Chuyên đề Phân loại câu

Chuyên đề Phân loại câu

Câu rút gọn

- Khái niệm về câu rút gọn được giải thích rõ ràng đó là loại câu bị lược bỏ đi một số thành phần phụ trong câu. Giúp câu trở nên ngắn gọn, súc tích.

- Tác dụng của câu rút gọn: khi rút gọn giúp câu ngắn gọn (tránh lặp từ), súc tích.

Ví dụ: Học sinh chúng ta cần học ăn, học nói, học gói, học mở.

Lược bỏ thành phần chữ ngữ sẽ thành: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

+ Khi nào cậu thi học kỳ môn Toán.

Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ: “Sáng mai”.

- Tác dụng câu rút gọn

Trong khi nói hoặc viết, ta có thể lược đi các phần trong câu, đó gọi là câu rút gọn. Câu rút gọn có một số tác dụng chính như sau:

+ Giúp câu trở nên ngắn gọn hơn.

+ Giúp chuyển tải thông tin đến người đọc/người viết nhanh chóng, đồng thời tránh việc lặp từ ngữ ở phía trước.

Cách dùng

Cách dùng câu rút gọn: không sử dụng tùy tiện, tùy theo hoàn cảnh giao tiếp mà nên hoặc không nên rút gọn câu. Chú ý khi rút gọn câu:

- Không rút gọn khiến người khác hiểu sai nội dung hoặc ý nghĩa của câu.

- Không rút gọn khiến câu nói trở nên cụt ngủn, mất lịch sự.

Ví dụ:

- Hôm nay môn Toán con được mấy điểm?

- 7 điểm

Không nên rút gọn câu bằng cách lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ khiến câu nói trở nên ngắn gọn và cộc lốc.

* Phân biệt giữa câu đặc biệt và câu rút gọn

- Câu đặc biệt và câu rút gọn có điểm giống nhau là chỉ gồm có cấu tạo 1 từ hoặc một cụm từ. Vì vậy một số hướng dẫn phân biệt chúng sẽ rất hữu ích với học sinh.

- Câu đặc biệt:

+ Cấu tạo của câu không có thành phần chủ ngữ vị ngữ vì vậy không thể khôi phục chủ vị.

+ Từ và cụm từ luôn làm trung tâm của cú pháp

- Câu rút gọn:

+ Là câu đơn gồm có hai thành phần đã bị lược bỏ đi chủ ngữ hoặc vị ngữ, khi nói hoặc viết sẽ trở thành câu rút gọn.

+ Dựa vào hoàn cảnh cụ thể mà có thể xác định được thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ bị lược bỏ trong câu.

+ Tùy trường hợp mà có thể khôi phục câu rút gọn.

Ví dụ:

- Lại gió ! cơn gió rét buốt.

“Lại gió” là câu đặc biệt vì nó không theo mô hình CN-VN và không thể khôi phục các thành phần nào được.

- Đi học không ?

Đây là câu rút gọn vì khi khôi phục ta được câu hoàn chỉnh theo mô hình CN – VN bằng cách thêm CN cho câu “Lan đi học không?”

Kết luận

 

docx 14 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 29Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Phân loại câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tin chưa biết.
- Dấu hiệu: Câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?) và có các từ để hỏi (mấy, bao nhiêu, ai, nào, đâu, sao, bao giờ, chưa, gì)
Ví dụ: Bạn đã ăn cơm chưa?
3. Câu cầu khiến (câu khiến)
- Câu cầu khiến là kiểu câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn, mệnh lệnh, của người nói (người viết) với người khác.
- Dấu hiệu: Câu nghi cầu khiến kết thúc bằng dấu chấm than (!) hoặc dấu chấm (.) và thường có các từ ngữ thể hiện yêu cầu (hãy, đừng, chớ).
4. Câu cảm thán (câu cảm)
- Câu cảm thán là kiểu câu dùng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên) đối với người nghe hoặc sự vật, hiện tượng được nói tới trong câu.
- Dấu hiệu: Câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!) và có các từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc như: ôi, ối, ủa, ái chà, chao ôi,
Ví dụ: Chao ôi! Thế là mùa xuân mong ước đã về.
Chú ý: Câu phân loại theo mục đích nói còn được dùng với mục đích gián tiếp. Khi đó phải căn cứ vào hòn cảnh sử dụng và mục đích của câu để xác định kiểu câu.
Ví dụ: Câu hỏi dùng để chào, thể hiện cảm xúc, yêu cầu
Chị có thể mua giúp em một quyển vở được không?
(Câu hỏi nhưng dùng để nhờ, yêu cầu người khác giúp đỡ).
III. Một số lỗi câu
1.Câu sai cấu trúc
- Câu thiếu chủ ngữ:
Ví dụ: Với sự đấu tranh kiên trì, với tấm lòng yêu nước sâu sắc đã góp phần đem lại tự do cho dân tộc.
       Sửa lại: Với sự đấu tranh kiên trì, với tấm lòng yêu nước sâu sắc, các anh đã góp phần đem lại tự do cho dân tộc.
Hoặc: Sự đấu tranh kiên trì và tấm lòng yêu nước sâu sắc của các anh đã góp phần đem lại tự do cho dân tộc.
- Câu thiếu vị ngữ:
Ví dụ: Bạn Lan, cô bạn xinh đẹp nhất lớp tôi, cây văn nghệ nỏi tiếng của trường.
       Sửa lại: Bạn Lan, cô bạn xinh đẹp nhất lớp tôi là cây văn nghệ nổi tiếng của trường.
Hoặc: Bạn Lan là cô bạn xinh đẹp nhất lớp tôi là cây văn nghệ nổi tiếng của trường.
- Câu sai về trật tự từ và trật tự các thành phần câu:
Ví dụ: Biệt danh “hạt mít” đặt cho tôi là các bạn lớp 5.
       Sửa lại: Biệt danh “hạt mít” là của các bạn lớp 5 đặt cho tôi.
Hoặc: Các bạn lớp 5 đặt cho tôi biệt danh là “hạt mít”.
2. Câu sai lô-gic: sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu làm bị sai lô-gic.
Ví dụ: Học sinh là tôi.
       Sửa lại: Tôi là học sinh.
3. Sử dụng sai dấu câu:
Ví dụ: Giờ tôi mới biết thế nào là nỗi khổ của một người mẹ?
            Giờ tôi mới biết thế nào là nỗi khổ của một người mẹ.
IV. Cách phân biệt mẫu câu: Ai - là gì? Ai- làm gì? Ai- thế nào?
         1. Sự khác biệt giữa 3 kiểu câu Ai- là gì? Ai- làm gì? và Ai- thế nào?
- Về mặt ngữ pháp, ba kiểu câu nói trên chủ yếu khác nhau ở vị ngữ:
+ Câu kể Ai-làm gì? có vị ngữ là động từ; chủ ngữ thường là danh từ chỉ người hay động vật.
+ Câu kể Ai-thế nào? Có vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ-vị.
+ Câu kể Ai-là gì? có vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm chủ-vị.
     	- Về chức năng giao tiếp, mỗi kiểu câu trên thích hợp với một chức năng khác nhau:
+ Câu kể Ai-là gì? dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định.
Ví dụ: Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi.
            Nam là học sinh giỏi của lớp.
+ Câu kể Ai-làm gì? dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc tĩnh vật khi được nhân hóa.
Ví dụ: - Hoa là quần áo cho mẹ.
           - Đàn bò ăn cỏ trên cánh đồng.
           - Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học.
+ Câu kể Ai-thế nào? dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
Ví dụ: - Đàn voi đủng đỉnh đi trong rừng.
 	Khi dạy các kiểu câu cần gắn với các chức năng giao tiếp khác nhau sẽ giúp ích rất lớn cho việc phát triển các kĩ năng nói, viết cho học sinh.   
2. Sự khác biệt giữa 2 kiểu câu: Ai- làm gì? và Ai- thế nào?
Kiểu câu
Ai - làm gì?
Ai - thế nào?
Đặc điểm của chủ ngữ
Đặc điểm ở vị ngữ
- Chỉ người, động vật ít khi chỉ bất động vật.
- Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? ít khi trả lời câu hỏi cái gì? (trừ trường hợp sự vật nêu ở chủ ngữ được nhân hóa.)
- Kể lại hoạt động
- Là động từ (cụm động từ) chỉ hoạt động.
- Chỉ người, động vật, bất động vật.
- Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?
- Miêu tả đặc điểm tính chất hoặc trạng thái
- Là động từ ( cụm động từ) trạng thái hoặc tính từ.
Ví dụ: Nhà này có ba gian.
 Nó bị phê bình.
- Là cụm chủ - vị
VD: Bàn này / chân đã gãy.

PHẦN II. BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1. Hãy phân loại các câu sau theo cấu tạo. Xác định thành phần chính, thành phần phụ của câu.
a) Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.
b) Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc,
mọc lên những bông hoa tím.
c) Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa.
d) Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sông nhỏ vỗ nhẹ vào hai 
bên bờ cát. 
đ) Thứ hoa đặc trưng của miền Bắc vào dịp Tết là hoa đào.
e) Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.
g) Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.
h) Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai 
hàng cây.
i) Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng.
k) Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh 
vòi vọi.
l) Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã 
ngang vai của Thuỷ; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chân 
nhỏ bé của em ướt lạnh.
m) Chúng tôi đi bên những rừng cây âm âm, những cây hoa chuối đỏ rực lên như 
ngọn lửa, những thác trắng xóa tựa mây trời.
n) Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và 
những bó hoa huệ trắng muốt.
o) Trên cao, trập trùng những đám mây trắng; dưới thảm cỏ, đàn bò thi nhau 
gặm cỏ.
ô) Trong rừng, tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim chóc gọi nhau ríu ran không 
ngớt.
ơ) Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao mạn thuyền
p) Vì vương quốc nọ vắng tiếng cười, nó buồn chán kinh khủng.
q) Những con chim kơ-púc mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt cố rướn cặp mỏ 
thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo.
r) Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang 
kết đòng, mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.
s) Khu vườn mùa xuân trong kí ức thơ dại của tôi là một bức tranh rực rỡ với 
những bông cúc vàng tươi, bông hồng nhung đỏ thắm duyên dáng và bông hoa 
móng tay hồng tươi như thoa phấn.
t) Chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.
Bài 2. Chỉ ra lỗi sai trong các câu sau rồi chữa lại cho đúng:
a) Trong truyện “Cây tre trăm đốt” cho em thấy cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác.
b) Cứ tiếp tục đánh Pháp cho đến ngày toàn thắng.
c) Lòng dũng cảm của chú công an và con ngựa.
d) Trên cánh đồng làng chạy dọc theo con sông máng.
e) Mẹ em đó là người rất chăm làm.
g) Quyển sách Tiếng Việt của em là người bạn thân thiết của em.
h) Truyện Hươu và Rùa người xưa đã cho chúng em thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất đẹp.
i) Nếu xe hỏng nhưng em vẫn đến lớp đúng giờ.
k) Tôi vừa về đến nhà, bạn nó đang gọi đi ngay.
m) Chúng ta cần tố cáo những khuyết điểm của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ.
Bài 2. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) trong các câu dưới đây và cho biết, các câu đó thuộc kiểu câu nào xét theo cấu tạo ngữ pháp.
2. Qua khe dậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.
Kiểu câu:
3. Mùa thu, gió thổi mây bay về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều.
Kiểu câu:
4. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.
Kiểu câu:
5. Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. 
Kiểu câu:
6. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước khiến mặt sông nghe như rộng hơn.
Kiểu câu:
7. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả đèn tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.
Kiểu câu:
8. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi.
Kiểu câu:
9. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh.
Kiểu câu:
10. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt.
Kiểu câu:
11. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố.
Kiểu câu............................................................................................................................
12. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe tiếng gió vu vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ, vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.
Kiểu câu:
12. Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con ngươi dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.
Kiểu câu:
13. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa hương.
Kiểu câu:
14. Chúng tôi đi bên những rừng cây âm â

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_phan_loai_cau.docx