Dạy, ôn tập các dạng bài Phép cộng trong phạm vi 10 trong chương trình SGK toán lớp 1
- Với dạng bài nhằm củng cố “ Khái niệm” phép cộng theo ý nghĩa là” “gộp lại”, là “thêm vào”. Tìm kết quả phép cộng dựa vào phép” đếm tất cả” hoặc “ đếm thêm”
Giáo viên YC HS quan sát tranh vẽ đồ vật,( 3 quả bóng màu đỏ gộp với 2 quả bóng màu xanh được bao nhiêu quả bóng) giúp học sinh có tư duy trực quan. Tiếp đến GV giúp HS có tư duy hình ảnh (3 chấm tròn đỏ gộp với 2 chấm tròn xanh được mấy chấm tròn). Và khi học sinh viết được phép cộng: 3+2 = 5 tức là các em đã biết tư duy trừu tượng để tìm ra kết quả đúng. Với dạng bài này GV giúp các em đếm từng đối tượng riêng lẻ sau đó “gộp lại” tức là đếm tất cả.
- Với dạng bài: Viết phép cộng phù hợp với tình huống có vấn đề cần giải quyết trong thực tế, Gv làm như sau:
+ Cho HS quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa.
+ HS nêu tình huống bài toán tương ứng
+ Tìm và điền số thích hợp vào ô trống
- Với dạng bài: Biểu thị mối quan hệ giữa các số qua phép cộng
+ GV cho HS quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa.
+ Tìm ra quy luật nhằm khắc sâu công thức cộng trong phạm vi 10
+ Thực hiện phép tính và điền kết quả
Nhận xét- đánh giá
- Việc nhận xét, chữa bài cụ thể, thường xuyên, kịp thời của giáo viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất lượng học sinh. Giáo viên sẽ đánh giá được hiệu quả giảng dạy của mình để có hướng điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy cho phù hợp. Đồng thời qua đó giáo viên biết được mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh để có biện pháp phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, bổ sung “lấp đầy” những lỗ hổng cho từng đối tượng học sinh.
*Tóm lại: Việc dạy học phải gắn với các tình huống thực mà học sinh được trải nghiệm. Cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trên cơ sở tạo dựng các tình huống có vấn đề, trong đó học sinh dựa trên vốn hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có, được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức. Đó là cách tốt nhất giúp học sinh có sự hiểu biết vững chắc, phát triển được vốn kiến thức, kĩ năng toán học nền tảng, từ đó hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực toán học
về nhà cũng khiến cho ý thức học tập của các em không tốt. c. Nguyên nhân của những tồn tại: - Từ những tồn tại của các em khi thực hành dạng bài phép cộng trong phạm vi 10 tôi đã tìm ra một số nguyên nhân cơ bản như sau: - Một số em có lực học không ổn định và nhanh quên kiến thức, do đó các em không thể có kiến thức vững chắc đã học làm cơ sở học kiến thức tiếp theo. Bên cạnh đó, kĩ năng tính toán của một số em còn sai. - Học sinh chưa hiểu bán chất “gộp” và “thêm vào” là thực hiện phép tính cộng Từ thực trạng như trên, để học sinh có được các kĩ năng thực hiện phép cộng trong phạm vi 10 một cách chắc chắn, tôi đã tích cực học tập, tham khảo các tài liệu môn Toán và đã tìm ra cách hình thành kĩ năng cho HS lớp1. Vậy tôi đã làm thế nào? Sau đây tôi xin trình bày các giải pháp mà tôi đã thực hiện như sau. B. Giải pháp - Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh là định hướng chung của phương pháp dạy học toán hiện nay. Mặt khác cần khai thác tính đặc trưng của việc hình thành khám phá kiến thức về nội dung yếu tố hình học. - Cần phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh. - Giáo viên cần sáng tạo các bài tập khác phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình nhằm gây được hứng thú học tập. 1. Các phương pháp dạy học môn Toán lớp 1- Chương trình giáo dục phổ thông mới + Phương pháp trực quan + Phương pháp hỏi đáp + Phương pháp giảng giải (giải nghĩa từ) + Phương pháp luyện tập thực hành + Phương pháp trò chơi Trong phương pháp dạy học toán lớp 1, giáo viên phải sử dụng linh hoạt đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Việc sử dụng các phương pháp, các hình thức dạy học cần theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, tăng cường tập luyện thực hành để phát triển các kĩ năng tính toán, nhằm nhanh chóng đạt được yêu cầu thực hiện phép cộng trong phạm vi 10. Bám sát 5 yêu cầu của giáo viên: - Giáo viên giao nhiệm vụ phải rõ ràng - Làm mẫu phải rõ ràng, chính xác dứt khoát - Chú ý đến tính đồng loạt, tính cá thể của học sinh - Nói ít - Không chê, khuyến khích học sinh tích cực làm việc. Việc tổ chức lớp học, tổ chức luyện tập thực hành cũng có thể linh hoạt dưới nhiều hình thức: cá nhân – nhóm - lớp. Vì hình thức dạy học này có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân mà trong đó học sinh trong nhóm được sự chỉ đạo của nhóm trưởng, trao đổi những hiểu biết về kiến thức với nhau, giúp học sinh hợp tác với nhau, cùng tìm tòi phát hiện, trình bày chiếm lĩnh chi thức. Các thành viên trong nhóm không chỉ quan tâm đến việc học tập của mình mà còn quan tâm đến việc học tập của các bạn khác trong nhóm (Nhóm 2, nhóm 4, nhóm 6...). 2. Các hình thức dạy học + Tổ chức dạy học theo cặp, theo nhóm + Tổ chức dạy học theo lớp + Tổ chức trò chơi + Tổ chức thi đua giữa các cá nhân, nhóm, tổ 3. Phương tiện, đồ dùng dạy học + Việc sử dụng tốt các phương tiện đồ dùng dạy học quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện có hiệu quả phương pháp mới. + Bảng con, bảng phụ. Sử dụng phiếu học tập. 4. Một số biện pháp cụ thể rèn luyện kĩ năng giải toán dạng Phép cộng trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1 4.1 Rèn kĩ năng từ dễ đến khó, từ kiến thức đã học đến kiến thức mới. Trước khi học bài “Phép cộng trong phạm vi 10” học sinh đã học bài: “Mấy và mấy”, các em đã hiểu 5 gồm 3 và 2, nắm chắc dạng toán này các em sẽ thực hiện được sơ đồ: 3 gộp với 2 bằng 5 4.2. Dạy, ôn tập các dạng bài Phép cộng trong phạm vi 10 trong chương trình SGK toán lớp 1 - Với dạng bài nhằm củng cố “ Khái niệm” phép cộng theo ý nghĩa là” “gộp lại”, là “thêm vào”. Tìm kết quả phép cộng dựa vào phép” đếm tất cả” hoặc “ đếm thêm” Giáo viên YC HS quan sát tranh vẽ đồ vật,( 3 quả bóng màu đỏ gộp với 2 quả bóng màu xanh được bao nhiêu quả bóng) giúp học sinh có tư duy trực quan. Tiếp đến GV giúp HS có tư duy hình ảnh (3 chấm tròn đỏ gộp với 2 chấm tròn xanh được mấy chấm tròn). Và khi học sinh viết được phép cộng: 3+2 = 5 tức là các em đã biết tư duy trừu tượng để tìm ra kết quả đúng. Với dạng bài này GV giúp các em đếm từng đối tượng riêng lẻ sau đó “gộp lại” tức là đếm tất cả. - Với dạng bài: Viết phép cộng phù hợp với tình huống có vấn đề cần giải quyết trong thực tế, Gv làm như sau: + Cho HS quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa. + HS nêu tình huống bài toán tương ứng + Tìm và điền số thích hợp vào ô trống - Với dạng bài: Biểu thị mối quan hệ giữa các số qua phép cộng + GV cho HS quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa. + Tìm ra quy luật nhằm khắc sâu công thức cộng trong phạm vi 10 + Thực hiện phép tính và điền kết quả 4.3. Nhận xét- đánh giá - Việc nhận xét, chữa bài cụ thể, thường xuyên, kịp thời của giáo viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất lượng học sinh. Giáo viên sẽ đánh giá được hiệu quả giảng dạy của mình để có hướng điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy cho phù hợp. Đồng thời qua đó giáo viên biết được mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh để có biện pháp phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, bổ sung “lấp đầy” những lỗ hổng cho từng đối tượng học sinh. *Tóm lại: Việc dạy học phải gắn với các tình huống thực mà học sinh được trải nghiệm. Cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trên cơ sở tạo dựng các tình huống có vấn đề, trong đó học sinh dựa trên vốn hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có, được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức. Đó là cách tốt nhất giúp học sinh có sự hiểu biết vững chắc, phát triển được vốn kiến thức, kĩ năng toán học nền tảng, từ đó hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực toán học C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Để đạt kết quả tốt khi dạy học phép cộng trong phạm vi 10 môn Toán lớp 1, đòi hỏi người giáoviên phải nhiệt tình, yêu nghề, say mê tìm hiểu những phương pháp, giải pháp dạy học mang lại hiệu quả cao, giúp học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức, giúp các em thực hành những kĩ năng có hiệu quả. Giáo viên là người tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Bên cạnh đó việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục cũng vô cùng quan trọng để học sinh học tốt, đạt chất lượng cao trong môn toán, Trên đây là:’Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phép cộng trong phạm vi 10 - môn toán lớp 1 theo hướng phát triển năng lực của học sinh’’ . Trong khi viết và áp dụng vào thực tiễn dạy học, chắc chắn còn nhiều thiếu sót Kính mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo trong cụm, của BGH nhà trường và sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để báo cáo chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU Đã duyệt và thông qua HĐSP trường. TM. BGH PHÓ HIỆU TRƯỞNG Hà Thị Kim Dung Đồng Cương, ngày 20 tháng 10 năm 2020 NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ Giáo viên tổ 1 C. BÀI SOẠN MINH HỌA Bài 10: PHÉP CỘNG TRONG PHAM VI 10 (tiết 1) I. Mục tiêu 1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng: - Gộp các đồ vật và đếm ra kết quả. - Quan sát tranh và nêu được phép tính. - Nêu được phép cộng khi gộp các số và tính ra kết quả. 2. Phẩm chất, năng lực: 2.1. Phẩm chất: - Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra. 2.2. Năng lực: - Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học. - Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề toán học do giáo viên đưa ra. - Thao tác đếm và sử dụng thẻ số - Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn. - Gộp các đồ vật xung quanh. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Bài giảng điện tử - Phiếu học tập: Dùng trong hoạt động thực hành luyện tập. 2. Học sinh: - SGK - Bảng con. III Hoạt động dạy học: Tiết 1 Giáo viên Học sinh 1. Khởi động - Ổn định tổ chức - HS hát bài: Tập đếm - Nhận xét, chốt, chuyển: Qua bài hát chúng ta biết 1 với 1 là 2, 2 thêm hai là 4, vậy để biết vì sao 1 với 1 là 2 và có thể thay thế bằng phép tính nào, tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài: phép cộng trong phạm vi 10. - Giới thiệu bài 10: Phép cộng trong phạm vi 10. YC HS nhắc lại đề bài. 2: Hình thành kiến thức mới 2.1 Hoạt động khám phá - Gộp lại thì bằng mấy? - Hình thành “khái niệm” ban đầu của phép cộng theo ý nghĩa là gộp lại. Cách tìm kết quả phép cộng dựa vào phép đếm và đếm tất cả. a/ YC HS quan sát tranh thứ nhất: - Quan sát hình vẽ trong SGK, đếm xem Nam có mấy quả bóng, Mai có mấy quả bóng. Hai bạn gộp lại được tất cả bao nhiêu quả bóng? - GV gọi HS trả lời - Gộp 3 quả bóng với 2 quả bóng được mấy quả bóng bay? ? Làm thế nào em biết có 5 quả bóng? - Vậy các em thấy cách nào nhanh hơn? - Bạn nào có cách đếm khác không? => Để biết được tất cả có bao nhiêu quả bóng bay ta có thể đếm thêm hoặc đếm tất cả. Như vậy 3 quả bóng và 2 quả bóng là 5 quả bóng b/ YC HS quan sát tranh thứ hai. - Cô có mấy chấm tròn, màu đỏ? - Có mấy chấm tròn màu xanh? - YC HS lấy bảng gài - Gộp 3 chấm tròn đỏ với 2 chấm tròn xanh em lấy được mấy chấm tròn? ? Bạn nào giúp cô nêu tình huống bài toán phù hợp với bức tranh? - GV gọi HS nhận xét,khen ngợi - Vậy 3 chấm tròn đỏ gộp 2 chấm tròn xanh là mấy chấm tròn? - GV nhận xét => 3 chấm tròn và 2 chấm tròn là 5 chấm tròn; Vậy gộp 3 và 2 được mấy. - Ta viết 3 và 2 là 5 như sau: ta viết lần lượt từ trái sang phải: Ba chấm tròn đỏ tương ứng cô có số 3, 2 chấm tròn xanh tương ứng cô có số 2, gộp cô thay bằng dấu cộng, là ta thay bằng dấu = 5 ta viết 5; Ta có : 3 + 2 = 5 - Đọc là: Ba cộng hai bằng năm. - GV chỉ vào dấu + và nói dấu này là dấu cộng. - Vậy các em quan sát và cho cô biết: Dấu cộng gồm mấy nét. - Đúng rồi dấu cộng gồm có 2 nét là nét thẳng và nét ngang cắt nhau. Nó còn giống hình chữ thập đấy các em ạ. - GV mời Hs đọc phép tính 1 bạn lên bảng viết phép tính. Các bạn ở dưới viết bảng con c/ YC HS quan sát tranh thứ ba - GV cho HS quan sát hình vẽ trong SGK dựa vào màu sắc . Hãy nói về số ô tô trong hình vẽ - Có mấy ô tô màu vàng? - Có mấy ô tô màu đỏ? - Gộp 1 ô tô màu vàng và 3 ô tô màu đỏ được mấy ô tô? - Bạ
Tài liệu đính kèm: