3.2 Dạy, ônn tập các dạng bài tính giá trị biểu thức trong chương trình SGK toán lớp 3 (Biểu thức có 2 dấu phép tính):
Để rèn cho HS lớp 3 có kĩ năng tốt về tính giá trị biểu thức, cũng như vận dụng làm tốt các dạng bài toán khác, ngoài việc ôn tập lại các biểu thức đơn là cơ sở để học tốt các dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3 (biểu thức có 2 dấu phép tính) thì HS phải nắm chắc cách làm từng dạng bài trong chương trình SGK đã xây dựng. Vì vậy, để khắc phục những tồn tại đã nêu trong phần thực trạng sau khi học các dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3, tôi tiến hành ôn tập củng cố lại kiến thức, lưu ý những lỗi sai trong quá trình làm bài và ra hệ thống bài tập củng cố giúp các em nắm vững kiến thức từng dạng bài và rèn cho các em có kĩ năng tốt về tính giá trị biểu thức.
Các dạng bài tính giá trị biểu thức được xây dựng trong chương trình SGK Toán 3 gồm có 3 dạng cơ bản như sau:
+ Dạng 1: Biểu thức chỉ có dấu (cộng, trừ) hoặc (nhân, chia)
+ Dạng 2: Biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia.
+ Dạng 3: Biểu thức có dấu ngoặc.
Đối với dạng bài này, GV tiến hành ôn tập, củng cố lại theo các bước như sau:
+ Bước 1: Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học, lưu ý cách làm dạng bài.
+ Bước 2: Vận dụng, làm bài tập củng cố.
am khảo các tài liệu môn Toán và đã tìm ra cách hình thành kĩ năng tính giá trị biểu thức cho HS lớp 3. Vậy tôi đã làm thế nào? Sau đây tôi xin trình bày các giải pháp mà tôi đã thực hiện như sau. Biện pháp thực hiện: 1 Tự học và tự bồi dưỡng: Người thầy là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng dạy và học. Do đó, xác định được tầm quan trọng của người dạy, bản thân mỗi GV xây dựng cho mình quỹ thời gian tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp + Luôn nghiên cứu kĩ chương trình dạy học ở khối lớp do mình phụ trách. Đọc và nắm được các mạch kiến thức cơ bản của chương trình môn học lớp 3. Tìm hiểu những mạch kiến thức có liên quan từ lớp 1, 2 đến lớp 3. Xác định vị trí từng mạch kiến thức trong hệ thống chương trình lớp 3. + Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu và tiến trình từng bài dạy trước khi lên lớp. Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học (nếu cần) trong từng tiết dạy. + Tìm và đọc các sách tham khảo Toán 3, các đề thi trên mạng để phân loại các dạng toán dạy cho HS. Trong đó có dạng bài tính giá trị biểu thức. + Tham khảo sự góp ý về mạch kiến thức cũng như cách dạy các dạng bài Toán nói chung, dạng bài tính giá trị biểu thức nói riêng từ đồng nghiệp và ban giám hiệu nhà trường để có cách truyền tải kiến thức đến HS, giúp các em tiếp thu từng bài học ngắn gọn nhưng đầy đủ và dễ hiểu nhất. Phân loại đối tượng HS để nâng cao chất lượng dạy học: Phân loại đối tượng HS là một trong những giải pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học. + Ngay từ đầu năm học, khi nhận bàn giao lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp nắm bắt lực học của từng em. + Thông qua cuộc họp phụ huynh HS đầu năm học, trao đổi với gia đình các em để nắm được hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý từng em. Từ đó nhận biết được những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến lực học của các em. Như vậy, thông qua việc phân loại đối tượng HS giúpGVnhận biết được tỉ lệ HS có lực học khác nhau trong lớp. Dạy, ôn tập, củng cố kiến thức về các biểu thức đơn. Để HS học tốt được dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3, trước hết HS phải thực hiện thành thạo các bảng nhân, chia, cộng, trừ đã học. Có kĩ năng thành thạo các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia từ dễ đến khó theo các vòng số của chương trình SGK (gọi là các biểu thức đơn). + Đối với các bảng cộng, trừ; bảng nhân chia từ 2 đến 9: Ở lớp 2, các em đã được học các bảng cộng, trừ. Ngoài ra các em còn học bảng nhân, chia từ 2 đến 5. Do đó, GV tổ chức cho các em ôn tập ngay từ đầu năm học, có kiểm tra nhắc lại thường xuyên trong quá trình học toán. Để ôn tập cho HS GV tiến hành dưới 3 hình thức chủ yếu: Phát phiếu bài tập cho các em với nhiều kiểu bài. Tổ chức trò chơi sì điện, trò chơi đố nhau. Tổ chức cho HS học nhóm đôi kiểm tra nhau về các bảng cộng trừ, nhân, chia đã học, báo cáo kết quả kiểm tra. + Đối với phép cộng, trừ các số có 2, 3, 4, 5 chữ số. Đối với các biểu thức cộng, trừ các số có 2, 3 chữ số. Trước hết GV giúp HS nắm vững kiến thức theo chương trình SGK đã cung cấp. Thường xuyên ôn tập dưới hình thức phiếu bài tập ở buổi 2. Tiến hành kiểm tra nhanh bằng bảng con. Tiến hành tương tự với phép cộng, trừ các số trong phạm vi 10 000; 100 000 các em học sau này. Kết hợp giúp HS hiểu tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, vận dụng vào tính nhanh biểu thức ở mức độ cao hơn. + Với các phép nhân các số có 2, 3, 4, 5 chữ số với số có 1 chữ số: Với các biểu thức đơn là phép nhân các số có 2, 3 chữ số với số có 1 chữ số, GV tiến hành các biện pháp tương tự như đối với các phép cộng, trừ ở trên. Tiến hành cung cấp kiến thức và ôn tập tương tự cho HS với phép nhân các số có 4, 5 chữ số với số có 1 chữ số các em được học sau này. + Với phép chia các số có 2, 3, 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số. Với các biểu thức là phép chia các số có 2, 3 chữ số cho số có 1 chữ số, sau khi cung cấp đầy đủ kiến thức theo chương trình SGK, GV cũng tiến hành cho HS ôn tập vào buổi 2 dưới dạng phiếu, kiểm tra kĩ năng tính của HS thường xuyên Tiến hành ôn tập tương tự với phép chia các số có 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số sau này. Đặc biệt với phép chia hết và phép chia có dư trong bảng, GV rèn cho HS kĩ năng nói nhanh kết quả tính bằng cách hỏi- đáp nhanh. Dạy, ônn tập các dạng bài tính giá trị biểu thức trong chương trình SGK toán lớp 3 (Biểu thức có 2 dấu phép tính): Để rèn cho HS lớp 3 có kĩ năng tốt về tính giá trị biểu thức, cũng như vận dụng làm tốt các dạng bài toán khác, ngoài việc ôn tập lại các biểu thức đơn là cơ sở để học tốt các dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3 (biểu thức có 2 dấu phép tính) thì HS phải nắm chắc cách làm từng dạng bài trong chương trình SGK đã xây dựng. Vì vậy, để khắc phục những tồn tại đã nêu trong phần thực trạng sau khi học các dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3, tôi tiến hành ôn tập củng cố lại kiến thức, lưu ý những lỗi sai trong quá trình làm bài và ra hệ thống bài tập củng cố giúp các em nắm vững kiến thức từng dạng bài và rèn cho các em có kĩ năng tốt về tính giá trị biểu thức. Các dạng bài tính giá trị biểu thức được xây dựng trong chương trình SGK Toán 3 gồm có 3 dạng cơ bản như sau: + Dạng 1: Biểu thức chỉ có dấu (cộng, trừ) hoặc (nhân, chia) + Dạng 2: Biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia. + Dạng 3: Biểu thức có dấu ngoặc. Đối với dạng bài này, GV tiến hành ôn tập, củng cố lại theo các bước như sau: + Bước 1: Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học, lưu ý cách làm dạng bài. + Bước 2: Vận dụng, làm bài tập củng cố. Biểu thức chỉ có dấu cộng trừ hoặc nhân chia: Đây là dạng bài tính giá trị biểu thức có 2 phép tính và có quy tắc đầu tiên trong chương trình Toán lớp 3. Do đó, căn cứ vào những tồn tại của các em khi làm dạng bài này, GV đưa ra ví dụ, cách làm, chốt kiến thức cho HS một cách chắc chắn như sau: Ví dụ: Tính giá trị biểu thức sau: (Trang 79- sgk) a) 205 + 60 + 3 b) 84 : 3 x2 Cách tiến hành: Bước 1: Nhận xét biểu thức: + Câu a: Biểu thức chỉ có một trong 4 dấu phép tính: cộng. + Câu b, c: Mỗi biểu thức có 2 dấu phép tính: (cộng, trừ) hoặc (nhân, chia). Bước 2: Cách trình bày: a) 205 + 60 + 3 = 265 + 3 b) 84 : 3 x2 = 28 x2 = 268 = 56 Bước 3: Cách làm dạng bài: + Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. (Cộng, trừ). + Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải. (nhân, chia). + Lưu ý HS: Nếu trong 1 biểu thức chỉ có 1 dấu phép tính ta vẫn thực hiện tính theo thứ tự từ trái sang phải. Biểu thức có dấu (nhân, chia) hoặc (cộng trừ) có thể dấu chia đứng trước dấu nhân, dấu trừ đứng trước dấu cộng ta vẫn thực hiện tính theo thứ tự từ trái sang phải. 3.4.2. Biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia: Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức: a) 253 + 10 x4 b) 123 - 81 : 9 Cách tiến hành: Bước 1: Nhận xét biểu thức: Bước 1: Nhận xét biểu thức: - Các biểu thức trên đều có 2 dấu phép tính cộng trừ, nhân chia. Bước 2: Cách trình bày: a) 253 + 10 x 4 = 253 + 40 b) 123 – 81 : 9 = 123 – 9 = 293 = 114 Bước 3: Cách giải dạng toán: + Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, rồi thực hiện phép tính cộng, trừ sau. + Trong biểu thức có phép nhân, chia đứng sau phép cộng, trừ ta thực hiện phép nhân chia trước nhưng vẫn viết kết quả đứng sau số thứ nhất (số hạng hoặc số bị trừ,) như biểu thức ban đầu. 3.4.3 Biểu thức có dấu ngoặc đơn: Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức: (SGK- trang 82) a) (421 – 200) x2 b) 48 x(4 : 2) Cách tiến hành: Bước 1: Nhận xét biểu thức: + Biểu thức trên đều chứa dấu ngoặc đơn. Biểu thức trong ngoặc có thể là cộng, trừ, nhân, chia. Bước 2: Cách trình bày: a) (421 – 200) x2 = 221 x2 b) 48 x(4 : 2) = 48 x2 =442 =96 Bước 3: Cách làm dạng bài: + Nếu trong một biểu thức mà có dấu ngoặc thì ta thực hiện tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. + Lưu ý HS: Biểu thức trong ngoặc bất kể là phép tính gì cũng được ưu tiên tính trước, rồi mới tính phép tính ngoài ngoặc. Tuy nhiên, cần viết đúng thứ tự giá trị của biểu thức khi tính (Biểu thức trong ngoặc viết sau thì khi tính kết quả ta cũng viết sau, giữ nguyên vị trí số thứ nhất theo biểu thức ban đầu). + HS khá, giỏi có thể vận dụng giải bài toán kép bằng 1 phép tính. - Do thói quen không quan tâm đến việc học thuộc nên đa số các em không thuộc các qui tắc tính giá trị của biểu thức. Xét đến yêu cầu giải bài tập ở lớp 3, việc thuộc qui tắc trên cũng rất cần thiết đặc biệt đối với những em học sinh còn yếu kém. Khi đã hình thành bảng, chúng ta cho các em chép lại qui tắc và yêu cầu phải học thuộc. Các quy tắc đó bao gồm: + Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ ta thực hiện các phép tính từ trái sang phải. +Nếu trong biểu thức có các phép tính nhân, chia ta thực hiện các phép tính từ trái sang phải + Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân chia trước cộng trừ sau. + Khi tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc. Đối với các quy tắc lớp 3, tôi chú trọng đến việc đúng quy tắc, mạnh dạn tổ chức giờ học tập thể lớp đồng thời bổ sung các quy tắc dễ hiểu, dễ nhớ. PHẦN III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ : Theo các lý luận trên muốn tính đúng giá trị của biểu thức ngoài việc xác định được các phép tính có trong biểu thức, xem biểu thức đó có chứa dấu ngoặc hay không và đọc đúng các quy tắc tương ứng còn có một yêu cầu không thể thiếu đó là tính đúng. Quy tắc đó là: Với các phép tính các em đã học kỹ thuật tính ở lớp 1, 2 thì chúng ta phải thường xuyên nhắc nhở củng cố lại, phụ đạo thêm về kỹ thuật tính toán, còn riêng đối với phép nhân, phép chia ở lớp 3, chúng ta ngoài việc rèn luyện theo yêu cầu bài tập thực hành còn phải tổ chức nhiều tiết phụ đạo củng cố lại kiến thức, mà nhất là các em còn hạn chế về việc thuộc bảng cửu chương, cần hỏi đến nhiều hơn để từ đó luôn bồi dưỡng các em nhiều hơn các bạn khác, để tính toán nhanh, đúng chính xác. Để nâng cao hiệu quả khi dạy học toán nói chung và trong dạy học tìm thành phần chưa biết nói riêng thì giáo
Tài liệu đính kèm: