

Bước 3: Viết câu trả lời vào vở => Giáo viên chiếu / viết câu trả lời lên bảng => 1-2 học sinh đọc => Giáo viên lưu ý học sinh kĩ thuật viết (viết hoa, dấu chấm cuối câu. ).

Bước 4: Giáo viên giới thiệu chữ in hoa có liên quan đến chữ cần viết hoa trong câu.

Bước 5: Học sinh nhìn – chép câu trả lời vào vở;

Bước 6: Giáo viên nhận xét bài của học sinh.

Tiết 3.

* Hoạt động 5: Chọn từ ngữ trong khung để hoàn thiện câu. Viết câu vào vở tập viết.

Mục tiêu: Lựa chọn đúng từ ngữ cần điền; Viết lại đúng câu đã hoàn thiện.

Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm, làm theo mẫu.Các bước triển khai.

Bước 1: Giáo viênchiếu khung chữ và tranh lên bảng => 1-2 Học sinh đọc từ ngữ.

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp.

Bước 3: Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận => Thống nhất câu trả lời.

Bước 4: Giáo viên chiếu câu trả lời lên bảng => Lưu ý Học sinh kĩ thuật viết; Học sinh nhìn – chép.

* Hoạt động 6: Dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh.

Mục tiêu: Phát triển lời nói theo chủ điểm.Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm.

Các bước thực hiện:

Bước 1: 1 – 2 học sinh đọc từ ngữ trong khung.

Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý (Chọn tranh nào? Thấy cảnh gì trong tranh? Chọn từ nào để nói về tranh? Nói 1 câu hoàn chỉnh về bức tranh. Nhớ sử dụng từ ngữ trong khung).

Bước 3: Học sinh trình bày kết quả thảo luận.

Lưu ý: giáo viên không tạo áp lực về số lượng câu nói với Học sinh

 

docx 10 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 17Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phương pháp dạy học Tiếng Việt Lớp 1 phần văn xuôi, thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa học sinh..
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1 – Chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Học xong chương trình Tiếng Việt lớp 1 – Chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh phải đạt những yêu cầu sau:
 - Học sinh phải đọc thông, viết thạo.
- Học sinh nắm chắc các luật chính tả.
 	- Học sinh phát triển năng lực đọc, viết, nói và nghe với cách thức hiệu quả hơn.
- Học sinh phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong chương trình mới.
2. Nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 1 – Chương trình giáo dục phổ thông mới 
Tập 1: 40 bài vần, trong đó 14 bài 2 vần, 20 bài 3 vần, 6 bài 4 vần.
Bài 3 vần hoặc 4 vần: vần đơn giản (dễ đọc, dễ viết), phát âm gần nhau và viết tương tự nhau.
Tiếng Việt 1: số lượng tiếng, từ ngữ cần viết trong các bài 3, 4 vần không nhiều hơn các bài 2 vần.
Tập hai: 8 bài lớn (chủ điểm), mỗi bài 2 tuần (24 tiết). 
Có 20 tiết “cứng” dành cho đọc, viết, nói và nghe xoay quanh các văn bản và ôn tập chủ điểm.
Có 4 tiết (mỗi tuần 2 tiết): linh hoạt
Trong mỗi chủ điểm thường có các kiểu loại văn bản cơ bản: thơ, truyện, văn bản thông tin. 
Bài học có ngữ liệu là thơ: 2 tiết. 
Bài học có ngữ liệu là truyện, VB thông tin: 4 tiết
Mỗi văn bản đọc là trung tâm của bài học. 
Khởi đầu bài học: khởi động, học sinh quan sát tranh, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi. 
Sau khởi động là đọc thành tiếng, đọc hiểu.
3. Một số phương pháp dạy học thường dùng trong chương trình Tiếng Việt lớp1 tập 2 – Chương trình giáo dục phổ thông mới:
Có rất nhiều phương pháp dạy học. Giáo viên cần lựa chọn và kết hợp một hoặc một số phương pháp dạy học sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao trong từng hoạt động dạy học.
3.1/ Phương pháp trực quan:
- Đây là phương pháp giúp HS quan sát vật thật, tranh ảnh có sẵn để giới thiệu bài học hoặc để khai thác nội dung bài.hay giáo viên thực hiện mẫu bằng các thao tác, cử chỉ, điệu bộ,
3.2/ Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
- Được sử dụng khi giảng bài mới, cũng có thể sử dụng phương pháp này trong các bài tập ứng dụng, trong việc giải nghĩa từ khó, tìm từ có chứa vần, tìm từ cùng vần trong các bài văn vần... Phương pháp này giúp học sinh nắm chắc bài học, tiếp thu kiến thức có hệ thống một cách chủ động, đặc biệt là phát triển ở các em kĩ năng tư duy như phân tích, tổng hợp, thay thế, so sánh.
3.3/ Phương pháp luyện tập theo mẫu:
- Phương pháp luyện tập theo mẫu gắn bó chặt chẽ với phương pháp giao tiếp. Chính rèn luyện luyện tập theo mẫu đã giúp học sinh dần hình thành một cách chắc chắn các kĩ năng sử dụng lời nói. Các phương pháp dạy học trên không tồn tại riêng lẻ mà có sự đan xen với nhau. Khi thực hiện phương pháp phân tích ngôn ngữ, giáo viên và học sinh đã sử dụng phương pháp giao tiếp và chắc chắn không thể thiếu được phương pháp luyện tập thực hành theo mẫu.
Ví dụ: khi hướng dẫn học sinh đọc từ, tiêng khó phát âm; giáo viên có thể đọc mẫu hoặc chọn học sinh phát âm chuẩn đọc mẫu để học sinh đọc chưa đúng đọc theo. Từ đó giúp sửa lỗi phát âm rất hiệu quả. 
3.4/ Phương pháp thảo luận, đàm thoại, giao tiếp:
- Phương pháp này có tác dụng giúp học sinh tham gia vào việc tìn hiểu bài mới một cách tự giác, tích cực, chủ động, Từ đó các em hào hứng trong học tập, lớp học sinh động. Nhờ phương pháp này giáo viên nắm được trình độ học tập của học sinh, từ đó giáo viên dạy phân hóa đối tượng học sinh để có cách dạy phù hợp giúp học sinh yếu, kém lĩnh hội kiến thức tốt hơn.
3.5/ Phương pháp sử dụng trò chơi học tập:
- Đó là một hoạt động học tập được tiến hành thông qua các trò chơi (chơi là phương tiện, học là mục đích). Trò chơi này tiến hành sau khi học bài mới (kết hợp luyện tập) giúp học sinh củng cố kiến thức đã học một cách chủ động, tích cực.
4.Các hình thức tổ chức dạy học:
-Hoạt động nhóm, cặp đôi, tổ, cá nhân, tham quan, trải nghiệmGiáo viên sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với từng hoạt động học tập của học sinh đẻ đạt hiệu quả cao nhất.
5. Một số đồ dùng dạy học có hiệu quả trong dạy học văn xuôi và thơ Tiếng Việt 1 tập 2:
-Tranh ảnh , máy chiếu, bảng con, bút màu, giấy vẽ, một số vật thật,
II. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 PHẦN VĂN BẢN VĂN XUÔI VÀ THƠ :
Tiết 1. 
*Hoạt động 1: Khởiđộng
Mục tiêu: Phát triển kỹ năng nói và nghe thông qua hoạt động trao đổi về nội dung tranh.
Phương pháp: Quan sát tranh, thảo luận nhóm, đàm thoại.
Cách tổ chức:
Bước 1: HS thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi mở của giáo viên.
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày. Giáo viên và học sinh chốt lại nội dung tranh. Từ đó Giáo viên dẫn vào bài học.
*Hoạt động 2: Đọc
Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng 1 văn bản văn xuôi đơn giản.
Phương pháp: Làm theo mẫu.
Quy trình triển khai.
Bước 1: Giáo viên đọc mẫu toàn văn bản => Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện phát âm 1 số từ ngữ có vần mới / giải nghĩa từ khó.
Bước 2: Học sinh luyện đọc câu: HS đọc nối tiếp từng câu (2 lần) => Giáo viên hướng dẫn đọc câu dài.
Bước 3: Học sinh luyện đọc đoạn: Giáo viên chia đoạn => 1 số học sinh đọc nối tiếp đoạn (2 lượt) => Học sinh đọc đoạn theo nhóm.
Bước 4: Học sinh luyện đọc toàn bài. 1-2 HS đọc toàn bài => Giáo viên đọc lại toàn bài.
Tiết 2. 
* Hoạt động 3: Trả lời câu hỏiMục tiêu: Hiểu và trả lời đúng các câu hỏi.
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhómCách triển khai:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc nhóm để tìm hiểu văn bản và trả lời câu hỏi.
Bước 2: Học sinh làm việc nhóm (nhóm 2 hoặc 3) để tìm câu trả lời từng câu hỏi.
Bước 3: Giáo viên đọc từng câu hỏi, yêu cầu đại diện các nhóm trinh bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá => Giáo viên và học sinh thống nhất câu trả lời.
Lưu ý: giáo viên có thể bổ sung thêm câu hỏi tìm hiểu bài; chẻ nhỏ câu hỏi trong sách học sinh.
* Hoạt động 4: (cuối tiết 2): Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi ở mục 3.
Mục tiêu: Viết đúng câu đã trả lời ở Hoạt động 4Phương pháp: Làm theo mẫu.
- Các bước triển khai
Bước 1: Luyện tô chữ viết hoa. Giáo viên giới thiệu chữ viết hoa => Học sinh tô chữ viết hoa.
Bước 2: Luyện viết từ ngữ. Giáo viên yêu cầu học sinh viết từ ngữ (nằm trong bài đọc: dễ viết sai chính tả).
Bước 3: Viết câu trả lời vào vở => Giáo viên chiếu / viết câu trả lời lên bảng => 1-2 học sinh đọc => Giáo viên lưu ý học sinh kĩ thuật viết (viết hoa, dấu chấm cuối câu... ).
Bước 4: Giáo viên giới thiệu chữ in hoa có liên quan đến chữ cần viết hoa trong câu.
Bước 5: Học sinh nhìn – chép câu trả lời vào vở;
Bước 6: Giáo viên nhận xét bài của học sinh.
Tiết 3.
* Hoạt động 5: Chọn từ ngữ trong khung để hoàn thiện câu. Viết câu vào vở tập viết.
Mục tiêu: Lựa chọn đúng từ ngữ cần điền; Viết lại đúng câu đã hoàn thiện.
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm, làm theo mẫu.Các bước triển khai.
Bước 1: Giáo viênchiếu khung chữ và tranh lên bảng => 1-2 Học sinh đọc từ ngữ.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc nhóm để chọn từ ngữ phù hợp.
Bước 3: Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận => Thống nhất câu trả lời.
Bước 4: Giáo viên chiếu câu trả lời lên bảng => Lưu ý Học sinh kĩ thuật viết; Học sinh nhìn – chép.
* Hoạt động 6: Dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh.
Mục tiêu: Phát triển lời nói theo chủ điểm.Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm.
Các bước thực hiện:
Bước 1: 1 – 2 học sinh đọc từ ngữ trong khung.
Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý (Chọn tranh nào? Thấy cảnh gì trong tranh? Chọn từ nào để nói về tranh? Nói 1 câu hoàn chỉnh về bức tranh. Nhớ sử dụng từ ngữ trong khung).
Bước 3: Học sinh trình bày kết quả thảo luận.
Lưu ý: giáo viên không tạo áp lực về số lượng câu nói với Học sinh
Tiết 4. 
* Hoạt động 7: Nghe viết chính tả
- Quy trình triển khai hoạt động chính tả nghe .
- Viết không thay đổi so với sách Tiếng Việt công nghệ.
- Ngữ liệu bài chính tả nghe viết lấy từ chính bài đọc nhưng được rút ngắn lại sao cho phù hợp với Học sinh.
- Chú ý đến hiện tượng chính tả phương ngữ có trong bài đọc.
+ Bài tập chính tả: (Chọn chữ phù hợp (...) thay cho bông hoa)
GV nên triển khai hoạt động dưới hình thức trò chơi để học sinh được thư giãn sau đó học sinh làm bài tập chính tả.
* Hoạt động 8. Trải nghiệm
-Vè, hát, chơi trò chơi, giải câu đố, chúc mừng sinh nhật bạn, kể về lần đi chơi cùng gia đình, thích nông thôn hay thành phố.
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC DẠNG BÀI VĂN BẢN VĂN XUÔI VÀ THƠ TRONG SÁCH TIẾNG VIỆT 1 TẬP 2:
* Tổ chức dạy học các dạng bài có ngữ liệu là văn xuôi:
- Điểm nhấn trong cấu trúc bài học có ngữ liệu là văn xuôi: Một số hoạt động có quy trình dạy học không thay đổi so với cách dạy của sách Tiếng Việt 1 hiện hành: Hoạt động Đọc / Đọc thành tiếng, Hoạt động Trả lời câu hỏi / Đọc hiểu, Hoạt động Nghe viết chính tả; Bài tập chính tả.
- Hệ thống câu lệnh: tường minh, đơn giản; mở đầu bằng động từ định hướng hoạt động: đọc, trả lời, viết, chọn => Giáo viên dễ thực hiện các hoạt động dạy học; học sinh hiểu nhiệm vụ cần làm; Phụ huynh có thể đồng hành với con học tiếng Việt.
- Các Hoạt động được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực.
- Nội dung bài học có tính tích hợp chặt.
- Phương pháp dạy học: giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học miễn sao đạt được mục tiêu bài học, mục tiêu hoạt động.
* Tổ chức dạy học các dạng bài có ngữ liệu là thơ:
• Thời lượng: 2 tiết
 Khai thác nội dung và yếu tố vần của thơ: Phù hợp với nhận thức của học sinh và yêu cầu dạy Tiếng Việt giai đoạn đầu.Phương pháp tổ chức hoạt động: Đàm thoại, làm việc nhóm, trình bày kết quả thảo luận.Nhan đề của bàithơlà gì? Bài thơ viết về nội dung gì?Em thích khổ thơ nào nhất? Hãy đọc lại cho các bạn nghe khổ thơ đó.
IV. BÀI SOẠN MINH HỌA:
Tiếng Việt
 Bài 4: NẾU KHÔNG MAY BỊ LẠC (TIẾT 1)
 I. MỤC TIÊU 
Giúp HS :
 	1. Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng một VB tự sự ngắn và đơn giản, kể lại một trải nghiệm của người kể ở ngôi thứ ba, có dẫn trực tiếp lời nhân vật: hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến văn bản: quan sát, nhận biết được các chỉ tiết trong tranh và suy

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_phuong_phap_day_hoc_tieng_viet_lop_1_phan_van_xuoi.docx