Liệt kê các bài học có thể áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Các bài có thể phối hợp sử dụng bảng tương tác với phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
CHUYÊN ĐỀ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THÁI BÌNH PHỐI HỢP SỬ DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TRONG GIẢNG DẠY Quận 12, ngày 26 tháng 11 năm 2015 1. Đối với các trường tiểu học: Nâng cao công tác tự học của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để giáo viên có kiến thức sâu rộng, nắm vững các phương pháp dạy học trong đó có phương pháp “Bàn tay nặn bột”. - Rèn kĩ năng sử dụng tốt các phương pháp dạy học mới và vận dụng phù hợp, hiệu quả thông qua các tiết thao giảng chuyên đề, dự giờ góp ý tiết dạy. Đặc biệt là phối hợp PP BTNB với bảng tương tác. 1. Đối với các trường tiểu học: Thường xuyên trao đổi nội dung vận dụng phối hợp bảng tương tác và phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong các buổi sinh hoạt chuyên môn toàn trường, sinh hoạt chuyên môn tổ khối để giáo viên có điều kiện chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời, phù hợp với điều kiện cụ thể giúp cho việc vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” đạt hiệu quả cao nhất. 1. Đối với các trường tiểu học: Xây dựng kế hoạch từng bước khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất: đầu tư mua sắm các dụng cụ thí nghiệm, bố trí phòng thí nghiệm (nếu có), bố trí phòng dạy với bảng tương tác. 1. Đối với các trường tiểu học: Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục cùng tham gia vào việc chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, giúp học sinh thực hiện các thí nghiệm khám phá tại nhà, tổ chức cho học sinh tham quan học tập, điều tra thực tế tại những điểm phù hợp, thuận tiện khi cần thiết. 1. Đối với các trường tiểu học: Tuyên dương kịp thời những giáo viên tích cực trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhất là những giáo viên vận dụng hiệu quả việc phối hợp bảng tương tác và phương pháp “Bàn tay nặn bột” để nhân rộng điển hình trong tập thể sư phạm. 2. Đối với giáo viên: Liệt kê các bài học có thể áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Các bài có thể phối hợp sử dụng bảng tương tác với phương pháp “Bàn tay nặn bột”. 2. Đối với giáo viên: Với mỗi tiết dạy cần chuẩn bị trước các thí nghiệm dự kiến để có kết quả như mong muốn. Vận dụng tối đa những nguyên vật liệu cẵn có, dễ kiếm. 2. Đối với giáo viên: Sử dụng CNTT (bảng tương tác) cho bài dạy áp dụng phương pháp BTNB đúng lúc, đúng chỗ, hợp lí. 2. Đối với giáo viên: Với một số thí nghiệm đơn giản, giáo viên có thể giao việc cho học sinh bằng những phiếu giao việc (lưu ý các giao việc thật sự cụ thể như mô hình VNEN), tự học sinh chuẩn bị các vật liệu cho nhóm của mình. 2. Đối với giáo viên: Xây dựng tiết học theo các gợi ý: + Mục tiêu bài học. + Hoạt động có thể áp dụng phương pháp BTNB. + Phương pháp thí nghiệm sử dụng. + Thiết bị cần có (camera – nếu cần). + Những thí nghiệm có thể thực hiện. 2. Đối với giáo viên: Tổ chức lớp học: + Sắp xếp bàn ghế cho phù hợp với số học sinh. + Chia nhóm từ 4 – 6 em / nhóm. + Có chỗ dành riêng để vật liệu lớp học. 2. Đối với giáo viên: Trong quá trình giảng dạy: Lưu ý khi lựa chọn quan niệm ban đầu để đưa ra thảo luận (Không chọn hoàn toàn các quan niệm đúng, tuyệt đối không bình luận hay nhận xét gì về tính đúng sai của các ý kiến ban đầu, chọn vị trí thích hợp để gắn các bài vẽ của học sinh, ) 2. Đối với giáo viên: + Hạn chế sử dụng SGK khi học bằng phương pháp BTNB để học sinh không lệ thuộc vào kết luận sẵn có. + Không nêu tên bài học trước khi học (với những bào thể hiện nội dung bài học ở đề bài). + Lựa chọn hoạt động phù hợp với phương pháp BTNB để áp dụng, không nhất thiết hoạt động nào cũng áp dụng phương pháp. + Lưu ý về kĩ thuật thảo luận nhóm. 2. Đối với giáo viên: + Thực hiện phương pháp này không thể nóng vội, cần thực hiện từng bước để tạo thói quen cho học sinh. + Không bỏ qua bất kỳ câu hỏi nào của học sinh mà sẽ trả lời qua bài học nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong việc tìm tòi kiến thức khoa học (câu nói nào chưa có trong nội dung bài hoặc giáo viên chưa thể trả lời ngay thì cần khéo léo dẫn dắt, khi có kiến thức liên quan giáo viên sẽ trả lời cho học sinh.) 2. Đối với giáo viên: + Việc củng cố bài bằng cách nhắc lại kiến thức để các em nhớ được theo phương pháp truyền thống thì với phương pháp “Bàn tay nặn bột” sẽ là những thử thách mới để các em khám phá ở nhà và đây cũng là bước chuẩn bị cho bài sau. 2. Đối với giáo viên: Lựa chọn phương pháp thí nghiệm phù hợp: + Phương pháp quan sát tranh ảnh, quan sát vật thật. + Phương pháp mô hình. + Phương pháp nghiên cứu tài liệu. + Phương pháp thí nghiệm trực tiếp. 2. Đối với giáo viên: Sử dụng phương pháp thường xuyên để rèn thói quen cho học sinh. Rèn cho học sinh kĩ năng diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn để đảm bảo thời gian. Sưu tầm tài liệu, sách, tranh ảnh, phục vụ cho bài học. Kết luận Với nội dung bồi dưỡng chuyên môn này, chúng tôi hi vọng việc phối hợp sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” với bảng tương tác sẽ được nhiều cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu vận dụng thường xuyên, hiệu quả góp phần đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhạp quốc tế. Kết luận Điều quan trọng là mỗi giáo viên cần ý thức được tầm quan trọng của phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong việc hình thành ý thức khoa học, niềm say mê khoa học cho học sinh ngay từ lứa tuổi tiểu học. Từ đó, nỗ lực làm cho phương pháp “Bàn tay nặn bột” phối hợp cùng với việc sử dụng bảng tương tác ngày càng được nhân rộng, thực hiện ngày một hiệu quả hơn. Minh họa Chân thành cám ơn quý thầy cô.
Tài liệu đính kèm: